Nhân giống dẻ Trùng Khánh (Castanea mollissima Blume) bằng phương pháp ghép
Dẻ Trùng Khánh (Castanea mollissima Blume) là một loài Dẻ ăn hạt, đặc sản của vùng cao rất nổi tiếng ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Trong 3 năm thực hiện Đề tài cấp tỉnh “Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen cây Dẻ Trùng Khánh (Castanea mollissima Blume) tại tỉnh Cao Bằng” đã tuyển chọn được 35 cây Dẻ ở huyện Trùng Khánh đủ tiêu chuẩn cây trội dự tuyển về sản lượng, độ vượt trội về D1,3 đạt 15% đến 258,2%, vượt trội Hvn đạt 16,7 đến 70%, vượt trội về sản lượng trong 3 năm gần nhất đạt 19 đến 89,4% và được chọn để lấy vật liệu ghép. Trong 3 phương pháp ghép được thử nghiệm (ghép nêm, ghép áp, ghép mắt) phương pháp ghép nêm cho tỷ lệ thành cây cao nhất (83%), sinh trưởng của chồi cũng tốt hơn 2 phương pháp ghép còn lại, cách tiến hành dễ dàng hơn. Nên áp dụng rộng rãi phương pháp ghép nêm để nhân giống Dẻ Trùng Khánh. Thời vụ ghép cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ sống và tỷ lệ bật chồi ở cành ghép. Kết quả cho thấy sau 30 ngày ghép, tỷ lệ ghép sống là 71% (tháng 3 - 5); 68% (tháng 6 - 7); 85% (tháng 8 - 11); 91% (tháng 12 - 3). Sau 60 ngày, tỷ lệ sống của cành ghép giảm mạnh, đạt cao nhất 78% vào tháng 12 - 2; sau đó đến tháng 8 - 11 (74%); tháng 3 – 5 (47%) và thấp nhất là tháng 6 - 7 (35%). Nên ghép Dẻ Trùng Khánh vào vụ xuân. Tỷ lệ bật chồi của cành ghép ở 4 mùa vụ trong 20 ngày ở tháng 3 - 5 là 21%; tháng 6 - 7 là 17%; tháng 8 - 11 là 21%; tháng 12 - 2 là 31%. Sang 30 ngày, cành bật chồi tăng mạnh, đạt 85% ở tháng 12 - 3, 83% ở tháng 8 - 11; 47% ở tháng 3 - 5; 27% ở tháng 6 - 7. Số liệu thu thập sau 60 ngày cho thấy tỷ lệ sống và tỷ lệ bật chồi ở tháng 3 - 5 là 47%; tháng 6 - 7 là 35%; tháng 8 - 11 là 74%; tháng 12 - 2 là 78%. Điều này chỉ ra rằng ghép Dẻ Trùng Khánh vào tháng 12 - 2 và tháng 8 - 11 tỏ ra ưu việt hơn so với ghép vào tháng 3 - 5 và tháng 6 - 7
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhân giống dẻ Trùng Khánh (Castanea mollissima Blume) bằng phương pháp ghép
ấy cành ghép Kết quả đã chọn lọc 35 cây trội dự tuyển Dẻ Trùng Khánh ở rừng trồng thuộc 3 xã: thị trấn Trùng Khánh, xã Chí Viễn, xã Đình Minh ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, trong đó thị trấn Trùng Khánh có 7 cây trội dự tuyển, xã Chí Viễn có 16 cây trội dự tuyển và xã Đình Minh có 12 cây trội dự tuyển. Các trị số về sinh trưởng chất lượng, vị trí địa lý, địa hình, sản lượng quả của từng cây trội trong 3 năm gần nhất, độ vượt D, H và sản lượng quả của từng cây trội. Bảng 