Phật giáo hiếu nghĩa Tà Lơn - Một tôn giáo mới nội sinh ở Nam Bộ

 Được khai sinh ở vùng đất Nam Bộ vào đầu thế kỷ XX,

sau hơn 100 năm tồn tại, phát triển (1915-2018), Phật giáo Hiếu

Nghĩa Tà Lơn (PGHNTL) là chỗ dựa tâm linh cho một bộ phận

người Việt và góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa đa dạng phong

phú ở Nam Bộ. Hơn thế nữa, PGHNTL đã trở thành một tôn giáo

nội sinh ở vùng Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, theo quan điểm, lý thuyết

nghiên cứu tôn giáo mới thì trong khoảng 50 năm đầu của sự

hình thành, lan tỏa, PGHNTL là một trong số những hình thức

thuộc loại hình tôn giáo mới có nguồn gốc liên quan đến dòng tôn

giáo nội sinh ở Nam Bộ, Việt Nam. Bài viết này sử dụng các lý

thuyết chức năng, lý thuyết về chiều kích tôn giáo và tôn giáo học

so sánh để làm rõ tính chất mới của PGHNTL, qua đó định danh

PGHNTL là một hình thức tôn giáo mới trong dòng tôn giáo nội

sinh của cộng đồng người Việt ở Nam Bộ.

Phật giáo hiếu nghĩa Tà Lơn - Một tôn giáo mới nội sinh ở Nam Bộ trang 1

Trang 1

Phật giáo hiếu nghĩa Tà Lơn - Một tôn giáo mới nội sinh ở Nam Bộ trang 2

Trang 2

Phật giáo hiếu nghĩa Tà Lơn - Một tôn giáo mới nội sinh ở Nam Bộ trang 3

Trang 3

Phật giáo hiếu nghĩa Tà Lơn - Một tôn giáo mới nội sinh ở Nam Bộ trang 4

Trang 4

Phật giáo hiếu nghĩa Tà Lơn - Một tôn giáo mới nội sinh ở Nam Bộ trang 5

Trang 5

Phật giáo hiếu nghĩa Tà Lơn - Một tôn giáo mới nội sinh ở Nam Bộ trang 6

Trang 6

Phật giáo hiếu nghĩa Tà Lơn - Một tôn giáo mới nội sinh ở Nam Bộ trang 7

Trang 7

Phật giáo hiếu nghĩa Tà Lơn - Một tôn giáo mới nội sinh ở Nam Bộ trang 8

Trang 8

Phật giáo hiếu nghĩa Tà Lơn - Một tôn giáo mới nội sinh ở Nam Bộ trang 9

Trang 9

Phật giáo hiếu nghĩa Tà Lơn - Một tôn giáo mới nội sinh ở Nam Bộ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 16 trang xuanhieu 4800
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Phật giáo hiếu nghĩa Tà Lơn - Một tôn giáo mới nội sinh ở Nam Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phật giáo hiếu nghĩa Tà Lơn - Một tôn giáo mới nội sinh ở Nam Bộ

