Phương pháp bám điểm công suất cực đại PO cải tiến cho hệ thống quang điện trong điều kiện chiếu sáng thay đổi nhanh
Trong bài báo này, phương pháp bám điểm công suất cực đại nhiễu loạn và quan sát (Perturb and
Observe - P&O) cải tiến được đề xuất để trích xuất công suất cực đại từ dàn pin quang điện (photovoltaic
- PV) trong điều kiện chiếu sáng thay đổi nhanh. Phương pháp đề xuất bao gồm hai thuật toán, cụ thể là
thuật toán điều khiển thích nghi và thuật toán P&O truyền thống. Thuật toán điều khiển thích nghi xác
định phạm vi giới hạn hoạt động và đặt một điểm vận hành mới gần với điểm công suất cực đại (Maximum
Power Point - MPP). Giới hạn hoạt động này được thể hiện dưới dạng phạm vi hoạt động hiện tại của dàn
PV và những thay đổi đột ngột trong bức xạ. Trong khi đó, thuật toán P&O truyền thống luôn cố gắng vận
hành dàn PV ở MPP. Bộ biến đổi Boost được sử dụng để thực hiện thuật toán đề xuất. Hiệu suất và hiệu quả
của hệ thống đề xuất được kiểm tra bằng phần mềm MATLAB/Simulink. Kết quả thu được cho thấy phương
pháp P&O cải tiến có đáp ứng nhanh và ổn định tốt hơn so với phương pháp P&O truyền thống trong điều
kiện chiếu sáng thay đổi nhanh.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phương pháp bám điểm công suất cực đại PO cải tiến cho hệ thống quang điện trong điều kiện chiếu sáng thay đổi nhanh
Điện áp hở mạch V oc 45.22 V Dòng điện cực đại I mpp 8.32 A Điện áp cực đại V mpp 40.5 V Công suất cực đại P mpp 337 W Hệ số nhiệt độ của V oc K V - 0,08 V/0C Hệ số nhiệt độ của I sc K I 3e-3 A/0C Số tế bào mắc nối tiếp n 36 Hình 2. Mô hình mô phỏng đặc tuyến làm việc của mô đun PV ISSN 2354-0575 Journal of Science and Technology24 Khoa học & Công nghệ - Số 19/Tháng 9 - 2018 Từ các phương trình toán học (1), (2), (3) và (4), tác giả đã mô hình hóa mô đun PV trên MATLAB/Simulink như Hình 2 với các thông số kỹ thuật cho trong Bảng 1. Sau khi tiến hành mô phỏng đã thu được đặc tuyến làm việc P-V và I-V như thể hiện trong Hình 3 và 4. Hình 3. Đặc tuyến P-V của mô đun PV khi T = 25oC và S thay đổi Hình 4. Đặc tuyến I-V của mô đun PV khi T = 25oC và S thay đổi Từ kết quả mô phỏng đặc tính làm việc của mô đun PV ta thấy: - Công suất đầu ra của mô đun PV thay đổi nhiều khi cường độ ánh sáng S thay đổi; - Điện áp hở mạch của nó thay đổi ít khi S thay đổi; dòng điện ngắn mạch thay đổi tỉ lệ với sự thay đổi của S. 2.2. Thuật toán MPPT P&O cải tiến a. Lưu đồ thuật toán Mục tiêu của thuật toán đề xuất là đảm bảo dao động ở trạng thái xác lập và thời gian đáp ứng khi có sự thay đổi đột ngột của cường độ ánh sáng S ở mức tối thiểu. Lưu đồ thuật toán của giải pháp đề xuất như trình bày trong Hình 5. Nội dung của thuật toán P&O cải tiến như sau: Như đã biết, giá trị dòng điện đầu ra của mô đun PV là I PV phụ thuộc chủ yếu vào cường độ ánh sáng S còn nhiệt độ T thì không, ngược lại điện áp V PV lại phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ. Dựa vào đặc điểm trên của mô đun PV, đầu tiên dòng điện tại đầu ra của mảng PV (gồm 3 mô đun PV mắc nối tiếp) sẽ được đọc về và từ đó tính toán lượng dòng điện thay đổi tương đối ∆I/ I MPP và so sánh với một ngưỡng giá trị Delta_I. Khi cường độ chiếu sáng S không thay đổi lớn (> 10W/ m2/s) tức là lượng ∆I/I MPP thay đổi trong khoảng [-Delta_I, Delta_I] thì thuật toán điều khiển bám là thuật toán P&O truyền thống với kích thước bước nhiễu loạn ban đầu khởi tạo (giá trị nhỏ) để dao động công suất xung quanh điểm MPP là ít nhất. Ngược lại, khi giá trị tuyệt tối của lượng ∆I/I MPP lớn hơn giá trị Delta_I thì kích thước bước nhiễu loạn sẽ thay đổi (giá trị kích thước bước nhiễu loạn tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng S). Tuy nhiên, khi sự thay đổi trong S là chậm hoặc không thay đổi thì sẽ giảm kích thước nhiễu loạn ở mức tối thiểu ban đầu và bám điểm MPP với thuật toán P&O truyền thống. Như vậy, với thuật toán đề xuất thì điểm làm việc mới được xác định sao cho nó gần điểm MPP hơn và thuật toán thay đổi bước nhiễu loạn sẽ chỉ được kích hoạt nếu có sự thay đổi đột ngột trong I PV hoặc cường độ ánh sáng S. Hình 5. Lưu đồ thuật toán của phương pháp P&O cải tiến ISSN 2354-0575 Khoa học & Công nghệ - Số 19/Tháng 9 - 2018 Journal of Science and Technology 25 b. Xác định giá trị Delta_I Mặc dù cần phải biết giá trị cường độ ánh sáng, tuy nhiên phương pháp đề xuất không đòi hỏi một phép đo trực tiếp sự thay đổi của S bằng các cảm biến đo cường độ ánh sáng. Thay vào đó, khi S bắt đầu thay đổi và MPPT lấy hai mẫu liên tiếp, giả định rằng nhiệt độ môi trường T sẽ vẫn gần nhau như cùng một giá trị. Từ công thức (4), nếu T vẫn không đổi trong hai lần lấy mẫu liên tiếp thì hai giá trị dòng điện đầu ra của mô đun PV là I PV1 và I PV2 tương ứng có thể được viết như sau: ( ) 11 _ -PV PV STC I STC STC S I I K T T S = + (6) ( ) 22 _ -PV PV STC I STC STC S I I K T T S = + (7) Lấy (7) chia (6), được kết quả như sau: 2 2 1 1 PV PV I S I S = (8) Biểu thức (8) có thể được viết lại tương đương như sau: 2 1 2 1 1 1 PV PV PV I I S S I S − − = (9) Hay: 1 1 PV I S I S ∆ ∆ = (10) Từ (10), có thể suy luận rằng sự thay đổi chuẩn hóa về dòng điện tương đương với sự thay đổi chuẩn hóa S. Vì dòng điện luôn luôn được cập nhật giá trị, do đó thông tin này có thể được sử dụng để xác định sự thay đổi trong cường độ ánh sáng S. Ví dụ, với sự thay đổi của S với độ dốc 10 W/m2/s ; do đó ∆S = 10 W/m2. Tại điều kiện tiêu chuẩn S 1 = 1000 W/m2 thì ∆I/I MPP (tương đương với ∆S/S1) có giá trị bằng 0,01 giữa 2 lần lấy mẫu. Như tài liệu [12] đã trình bày, vấn đề nổi bật của phương pháp P&O là đáp ứng chậm với sự tốc độ thay đổi nhanh của cường độ ánh sáng, tức là ∆S/∆t >=10 W/m2/s. Dưới giá trị này, cường độ ánh sáng tăng trong mỗi giây là chậm (nhỏ hơn 10 W/ m2) để thay đổi vị trí của MPP thực tế. Với sự thay đổi chậm như vậy có thể sử dụng kích thước nhiễu loạn tối thiểu. Tuy nhiên, nếu ∆S/∆t >= 10 W/m2/s thì kích thước nhiễu loạn phải được tăng lên để theo dõi điểm MPP, do đó biện minh cho ∆S/S = 0,01. Theo đó, giá trị này được chọn làm ngưỡng cho ∆I/ I MPP hay chọn giá trị Delta_I bằng 0,01. Nếu thay đổi trong dòng điện chuẩn hóa bằng hoặc lớn hơn 0,01 thì kích thước nhiễu loạn sẽ thay đổi; nếu không nó được giữ nguyên ở giá trị tối thiểu ban đầu. 3. Bộ biến đổi Boost Một bộ biến đổi tăng áp được sử dụng để kiểm chứng tính hiệu quả của thuật toán đề xuất. Như chỉ ra trong Hình 6, mô đun PV được kết nối với bộ biến đổi Boost, trong đó phần tử đóng cắt là van IGBT, R là tải điện trở, L là cuộn cảm và C là tụ lọc đầu ra. Hình 6. Sơ đồ mạch điện của hệ thống PV Giả sử rằng bộ biến đổi Boots đang hoạt động ở chế độ dòng điện liên tục. Theo phương pháp trung bình không gian trạng thái [13], động lực học của hệ thống được mô tả bằng các phương trình sau: ( )1- -pv pvo di vd v dt L L = + (11) (12)( )1- 1 -o pv o ddv i v dt C RC = Trong đó , , PV pv oi v và v lần lượt là dòng điện đầu vào, điện áp đầu vào và điện áp đầu ra của bộ biến đổi boost, và d là tỷ số chu kỳ. Trong nghiên cứu này, tác giả kiểm chứng hiệu quả của thuật toán đề xuất với dàn pin gồm 3 mô đun PV có thông số kỹ thuật trong Bảng 1 mắc nối tiếp, khi đó các thông số của dàn pin là: oc_he oc sc_he sc mpp_he mpp mpp_he mpp max_he max V =3×V =3×45,22=135,66 V I =I =8,75 A V =3×V =3×40,5=121,5 V I =I =8,32 A P =3 ×P =1011 W (13) Giả sử các thông số đầu vào của bộ biến đổi Boost là pvv = Vmpp_he, pvi = Impp_he, và pvp = Pmax_he. Điện áp đầu ra (v 0 ) của bộ biến đổi được xác định cho tải điện trở có giá trị 70 Ω, và coi như tổn hao ISSN 2354-0575 Journal of Science and Technology26 Khoa học & Công nghệ - Số 19/Tháng 9 - 2018 công suất của bộ biến đổi bằng 0, tức là Po = ppv. Do đó, điện áp đầu ra v 0 và tỷ số chu kỳ d được xác định là: 266,026 o ov P R V= = (14) 121,5 1- 1- 0,543 266,026 PV o v d v = = = (15) Theo [14], giá trị nhỏ nhất của cuộn cảm được tính bởi: ( )2 min 1 0,198 2 sw d d R L mH f × − × = = (16) Để đảm bảo dòng điện chắc chắn là liên tục, chọn L = 0,2 mH. Ngoài ra, giá trị điện dung tối thiểu cần thiết để độ gợn sóng điện áp đầu ra bằng 1% là: 1153,385 o o sw v d C F R V f µ≥ = ∆ (17) Chọn C = 2200 µF. Cuối cùng, các thông số định mức của bộ biến đổi tăng áp được đưa ra trong Bảng 2. Bảng 2. Thông số định mức của bộ biến đổi Boost Thông số Ký hiệu Giá trị Điện áp đầu vào v pv 121,5 V Dòng điện đầu vào i pv 8,32 A Điện áp đầu ra v0 266,032 V Tỷ số chu kỳ d 0,543 Điện trở của tải R 70 Ω Cuộn cảm đầu vào L 0,2 mH Tụ điện đầu ra C 2200 uF Tần số đóng cắt f 20 kHz 4. Kết quả mô phỏng Để kiểm chứng sự hiệu quả của phương pháp điều chế đề xuất, nghiên cứu mô phỏng được thực trên phần mềm MATLAB/Simulink và kết quả được so sánh với phương pháp P&O truyền thống. Trong mô hình mô phỏng, mảng PV sử dụng được hình thành thông qua ghép nối tiếp 3 mô đun PV với thông số như trong Bảng 1. Kích thước nhiễu loạn (delta_U) được lựa chọn sao cho phương pháp đề xuất và P&O truyền thống đưa ra cùng hiệu suất động trong dao động tại điều kiện tiêu chuẩn. Các tham số được xem xét trong mô phỏng là: Kích thước bước nhiễu loạn ban đầu delta_U = 0,01% x Voc đối với cả thuật toán MPPT đề xuất và thuật toán P&O truyền thống; delta_I = 0,01 và thời gian mô phỏng là 1s. Trong nghiên cứu này, mảng PV được mô phỏng cho những thay đổi đột ngột trong cường độ chiếu sáng, giả định nhiệt độ môi trường không thay đổi là 250C. Ban đầu, mảng PV được mô phỏng ở S = 1000 W/m2. Sau đó, tại thời điểm t = 0,25s và t = 0,75s, cường độ sánh sáng đột ngột giảm xuống 200 W/m2 và 400 W/m2 tương ứng. Tại t = 0,5s, cường độ ánh sáng đột nhiên tăng lên 900 W/m2. Hình 7(a) là đáp ứng công suất