1. Kết quả tuyển chọn cây trội Toạ độ địa lý Trị số trung bình của lâm phần Trị số trung bình của lâm phần cây trội Độ vượt của cây trội dự tuyển T T Xã/ phường/ Thị trấn Số hiệu cây trội dự tuyển Năm trồng X Y Độ cao tuyệt đối (m) D1,3 (cm) Hvn (m) Sản lượng quả trung bình trong 3 năm (kg/năm) D1,3 (cm) Hvn (m) Sản lượng quả trung bình trong 3 năm (kg/ năm) D1,3 (%) Hvn (%) Sản lượng quả trung bình trong 3 năm (%) Tổng điểm chất lượng 1 Thị trấn Trùng Khánh TK01 1998 580031 2526215 525 60,3 11 20 73,7 14,5 25 22,2 31,8 25,0 58 2 Thị trấn Trùng Khánh TK02 1998 580064 2526265 527 60,3 11 22 216,0 16,0 42 258,2 45,5 89,4 56 3 Thị trấn TK03 1998 580052 2526203 534 60,3 11 20 75,7 16,0 37 25,5 45,5 83,3 58 KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 57 Trùng Khánh 4 Thị trấn Trùng Khánh TK04 1998 580109 2526222 535 60,3 11 25 71,0 16,0 33 17,7 45,5 33,3 52 5 Thị trấn Trùng Khánh TK05 1998 580127 2526218 534 60,3 11 21 73,9 13,5 30 22,5 22,7 42,9 58 6 Thị trấn Trùng Khánh TK06 1998 580118 2526211 537 60,3 11 23 75,0 13,0 32 24,4 18,2 40,6 52 7 Thị trấn Trùng Khánh TK07 1998 580115 2526202 533 60,3 11 21 82,0 13,0 25 36,0 18,2 19,0 56 8 Chí Viễn TK08 1980 591895 2525888 512 65 10,5 19 190,0 12,5 25 192,3 19,0 31,6 58 9 Chí Viễn TK10 1979 591933 2526032 503 61,7 12 31 141,0 15,5 40 128,5 29,2 29,0 56 10 Chí Viễn TK11 1979 591915 2526043 508 61,7 12 30 92,0 14,0 40 49,1 16,7 33,3 54 11 Chí Viễn TK15 1997 587276 2525297 499 63,6 11 26 74,5 14,5 33 17,1 31,8 26,9 58 12 Chí Viễn TK16 1997 587279 2525300 493 63,6 11 22 170,0 14,5 33 167,3 31,8 50,0 58 13 Chí Viễn TK17 1997 587283 2525304 498 63,6 11 23 80,5 14,5 33 26,6 31,8 43,5 56 14 Chí Viễn TK19 1997 587333 2525266 486 63,5 11,5 24 73,0 15,0 33 15,0 30,4 37,5 58 15 Chí Viễn TK21 1997 587190 2525175 488 54,9 11 33 65,0 14,0 45 18,4 27,3 36,4 58 16 Chí Viễn TK22 1997 587190 2525145 484 54,9 11 30 65,0 16,0 40 18,4 45,5 33,3 56 17 Chí Viễn TK23 1997 587202 2525067 478 55,1 10 27 64,0 12,5 37 16,2 25,0 37,0 58 18 Chí Viễn TK24 1997 587212 2525059 479 55,1 10 24 72,0 17,0 33 30,7 70,0 37,5 58 19 Chí Viễn TK25 1997 587373 2525090 477 64,5 12,5 35 144,0 18,0 50 123,3 44,0 42,9 60 20 Chí Viễn TK26 1998 587443 2525166 478 63,4 13 34 80,0 17,0 42 26,2 30,8 23,5 55 21 Đình Minh TK27 1994 581518 2525842 556 67,4 13 21 96,3 16,0 33 42,9 23,1 57,1 56 22 Đình Minh TK28 1994 581512 2525851 545 67,4 13 23 80,0 15,5 30 18,7 19,2 30,4 58 23 Đình Minh TK29 1994 581515 2525752 548 67,4 13 24 90,7 15,5 33 34,5 19,2 37,5 58 24 Đình Minh TK30 1994 581497 2525741 547 67,4 13 23 78,0 15,5 