Phật giáo hiếu nghĩa Tà Lơn - Một tôn giáo mới nội sinh ở Nam Bộ
c ở Nam Bộ, như: BSKH, TÂHN, Phật giáo Hòa Hảo, Khất Sỹ, 
v.v... đều có đặc tính khoan hòa, dung hợp này. Như vậy, có thể nói 
tính cởi mở và khoan dung tôn giáo của PGHNTL cũng là đặc tính 
chung của dòng tôn giáo nội sinh của người Việt ở Nam Bộ. 
3.3. Tính chất địa phương, tộc người 
Tính chất địa phương của PGHNTL thể hiện trước hết ở phạm vi 
hoạt động của đạo. Cho đến nay, PGHNTL đã hiện tồn gần 100 năm, 
song đời sống đạo và số lượng tín đồ vẫn tập trung chủ yếu ở tỉnh 
Kiên Giang mà huyện Kiên Lương là trung tâm của đạo. Sự truyền 
giáo và lan tỏa của PGHNTL chỉ trong phạm vi gia đình, dòng họ nên 
không phát triển nhanh như Phật giáo Hòa Hảo, đạo Cao Đài. Có một 
số am đường, cốc tự ở An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, nhưng số 
lượng tín đồ là không đáng kể17. Cho tới nay, số lượng các tín đồ của 
PGHNTL khoảng 6.000 người, tất cả đều là người Việt. Mặt khác, 
văn phong, ngôn ngữ thể hiện trong giáo lý, nghi lễ mang âm sắc địa 
phương và bằng ngôn ngữ của người Việt, như: “nhân luân”; “nhân 
32 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 12 - 2018 
đạo”; “tính thiện”; “tam cương, ngũ thường”; “cậu bảy”18, “thượng 
nguyên”, “trung nguyên”; “hạ nguyên”; “chí chân, chí thiện”; “ráng tu”, 
v.v... Ngoài ra, “nói thơ”, “đọc thơ”, “kể chuyện bằng thơ” trong giáo lý 
PGHNTL cũng là một đặc trưng của văn hóa, tín ngưỡng truyền thống 
của người Việt vùng Nam Bộ, đặc điểm này giúp tín đồ dễ hiểu, dễ nhớ, 
dễ thực hiện19. So với các tôn giáo nội sinh khác của người Việt, như: 
BSKH, TÂHN, Phật giáo Hòa Hảo, v.v... chúng ta cũng thấy có đặc 
tính này và có thể nhận định rằng đây là một trong những đặc điểm 
trong dòng tôn giáo nội sinh của người Việt ở Nam Bộ. 
3.4. Tính quần chúng 
Có nguồn gốc từ môi trường sinh thái, văn hóa tâm linh, Bửu Sơn 
Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu nghĩa, PGHNTL đều thể hiện tính quần chúng 
rất cụ thể ở đường hướng hành đạo kết hợp chặt chẽ giữa đạo và đời 
(học Phật, tu nhân), trong đó lấy đạo hiếu là trung tâm, giới luật cũng 
không khắt khe, nghi lễ đơn giản, mọi người đều có thể tham gia, thực 
hành dễ dàng. Mặt khác, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu nghĩa, 
PGHNTL không có chức sắc, chỉ có chức việc nên trong cộng đồng 
tín đồ không có sự phân biệt, kiêng kỵ thứ bậc. Mọi tín đồ đều bình 
đẳng, quan hệ đối xử như trong một gia đình và hành xử bình thường 
như nhau. Do vậy không có sự cách biệt giữa các hạng tu (tu tại gia, tu 
tại chùa), không có sự phân cách cao thấp giữa các bậc tu (thượng 
thừa, trung thừa, hạ thừa). 
Tính quần chúng của PGHNTL còn thể hiện qua phương pháp 
truyền giáo, đơn giản dễ nhớ bằng “Bổn thơ”. Chúng ta đều biết, giữa 
thế kỷ XIX, ở Nam Bộ xuất hiện phong trào kể chuyện bằng thơ, đọc 
thơ, văn chương có vần có điệu được đông đảo người dân ưa thích. 
Theo nhà văn Sơn Nam, người dân miệt Nam Kỳ lục tỉnh gọi là “Bổn 
thơ”. Đây cũng là đặc điểm chung của các tôn giáo nội sinh của người 
Việt ở Nam Bộ. Cách giảng giải, giáo huấn, giảng đạo của Đức giáo 
sư Nguyễn Văn An cũng như các giáo chủ tiền bối: Phật Thầy Tây 
