Phát triển hệ thống đo xa và tiếp cận hệ thống đo đếm tiên tiến

Tổng công ty Điện lực miền Nam quản lý kinh doanh điện năng qua hệ thống

lưới điện trải rộng trên địa bàn 83.000 km2 của 21 tỉnh và thành phố phía Nam, với hơn

5,4 triệu khách hàng dùng điện (75% thuộc khu vực nông thôn). Khoảng 99% khách

hàng mua điện từ lưới điện hạ thế và khoảng 60.000 khách hàng mua điện qua các trạm

biến áp riêng ở các cấp điện áp 110 kV và 22 kV. Mật độ khách hàng cao ở khu vực

thành thị và giảm thấp ở khu vực nông thôn.

Trong kinh doanh điện năng, việc thất thoát điện năng do nhiều nguyên nhân khác

nhau, trong đó có yếu tố chủ quan của phía sử dụng điện tác động vào hệ thống đo đếm

mua bán điện. Giảm tổn thất điện năng trong kinh doanh là một trong những mục tiêu

quan trọng của SPC. Ngoài ra, với hơn 99% công tơ đo đếm bán điện cho khách hàng là

công tơ cơ điện, hoạt động ghi chỉ số thủ công như hiện tại đang tạo áp lực lớn về số

lượng quản lý cùng sự gia tăng nhân lực (đội ngũ ghi chỉ số hơn 2.500 người và luôn

tăng từ 67%/năm), chi phí quản lý và thu thập dữ liệu từ hệ thống đo đếm trong mua

bán điện ngày càng tăng cao, luôn là một thách thức cho mục tiêu giảm chi phí & nâng

cao hiệu quả kinh doanh của SPC.

Với hơn 99% công tơ đo đếm bán điện cho khách hàng là công tơ cơ điện kiểu

cảm ứng với bộ đếm cơ khí, dữ liệu điện năng từ những công tơ này được ghi nhận thủ

công (bằng mắt), đội ngũ ghi chỉ số luôn tăng số lượng hàng năm theo quy mô phát triển

khách hàng. Hệ thống đo đếm kiểu cơ điện hiện tại đã bộc lộ nhiều nhược điểm: (i) Phải

đọc chỉ số công tơ tại vị trí lắp đặt công tơ, dễ sai sót; (ii) Không thể tổng hợp đồng thời

lượng điện năng đo đếm ở nhiều điểm đo; (iii) Chỉ thu thập được duy nhất một giá trị;

(iv) không có khả năng kết hợp những ứng dụng tự động hóa trong đo đếm điện năng.

Phát triển hệ thống đo xa và tiếp cận hệ thống đo đếm tiên tiến trang 1

Trang 1

Phát triển hệ thống đo xa và tiếp cận hệ thống đo đếm tiên tiến trang 2

Trang 2

Phát triển hệ thống đo xa và tiếp cận hệ thống đo đếm tiên tiến trang 3

Trang 3

Phát triển hệ thống đo xa và tiếp cận hệ thống đo đếm tiên tiến trang 4

Trang 4

Phát triển hệ thống đo xa và tiếp cận hệ thống đo đếm tiên tiến trang 5

Trang 5

Phát triển hệ thống đo xa và tiếp cận hệ thống đo đếm tiên tiến trang 6

Trang 6

Phát triển hệ thống đo xa và tiếp cận hệ thống đo đếm tiên tiến trang 7

Trang 7

Phát triển hệ thống đo xa và tiếp cận hệ thống đo đếm tiên tiến trang 8

Trang 8

Phát triển hệ thống đo xa và tiếp cận hệ thống đo đếm tiên tiến trang 9

Trang 9

pdf 9 trang duykhanh 12540
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển hệ thống đo xa và tiếp cận hệ thống đo đếm tiên tiến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển hệ thống đo xa và tiếp cận hệ thống đo đếm tiên tiến

Phát triển hệ thống đo xa và tiếp cận hệ thống đo đếm tiên tiến
 đếm điện năng nội bộ, tập trung xem xét thu thập dữ liệu 
qua đường truyền hữu tuyến như cáp RS232, RS485, cáp quang. 
 Đối với hệ thống đo đếm điện năng nội bộ phân tán, bán điện khách hàng trạm 
biến áp chuyên dùng sử dụng công nghệ không dây GPRS/3G hoặc hữu tuyến qua 
đường dây điện thoại (PSTN) tại các vị trí chưa đảm bảo chất lượng sóng, cũng như tận 
dụng các thiết bị PSTN đã được trang bị từ trước. 
 Đối với hệ thống đo đếm điện năng bán điện khách hàng sau trạm công cộng sử 
dụng đồng thời công nghệ truyền dữ liệu không dây qua sóng RF (Radio Frequency) và 
truyền dữ liệu hữu tuyến qua đường dây tải điện hạ thế PLC (Powerline 
Communication) tùy theo vị trí triển khai phù hợp. 
Thông qua triển khai ứng dụng công nghệ đo đếm từ xa, Tổng công ty từng bước 
xây dựng nguồn nhân lực đảm bảo khả năng tiếp nhận, vận hành các hệ thống đo đếm từ 
xa và từng bước tiếp cận, làm chủ công nghệ. 
Lộ trình phát triển: 
 Đến năm 2011, 100% các vị trí giao nhận điện nội bộ phải được trang bị công tơ 
điện tử có tích hợp khối truyền đảm bảo sẵn sàng kết nối vào hệ thống đo đếm từ xa. 
Đến năm 2013, 100% các điểm đo giao nhận sẽ được đo đếm từ xa. 
 Tùy theo khả năng bố trí nguồn vốn, phấn đấu toàn bộ khách hàng trạm chuyên 
dùng sẽ được trang bị công tơ điện tử trước năm 2014; đảm bảo tất cả khách hàng mua 
điện 3 giá trạm chuyên dùng được trang bị khối truyền thông phù hợp để kết nối vào hệ 
thống đo xa từ năm 2013 và toàn bộ khách hàng trạm chuyên dùng trước năm 2016. 
 Đối với khách hàng sau trạm công cộng, giai đoạn 2011 2015 sẽ điện tử hóa 
tối thiểu 8 10% công tơ bán điện khách hàng. Mục tiêu hướng đến là lựa chọn loại 
công tơ tích hợp sẵn các khối truyền thông kiểu module ngay trên công tơ và hình thành 
hệ thống đo đếm từ xa tự động. 
PHÂN BAN PHÂN PHỐI ĐIỆN | 605 
2.3. Triển khai thực hiện giai đoạn 2011 2015 
Tập trung cho mục tiêu đề ra, giai đoạn 2011 2015, Tổng công ty Điện lực miền 
Nam đã tập trung nguồn lực thực hiện: 
 Hoàn thành trang bị công tơ điện tử và hệ thống đo đếm từ xa cho toàn bộ 185 
trạm biến áp 110 kV, dùng máy tính công nghiệp tại trạm để đọc dữ liệu công tơ qua 
cáp RS232 và RS485. Hệ thống đo đếm từ xa do chính Công ty Công nghệ thông tin 
điện lực miền Nam thực hiện, đưa vào khai thác ổn định từ đầu năm 2014. Đây là hệ 
thống cho phép giám sát hoạt động giao nhận điện đầu nguồn, giao nhận điện của Tổng 
công ty với các công ty điện lực thành viên, giám sát hoạt động vận hành và tổn thất 
điện năng. 
 Từ năm 2013, Tổng công ty bắt đầu ứng dụng công nghệ GPRS/3G để đọc dữ 
liệu công tơ từ xa, đến năm 2015, đã triển khai hệ thống đo đếm từ xa này trên 56% 
công tơ bán điện khách hàng trạm chuyên dùng, toàn bộ các điểm đo đếm ranh giới nội 
bộ giữa các công ty điện lực. 
 Với hệ thống đo đếm bán điện khách hàng sau trạm công cộng, Tổng công ty 
triển khai công nghệ PLC từ năm 2011, đến năm 2015 đã xây dựng được hệ thống PLC 
quản lý hơn 1,2 triệu công tơ (chủ yếu là công tơ 1 pha) bán điện khách hàng khu vực 