30 15,7 19,2 30,4 58 25 Đình Minh TK31 1994 581550 2525672 545 67 12,5 25 80,7 16,0 30 20,4 28,0 20,0 58 26 Đình Minh TK32 1997 581597 2525644 543 63,5 13 21 77,0 16,0 30 21,3 23,1 42,9 58 27 Đình Minh TK33 1994 581571 2525654 541 65,3 13 22 85,0 17,0 30 30,2 30,8 36,4 58 28 Đình Minh TK34 1997 581579 2525816 546 68,7 14 26 81,0 16,5 33 17,9 17,9 26,9 58 29 Đình Minh TK35 1997 581682 2525611 564 68,7 14 27 148,0 17,0 33 115,4 21,4 22,2 58 30 Đình Minh TK36 1997 581694 2525632 568 68,7 14 20 80,0 17,0 33 16,4 21,4 65,0 58 31 Đình Minh TK37 1994 581960 2525667 541 66,8 12,5 25 95,0 15,5 33 42,2 24,0 32,0 58 32 Đình Minh TK38 1994 581916 2525635 541 61 12,5 25 72,0 15,5 33 18,0 24,0 32,0 58 33 Chí Viễn TK39 2001 591750 2525960 507 63,4 10,5 23 76,0 13,0 33 19,9 23,8 43,5 58 34 Chí Viễn TK40 2001 591755 2525969 506 63,4 10,5 27 88,5 13,0 33 39,6 23,8 22,2 58 35 Chí Viễn TK41 2001 591737 2525944 502 63,4 10,5 26 77,0 12,5 33 21,5 19,0 26,9 58 Trong 35 cây trội dự tuyển, số cây cho sản lượng quả dưới 30 kg/năm là những cây TK01, TK07, TK08 (chiếm khoảng 8,57%) còn lại 32 (chiếm 91,43%) cây đủ tiêu chuẩn cây trội về sản lượng quả, trong số này đặc biệt chú ý là các cây TK02, TK09, TK10, TK15, TK16, TK19 và TK20 vì có sản lượng quả vượt 150% so với sản lượng quả của lâm phần so sánh. Những cây này hàng năm cho trên 40 kg quả/cây Dẻ Trùng Khánh và ổn định trong 3 năm. Đây là những cây có nguồn gen vượt trội để lấy vật liệu nhân giống để (ghép). KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 58 Hình 3. Hình ảnh tuyển chọn cây trội 3.2. Ảnh hưởng của phương pháp ghép đến tỷ lệ sống của cành ghép Bảng 2 cho thấy với 3 phương pháp (ghép áp, ghép nêm, ghép mắt), sau 1 tuần ghép cây, tỷ lệ cành ghép sống đạt 100% ở phương pháp ghép nêm và ghép áp và 97% ở phương pháp ghép mắt. Sau tuần thứ 2 thì tỷ lệ cành ghép chết tăng lên ở các phương pháp, tỷ lệ chết vẫn diễn ra ở các tuần tiếp theo, đến tuần thứ 4 tỷ lệ sống ở phương pháp ghép mắt rất thấp (48%), tỷ lệ sống ở phương pháp ghép áp là (68%), cao nhất là tỷ lệ sống của phương pháp ghép nêm (71%). Kết quả phân tích phương sai một nhân tố chỉ ra rằng với độ tin cậy 95% (α = 0,05) thì các phương pháp ghép khác nhau đã ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống của chồi ghép (Sig. < 0,05) đối với loài Dẻ Trùng Khánh. Theo tiêu chuẩn Duncan thì phương pháp ghép nêm và ghép áp đối với Dẻ Trùng Khánh cho tỷ lệ sống cao, tuy nhiên chưa có sự khác nhau rõ rệt giữa 2 công thức này (Sig. =0,241 > 0,05). Chính vì vậy, bước đầu cho nhận xét đối với Dẻ Trùng Khánh nên