An, Đức Bổn sư Ngô Lợi là bằng Bổn thơ. Ngay trong luật đạo của 
PGHNTL, những qui định cũng được giáo huấn bằng thơ. Trong kinh 
sách của PGHNTL ngoài những phần thơ trong quyển “Lịch sử tôn 
giáo”, hầu hết các phần trong quyển “Bàn luận đạo pháp vấn đáp” bao 
Nguyễn Thoại Linh. Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn 33 
33 
gồm tất cả các nội dung truyền dạy cho tín đồ bằng thơ: cách ăn mặc 
và tu hành, sự ăn chay và cúng giỗ ông bà, sự tu hành, sự tu thọ phái 
quy y, v.v Về hai quyển “Chiết Thánh Đạo” và “Luật Đạo” thì ghi 
lại những bài kệ, bài giảng nói thơ có gieo vần điệu dễ nhớ để dạy cho 
tín đồ, ví dụ như dạy về chữ Hiếu: 
“Nếu hiếu với cha mẹ 
Chắc rằng con hiếu với ta chứ gì 
Nếu mình ăn ở vô nghì 
Đừng mong con hiếu làm gì uổng công 
Và: 
Hiếu thuận sinh ra con hiếu thuận 
Ngỗ nghịch nào con có khác chi 
Thử xem trước thềm mưa xối nước 
Giọt sau giọt trước chẳng sai gì”24. 
Hay ngay trong đạo luật của PGHNTL, những qui định cũng được 
giáo huấn bằng thơ của Đức giáo sư: 
“Lời thầy khuyên gửi các trò Nam 
Họa vẽ bức thơ sơn thạch làm 
Nhắc với các con người đạo hiếu 
Cùng là cháu nghĩa mấy lời ni 
Rằng phải quyết tâm hành chính đạo 
Bỏ điều gian ác dứt lời phi 
Ăn ở theo xưa tròn chữ hiếu 
Tham mê văn vật lắm làm chi”25. 
Hay khuyên các tín đồ tuân thủ việc ăn chay và cấm sát sinh vô cớ: 
“Lại nữa ăn để mà sống 
Chớ không phải sống để mà ăn 
Bởi như vậy mới bớt hại bò, bay, máy, cựa 
Giết súc vật ăn dùng thường bữa 
34 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 12 - 2018 
Suốt một đời chất chứa bao nhiêu 
Cấm sát sinh vô cớ một điều 
Thì có lợi cho muôn ngàn sanh mạng”26. 
Ngoài hình thức truyền đạo, răn dạy tín đồ bằng lối thơ bình dân, 
PGHNTL còn theo cách phổ biến ở Nam Bộ thời xưa là “nói Nho”. 
Đó là các câu, các ý được xem là chân lý để răn dạy đạo lý làm người 
từ sách “Thánh hiền” được các Nho sĩ ngâm nga để dạy đời, hay theo 
lối nói bình dân gọi là “xổ Nho”, là hình thức đọc âm và dụng nghĩa 
chữ Hán. Hình thức này cũng được PGHNTL sử dụng để truyền dạy 
cho tín đồ, đặt biệt là phần tu “Nhân đạo”. Trong phần này, các câu, 
các ý của các vị thầy trong Nho học thường được trích dẫn và diễn 
giải như là mấu chốt cho các điều răn dạy của Giáo sư Nguyễn Văn 
An khuyên các tín đồ thực hành theo “Nhân đạo”. Thường thấy nhất 
trong lối hành văn của quyển “Chiết Thánh Đạo” để tu “Nhân đạo” là 
luôn có 3 phần trong cùng một nội dung cần truyền đạt hay răn dạy 
gồm: “Nho học” sau đó giải thích theo Việt nghĩa và tiếp theo là bài 
thơ, kệ có gieo vần dễ nhớ hoặc lời dạy của giáo chủ. Có lẽ, đây là 
cách thuận tiện nhất để nhiều tầng lớp quần chúng trong xã hội có thể 
hiểu được đạo và đạo cũng có thể tiếp cận để đáp ứng được nhu cầu 
tâm linh của quần chúng trong xã hội thời bấy giờ (1961-TG). Dạy về 
“chữ Hiếu-Nghĩa” trong PGHNTL: 
Phần Nho học: “Hiếu chí ư thiên tắc phong võ thuận Thì 
Hiếu chí ư địa tắc vạn vật hóa Thạnh 
Hiếu chí ư nhơn tắc phước chúng lai trăng”27. 
Phần nghĩa: nghĩa với nước, nghĩa với bạn, nghĩa với người. Nghĩa 
với nước: phải tận tâm vì nước. Nghĩa với bạn: phải thật lòng tin nhau 
trước cũng như sau. Nghĩa với người phải ở cho mọi người được cảm 
phục đức hạnh nhơn từ. 
Phần thơ: 
“Trăm nết tốt hiếu là trước nhất 
Hiếu cảm thông trời đất thuận hòa, 
Hiếu còn thông cảm người ta, 
Nguyễn Thoại Linh. Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn 35 
35 
Phước lành đưa đến nhà nhà yên vui”28. 
Hay Giáo sư Nguyễn Văn An dạy tín đồ “phải sống hiền hòa không 
hung hăng nóng giận”: 
Phần Nho học: Thầy Trương Kinh Phu có dạy rằng: huyết khí chi 
nộ bất khả hữu, nghĩa lý chi nộ bất khả vô 
Phần nghĩa: nghĩa là giận huyết khí (máu nóng) giận riêng mình 
chẳng nên có, giận về nghĩa lý là giận về lẽ (công chung) chẳng nên 
không. 
Phần thơ: 
“Lẽ công phải giận ta nên giận 
Cá nhân quyết chí hãy thôi đi 
Cho rảnh lương tâm ta mát mẻ 
Mà lo hòa hợp giữ đạo nghì”29. 
Một đặc điểm nổi bật trong đời sống, sinh hoạt của PGHNTL là 
mối quan hệ họ hàng thân tộc chặt chẽ. Khảo sát các chức việc quản lý 
tại các cơ sở thờ tự lớn, như: Tiên An Tự; An Bình Tự có thể thấy 
đều là người có quan hệ họ hàng thân thuộc. Ví dụ, ông Nguyễn Văn 
Bảy (pháp danh Ngọc Thành), chủ quản An Bình Tự cũng là Trưởng 
Hội đồng Trị sự đạo (người đứng đầu của tôn giáo PGHNTL hiện 
nay), đồng thời là người thu thập, biên soạn, cho in ấn các tài liệu về 
lịch sử, kinh sách, giáo huấn, tổ chức đạo của PGHNTL là cháu nội 
(tử tôn) của Đức Giáo sư Nguyễn Văn An. Ông Phùng Ngọc Lợi, chủ 
quản Tiên An Tự là cháu rể (chồng của cháu nội gái) của Đức Giáo sư 
Nguyễn Văn An. Ngoài ra, một số chức việc trong các ban: Phổ truyền 
Giáo lý; Ban Nghi lễ, Ban Kiểm soát đạo; Ban Công tác xã hội, Ban 
Tài chính đều có mối quan hệ gia đình hoặc họ hàng thân thuộc30. Đặc 
điểm này duy trì và củng cố sự lâu bền, vững chắc trong đời sống, 
sinh hoạt đạo của cộng đồng tín đồ. 
Kết luận 
PGHNTL là một tôn giáo mới nội sinh vùng Nam Bộ, kế thừa, phát 
huy có cải biến tư tưởng giáo lý của Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu 
Nghĩa và dựa trên đặc điểm dung hợp Tam giáo kết hợp với văn hóa, 
36 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 12 - 2018 
tín ngưỡng truyền thống địa phương. Với chủ trương lấy đạo Hiếu là 
trung tâm của giáo lý và là hạt nhân của học Phật, tu Nhân, PGHNTL 
đã đề cao giá trị văn hóa, tâm linh Nam B; giữ gìn, phát huy các 
truyền thống văn hóa, tín ngưỡng Nam Bộ, trở thành một trong những 
chỗ dựa tâm linh tin cậy của một bộ phận người nông dân Nam Bộ. 
Giáo lý đơn giản, dễ hiểu, nghi lễ gọn nhẹ, đạo luật đậm tính đạo đức 
phù hợp với người nông dân Nam Bộ. PGHNTL dù mang tính địa 
phương, không lan tỏa rộng rãi, song vẫn tồn tại suốt một thế kỷ, thu 
hút quần chúng nhân dân lao động với số lượng tới 6.000 tín đồ28, một 
con số không nhỏ so với một số tôn giáo xuất hiện ở Nam Bộ sau này. 
Nghiên cứu, làm rõ những tính chất, đặc điểm cũng chính là làm rõ 
tiêu chí tôn giáo mới của PGHNTL trong mối quan hệ so sánh với 
dòng tôn giáo mới nội sinh ở Nam Bộ như Đạo Đèn (Phật Trùm) ở núi 
Cấm; Đạo của sư Vãi bán khoai, đạo Dừa ở Cồn Phụng, Bến Tre; Đạo 
Khùng ở Cao Lãnh, Đồng Tháp; Đạo Nổi; Đạo Sáu; Đạo Tưởng ở An 
Giang, v.v... Chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn các chiều kích 
lịch sử, giáo lý, nghi lễ, đạo luật và mối quan hệ của PGHNTL với đời 
sống xã hội và với các tôn giáo trong vùng để hiểu sâu hơn, nhận định 
rõ hơn bản chất, chức năng và đặc trưng của PGHNTL. /. 
CHÚ THÍCH: 
1 Christopher Patridge (2004), New Religions: Aguide (New Religious Movements, 
Sects and Alternative Spiritualities), Oxford University Press: 14-15. 
2 Trương Văn Chung (2016), Tôn giáo mới, nhận thức và thực tế, Nxb. Đại học 
Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh: 36. 
3 Phan Lạc Tuyên (2004), “Các tôn giáo và đạo giáo ở Nam Bộ”, Nghiên cứu Tôn 
giáo, số 02 (26) (nguồn: 
nam/van-hoa-nam-bo/1819-phan-lac-tuyen-cac-ton-giao-va-dao-giao-o-nam-
bo.html, truy cập ngày 20/07/2018) 
4  gov.vn/ tim_hieu_net_dac_trung_cua_ton_giao_ban_dia_ 
o_nam_bo truy cập ngày 20/07/2018 
5 Christopher Patridge (2004), New Religions: Aguide (New Religious Movements, 
Sects and Alternative Spiritualities), Oxford University Press: 19-21. 
6 Lịch sử tôn giáo đạo Phật giáo Hiếu nghĩa Tà Lơn, in ấn lưu hành nội bộ, Tổ 
Đình An Bình Tự, Kiên Giang, 2009. 
7 Nguyễn Xuân Hậu (2011), Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn, luận văn Thạc sĩ Triết học, 
Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh: 21. 
8 Lịch sử tôn giáo đạo Phật giáo Hiếu nghĩa Tà Lơn, in ấn lưu hành nội bộ, Tổ 
Đình An Bình Tự, Kiên Giang, 2009: 7. 
Nguyễn Thoại Linh. Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn 37 
37 
9 Lịch sử tôn giáo đạo Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn, tlđd: 7. 
10 Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn - Tổ đình An Bình Tự Kiên Lương, Kiên Giang, 
2009: 13. 
11 Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn - Tổ đình An Bình Tự Kiên Lương, tlđd: 8. 
12 Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn - Tổ đình An Bình Tự Kiên Lương, tlđd: 8. 
13 Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn - Tổ đình An Bình Tự Kiên Lương, tlđd: 27. 
14 Nguyễn văn An (1961), Chiết Thánh Đạo, Chùa An Bình Kiên Lương in ấn lưu 
hành nội bộ: 6. 
15 Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn - Tổ đình An Bình Tự Kiên Lương, tlđd: 19. 
16 Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn - Tổ đình An Bình Tự Kiên Lương, tlđd: 11. 
17 Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn - Tổ đình An Bình Tự Kiên Lương, tlđd: 25-27. 
18 Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn - Tổ đình An Bình Tự Kiên Lương, tlđd: 41. 
19 Nguyễn Xuân Hậu (2011), Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn ở một số tỉnh Đồng 
bằng sông Cửu Long, luận văn thạc sỹ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí 
Minh: 96. 
20 Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn - Tổ đình An Bình Tự Kiên Lương, tlđd: 16. 
21 Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn - Tổ đình An Bình Tự Kiên Lương, tlđd: 7. 
22 An Bình Tự, Chiết Thánh Đạo, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn lưu hành nội bộ: 1. 
23 An Bình Tự, Chiết Thánh Đạo, tlđd: 5. 
24 An Bình Tự, Chiết Thánh Đạo, tlđd: 24, 25. 
25 An Bình Tự, Luật đạo, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn lưu hành nội bộ: 20. 
26 Nguyễn Ngọc Thành (Chủ chùa An Bình Tự) (7/1996), Hai cô thiếu nữ đàm đạo - 
Bàn luận đạo vấn đáp, in ấn lưu hành nội bộ, Tổ đình An Bình Tự, Kiên Giang: 8. 
27 An Bình Tự, Chiết Thánh Đạo, tlđd: 5-6. 
28 An Bình Tự, Chiết Thánh Đạo, tlđd: 6. 
29 An Bình Tự, Chiết Thánh Đạo, tlđd: 33. 
30 Nguyễn Xuân Hậu (2011), Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn, luận văn Thạc sĩ Triết học, 
Học Viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh: 78. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. An Bình Tự, Lịch sử tôn giáo: đạo Hiếu Nghĩa Tà Lơn, Kiên Giang, 2009. 
2. An Bình Tự, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn - Kinh Phổ Môn (Lưu hành nội bộ). 
3. Giáo sư Nguyễn Văn An, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn. Chiết Thánh Đạo, An 
Bình Tự, lưu hành nội bộ. 
4. Giáo sư Nguyễn Văn An, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn - Kinh cứu khổ, An 
Bình Tự, lưu hành nội bộ. 
5. Giáo sư Nguyễn Văn An, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn - Luật Đạo, An Bình 
Tự, lưu hành nội bộ. 
6. Công văn số 851/TGCP-TGK V/v cấp đăng ký hoạt động tôn giáo cho tổ chức 
Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn, do Ban Tôn giáo Chính phủ ký ngày 08/8/2016. 
7. Trương Văn Chung (cb. 2016), Tôn giáo mới, nhận thức và thực tế, Nxb. Đại 
học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 
38 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 12 - 2018 
8. Christopher Partridge (2004), New Religion Agiude, Oxford University Press. 
9. Giấy Chứng nhận Đăng ký hoạt động tôn giáo số: 277/GCN-BTG do Ban Tôn 
giáo - Sở Nội vụ tỉnh Kiên Giang cấp ngày 22/9/2016. 
10. Nguyễn Xuân Hậu (2011), Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn ở một số tỉnh Đồng 
bằng sông Cửu Long, luận văn Thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị - Hành 
chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh. 
11. Nguyễn Ngọc Thành (Chủ chùa An Bình Tự), Hai cô Thiếu nữ đàm đạo - Bàn 
luận đạo vấn đáp, 7/1996, lưu hành nội bộ. 
Abstract 
HIẾU NGHĨA TÀ LƠN BUDDHISM - A NEW RELIGION 
BORN IN THE SOUTH VIETNAM 
Nguyen Thoai Linh 
Department of Philosophy 
University of Social Sciences & Humanities, 
Ho Chi Minh City 
Born in the South in the early 20th century, after more than 100 
years of existence, development (1915-2018), Hieu Nghia Ta Lon 
Buddhism religion is a spiritual support for a part of Vietnamese and 
contributing to preservation rich diversity culture in the South. 
Moreover, Hieu Nghia Ta Lon Buddhism is become a endogenous 
religion in West Southern. However, from the point of view new 
religious research theory, in the first 50 years, Hieu Nghia Ta Lon 
Buddhism establishes and spread, it is one of the new religion forms 
originating in relation to the endogenous religious line in the South, 
Vietnam. This article uses functional, religious dimensions theories 
and comparative religious studies to clarify the new nature of the Hieu 
Nghia Ta Lon Buddhism, through, we identifies the Hieu Nghia Ta 
Lon Buddhism is a new religion in the endogenous religious line of 
Vietnamese community in the South. 
Key word: Hieu Nghia Ta Lon Buddhism; new religion; 
endogenous religion; South of Vietnam. 

File đính kèm:

  • pdfphat_giao_hieu_nghia_ta_lon_mot_ton_giao_moi_noi_sinh_o_nam.pdf