Phân tầng xã hội dựa trên nghề ở Nam Bộ từ thập niên 2000 đến nay

Bài viết sử dụng bốn bộ dữ liệu điều tra mức sống dân cư (VHLSS) 2006, 2010,

2014 và 2018 để phân tích phân tầng xã hội dựa trên nghề ở Nam Bộ. Kết quả

phân tích cho thấy, cơ cấu giai tầng ở Nam Bộ sau 12 năm vẫn mang đặc điểm

của một xã hội công nghiệp chưa hoàn thành với các nhóm nghề thuộc tầng

dưới trong tháp phân tầng chiếm tỷ lệ khá cao ở hầu hết các năm, còn các nhóm

nghề thuộc tầng trên và tầng giữa chiếm tỷ lệ tương đối thấp. Cơ cấu giai tầng

dựa trên nghề ở nông thôn và đô thị có sự khác biệt khá lớn, trong đó ở khu vực

đô thị tháp phân tầng có hình quả trám ở hầu hết các năm khảo sát, thể hiện

một xã hội công nghiệp phát triển, còn ở nông thôn tháp phân tầng vẫn mang

hình kim tự tháp với tầng dưới chiếm tỷ lệ tương đối cao, điều này cho thấy cơ

cấu xã hội ở nông thôn Nam Bộ vẫn mang dáng dấp của một xã hội nông nghiệp

chưa phát triển. Trong đó, ở hai thời điểm 2010 và 2014 tỷ lệ các nhóm nghề

thuộc tầng giữa trung và tầng giữa dưới đã giảm xuống khá rõ do ảnh hưởng

của khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu.

Phân tầng xã hội dựa trên nghề ở Nam Bộ từ thập niên 2000 đến nay trang 1

Trang 1

Phân tầng xã hội dựa trên nghề ở Nam Bộ từ thập niên 2000 đến nay trang 2

Trang 2

Phân tầng xã hội dựa trên nghề ở Nam Bộ từ thập niên 2000 đến nay trang 3

Trang 3

Phân tầng xã hội dựa trên nghề ở Nam Bộ từ thập niên 2000 đến nay trang 4

Trang 4

Phân tầng xã hội dựa trên nghề ở Nam Bộ từ thập niên 2000 đến nay trang 5

Trang 5

Phân tầng xã hội dựa trên nghề ở Nam Bộ từ thập niên 2000 đến nay trang 6

Trang 6

Phân tầng xã hội dựa trên nghề ở Nam Bộ từ thập niên 2000 đến nay trang 7

Trang 7

Phân tầng xã hội dựa trên nghề ở Nam Bộ từ thập niên 2000 đến nay trang 8

Trang 8

Phân tầng xã hội dựa trên nghề ở Nam Bộ từ thập niên 2000 đến nay trang 9

Trang 9

Phân tầng xã hội dựa trên nghề ở Nam Bộ từ thập niên 2000 đến nay trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang xuanhieu 5440
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Phân tầng xã hội dựa trên nghề ở Nam Bộ từ thập niên 2000 đến nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tầng xã hội dựa trên nghề ở Nam Bộ từ thập niên 2000 đến nay