áp dụng phương pháp ghép nêm hoặc ghép áp khi nhân giống sinh dưỡng. Mặc dù vậy, cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện thử nghiệm các nghiên cứu về tuổi cây mẹ lấy cành ghép, để có kết luận một cách khách quan và có cơ sở khoa học cho việc áp dụng rộng rãi kết quả nghiên cứu vào thực tế sản xuất. Bảng 2. Ảnh hưởng của phương pháp ghép đến tỷ lệ sống của cành ghép Tỷ lệ sống của cành ghép (ngày sau ghép) 7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày Phương pháp ghép Số cây ghép Cây % Cây % Cây % Cây % Áp 100 100 100 89 89 81 81 68 68 Nêm 100 100 100 93 93 86 86 71 71 Mắt 100 97 97 78 78 65 65 48 48 3.3. Ảnh hưởng của phương pháp ghép đến khả năng bật chồi Bảng 3. Ảnh hưởng của phương pháp ghép đến khả năng bật chồi Tỷ lệ bật chồi của cành ghép (ngày sau ghép) 7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày Phương pháp ghép Số cây ghép Cây % Cây % Cây % Cây % Áp 100 0 0 17 17 45 45 75 75 Nêm 100 0 0 23 23 59 59 83 83 Mắt 100 0 0 0 0 6 6 8 8 Hình 4. Một số hình ảnh ghép Kết quả thu được ở bảng 3 cho thấy, tỷ lệ bật chồi của cành ghép của phương pháp ghép nêm sau 2 tuần là cao nhất đạt (23%) sau đó đến ghép áp (17%); ghép mắt vẫn chưa bật chồi, sang tuần thứ 3 số cành bật chồi tăng mạnh ở phương pháp ghép nêm (59%), ghép áp (45%), kém nhất là ghép mắt (6%), đến tuần thứ 4 tỷ lệ bật chồi tăng nhanh ở phương pháp ghép nêm (83%) và ghép áp (75%). Mắt ghép ở phương pháp ghép mắt bật chồi kém, tuần thứ 4 mới có (8%) tương đương với 8 mắt bật chồi, chồi mảnh yếu. Như vậy ghép nêm và ghép áp không những cho tỷ lệ sống và bật chồi cao hơn ghép mắt, thời gian bật KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 59 chồi cũng sớm hơn. Bảng 3 cho thấy trong 3 phương pháp ghép, ghép nêm tỏ ra ưu việt nhất. Phương pháp ghép nêm không những cho tỷ lệ sống và tỷ lệ bật chồi của cây ghép cao (83%) mà chồi của cành ghép cũng sinh trưởng nhanh hơn. Thao tác trong khi ghép cũng dễ dàng hơn. Dựa trên kết quả trong phạm vi nghiên cứu này, có thể nói phương pháp ghép nêm là hiệu quả nhất dễ triển khai và có thể áp dụng rộng rãi để nhân giống cho Dẻ Trùng Khánh. 3.4. Ảnh hưởng của mùa vụ đến tỷ lệ sống và khả năng bật chồi Bảng 4. Ảnh hưởng của mùa vụ đến tỷ lệ sống của cành ghép Phương pháp ghép: Ghép nêm Tỷ lệ sống của cành ghép Mùa vụ ghép Số cây ghép Cây 10 ngày Tỷ lệ % Cây 20 ngày Tỷ lệ % Cây 30 ngày Tỷ lệ % Cây 60 ngày Tỷ lệ % Tháng 3 - 5 100 100 100 92 92 71 71 47 47 Tháng 6 - 7 100 98 98 87 87 68 68 35 35 Tháng 8 -11 100 100 100 95 95 85 85 74 74 Tháng 12 -2 100 100 100 98 98 91 91 78 78 