Phân tích các yếu tố tác động đến tiến trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Đồng Tháp
Xây dựng nông thôn mới đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt cải
thiện sinh kế, ở vùng nông thôn; do vậy, xác định các yếu tố tác động đến tiến trình xây dựng nông
thôn mới trở nên cần thiết. Nghiên cứu “Phân tích các yếu tố tác động đến tiến trình xây dựng nông
thôn mới của tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện nhằm đề xuất giải pháp thúc đẩy tiến trình đạt được
các tiêu chí Nông thôn mới hiệu quả hơn để tiến đến xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, kiểu
mẫu. Cả số liệu thứ cấp và sơ cấp được sử dụng cho nghiên cứu này; trong đó, số liệu sơ cấp được
thu thập thông qua phỏng vấn cấu trúc đại diện của lãnh đạo 119 xã và phỏng vấn bán cấu trúc
lãnh đạo cấp tỉnh, 12 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Các phương pháp phân
tích số liệu bao gồm thống kê mô tả và kiểm định Independent Samples T-Test của 2 nhóm xã tiến
nhanh và tiến chậm, và mô hình hồi quy Tobit để xác định các yếu tố ảnh hưởng tốc độ đạt tiêu chí
nông thôn mới. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt giữa nhóm xã tiến chậm và tiến nhanh
về kết quả tiêu chí đạt được, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và hoàn thành các nhóm tiêu chí. Các
yếu tố về hạ tầng kinh tế - xã hội, gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, đội ngũ cán bộ cơ sở, tham
gia của người dân có tác động tích cực và có ý nghĩa tiến trình xây dựng nông thôn mới của nhóm
xã tiến nhanh trong khi đó chỉ có yếu tố đội ngũ cán bộ cơ sở ảnh hưởng nhóm xã tiến chậm. Giải
pháp được đề xuất là cần ưu tiên cho giải pháp nâng cao năng lực và vai trò của đội ngũ cán bộ ở
cơ sở, tập trung chỉ đạo về phát triển kinh tế nông nghiệp và phát huy tinh thần tham gia của người
dân, và sử dụng nội lực tại chỗ để thúc đẩy tiến trình xây dựng nông thôn mới.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích các yếu tố tác động đến tiến trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Đồng Tháp
năm). 57 Hì nh 1 cho thấy tốc độ các xã đạt chuẩn NTM tăng nhanh vào cuối giai đoạn 1 (2011- 2015) và tăng đều hàng năm trong giai đoạn 2 (2016-2020) và tăng nhanh hơn giai đoạn 1. Theo thảo luận với nhóm người am hiểu, lãnh đạo Chương trình xây dựng NTM các cấp cho rằng giai đoạn đầu còn thiếu kinh nghiệm, nguồn nhân lực lãnh đạo và thực hiện còn hạn chế. Điều này cũng phù hợp với việc nhấn mạnh vai trò của nguồn nhân lực lãnh đạo và thực thi các chương trình phát triển NTM cấp cơ sở vì các tiêu chí khởi điểm dễ đạt hơn so với các tiêu chí còn lại. Khi xem xét về tốc độ đạt được các tiêu chí NTM, trong giai đoạn 1 tốc độ đạt được các tiêu chí bình quân hàng năm cao hơn giai đoạn 2, khoảng 14,6% so với 4,3% (Hì nh 1). Kết quả này cho thấy một số tiêu chí trong bộ 19 tiêu chí đạt được khá dễ; ngược lại, các tiêu chí cơ bản liên quan đến thu nhập, môi trường, cơ sở hạ tầng KT-XH khó đạt hơn và trở thành các điểm nghẻn nếu các địa phương không có các giải pháp phù hợp (Nguyễn Thùy Trang và cs., 2016). 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tiến trình xây dựng NTM tại tỉnh Đồng Tháp Xuất phát điểm về đạt tiêu chí NTM bình quân của các xã của 2 nhóm xã khác biệt không lớn, nhưng với tốc độ đạt tiêu chí NTM bình quân hàng năm khác nhau dẫn đến tiến trình đạt được chuẩn NTM của 2 nhóm xã khá khác biệt. Câu hỏi đặt ra là các yếu tố nào đã ảnh hưởng đến tốc độ đạt được tiêu chí NTM bình quân của các xã thuộc 2 nhóm; từ đó, các giải pháp thúc đẩy tốc độ đạt tiêu chí sẽ được xây dựng và phát triển để hỗ trợ tiến trình xây dựng NTM hiện nay và NTM nâng cao, kiểu mẫu trong tương lai. Tổng quan tài liệu các nghiên cứu liên quan và phỏng vấn nhóm người am hiểu về xây dựng NTM đã chỉ ra có nhiều yếu tố lý thuyết có khả năng ảnh hưởng đến tốc độ đạt được các tiêu chí NTM. Các yếu tố này đã được đánh giá lại bởi đại diện lãnh đạo của tất cả các xã đang thực hiện Chương trình xây dựng NTM. Bả ng 7 chỉ ra rằng mức độ tác động của các yếu tố đề xuất đến tiến trình đạt được các tiêu chí NTM khác nhau và thể hiện mức độ tác động cao đối với sự tham gia của dân, đội ngũ lãnh đạo, điều kiện hạ tầng và tổ chức sản xuất,... Bả ng 7. Mức độ tác động của một số yếu tố đến tiến trình đạt được các tiêu chí NTM (n=119) STT Yếu tố tác động Mức độ tác động (tỷ lệ %) Mức tác động TB* 1 2 3 4 5 1 Ngân sách Nhà nước 50,0 50,0 3,5 2 Nguồn lực xã hội 50,0 8,3 41,7 2,9 3 Kết nối đô thị hóa 16,7 8,3 33,3 33,3 2,6 4 Nền tảng của phát triển kết cấu hạ tầng 16,7 25,0 41,7 16,7 3,6 5 Gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp 16,7 25,0 41,7 16,7 3,6 6 Giải quyết việc làm 41,7 25,0 33,3 3,9 7 Xóa đói giảm nghèo 8,3 83,3 8,3 4,0 8 Đội ngũ cán bộ cơ sở 8,3 66,7 25,0 4,1 9 Mức độ tham gia của người dân 18,3 41,7 50,0 4,7 10 Bất cập của Bộ tiêu chí xã NTM 16,7 25,0 33,3 16,7 2,3 (*)Ghi chú: 1: Tác động rất ít; 2: Tác động ít; 3: Tác động trung bình; 4: Tác động nhiều; 5: Tác động rất nhiều Nguồn: Kết quả thu thập số liệu sơ cấp tại tỉnh Đồng Tháp, 2019. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 10, Số 2, 2021, 47-61 58 Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn Khi đánh giá tổng thể các yếu tố tác động đến tốc độ đạt được các tiêu chí NTM trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, các yếu tố đặc thù, riêng lẻ đã không được thể hiện, mà các yếu tố điển hình, thể hiện xu thế chung của toàn tỉnh đã được phát hiện thông qua mô hình hồi qui Tobit. Kết quả ước lượng trong mô hình hồi quy Tobit về các yếu tố tác động đến tiến trình xây dựng NTM đã được thể hiện ở Bả ng 8. Giá trị LR khi bình phương (với bậc tự do k = 10) ở cả ba khía cạnh (toàn tỉnh, xã tiến chậm, xã tiến nhanh) đều lớn hơn so với giá trị tra bảng ở mức ý nghĩa thống kê 1%, giúp khẳng định rằng các tham số ước lượng đều khác không và mô hình Tobit được xây dựng là phù hợp. Trong tổng số 10 yếu tố được đưa vào nghiên cứu thì có 6 yếu tố không ảnh hưởng sự thay đổi của tiến trình xây dựng NTM của 119 xã, bao gồm nguồn lực Nhà nước, nguồn lực xã hội, kết nối với đô thị hóa, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và bất cập của tiêu chí NTM. Ngược lại, các yếu tố nền tảng của phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH, gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, đội ngũ cán bộ cơ sở và mức độ tham gia của người dân tác động có ý nghĩa đến tiến trình xây dựng NTM của các xã theo chiều hướng tích cực. Kết quả mô hình hồi qui Tobit cũng khá tương đồng với đánh giá cá nhân của đại diện lãnh đạo phụ trách Chương trình xây dựng NTM ở các xã (Bả ng 7; Bả ng 8); trừ hoạt động cải thiện thu nhập cho người dân. Kết quả phân tích cho thấy, các xã tiến nhanh đã có sự chủ động, phát huy vai trò của cán bộ cơ sở trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng NTM từ tận dụng thuận lợi của nền tảng kết cấu hạ tầng ngay ban đầu, tập trung phát triển sản xuất, cải thiện kinh tế nông thôn và sức mạnh của nguồn nội lực từ cộng đồng dân cư, chung sức xây dựng NTM. Sự hài lòng và tham gia của người dân tạo ra sự khác biệt giữa hai nhóm xã tiến nhanh và tiến chậm, phù hợp với các nghiên cứu trước đây (Bùi Văn Trịnh và Dương Hồng Thúy, 2018). Tuy nhiên, kết quả phân tích đối với nhóm xã tiến chậm, tiến trình xây dựng NTM của các xã chỉ chịu tác động của yếu tố đội ngũ cán bộ cơ sở, chưa thấy được vai trò của của các yếu tố khác như nhóm xã tiến nhanh. Như vậy, tiến trình xây dựng NTM của các xã tiến chậm thiếu hụt sự trợ giúp, tác động tích cực từ các yếu tố về nền tảng kết cấu hạ tầng ngay ban đầu, tập trung phát triển sản xuất, cải thiện kinh tế nông thôn và sức mạnh của nguồn nội lực từ cộng đồng dân cư như nhóm xã tiến nhanh. Bả ng 8. Kết quả ước lượng các yếu tố tác động đến tiến trình xây dựng NTM ở Đồng Tháp Tên biến Mô hình ước lượng tiến trình NTM Toàn tỉnh Nhóm xã tiến chậm Nhóm xã tiến nhanh Hệ số P>|t| Hệ số P>|t| Hệ số P>|t| Ngân sách Nhà nước 0,823 0,227 0,875 0,404 0,389 0,213 Nguồn lực xã hội 0,073 0,626 -0,043 0,874 0,231 0,403 Kết nối với đô thị hóa -0,087 0,457 -0,012 0,951 -0,181 0,436 Nền tảng của phát triển kết cấu hạ tầng 0,495 0,000 0,748 0,000 0,789 0,000 Gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp 0,391 0,007 1,461 0,060 0,614 0,010 Giải quyết việc làm 0,055 0,541 0,234 0,881 0,132 0,439 Xóa đói giảm nghèo -0,009 0,932 0,131 0,473 -0,092 0,661 Đội ngũ cán bộ cơ sở 0,889 0,000 1,367 0,000 1,471 0,000 59 Mức độ tham gia của người dân 0,164 0,100 0,246 0,205 0,344 0,100 Bất cập của tiêu chí NTM -0,075 0,230 -0,008 0,424 -0,190 0,211 Hằng số -0,337 0,014 -0,765 0,002 -1,127 0,000 Log likelihood 10,127 -34,004 -37,057 LR chi2(10) 191,97 184,07 169,17 Prob > chi2 0,000 0,000 0,000 Left-censored observations 0 0 65 Uncensored observations 119 65 54 Right-censored observations 0 54 0 Nguồn: Kết quả thu thập số liệu sơ cấp tại tỉnh Đồng Tháp, 2019. Trong những yếu tố tác động đến mức độ đạt tiêu chí NTM của cả hai nhóm xã tiến nhanh và tiến chậm, yếu tố đội ngũ cán bộ cơ sở có sự ảnh hưởng lớn nhất đến tốc độ hoàn thành các tiêu chí NTM của các xã. Chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở không chỉ thể hiện qua công tác lãnh đạo, chỉ đạo mà còn hiệu quả thực hiện các công việc trong Chương trình xây dựng NTM, đặc biệt vận động sự tham gia hiệu quả của cộng đồng địa phương. Kết quả phân tích đã hàm ý rằng việc nâng cao vai trò của đội ngũ cán bộ cán bộ cơ sở, tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp và phát huy tinh thần tham gia của người dân là những nội dung, nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy tiến trình xây dựng NTM của tỉnh Đồng Tháp. 5. Kết luận và hàm ý chính sách Sau gần môt thập kỷ triển khai và thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của tỉnh Đồng Tháp, diện mạo nông thôn thay đổi thông qua kết cấu hạ tầng được xây dựng, phục vụ tốt hơn nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân nông thôn. Cảnh quan môi trường nông thôn được cải thiện; đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được nâng cao. Các chỉ số về thu nhập bình quần đầu, tỷ lệ hộ giảm nghèo, tham gia bảo hiểm y tế và hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh đều được cải thiện. Chương trình nhận được sự quan tâm, sự đồng thuận tham gia tích cực, đông đảo của người dân. Người dân ngày càng thể hiện vai trò chủ thể của mình trong xây dựng NTM thông qua việc giám sát thực hiện, đề xuất thực hiện công trình, phần việc của mình, của địa phương và chủ động tham gia thực hiện. Tiến trình xây dựng NTM của tỉnh Đồng Tháp theo chiều hướng tích cực, tốc độ đạt chuẩn NTM trong giai đoạn 2016-2020 cao hơn so với giai đoạn 2011-2015, gấp khoảng 2 lần; song có sự khác biệt về kết quả đạt được các tiêu chí NTM giữa nhóm xã tiến chậm và nhóm xã tiến nhanh. Nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt giữa 2 nhóm xã về nối kết đô thị, tỷ lệ hộ nghèo, thu nhập bình quân, vốn đầu tư xây dựng NTM của Nhà nước,... Tiến trình đạt được các tiêu chí NTM có nhiều yếu tố ảnh hưởng; trong đó, các yếu tố về nền tảng kết cấu hạ tầng KT-XH, gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, đội ngũ cán bộ cơ sở, và mức độ tham gia của người dân tác động có ý nghĩa và tác động tích cực, tạo nên sự thay đổi và khác biệt về tiến trình xây dựng NTM của 2 nhóm xã tiến nhanh và tiến chậm. Trong đó, kết quả xây dựng NTM của nhóm xã tiến nhanh chịu tác động của cả 4 yếu tố này mang lại những lợi thế để hoàn thành các nhóm tiêu chí NTM nhanh hơn so với nhóm xã tiến chậm khi chỉ chịu tác động có ý nghĩa từ yếu tố đội ngũ cán bộ cơ sở. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 10, Số 2, 2021, 47-61 60 Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn Ngoài việc nâng cao vai trò của đội ngũ cán bộ cán bộ ở cơ sở tại các địa phương rất cần đến sự tập trung chỉ đạo về phát triển kinh tế nông nghiệp và phát huy tinh thần tham gia của người dân, nội lực tại chỗ của địa phương để thúc đẩy tiến trình xây dựng NTM giữa các xã đồng đều, hiệu quả hơn; làm nền tảng vững chắc cho giai đoạn tiếp theo. Để thúc đẩy tiến trình và nâng cao hiệu quả chương trình xây dựng NTM trong thời gian tới của tỉnh Đồng Tháp nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung, một số đề xuất bao gồm: - Đánh giá, nhận định đúng quá trình thực hiện Chương trình xây dựng NTM của các địa phương thông qua tiến trình đạt được các tiêu chí NTM theo từng nhóm xã; đánh giá cụ thể hiện trạng và nhận diện những yếu tố tác động ở chiều hướng thúc đẩy hay hạn chế của tiến trình xây dựng NTM của từng đối tượng xã để làm cơ sở hoạch định lộ trình, giải pháp và cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp hơn. - Tập trung các giải pháp nâng cao năng lực và vai trò lãnh đạo, điều hành và hoạt động của đội ngũ cán bộ cơ sở cả về số lượng và chất lượng; đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của KT-XH ngày càng cao trong bối cảnh thích ứng với thay đổi điều kiện tự nhiên và KT-XH, đặc biệt kinh tế hội nhập. - Triển khai và thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho người dân để phát huy vai trò chủ thể, tinh thần chung tay xây dựng NTM từ nội lực của địa phương hơn là chú trọng, trông chờ vào sự hỗ trợ của cấp trên từ nguồn lực Nhà nước. Bởi lẽ, mục đích xây dựng NTM là nâng cao đời sống của người dân nông thôn, chủ thể của Chương trình chính là người dân, gắn kết trực tiếp đời sống sinh kế của người dân. Do vậy, sự phát triển của NTM gắn chặt với sự thay đổi nhận thức của chính quyền địa phương và tư duy tự chủ, tự vươn lên của người dân nông thôn./. Tài liệu tham khảo BCĐ CTMTQG. (2020). Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020 (Báo cáo số 02/BC-BCDCTMTQG). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (2019). Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL, định hướng thực hiện giai đoạn sau năm 2020. Bùi Văn Trịnh, Dương Hồng Thúy. (2018). Sự hài lòng của người dân đối với việc xây dựng NTM: Trường hợp cụ thể tại xã Hưng Phú, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, 43. Chính phủ. (2009). Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009, hiện nay đã được thay thế bằng Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về xã NTM. Chính phủ. (2010). Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020. Chính phủ. (2016a). Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng xã NTM. Chính phủ. (2016b). Quyết định số 1600/QĐ- TTg ngày 16/8/2016 Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020. Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp. (2020). Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2019. Dower. (2004). Bộ Cẩm nang Đào tạo và Thông tin về Phát triển nông thôn toàn diện. Đặng Hữu Vĩnh (dịch) và Vũ Trọng Khải (hiệu chỉnh).NXB Nông nghiệp. Hồ Vũ Linh Đan. (2015). Đánh giá sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM ở xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. 61 Luận văn tốt nghiệp Cao học ngành Phát triển nông thôn. Trường Đại học Cần Thơ. Huỳnh Phẩm Dũng Phát, Nguyễn Đình Văn, Nguyễn Thị Khánh Thi. (2017). Thực trạng và giải pháp phát triển NTM ở tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Lê Cảnh Dũng, Võ Văn Tuấn và Nguyễn Văn Sánh. (2015). Nguyên lý phát triển nông thôn. NXB Đại học Cần Thơ. Lê Thị Loan. (2015). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn để xây dựng NTM ở Thanh Hóa. Tạp chí Khoa học. Trường Đại học Hồng Đức, Số đặc biệt 11. Nguyễn Thùy Trang, Võ Hồng Tú, Trương Thảo Nhi. (2016). Đánh giá tác động của chương trình xây dựng NTM đến thu nhập nông hộ tại tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 46d, 116-121. Nguyễn Văn Hùng. (2015). Xây dựng NTM trong phát triển KT-XH ở tỉnh Bắc Ninh. Luận án tiến sĩ Kinh tế. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tỉnh ủy Đồng Tháp. (2011). Nghị quyết số 02- NQ/TU ngày 23 tháng 5 năm 2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh về xây dựng NTM tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2015. Trung ương Đảng. (2008). Nghị quyết số 26-NQ/ TW ngày 05/08/2008 của Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã xác định mục tiêu xây dựng NTM. UBND tỉnh Đồng Tháp. (2020). Báo cáo tổng kết 10 năm (2010 - 2020) thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM (Báo cáo số 288/BC-UBND.HC). Văn phòng Điều phối Trung ương. (2019). Báo cáo thống kê kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về xã NTM đến năm 2019. Võ Văn Tuấn và Lê Cảnh Dũng. (2015). Phân tích sinh kế: Lý tuyết và thực tiễn. NXB Đại học Cần Thơ. Waas, T., Hugé, J. Verbruggen, A. and Wright, T. (2011). Sustainable Development: A Bird’s Eye View. Sustainability 2011, 3, 1637- 1661; doi:10.3390/su3101637. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 10, Số 2, 2021, 47-61
File đính kèm:
- phan_tich_cac_yeu_to_tac_dong_den_tien_trinh_xay_dung_nong_t.pdf