Phân tầng xã hội dựa trên nghề ở Nam Bộ từ thập niên 2000 đến nay
à chưa đủ 
để đưa cả vùng Nam Bộ trở thành một 
xã hội công nghiệp. Để hiểu sâu hơn 
các vấn đề này và xem có sự khác 
biệt nào giữa nông thôn - đô thị trong 
cơ cấu nghề nghiệp trong 12 năm 
(2006-2018), chúng tôi sẽ đi vào phân 
tích phân tầng xã hội dựa trên nghề ở 
nông thôn và đô thị trong phần dưới 
đây. 
4.2. Sự khác biệt trong cơ cấu giai 
tầng nghề ở khu vực nông thôn và 
thành thị 
Khi phân tích về cơ cấu xã hội và 
phân tầng xã hội, nhiều nghiên cứu 
cho rằng có sự chênh lệch khá lớn 
giữa nông thôn và đô thị, không chỉ 
trong cơ cấu thu nhập, chi tiêu và tài 
sản của gia đình mà còn thể hiện ở 
trong cơ cấu nghề nghiệp của người 
dân ở những khu vực này. Những địa 
bàn có quá trình đô thị hóa và công 
nghiệp hóa cao thì ở đó cơ cấu nghề 
nghiệp của người lao động đa dạng 
hơn và có chiều hướng phát triển hơn, 
tức là những khu vực đó người lao 
động có trình độ chuyên môn, kỹ năng 
tay nghề tốt hơn. Ngược lại, ở khu 
vực nông thôn thì cơ cấu nghề nghiệp 
ít đa dạng, tỷ lệ người lao động có 
trình độ chuyên môn, kỹ thuật chiếm 
tỷ lệ thấp còn các nhóm nghề thuộc 
lao động giản đơn, không có tay nghề 
chiếm tỷ lệ khá cao (Văn Ngọc Lan và 
đồng nghiệp, 2001; Văn Ngọc Lan; 
2009; Nguyễn Quới, 2007; Hà Thúc 
Dũng, 2009). Kết quả nghiên cứu của 
chúng tôi cũng cho thấy có sự khác 
biệt khá lớn giữa nông thôn và đô thị 
trong cơ cấu xã hội dựa trên nghề. 
Trong đó, ở khu vực đô thị cơ cấu 
nghề của người lao động ở tất cả các 
năm đều có hình quả trám với những 
nhóm nghề thuộc tầng giữa (tầng giữa 
trên, tầng giữa trung và tầng giữa 
dưới) chiếm một tỷ lệ tương đối cao 
trong cơ cấu tầng nghề và tầng dưới 
chiếm hơn một tỷ lệ vừa phải và đang 
có xu hướng giảm dần. Ngược lại, 
khu vực nông thôn có nhiều biến 
chuyển trong cơ cấu nghề, nhưng vẫn 
mang dáng vẽ của một xã hội nông 
nghiệp chưa phát triển với các nhóm 
nghề thuộc tầng trên và tầng giữa 
(giữa trên, giữa trung và giữa dưới) 
còn chiếm một tỷ lệ tương đối thấp, 
còn các nhóm nghề thuộc tầng dưới 
(lao động giản đơn, lao động ít có tay 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 11 (267) 2020 
24 
nghề, nông dân bậc dưới) chiếm tỷ lệ 
cao xấp xỉ 50%. Trong khi đó các 
nhóm nghề thuộc tầng trên, tầng giữa 
tuy có biến đổi trong các thời điểm 
khảo sát nhưng tăng không đáng kể 
(xem Biểu đồ 1a, 1b). 
Các biểu đồ cho thấy, cơ cấu giai tầng 
nghề ở khu vực đô thị từ thập niên 
2000 đến nay đều có hình thoi với các 
tầng nghề thuộc tầng giữa chiếm tỷ lệ 
khá cao. Điều này chứng tỏ cơ cấu 
giai tầng khu vực đô thị ở Nam Bộ 
đang có nhiều chuyển biến mạnh mẽ 
và dáng dấp của một xã hội công 
nghiệp. Kết quả cho thấy các nhóm 
nghề ở các giai tầng giữa trung và 
tầng giữa dưới tăng lên đáng kể và 
nhóm các nghề thuộc tầng dưới có xu 
hướng giảm dần. Cụ thể, các nhóm 
nghề thuộc tầng giữa dưới (công 
nhân, thợ có kỹ thuật, nông dân bậc 
trung thấp, chủ sở hữu phi nông 
nghiệp bậc thấp, quản lý nhà nước 
bậc thấp) chiếm tỷ lệ cao nhất trong 5 