Bảng 4 cho thấy sau 10 ngày thử nghiệm ghép thì tỷ lệ ghép còn sống của Dẻ Trùng Khánh khá cao đạt 100% ở 3 mùa vụ là (tháng 3 - 5; tháng 8 -11; tháng 12 -2) và 98% ở (tháng 6 - 7). Sang đến ngày 20 tỷ lệ ghép sống giảm nhưng không đáng kể đến ngày 30 tỷ lệ ghép sống lại giảm còn 71% (tháng 3 - 5), 68% (tháng 6 - 7), 85% (tháng 8 - 11) và 91% (tháng 12 - 3). Số liệu thu thập sau 60 ngày thì tỷ lệ sống của cành ghép Dẻ Trùng Khánh giảm mạnh, đạt cao nhất là ghép vào tháng 12 - 2 còn 78%, sau đó đến tháng 8 - 11 còn 74%, tháng 3 - 5 là 47% thấp nhất là ghép vào tháng 6 - 7 còn 35%. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy Dẻ Trùng Khánh ghép ở mùa vụ khác nhau ảnh hưởng đến tỷ lệ ghép sống khác nhau. Nên ghép Dẻ Trùng Khánh vào vụ xuân. Bảng 5. Ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng bật chồi Phương pháp ghép: Ghép nêm Tỷ lệ bật chồi của cành ghép Mùa vụ ghép Số cây ghép Cây 10 ngày Tỷ lệ % Cây 20 ngày Tỷ lệ % Cây 30 ngày Tỷ lệ % Cây 60 ngày Tỷ lệ % Tháng 3 – 5 100 0 0 21 21 47 47 47 47 Tháng 6 – 7 100 0 0 17 17 27 27 32 35 Tháng 8 -11 100 0 0 23 23 83 83 74 74 Tháng 12 -2 100 0 0 31 31 85 85 78 78 Để đánh giá hiệu quả của mùa vụ ghép khác nhau, khả năng bật chồi đã được đánh giá so sánh giữa các mùa vụ. Tỷ lệ bật chồi được thu thập ở bảng 5. Kết quả số liệu ở bảng 5 cho thấy tỷ lệ bật chồi của cành ghép ở 4 mùa vụ trong 20 ngày ở tháng 3 - 5 là 21%; tháng 6 - 7 là 17%; tháng 8 - 11 là 21%; tháng 12 - 2 là 31%, sang 30 ngày cành bật chồi tăng mạnh ở mùa vụ tháng 12 - 3 là 85%, tháng 8 - 11 là 83%; tháng 3 - 5 là 47%; tháng 6 - 7 là 27%. Số liệu thu thập sau 60 ngày tỷ lệ sống và tỷ lệ bật chồi ở tháng 3 - 5 là 47%; tháng 6 - 7 là 35%; tháng 8 - 11 là 74%; tháng 12 - 2 là 78%. Điều này chỉ ra rằng ghép Dẻ Trùng Khánh vào tháng 12 - 2 và tháng 8 - 11 tỏ ra ưu việt hơn so với ghép vào tháng 3 - 5 và tháng 6 - 7. 4. KẾT LUẬN Nghiên cứu đã tuyển trọn được 35 cây Dẻ ở huyện Trùng Khánh đủ tiêu chuẩn cây trội dự tuyển về sản lượng, các trị số về sinh trưởng, chất lượng, vị trí địa lý, địa hình, sản lượng quả của từng cây trội. Độ vượt trội về D1,3 đạt 15% đến 258,2%, vượt trội Hvn đạt 16,7 đến 70%, vượt trội về sản lượng trong 3 năm gần nhất đạt 19 đến 89,4% điểm chất lượng đạt 52 đến 60 điểm. Phương pháp ghép nêm cho tỷ lệ thành cây cao nhất (83%), sinh trưởng của chồi cũng tốt hơn chồi ở 2 phương pháp ghép áp và ghép mắt, cách tiến hành KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 60 dễ dàng. Nên áp dụng rộng rãi phương pháp ghép này để nhân giống Dẻ Trùng Khánh. Ghép áp cũng cho tