Nhu cầu về dịch vụ công tác xã hội của người bệnh nội trú tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả nhu cầu về dịch vụ công tác xã hội của bệnh nhân nội trú tại Bệnh

viện Hữu Nghị Việt Đức năm 2018.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu phát vấn với 420 bệnh nhân nội trú. Nghiên cứu thu thập số liệu tại 5 khoa: Chấn thương

chỉnh hình I, Ung bướu, Phẫu thuật thần kinh I, Phẫu thuật gan mật và Phẫu thuật tiết niệu trong thời

gian tháng 4-5/2018.

Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy, người bệnh có nhu cầu khác nhau về dịch vụ công tác xã hội,

trong đó: 81,9% người bệnh có nhu cầu cung cấp dịch vụ chỉ dẫn thông tin khám chữa bệnh, 68,6%

người bệnh có nhu cầu cung cấp thông tin giáo dục sức khỏe, 62,9% người bệnh có nhu cầu hỗ trợ tâm

lý, 55,5% người bệnh có nhu cầu kết nối nguồn lực và hỗ trợ từ thiện.

Kết luận: Một số khuyến nghị đã được đưa ra về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, truyền thông, và việc

giám sát triển khai dịch vụ công tác xã hội tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Nhu cầu về dịch vụ công tác xã hội của người bệnh nội trú tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức trang 1

Trang 1

Nhu cầu về dịch vụ công tác xã hội của người bệnh nội trú tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức trang 2

Trang 2

Nhu cầu về dịch vụ công tác xã hội của người bệnh nội trú tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức trang 3

Trang 3

Nhu cầu về dịch vụ công tác xã hội của người bệnh nội trú tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức trang 4

Trang 4

Nhu cầu về dịch vụ công tác xã hội của người bệnh nội trú tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức trang 5

Trang 5

Nhu cầu về dịch vụ công tác xã hội của người bệnh nội trú tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức trang 6

Trang 6

Nhu cầu về dịch vụ công tác xã hội của người bệnh nội trú tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức trang 7

Trang 7

Nhu cầu về dịch vụ công tác xã hội của người bệnh nội trú tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức trang 8

Trang 8

Nhu cầu về dịch vụ công tác xã hội của người bệnh nội trú tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức trang 9

Trang 9

Nhu cầu về dịch vụ công tác xã hội của người bệnh nội trú tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 8160
Bạn đang xem tài liệu "Nhu cầu về dịch vụ công tác xã hội của người bệnh nội trú tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhu cầu về dịch vụ công tác xã hội của người bệnh nội trú tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Nhu cầu về dịch vụ công tác xã hội của người bệnh nội trú tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
m và cộng sự
Thông tin chung Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Nhóm tuổi
18 tuổi - 26 tuổi 53 12,6
Trên 26 tuổi - 40 tuổi 93 22,1
Trên 40 tuổi - 55 tuổi 117 27,9
>55 tuổi 157 37,4
Giới tính
Nam 250 59,5
Nữ 170 40,5
Nơi ở
Thành thị 151 36,0
Nông thôn 269 64,0
Tình trạng hôn nhân
Chưa lập gia đình 46 11,0
Đã kết hôn 347 82,6
Góa/ Ly hôn 27 6,4
Trình độ học vấn
Không đi học 20 4,8
Tiểu học 61 14,5
Cấp II (THCS) 99 23,6
Cấp III (THPT) 94 22,4
Trung cấp, cao đẳng trở lên 146 34,8
Nghề nghiệp
Làm công ăn lương 119 28,3
Chủ cơ sở sản xuất 26 6,2
Tự do 166 39,5
Ở nhà 56 13,3
Khác 53 12,6
Mức sống
Giàu 2 0,5
Khá 139 33,1
Trung bình 240 57,1
Nghèo 5 1,2
Cận nghèo 34 8,1
Khác 23 5,5
Bảo hiểm y tế
Có 335 79,8
Không 85 20,2
Mức độ chi trả của bảo 
hiểm y tế 
40% 116 34,6
80% 140 41,8
95% 48 14,3
100% 31 9,3
30
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 01-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.01-2020)
Nhu cầu cung cấp dịch vụ công tác xã hội 
đối với người bệnh nội trú tại Bệnh viện 
Hữu nghị Việt Đức 
Nhu cầu cung cấp dịch vụ chỉ dẫn, tư vấn 
thông tin chung về khám chữa bệnh
Theo biểu đồ 1, tỷ lệ nhu cầu của người bệnh 
nội trú về hướng dẫn, hỗ trợ thủ tục/quy trình 
khám bệnh của người bệnh nội trú là cao nhất 
chiếm 91,9%. Tiếp sau đó, nhu cầu tư vấn chi 
phí điều trị và tư vấn chính sách bảo hiểm y 
tế cùng chiếm 90%. Nhu cầu chiếm tỷ lệ thấp 
hơn là hỗ trợ thủ tục chuyển cơ sở điều trị/ 
xuất viện (chiếm 89,8%), thấp nhất là nhu cầu 
về tư vấn trợ cấp xã hội cho người bệnh nội 
trú thuộc hộ nghèo 83,3%. 
Nhu cầu cung cấp dịch vụ truyền thông 
nâng cao nhận thức 
Biểu đồ 1. Tỷ lệ % nhu cầu của người bệnh nội trú về cung cấp dịch vụ chỉ dẫn, tư vấn 
thông tin chung về khám chữa bệnh
Biểu đồ 2. Tỷ lệ % nhu cầu của người bệnh nội trú về nhu cầu cung cấp dịch vụ truyền 
thông nâng cao nhận thức
Nguyễn Khắc Liêm và cộng sự
31
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 01-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.01-2020)
Biểu đồ 3. Tỷ lệ % nhu cầu của người bệnh nội trú về hỗ trợ tâm lý - xã hội
Nguyễn Khắc Liêm và cộng sự
Trong các nhu cầu cung cấp dịch vụ truyền 
thông nâng cao nhận thức của người bệnh 
thì nhu cầu được cung cấp thông tin, các quy 
định về khám chữa bệnh của bệnh viện là cao 
nhất chiếm 71,0%. Tiếp theo, nhu cầu được 
biết về hòm thư góp ý trong bệnh viện là 
69,5%, nhu cầu được biết về quy tắc ứng xử 
tại bệnh viện chiếm 67,9%. Cuối cùng, chiếm 
tỷ lệ thấp nhất là nhu cầu được cung cấp các 
nội dung về phòng, chống bệnh (đang khám 
và điều trị), chiếm 60,3%.
Nhu cầu hỗ trợ tâm lý – xã hội
Về nhu cầu hỗ trợ tâm lý – xã hội của người 
bệnh thì tỷ lệ nhu cầu cung cấp thông tin 
mạng lưới hỗ trợ người bệnh là cao nhất 
chiếm 72,4%. Các nhu cầu khác chiếm tỷ lệ 
tương đối cao như: Tư vấn – Tham vấn tâm 
lý, trị liệu tâm lý (cùng chiếm 71,7%) và tư 
vấn giao tiếp xã hội (chiếm 67,9%). Tỷ lệ nhu 
cầu của người bệnh hỗ trợ tư vấn giao tiếp xã 
hội là thấp nhất chiếm 64,3%.
Nhu cầu kết nối các nguồn lực và hỗ trợ 
từ thiện
Thăm hỏi về tình
28,3 28,3 32,1 35,7 27,6
71,7 71,7 67,9 64,3 72,4
%
trạng sức khỏe và
hoàn cảnh khó khăn
của gia đình
Tư vấn - tham
vấn tâm lý
Trị liệu tâm lý Tư vấn giao tiếp
xã hội
Cung cấp thông 
tin mạng lưới hỗ 
trợ người bệnh.
Có nhu cầu Không có nhu cầu
32
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 01-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.01-2020)
Biểu đồ 4. Tỷ lệ % nhu cầu kết nối nguồn lực và hỗ trợ từ thiện
Biểu đồ 5. Tỷ lệ % nhu cầu người bệnh nội trú về dịch vụ CTXH
Nguyễn Khắc Liêm và cộng sự
Nhu cầu hỗ trợ chỗ ở cho người nhà trong 
thời gian chăm sóc là cao nhất chiếm 67,6%. 
Tiếp sau đó, là nhu cầu hỗ trợ chăm sóc của 
các tình nguyện viên (64,3%). Nhu cầu của 
người bệnh về cung cấp bữa ăn miễn phí là 
thấp nhất chiếm 56,2%. Một số nhu cầu khác 
chỉ chiếm tỷ lệ ở mức trung bình như: hỗ trợ 
tiền mặt chi dùng cho sinh hoạt phí, hỗ trợ 
tiền mặt thanh toán một phần chi phí điều trị, 
được tặng đồ dùng cá nhân (khoảng 60%).
Nhu cầu cung cấp dịch vụ CTXH chung với 
người bệnh nội trú tại Bệnh viện Việt Đức 
Hỗ trợ tiền mặt
thanh toán một
phần chi phí điều
trị
%
41,4 40,2 42,1 43,8
32,4 35,7
58,6 59,8 57,9 56,2 67,6 64,3
Hỗ trợ tiền mặt
chi dùng cho sinh
hoạt phí
Được tặng đồ
dùng cá nhân
Được cung cấp
Có nhu cầu Không có nhu cầu
bữa ăn miễn 
phí
Hỗ trợ chỗ ở
cho người nhà
trong thời gian 
chăm sóc
Hỗ trợ chăm sóc
của các tình
nguyện viên
55,5 62,9
68,6
81,9
44,5 37,1
31,4
18,2
Nhu cầu kết nối nguồn 
lực và hỗ trợ từ thiện
Nhu cầu 
hỗ trợ tâm lý
Nhu cầu cung cấp 
dịch vụ thông tin, 
kiến thức truyền 
thông giáo dục sức 
khoẻ
Nhu cầu cung cấp 
dịch vụ chỉ dẫn, tư 
vấn thông tin chung 
về khám chữa bệnh
%
Có nhu cầu Không có nhu cầu
33
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 01-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.01-2020)
Theo biểu đồ 5, nhu cầu của người bệnh về 
cung cấp dịch vụ chỉ dẫn, tư vấn thông tin 
chung khám chữa bệnh là cao nhất chiếm 
81,9%. Tỷ lệ các nhu cầu khác của người 
bệnh nội trú tương đối cao, trong khoảng từ 
60 - 80%, bao gồm các nhu cầu: Nhu cầu về 
dịch vụ tư vấn thông tin điều trị bệnh, nhu cầu 
hỗ trợ tâm lý. Tỷ lệ nhu cầu của người bệnh 
về kết nối nguồn lực và hỗ trợ từ thiện là thấp 
nhất chiếm 55,5%.
BÀN LUẬN
Nhu cầu cung cấp dịch vụ chỉ dẫn thông tin 
chung về khám chữa bệnh 
Người bệnh cần được ưu tiên hỗ trợ, hướng 
dẫn thủ tục quy trình khám chữa bệnh. Kết 
quả này tương tự với nghiên cứu của tác giả 
Phạm Tiến Nam và nhóm cộng sự (2017) là 
86,1%. Đây cũng là nhu cầu chiếm tỷ lệ cao 
nhất của người bệnh ung thư tại bệnh viện 
K) (3). Ngoài ra, người bệnh tại bệnh viện 
Hữu nghị Việt Đức còn có nhu cầu: Hỗ trợ tư 
vấn chính sách bảo hiểm y tế và chi phí điều 
trị. Kết quả này có sự khác biết với nghiên 
cứu của tác giả Nguyễn Văn Bằng (2014). 
Nghiên cứu tác giả Nguyễn Văn Bằng, 
người bệnh ít có nhu cầu tư vấn về chi phí 
điều trị bệnh (5). Nghiên cứu có sự khác biệt 
bởi, kết quả nghiên cứu cho thấy người bệnh 
tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đa phần có 
bảo hiểm y tế, tuy nhiên, số lượng không nhỏ 
người bệnh chỉ có mức chi trả của bảo hiểm 
y tế là 40% (mức chi trả thấp).
Nhu cầu cung cấp dịch vụ truyền thông 
nâng cao nhận thức
Nghiên cứu cho thấy người bệnh cần được 
ưu tiên tư vấn hỗ trợ, cung cấp thông tin về 
các quy định khám chữa bệnh của bệnh viện. 
Điều này ngược lại với kết quả nghiên cứu 
của tác giả Phạm Tiến Nam và nhóm cộng 
sự – kết quả chỉ ra người bệnh cần nhất là 
được tư vấn về các nội dung phòng chống 
điều trị bệnh (84,4%) (3). Nguyên nhân do 
thực tế hiện nay, số lượng người bệnh đến 
khám và điều trị tại bệnh viện ngày một tăng 
cao, trong khi phần lớn người bệnh đến từ 
nông thôn. Chính vì vậy, tại Bệnh viện Hữu 
nghị Việt Đức, khả năng tiếp cận thông tin 
về các quy định khám chữa bệnh của những 
người bệnh sẽ không bằng người bệnh đến 
từ thành thị. Ngoài ra, trong nghiên cứu này, 
người bệnh có nhu cầu khá cao (trên 60%) 
về tất cả các tiêu chí của dịch vụ truyền 
thông nâng cao nhận thức. Kết quả này hoàn 
toàn phù hợp với thực tế, bởi trong suốt quá 
trình khám/điều trị, thông tin về kiến thức, 
kỹ năng phòng chống/điều trị bệnh là những 
hành trang quan trọng đối với người bệnh và 
người nhà người bệnh. Nghiên cứu của các 
tác giả Lý Thị Hảo (6), Nguyễn Hà My (7) 
và Vũ Thị Thu Phương (8) cũng chỉ ra kết 
quả tương tự.
Nhu cầu hỗ trợ tâm lý
Tâm lý của người bệnh tại bệnh viện Hữu 
nghị Việt Đức tương đối phức tạp và có 
nhiều biến đổi trong suốt quá trình điều trị. 
Vì vậy, người bệnh cũng có nhu cầu được 
hỗ trợ về tâm lý. Trong đó, người bệnh 
mong muốn cao nhất được cung cấp thông 
tin mạng lưới hỗ trợ người bệnh. Điều này 
ngược lại với kết quả nghiên cứu của tác giả 
Phạm Tiến Nam và nhóm cộng sự (2017) tại 
bệnh viện K và kết quả của tác giả Lý Thị 
Hảo (2016) nghiên cứu về CTXH với bệnh 
nhân ung thư máu tại Viện Huyết học Truyền 
máu Trung ương (3, 6). Hai tác giả chỉ ra 
rằng, người bệnh cần nhất là được thăm hỏi 
về tình hình sức khỏe và hoàn cảnh khó khăn 
Nguyễn Khắc Liêm và cộng sự
34
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 01-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.01-2020)
của gia đình. Với kết quả nghiên cứu của tác 
giả Phạm Tiến Nam và nhóm cộng sự, nhu 
cầu này chiếm tỷ lệ là 86,1%, còn của tác giả 
Lý Thị Hảo, nhu cầu này có tỷ lệ dao động từ 
70-90%. Có sự khác biệt này là do, phần lớn 
người bệnh trong nghiên cứu của hai tác giả 
đến từ đến từ nông thôn – nơi có hệ thống cơ 
sở y tế tuyến địa phương chưa thực sự tốt và 
mạng lưới hỗ trợ người bệnh nội trú còn lỏng 
lẻo. Bên cạnh đó trình độ học vấn của người 
bệnh chủ yếu là trung cấp và cao đẳng trở 
lên. Điều này cũng có nghĩa, họ có khả năng 
tiếp cận nhiều thông tin chuyên sâu hơn về 
bệnh, thông tin về mạng lưới hỗ trợ người 
bệnh hơn so với những nhóm người bệnh có 
trình độ dân trí thấp hơn tại bệnh viện Hữu 
nghị Việt Đức.
Nhu cầu kết nối các nguồn lực và hỗ trợ 
từ thiện
Kết quả nghiên cứu cho thấy người bệnh 
cần được ưu tiên hỗ trợ chỗ ở cho người 
nhà trong thời gian chăm sóc và hỗ trợ 
chăm sóc của các tình nguyện viên. Kết 
quả này tương tự một số nghiên cứu khác 
như nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh 
Lâm (2013) chỉ rằng trên 80% người bệnh 
có nhu cầu hỗ trợ tiền điều trị, sinh hoạt 
phí và chỗ ở. Ngoài ra họ cũng có nhu cầu: 
cải thiện cơ sở vật chất của bệnh viện, tăng 
cường mối quan hệ giữa người chăm sóc và 
cán bộ bệnh viện, hỗ trợ các thêm thông tin 
về các mạng lưới giúp đỡ người bệnh (9). 
Kết quả này có sự chênh lệch với kết quả 
nghiên cứu của tác giả Phạm Tiến Nam và 
nhóm cộng sự, người bệnh cần nhất là được 
hỗ trợ tiền mặt chi dùng cho sinh hoạt phí 
(84,9%) và hỗ trợ tiền mặt thanh toán một 
phần chi phí điều trị (84,2%) (3). Nguyên 
nhân là do thứ nhất, bệnh viện Hữu nghị 
Việt Đức - nơi đây mỗi ngày đón tiếp hàng 
nghìn lượt người bệnh, người nhà người 
bệnh nội trú đến khám chữa bệnh. Chính vì 
vậy, số lượng người bệnh nội trú rất đông. 
Thứ hai, với phạm vi của nghiên cứu là tại 
05 khoa: Chấn thương chỉnh hình I, Ung 
bướu, Phẫu thuật thần kinh I, Phẫu thuật 
gan mật, Phẫu thuật tiết niệu. Người bệnh 
tại các khoa này đa phần không thể tự mình 
tự chăm sóc bản thân. Họ rất cần có người 
hỗ trợ chăm sóc họ trong suốt quá trình điều 
trị bệnh. Chưa kể, người bệnh phần lớn đến 
từ nông thôn. Chính vì vậy, họ mong muốn 
người nhà của họ sẽ được hỗ trợ ít nhất là 
về chỗ ở hoặc sẽ có tình nguyện viên chăm 
sóc thay vì huy động người chăm sóc từ quê 
nhà để họ có thể yên tâm điều trị tại viện. 
Hạn chế của nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ 
đánh giá nhu cầu của người bệnh nội trú tại 
bệnh viện Hữu nghị Việt Đức với quy mô nhỏ 
nên tính đại diện của nghiên cứu hạn chế về 
mặt phạm vi, không thể suy rộng từ kết quả 
nghiên cứu. Do điều kiện hạn chế nên nghiên 
cứu chỉ thực hiện được trên đối tượng người 
bệnh nhân nằm điều trị nội trú trên 3 ngày tại 
bệnh viện mà không thể tiến hành khảo sát ở 
người bệnh đã ra viện.
KẾT LUẬN
Nhu cầu về dịch vụ CTXH của người bệnh 
nội trú tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ở 
các mức tỷ lệ khác nhau: 81,9% người bệnh 
có nhu cầu cung cấp dịch vụ chỉ dẫn, tư vấn 
thông tin chung về khám chữa bệnh, trong đó, 
người bệnh cần nhất là được hướng dẫn, hỗ trợ 
thủ tục/quy trình khám bệnh (91,9%); 68,6% 
người bệnh có nhu cầu cung cấp dịch vụ thông 
tin, kiến thức truyền thông giáo dục sức khỏe, 
trong đó, người bệnh cần nhất là được cung cấp 
các quy định về khám chữa bệnh của bệnh viện 
Nguyễn Khắc Liêm và cộng sự
35
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 01-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.01-2020)
(71%); 62,9% người bệnh có nhu cầu hỗ trợ 