giai tầng ở khu vực đô thị và ít có sự 
biến động, cụ thể năm 2006 chiếm 
Biểu đồ 1b. Cơ cấu năm tầng nghề ở Nam Bộ theo nông thôn - đô thị năm 2014-2018 
Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra mức sống dân cư các năm 2006, 2010, 2014 và 
2018 của Tổng cục Thống kê Việt Nam. 
Biểu đồ 1a. Cơ cấu năm tầng nghề ở Nam Bộ chia theo nông thôn - đô thị năm 2006-
2010 
Nguồn: Tác giả xử lý từ số liệu điều tra mức sống dân cư các năm 2006, 2010, 2014 và 
2018 của Tổng cục Thống kê Việt Nam. 
HÀ THÚC DŨNG - TRẦN ĐAN TÂM – PHÂN TẦNG XÃ HỘI DỰA TRÊN 
25 
khoảng 39,1% và giảm nhẹ ở năm 
2010 chiếm 38,6%, đến năm 2014 
tăng lên 41,7% và năm 2018 chiếm 
41,8%. Tiếp đến là tầng giữa trung 
thuộc các nhóm nghề có kỹ thuật và 
trình độ chuyên môn khá hơn (người 
lao động có kỹ thuật cao, nông dân 
bậc trung cao, chủ sở hữu phi nông 
nghiệp bậc trung thấp, quản lý nhà 
bậc trung thấp) ở đô thị năm 2006 
chiếm khoảng 18,8%, năm 2010 
chiếm 20,4% và 2014 chiếm 20,1%, 
năm 2018 chiếm 20,4%. Các nhóm 
nghề thuộc tầng dưới (nông dân bậc 
thấp, lao động ít kỹ năng, lao động 
giản đơn) đang có xu hướng giảm dần 
ở khu vực đô thị qua các thời kỳ được 
khảo sát, nếu như năm 2006 các 
nhóm nghề thuộc tầng dưới chiếm 
29,1% đến năm 2010 giảm xuống còn 
chiếm 24, 2%, năm 2014 là 22,1% và 
năm 2018 là 23%. Đặc biệt, giai tầng 
thuộc đỉnh tháp là tầng trên ở khu vực 
đô thị có sự dịch chuyển tương đối 
lớn và đi theo hướng hình chữ U 
ngược, cụ thể năm 2006 thì tầng trên 
chiếm 2,4% đến năm 2010 tăng cao 
nhất chiếm 4,1%, năm 2014 tầng trên 
giảm nhẹ xuống 3,3%, đến năm 2018 
còn lại 2,6%. Các nhóm nghề thuộc 
tầng giữa trên trong ba thời điểm năm 
2006, 2010 và 2014 tăng lên lần lượt 
là 10,6% năm 2006, 12,6% năm 2010 
và 12,8% năm 2014, nhưng đến 2018 
giảm nhẹ còn 12,3%. Khác với nhóm 
nghề thuộc tầng giữa trên, các nhóm 
nghề thuộc giai tầng giữa trung ở khu 
vực đô thị trong giai đoạn từ 2010 đến 
2018 không tăng, thậm chí còn giảm 
như năm 2010 chiếm khoảng 20,4% 
nhưng đến năm 2014 giảm còn 20,1% 
và năm 2018 tăng nhẹ 20,4%. Các 
nhóm nghề thuộc giai tầng giữa dưới 
tuy có tăng lên nhưng không đáng kể 
như năm 2010 chiếm khoảng 38,6% 
đến năm 2014 tăng lên 41,7% và 
41,8% năm 2018. Như vậy, có thể nói, 
cơ cấu nghề nghiệp khu vực đô thị ở 
Nam Bộ từ đầu thập niên 2000 đến 
nay đã có nhiều chuyển biến và đang 
hình thành nên một cơ cấu xã hội 
công nghiệp tương đối phát triển. 
Trong đó các nghề đòi hỏi trình độ 
chuyên môn, kỹ năng tay nghề chiếm 
tỷ lệ cao trong cơ cấu nghề nghiệp ở 
khu vực này và các nhóm nghề thuộc 
tầng dưới chiếm tỷ lệ vừa phải và 
đang có xu hướng giảm dần qua từng 
thời điểm khảo sát. 
Ở khu vực nông thôn Nam Bộ, nghiên 
cứu cho thấy trong 12 năm (2006-
2018) tuy có nhiều biến đổi song ít 
nhiều vẫn mang đặc đểm của một xã 
hội nông nghiệp chưa phát triển. Điều 
này thể hiện khá rõ ở tầng lớp dưới 
chiếm một tỷ lệ cao trong cơ cấu giai 
tầng ở hầu hết các thời điểm khảo sát; 
trong năm 2006 tầng dưới ở khu vực 