của mảng PV tương ứng với phương pháp P&O cải tiến và phương pháp P&O truyền thống. Để quan sát và so sánh thời gian đáp ứng của hai phương pháp khi S thay đổi đột ngột, kết quả mô phỏng được phóng to thể hiện trên Hình 7(b) – (e). Từ kết quả mô phỏng trên, quan sát thấy rằng để đạt tới MPP thì phương pháp P&O cải tiến có khoảng thời gian ngắn hơn nhiều so với phương pháp P&O truyền thống. Hơn nữa, từ Hình 9 có thể thấy rằng: Do giá trị bước nhiễu loạn là nhỏ và cố định nên giá trị đầu ra của thuật toán MPPT là V ref của phương pháp P&O truyền thống thay đổi chậm từ đó dẫn đến thời gian quá độ lớn; ngược lại do sự điều chỉnh linh hoạt giá trị bước nhiễu loạn của thuật toán điều khiển thích nghi của phương pháp MPPT đề xuất nên khi có sự thay đổi đột ngột về chiếu xạ S thì V ref được tính toán gần giá trị điện áp tương ứng với điểm công suất cực đại mới từ đó tốc độ đáp ứng nhanh. Ngoài ra, dao động công suất xung quanh MPP của hai thuật toán là nhỏ (0,4%P max ) và xấp xỉ nhau, điều này được thể hiện trên Hình 8(a) - (d). Từ các kết quả mô phỏng, có thể kết luận rằng thuật toán MPPT P&O cải tiến có hiệu quả giảm thiểu dao động xung quanh điểm MPP và bám sát điểm MPP nhanh hơn, không phân biệt sự tăng hoặc giảm của cường độ chiếu xạ S. 5. Kết luận Bài báo đề xuất một phương pháp MPPT P&O cải tiến cho phép điều chỉnh linh hoạt bước nhiễu loạn dựa vào thuật toán điều khiển thích nghi phát hiện chính xác sự xuất hiện của dao động để nâng cao hiệu suất bám của mảng PV. Các nghiên cứu mô phỏng cho thấy phương pháp P&O cải tiến cho phép đẩy nhanh tốc độ hội tụ về điểm MPP khi cường độ chiếu sáng S thay đổi đột ngột cũng như giảm thiểu được dao động quanh MPP so với phương pháp P&O truyền thống. ISSN 2354-0575 Khoa học & Công nghệ - Số 19/Tháng 9 - 2018 Journal of Science and Technology 27 Hình 7. Kết quả mô phỏng so sánh giữa phương pháp P&O cải tiến với P&O truyền thống Hình 8. Phóng to đáp ứng công suất trên Hình 7 với các khoảng thời gian khác nhau Hình 9. Giá trị đầu ra của thuật toán MPPT (Vref) ISSN 2354-0575 Journal of Science and Technology28 Khoa học & Công nghệ - Số 19/Tháng 9 - 2018 Tài liệu tham khảo [1]. Subudhi, B. and Pradhan, R., A Comparative Study on Maximum Power Point Tracking Techniques for Photovoltaic Power Systems. IEEE Transactions on Sustainable Energy, 2013, 4, pp. 89-98. [2]. Abdelsalam, A. K., Massoud, A. M., Ahmed S., and Enjeti, P. N., High-Performance Adaptive Perturb and Observe MPPT Technique for Photovoltaic-Based Microgrids. IEEE Transactions on Power Electronics, 2011, 26, pp. 1010-1021. [3]. Nguyen Viet Ngu, Le Thi Minh Tam, Tran Thi Thuong, Nguyen Xuan Truong, So sánh hai thuật toán INC và P&O trong điều khiển bám điểm công suất cực đại của hệ thống pin mặt trời cấp điện độc lập. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2015, 2015, 13, pp. 1452-1463. [4]. Kjær, S. B., Evaluation of the “Hill Climbing” and the “Incremental Conductance” Maximum Power Point Trackers for Photovoltaic Power Systems. IEEE Transactions on Energy Conversion, 2012, 27, pp. 922-929. [5]. Liu, F., Duan, S., and Kang, Y., A Variable Step Size INC MPPT Method for PV Systems. IEEE Transactions on Industrial Electronics, 2008, 55, pp. 2622-2628. [6]. Ji, Y. H., Jung, D. Y., Kim, J. G., Kim, J. H., Lee T. W., and Won, C. Y., A Real Maximum Power Point Tracking Method for Mismatching Compensation in PV Array Under Partially Shaded Conditions. IEEE Transactions on Power Electronics, 2011, 26, pp. 1001-1009. [7]. Tan, C. W., Green T. C., and Hernandez-Aramburo, C. A., An Improved Maximum Power Point Tracking Algorithm with Current-Mode Control for Photovoltaic Applications. 2005 International Conference on Power Electronics and Drives Systems, Kuala Lumpur, 2005, pp. 489-494. [8]. Piegari, L., and Rizzo, R., Adaptive perturb and observe algorithm for photovoltaic maximum power point tracking. IET Renewable Power Generation, 2010, 4, pp. 317-328. [9]. Femia, N., Granozio, D., Petrone, G., Spagnuolo G., and Vitelli, M., Predictive & Adaptive MPPT Perturb and Observe Method. IEEE Transactions on Aerospace and Electronic Systems, 2007, 43, pp. 934-950. [10]. Rai, A.K., Kaushika, N.D., Singh, B. and Agarwal, N., Simulation model of ANN based maximum power point tracking controller for solar Pvsystem. Solar Energy Mater. Solar Cells, 2011, 95, pp. 773–778. [11]. Chin, V. J., Salam, Z., and Ishaque, K., An Accurate and Fast Computational Algorithm for the Two-diode Model of PV Module Based on a Hybrid Method. IEEE Transactions on Industrial Electronics, 2017, 8, pp. 6212-6222. [12]. Ishaque, K., Salam, Z., and Taheri, H, Simple, fast and accurate two-diode model for photovoltaic modules. Solar Energy Materials and Solar Cells, 2011, 95, pp. 586-594. [13]. Bennett, T., Zilouchian, A., and Messenger, R., A proposed maximum power point tracking algorithm based on a new testing standard. Solar Energy, 2013, 89, pp. 23-41. [14]. Hart, Daniel W., Power Electronics. Americas, New York, 2011. AN IMPROVED P&O MAXIMUM POWER POINT TRACKING METHOD FOR PHOTOVOLTAIC SYSTEMS UNDER RAPIDLY CHANGING IRRADIANCE CONDITIONS Abstract: In this paper, an improved perturb and observe (P&O) maximum power point tracking (MPPT) method is proposed to extract the maximum power from photovoltaic (PV) panel under rapidly changing irradiance conditions. The proposed method consists of two algorithms, namely adaptive control algorithm, and conventional P&O algorithm. The adaptive control algorithm identifies the operating limit violation and sets a new operating point nearer to maximum power point. These operating limits are expressed in terms of the operating current range of the PV panel and the sudden changes in irradiance. The conventional P&O algorithm always tries to operate the PV panel at maximum power point (MPP). A boost converter is used to realize the proposed algorithm. The performance and efficiency of the proposed system are tested with MATLAB/Simulink software. The obtained results indicate the improved P&O method has quick respond and good stability compared to conventional P&O methods under the rapidly changing irradiance conditions. Keywords: Solar energy system, maximum power point tracking (MPPT), perturb and observe (P&O) method, boost converter.
File đính kèm:
- phuong_phap_bam_diem_cong_suat_cuc_dai_po_cai_tien_cho_he_th.pdf