thành phố, thị xã, thị trấn; đồng thời cũng thử nghiệm công nghệ RF với quy mô thu 
thập dữ liệu khoảng 11.000 công tơ, bao gồm cả hình thức đọc từ xa tự động và đọc thủ 
công qua thiết bị ghi điện cầm tay. 
 Với trạm công cộng, Tổng công ty đã thay thế toàn bộ 84 trạm công cộng thuộc 
chương trình nghiên cứu phụ tải theo Thông tư số 33/2011/TT BCT về được đọc từ 
xa công nghệ PTSN sang GPRS/3G; ngoài ra tận dụng hệ thống PLC để đọc dữ liệu 
công tơ tổng trạm công cộng đang triển khai công nghệ này với số lượng hơn 6.000 
công tơ. Đến 2015, theo mức độ ưu tiên nguồn lực, trạm công cộng chỉ triển khai đạt 
xấp xỉ 10% tổng số trạm hiện hữu. 
2.4. Thành tựu đạt được giai đoạn 2011 2015 
Giai đoạn 2011 2015, Tổng công ty Điện lực miền Nam cơ bản thực hiện đạt 
mục tiêu đề ra. Đến năm 2015, Toàn Tổng công ty đã trang bị 1,3 triệu công tơ điện tử 
trong tổng số 7 triệu công tơ khai thác trên lưới điện, chiếm tỷ lệ điện tử hóa trên 17%. 
Các công tơ điện tử đã lắp đặt đều được đo đếm từ xa. 
Ứng dụng công nghệ đo đếm từ xa, chỉ xét trên hoạt động sản xuất kinh doanh 
thuần túy, Tổng công ty đã có được những thay đổi lớn, thay đổi cơ bản: 
a. Về nghiệp vụ ghi chỉ số, khai thác hóa đơn: 
606 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017 
 Từ năm 2013, EVN SPC đã xây dựng quy trình ghi chỉ số cho hệ thống đo đếm 
từ xa, các đơn vị đã từng bước bỏ sổ ghi giấy, chuyển sang sổ điện tử. 
 Năm 2014, EVN SPC ban hành công cụ tự động đồng bộ dữ liệu từ hệ thống đo 
đếm từ xa vào CMIS, cho phép xây dựng hoàn chỉnh quy trình tự động từ ghi chỉ số đến 
ra hóa đơn. 
 Sản lượng điện khai thác từ hệ thống đo đếm từ xa hiện đạt trên 70% tổng điện 
thương phẩm toàn Tổng công ty. 
b. Về nghiệp vụ giám sát hệ thống đo đếm, giám sát hoạt động cung cấp điện, vận 
hành lưới điện, sử dụng điện 
 Năm 2015, EVN cũng đã ban hành các bộ quy trình vận hành hệ thống đo đếm 
từ xa. Với quy định vận hành, các đơn vị đã chuẩn hóa công tác giám sát hệ thống đo 
đếm hàng ngày, giám sát hoạt động cung cấp điện của các đơn vị điện lực, đơn vị quản 
lý lưới điện 110 kV; giám sát sử dụng điện của khách hàng, góp phần thay đổi nghiệp 
vụ giám sát hệ thống đo đếm, tác động giảm hành vi vi phạm sử dụng điện. 
 Hệ thống cung cấp các điều kiện nâng cao dịch vụ đến khách hàng như phát 
hiện tình trạng mất điện, rò điện, mất an toàn điện trong mạng điện nhà khách hàng, 
Các tiện ích này cũng đã được công bố đến khách hàng và đơn vị quản lý, các ban 
ngành đoàn thể tại địa phương. Qua 5 năm triển khai, công tơ điện tử và hệ thống đo xa 
đã được khách hàng dần tin tưởng và chấp nhận trên toàn bộ 21 tỉnh phía Nam. 
 Kết hợp hệ thống đo xa khách hàng và hệ thống đo xa công tơ tổng trạm công 
cộng sẽ hỗ trợ đơn vị quản lý vận hành phát hiện tình trạng biến động điện áp trên lưới 
điện hạ thế, xác định các phụ tải bất thường trên lưới điện hạ áp, xác định hệ số công 
suất trạm theo từng thời điểm để điều chỉnh dung lượng bù ứng động và xác định được 
những thời điểm quá tải trạm để đơn vị quản lý có giải pháp khắc phục kịp thời, không 
tốn kém nhân công theo dõi đo thông số vận hành trạm, qua đó giảm tình trạng sự cố 