nông thôn chiếm khoảng 49,6% đến 
năm 2010 tăng lên 51,0%, năm 2014 
chiếm 54,1% và năm 2018 giảm 
xuống còn 46,1%. Tiếp đến là hai giai 
tầng thuộc tầng giữa trung và tầng 
giữa dưới chiếm một tỷ lệ tương đối 
và với xu hướng dịch chuyển lúc lên 
lúc xuống chứ không theo một chiều 
hướng nhất định. Cụ thể các nhóm 
nghề thuộc tầng giữa trung năm 2006 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 11 (267) 2020 
26 
chiếm khoảng 22,8% đến năm 2010 
giảm xuống 17% và năm 2014 còn 
16%, nhưng đến năm 2018 tăng lên 
20,7%. Các nhóm nghề thuộc tầng 
giữa dưới, năm 2006 chiếm khoảng 
22,4% đến năm 2010 tăng nhẹ 24,6%, 
năm 2014 giảm xuống 21,9% nhưng 
đến 2018 tăng lên 25,0%. 
Tuy nhiên, các giai tầng thuộc nhóm 
đỉnh lại có xu hướng tăng đều ở khu 
vực nông thôn trong vòng 12 năm 
qua. Trong đó tầng trên tăng khá 
nhanh, năm 2006 chiếm 1,7% đến 
năm 2010 khoảng 2,3%, năm 2014 
chiếm 2,5% và năm 2018 là 2,7%. 
Tiếp đến các nhóm nghề thuộc tầng 
giữa trên, những nghề đòi hỏi có khả 
năng quản lý, có trình độ chuyên môn, 
có kỹ năng tay nghề, diện tích đất sản 
xuất tương đối lớn đang có xu hướng 
tăng lên ở khu vực nông thôn Nam 
Bộ. Năm 2006 giai tầng này chiếm 
khoảng 3,5% thì đến năm 2010 tăng 
lên 5,1%, năm 2014 là 5,4% và năm 
2018 tăng cao nhất với 5,5%. Nếu 
nhìn trên tổng thể trong vòng 12 năm 
(2006-2018), thì các nhóm nghề thuộc 
tầng trên và tầng giữa trên tăng lên 
gần 1,5 lần. Như vậy, ở khu vực nông 
thôn Nam Bộ khi các nhóm nghề 
thuộc tầng trên và tầng giữa trên tăng 
nhanh, còn các nhóm nghề thuộc tầng 
dưới giảm rất ít cho thấy sự bất bình 
đẳng giữa các tầng lớp dân cư có xu 
hướng ngày càng cao qua các thời 
điểm khảo sát. 
Từ các kết quả phân tích trên, có thể 
nói giữa khu vực nông thôn và đô thị 
ở Nam Bộ có sự khác biệt khá lớn 
trong cơ cấu xã hội dựa trên nghề. 
Trong đó, khu vực đô thị đang dần thể 
hiện rõ một cơ cấu xã hội công nghiệp 
với các giai tầng thuộc tầng giữa 
chiếm một tỷ lệ tương đối lớn và các 
nhóm nghề thuộc tầng dưới chiếm tỷ 
lệ vừa phải và có xu hướng giảm dần 
qua các năm. Ngược lại ở khu vực 
nông thôn cơ cấu xã hội vẫn mang 
sắc thái của một xã hội nông nghiệp 
chưa phát triển với các nhóm nghề 
thuộc tầng trên, tầng giữa chiếm tỷ lệ 
tương đối thấp, còn các nhóm nghề 
thuộc tầng dưới còn chiếm tỷ lệ khá 
cao dao động trong khoảng trên dưới 
50%. Còn khu vực đô thị tuy cơ cấu 
các giai tầng có biến đổi khá đều và 
cân bằng giữa các nhóm theo các 
năm, ngược lại ở khu vực nông thôn 
thì các nhóm nghề thuộc tầng trên và 
tầng giữa trên có chiều hướng tăng 
lên nhưng các nhóm nghề thuộc tầng 
giữa trung, giữa dưới và tầng dưới ít 
có sự thay đổi. Như vậy phải chăng ở 
khu vực nông thôn Nam Bộ tình trạng 
phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã 
hội dựa trên nghề diễn ra mạnh hơn 
so với khu vực đô thị, nên tỷ lệ các 
nhóm nghề thuộc hai giai tầng ở đỉnh 
tháp phân tầng có xu hướng tăng qua 
các năm, còn các nhóm nghề thuộc 
tầng dưới tuy có giảm nhưng không 
đáng kể. 
5. KẾT LUẬN 
Từ những kết quả nghiên cứu trên, có 