tâm lý: bệnh nhân cần nhất là được hỗ trợ cung 
cấp thông tin mạng lưới hỗ trợ người bệnh nội 
trú (72,4%); 55,5% người bệnh có nhu cầu kết 
nối nguồn lực và hỗ trợ từ thiện: người bệnh 
cần nhất là được hỗ trợ chỗ ở cho người nhà 
trong thời gian chăm sóc (67,6%).
KHUYẾN NGHỊ
Một số khuyến nghị đưa ra đối với Phòng 
CTXH của bệnh viện: Đào tạo, nâng cao các 
kiến thức y học cho nhân viên công tác xã 
hội; tăng cường công tác đào tạo, cập nhật 
kiến thức chuyên sâu cho nhân viên của 
Phòng CTXH; tăng cường công tác giao lưu 
giữa phòng công tác xã hội và các khoa/phòng 
để triển mạng lưới CTXH tại bệnh viện; đẩy 
mạnh truyền thông đến bệnh nhân và người 
nhà bệnh nhân về dịch vụ CTXH tại bệnh 
viện; duy trì và phát triển các hoạt động sẵn 
có, như: hỗ trợ bệnh nhân nghèo, bệnh nhân 
có hoàn cảnh khó khăn thông qua hoạt động 
thiện nguyện.
Lời cám ơn
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cám ơn sự 
hỗ trợ, hợp tác của lãnh đạo bệnh viện, nhân 
viên Phòng CTXH và người bệnh tại bệnh 
viện Hữu nghị Việt Đức.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Whitaker T, Weismiller T, Clark E. Assuring 
the sufficiency of a frontline workforce: A 
national study of licensed social workers 
(Special report). Social work services in 
behavioral health care settings Retrieved from 
https://www socialworkers org/LinkClick 
aspx. 2006.
2. Bộ Y tế. Quyết định 2514/QĐ-BYT ngày 
15/7/2011 về việc phê duyệt Đề án phát triển 
nghề công tác xã hội trong ngành y tế giai đoạn 
2011-2020. 2011.
3. Nam PT, Mai VTT, Đức DM, Hoàng LT, Quang 
CH, và cộng sự. Nhu cầu và khả năng cung 
cấp dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung 
thư tại Bệnh viện K năm 2017. Báo cáo đề tài 
nghiên cứu cấp cơ sở. Hà Nội: Trường Đại học 
Y tế công cộng; 2017.
4. Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số 59/2015/
QĐ-TTg ngày 19/11/2015 về việc ban hành 
chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai 
đoạn 2016-2020.
5. Bằng NV, Châu NTM, Thanh NH, Hà NT. 
Nghiên cứu nhu cầu tư vấn của bệnh nhân bị 
bệnh lý ung thư nằm điều trị tại bệnh viện Quân 
y 103. 2014, 7/8/2018; Available from: http://
www.benhvien103.vn/vietnamese/bai-bao-
y-hoc/nghien-cuu-nhu-cau-tu-van-cua-benh-
nhan-bi-benh-ly-ung-thu/584/.
6. Hảo LT. Công tác xã hội đối với bệnh nhân bệnh 
máu từ thực tiễn Viện Huyết học – Truyền máu 
Trung Ương. Luận văn Thạc sĩ CTXH. Hà Nội: 
Học viện Khoa học xã hội; 2016.
7. My NH. Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ 
trợ nhu cầu tâm lý xã hội cho bệnh nhân sau 
chẩn đoán ung thư vú (nghiên cứu trường hợp 
tại bệnh viện Ung bướu Hà Nội). Luận văn Thạc 
sĩ. Hà Nội: Đại học Thăng Long; 2016.
8. Phương VTT. Công tác xã hội trong bệnh 
viện từ thực tiễn Trung tâm Hemophilia, Viện 
huyết học truyền máu Trung ương. Luận văn 
Thạc sĩ CTXH. Hà Nội: Học viện Khoa học 
xã hội; 2016.
9. Hiệp T. Tâm lý học xã hội những vấn đề lý luận. 
Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội; 2006.
Nguyễn Khắc Liêm và cộng sự

File đính kèm:

  • pdfnhu_cau_ve_dich_vu_cong_tac_xa_hoi_cua_nguoi_benh_noi_tru_ta.pdf