và nâng cao tính ổn định cùng độ tin cậy cung cấp điện lưới điện hạ áp. 
c. Về dịch vụ khách hàng: 
Từ năm 2015, Tổng công ty xây dựng kế hoạch minh bạch hóa thông tin, cung 
cấp tiện ích phục vụ nhu cầu giám sát thông tin cung cấp điện, sử dụng điện đến từng 
khách hàng qua website của đơn vị điện lực. Từ đó, Tổng công ty tạo ra các giá trị dịch 
vụ gia tăng, nâng cao mức độ tin cậy, hài lòng khách hàng. Đây cũng là cơ sở quan 
trọng để Tổng công ty xây dựng trung tâm chăm sóc khách hàng, là nơi tiếp nhận và trả 
lời nhanh, chính xác nhất các thắc mắc của khách hàng từ cả 21 tỉnh/thành phố phía 
Nam. 
Trong quá trình triển khai, một trong những kết quả đạt được lớn nhất là Tổng 
công ty Điện lực miền Nam đã bước qua được khó khăn đưa công tơ điện tử đến khách 
PHÂN BAN PHÂN PHỐI ĐIỆN | 607 
hàng sinh hoạt, để khách hàng chấp nhận và an tâm sử dụng. Để thực hiện được điều 
này, trước khi triển khai lắp đặt công tơ điện tử, ở mỗi tỉnh/thành phố, Tổng công ty tổ 
chức hội nghị trình bày, báo cáo đến đại diện UBND tỉnh/thành phố, các đoàn thể, cơ 
quan quản lý nhà nước, hội người tiêu dùng và đại diện khách hàng với cam kết về các 
lợi ích đem đến khách hàng, địa phương (bao gồm độ chính xác công tơ, mức độ an 
toàn điện, cảnh báo rò điện, ngược thứ tự pha, phù hợp với mục tiêu xây dựng thành 
phố thông minh, xây dựng đô thị mới thân thiện, hiện đại). Đồng thời phải tổ chức kiểm 
tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của công tơ điện tử, hệ thống đọc xa, đảm bảo xử lý 
nhanh, kịp thời mọi phát sinh tác động đến quyền lợi của khách hàng. 
3. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐO XA, TỔ CHỨC QUẢN TRỊ VÀ KHAI THÁC DỮ LIỆU 
ĐO XA, TIẾP CẬN HỆ THỐNG ĐO ĐẾM TIÊN TIẾN ĐỂ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG SẢN 
XUẤT KINH DOANH, DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG GIAI ĐOẠN 2016 2020 
3.1. Mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty giai đoạn 
2016 2020 
Thực hiện nhiệm vụ Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao, giai đoạn 2016 2020, 
Tổng công ty Điện lực miền Nam tập trung đảm bảo cung cấp điện ổn định, đáp ứng đủ 
điện cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn quản lý với chất lượng và dịch vụ 
khách hàng ngày càng tốt hơn, đóng góp thiết thực cho mục tiêu phát triển kinh tế bền 
vững của đất nước; nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng; cân bằng tài chính, bảo 
toàn và phát triển nguồn vốn; đảm bảo tiến độ đầu tư các công trình điện; tăng cường 
quản trị doanh nghiệp, tập trung phát triển nguồn lực, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, 
công nghệ thông tin vào các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty; nâng 
cao năng suất lao động; nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên; thực hiện đáp ứng tốt 
các yêu cầu thị trường điện cạnh tranh. 
3.2. Chiến lược ứng dụng công nghệ đo đếm giai đoạn 2016 2020 
Bên cạnh những thành tựu đã được trong giai đoạn 2011 – 2015, Tổng công ty 
Điện lực miền Nam nhận định có rất nhiều khó khăn để hoàn thành các chỉ tiêu trọng 
tâm như đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế xã hội, chỉ tiêu sản xuất kinh 
doanh, chỉ tiêu dịch vụ khách hàng, chỉ tiêu năng suất lao động, chỉ tiêu tổn thất điện 
năng, phát triển lưới điện thông minh, tham gia thị trường điện cạnh tranh, theo từng 
năm trong giai đoạn 2016 – 2020. 
Chiến lược ứng dụng công nghệ đo đếm giai đoạn 2016 2020 sẽ tập trung giải 
quyết các vấn đề: 
 Đảm bảo đầy đủ thông tin cho hoạt động tham gia thị trường bán buôn điện 
cạnh tranh, là cơ sở hướng đến thị trường bán lẻ điện cạnh tranh theo lộ trình đã được 
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 
608 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017 
 Là một thành phần đảm bảo xây dựng thành công lưới điện thông minh theo đề 
án Phát triển lưới điện thông minh tại Việt Nam, trong đó tập trung vào các chương 
trình điều khiển phụ tải, quản lý nhu cầu phụ tải, đã được Chính phủ chỉ đạo. 
 Là công cụ góp phần nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh 
doanh, giám sát tổn thất điện năng và chất lượng dịch vụ khách hàng. 
 Là cơ sở thúc đẩy các phát triển thương mại điện tử, cung cấp các dịch vụ đa 
dạng như thanh toán trả trước, từ đó từng bước phát triển hệ thống đo đếm từ xa tiệm 
cận đến hệ thống đo đếm tiên tiến. 
3.3. Kế hoạch phát triển công tơ điện tử và ứng dụng công nghệ đo đếm từ 
xa giai đoạn 2016 2020 
Để thực hiện chiến lược, Tổng công ty Điện lực miền Nam xây dựng các kế hoạch 
triển khai cụ thể: 
a. Thu thập số liệu đo đếm từ xa phục vụ thị trường bán buôn điện cạnh tranh, 
trong đó (i) tiếp tục trang bị hệ thống đo xa tại các điểm đo ranh giới ngoài do EVN 
SPC quản lý, điểm đo ranh giới tại các trạm biến áp 110 kV, điểm đo bán điện khách 
hàng lớn đủ điều kiện tham gia thị trường; (ii) Xây dựng chương trình thu thập và quản 
lý dữ liệu để cung cấp cho Đơn vị thu thập và quản lý số liệu đo đếm điện năng vận 
hành thị trường theo quy định; xây dựng bộ cơ sở dữ liệu phục vụ công tác dự báo phụ 
tải phía điện nhận đầu nguồn, xác định sản lượng và đơn giá cho từng hợp đồng mua 
bán điện trên thị trường, là cơ sở xây dựng kế hoạch tài chính từ năm và giai đoạn 5 
năm. 
b. Hiện đại hoá hệ thống đo đếm điện năng và thu thập số liệu đo đếm từ xa phục 
vụ điều hành cung cấp điện, quản lý, kinh doanh điện năng và dịch vụ khách hàng, trong 
đó thực hiện (i) trang bị công tơ điện tử và hệ thống đo xa các điểm đo ranh giới nội bộ, 
công tơ tổng tại các trạm công cộng, công tơ bán điện khách hàng mua điện trạm 
chuyên dùng chưa được điện tử hóa trong năm 2016 – 2017; (ii) xây dựng cơ sở dữ liệu 
tính toán tách bạch chi phí phân phối, chi phí bán lẻ, dữ liệu cho dự báo phụ tải khối 
khách hàng chiếm gần 70% điện thương phẩm; (iii) xây dựng công cụ giám sát vận 
hành trạm, giám sát tổn thất điện năng trên lưới trung thế, giám sát hiệu suất trạm công 
cộng; cung cấp thông tin cho trung tâm chăm sóc khách hàng; (iv) xây dựng chương 
trình xác nhận lượng điện năng từ xa, xác nhận đối soát qua thư điện tử, làm cơ sở cho 
hoạt động xuất hóa đơn điện tử, thanh toán tiền điện qua hình thức chuyển khoản, nâng 
cao hiệu quả thu tiền điện và cải cách hành chính. 
c. Tăng năng suất lao động, tự động hóa ghi chỉ số công tơ khách hàng, chuẩn bị 
cho thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, trong đó: (i) Phát triển công tơ điện tử thay thế 
dần công tơ cơ với lộ trình phù hợp lộ trình thị trường điện, phát triển lưới điện thông 
minh tại Việt Nam và các chỉ tiêu được giao trong giai đoạn 2016 – 2020, tối thiểu đạt 
PHÂN BAN PHÂN PHỐI ĐIỆN | 609 
50% số lượng công tơ bán điện, có thứ tự ưu tiên theo khu vực được Tổng công ty quy 
định; (ii) Xây dựng, mở rộng các hệ thống đọc xa theo khả năng bố trí vốn, hiệu quả đầu 
tư, theo mô hình tái cấu trúc các đơn vị điện lực trong thị trường điện; (iii) Phát triển hệ 
cơ sở dữ liệu đảm bảo phục vụ các hoạt động quản lý kinh doanh, mở rộng quy mô và 
hoàn thiện phương thức ghi điện tự động. 
d. Quản lý dữ liệu đo đếm, phát triển quy trình kinh doanh, phát triển hình thức 
bán điện mới tiếp cận hệ thống đo đếm tiên tiến, trong đó: triển khai hệ thống quản trị 
dữ liệu đo đếm (MDMS) tương tác trực tiếp từ các hệ thống đọc xa để hoàn thiện hệ 
thống khai thác kinh doanh, tạo sự tương tác hai chiều từ công tơ đến hệ thống quản trị, 
làm cơ sở điều khiển đóng cắt tải ngay tại công tơ điện tử, xử lý thông tin và triển khai 
hình thức mua điện trả trước. 
4. KẾT LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ 
Phát triển công tơ điện tử và hệ thống đo đếm từ xa là một yêu cầu tất yếu không 
thể tách rời trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Điện lực miền Nam 
nhằm thực hiện mục tiêu đề ra, cũng như hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong giai 
đoạn 2016 2020. Quá trình phát triển được thực hiện liên tục, thống nhất trên cơ sở kế 
thừa và định hướng sát với yêu cầu và điều kiện thực hiện thực tế. 
610 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017 
Để tạo điều kiện cho Tổng công ty Điện lực miền Nam triển khai hiệu quả kế 
hoạch chiến lược phát triển công tơ điện tử, ứng dụng công nghệ đo đếm từ xa, Tổng 
công ty Điện lực miền Nam kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước, Tập đoàn Điện lực 
Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện tốt nhất cho Tổng công ty trong việc tiếp cận và làm chủ 
công nghệ, sớm hoàn chỉnh khung pháp lý cần thiết để hướng dẫn triển khai thị trường 
điện, xây dựng lưới điện thông minh; tạo điều kiện tiếp cận các nguồn vốn đa dạng với 
các chính sách ưu đãi trong nâng cao hiệu quả phân phối điện, nâng cao năng lực vận 
hành, tham gia thị trường điện, sớm hoàn thiện hệ thống đo đếm điện năng tiếp cận hệ 
thống đo đếm tiên tiến, đặc biệt tạo sự ổn định, tự chủ trong ứng dụng công nghệ đo 
đếm từ xa. 
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ 
Họ và tên: Trần Trọng Nghĩa, sinh năm 1980 
Học vị: Thạc sĩ Hệ thống điện 
Chức vụ: Phó Trưởng Ban Kinh doanh 
Email: nghiaoeb2000@yahoo.com 
Điện thoại: 0906925165 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_he_thong_do_xa_va_tiep_can_he_thong_do_dem_tien_t.pdf