thể đưa ra một số kết luận liên quan 
đến cơ cấu và sự dịch chuyển cơ cấu 
giai tầng nghề của vùng Nam Bộ đầu 
thập niên 2000 đến nay. 
HÀ THÚC DŨNG - TRẦN ĐAN TÂM – PHÂN TẦNG XÃ HỘI DỰA TRÊN 
27 
Thứ nhất, sự phân tầng xã hội dựa 
trên nghề ở Nam Bộ từ 2006-2018 
diễn ra khá nhanh và tương đối tích 
cực, trong đó các nhóm nghề thuộc 
giai tầng trên và tầng giữa tăng dần 
lên và các nhóm nghề thuộc tầng dưới 
giảm khá nhanh. Tuy nhiên, cơ cấu 
giai tầng ở Nam Bộ sau 12 năm vẫn 
mang đặc điểm của một xã hội công 
nghiệp chưa hoàn thành với các nhóm 
nghề thuộc tầng dưới trong tháp phân 
tầng chiếm tỷ lệ khá cao ở hầu hết 
các năm. Bên cạnh đó dù nguồn dữ 
liệu không đủ dữ liệu để chứng minh, 
nhưng khi liên kết một số nghiên cứu 
khác cho thấy, cuộc khủng hoảng kinh 
tế - tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng 
đến cơ cấu xã hội của khu vực Nam 
Bộ ở thời điểm 2010 và 2014 khá rõ 
nét. Trong đó các nhóm nghề thuộc 
giai tầng giữa trung và giữa dưới 
(những nghề đòi hỏi trình độ chuyên 
môn, thợ kỹ thuật) không những 
không tăng mà còn giảm xuống ở hai 
thời điểm này. 
Thứ hai, giữa nông thôn và đô thị có 
sự khác biệt khá rõ nét trong cơ cấu 
xã hội ở hầu hết các thời điểm khảo 
sát. Trong đó tháp giai tầng nghề ở 
khu vực đô thị ở Nam Bộ trong thời 
điểm 2006, 2010, 2014 và 2018 đều 
mang hình dáng quả trám, điều này 
thể hiện cơ cấu của một xã hội công 
nghiệp phát triển. Tuy nhiên, giữa các 
thời điểm khảo sát có sự biến động 
khá lớn, trong đó các nghề thuộc ba 
giai tầng giữa (giữa trên, giữa trung và 
giữa dưới) chịu ảnh hưởng khá nhiều 
từ cuộc khủng hoảng kinh tế - tài 
chính toàn cầu. Vì vậy, tỷ lệ các giai 
tầng này giảm xuống trong năm 2010 
và 2014, sau đó tăng trở lại trong năm 
2018. 
Cơ cấu giai tầng ở khu vực nông thôn 
Nam Bộ có những biến chuyển tích 
cực trong 12 năm, nhưng vẫn mang 
đặc trưng của một xã hội nông nghiệp 
tiểu nông. Trong đó các nghề thuộc 
giai tầng dưới vẫn chiếm một tỷ lệ cao 
trong tháp phân tầng ở tất cả các năm, 
còn các nhóm nghề thuộc tầng giữa 
tuy có tăng nhẹ nhưng vẫn chiếm một 
tỷ lệ thấp, điều này chưa thể đáp ứng 
mong muốn của chính phủ cơ bản 
hoàn thành công nghiệp hóa vào năm 
2020.  
CHÚ THÍCH 
(*)
 Đây là sản phẩm của đề tài “Cơ cấu giai tầng xã hội vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2010-
2020” do Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam phê duyệt và tài trợ. 
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 
1. Bùi Thế Cường. 2015. Cơ cấu xã hội và chuyển dịch cơ cấu xã hội ở vùng kinh tế 
trọng điểm phía Nam trong thời kỳ 2010-2015. Đề tài cấp Nhà nước 2015. 
2. Bùi Thế Cường. 2017. “Một phân loại giai tầng trung lưu Vùng kinh tế trọng điểm phía 
Nam”. Tạp chí Xã hội học. Số 3(139)/2017, tr. 43-51. 
3. Đào Quang Bình. 2007. Chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở 
TPHCM. Luận văn Thạc sĩ. 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 11 (267) 2020 
28 
4. Đỗ Thiên Kính. 2012. Hệ thống phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay (Qua những 
cuộc điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam 2002-2004-2006-2008). Hà Nội: Nxb. 
Khoa học Xã hội. 
5. Đỗ Thiên Kính. 2015. “Xu hướng biến đổi cấu trúc các tầng lớp xã hội ở vùng kinh tế 
trọng điểm phía Nam trong thời kỳ đổi mới”. Tạp chí Khoa học Xã hội TPHCM, số 
4(200), tr. 29-40. 
6. Grusky, David B. (editor). 2014. Social Stratification: Class, Race, and Gender in 
Sociological Perspective. Fourth Edition. Westview Press. 
7. Hà Thúc Dũng. 2009. “Bất bình đẳng thu nhập của các nhóm dân cư trong quá trình 
đô thị hóa”. Tạp chí Khoa học Xã hội TPHCM. Số 6/2009. 
8. Lê Thanh Sang. 2011. Biến đổi cơ cấu xã hội và phúc lợi cư dân Tây Nam Bộ. Đề tài 
cấp bộ do Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ chủ trì. 
9. Nguyễn Quới. 2007. “Các loại hình kinh tế hộ trong mối tương quan với phân tầng xã 
hội”. trong Trung tâm Nghiên cứu Xã hội học. Những nghiên cứu xã hội học trong thời 
kỳ chuyển đổi. Nxb. Khoa học Xã hội. 
10. Nguyễn Văn Tạo. 2012. “Việt Nam trước khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu”. 
Tạp chí Tài chính. 7/4/2012. http//tapchitaichinh.vn, truy cập ngày 15/4/2020. 
11. Nhàn Đàm. 2016. “Mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 không đạt: 
kết thúc một mơ ước duy ý chí”. Một thế giới, ngày 13/4/2016. https://motthegioi.vn/kinh-
te-c-67/muc-tieu-tro-thanh-nuoc-cong-nghiep-vao-nam-2020-khong-dat-ket-thuc-mot-
mo-uoc-duy-y-chi-29346.html, truy cập ngày 23/3/2020. 
12. Như Quỳnh. 2018. “Việt Nam sẽ như thế nào nếu khủng hoảng tài chính toàn cầu 
xảy ra? ” Tạp chí Tài chính, ngày 6/6/2018. http//tapchitaichinh.vn, truy cập ngày 
15/4/2020. 
13. Savage, Mike. 2016. “The Fall and Rise of Class Analysis in British Sociology, 1950-
2016”. Tempo Social, Revista de Sociologia da USP, Vol. 28, No. 2, pp. 57-72. 
14. Tổng cục Thống kê Việt Nam. 2006, 2010, 2014, 018. Bộ số liệu điều tra mức sống 
dân cư (VHLSS) file data số liệu. Tổng cục Thống kê. 
15. Trần Hữu Quang. 2018. “Land Accumulation in the Mekong Delta of Vietnam: a 
Question revisited”. Canadian Journal of Development Studies, Vol. 39, No. 2, pp. 199-
214. DOI: 10.1080/02255189.2017.1345722. 
16. Tư Giang. 2019a. Để Việt Nam mơ giấc mơ “hóa rồng, hóa hổ”. VietnamNet. 
https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/de-viet-nam-mo-giac-mo-hoa-rong-hoa-ho-
583638.html, truy cập ngày 25/3/2020. 
17.Tư Giang. 2019b. Khi nào hoàn thành giấc mơ công nghiệp hóa. VietnamNet. 
https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/tieudiem/khi-nao-hoan-thanh-giac-mo-cong-
nghiep-hoa-588013.html, truy cập ngày 10/4/2020. 
18. Văn Thị Ngọc Lan và đồng nghiệp. 2001. Phân tầng xã hội và thực trạng người 
nghèo ở nông thôn – qua nghiên cứu ở Long An và Quảng Ngãi. Báo cáo đề tài cấp 
Viện. 
19. Văn Thị Ngọc Lan. 2007. Cộng đồng cư dân ngoại thành TPHCM trong quá trình đô 
thị hóa. Luận án Tiến sĩ. 

File đính kèm:

  • pdfphan_tang_xa_hoi_dua_tren_nghe_o_nam_bo_tu_thap_nien_2000_de.pdf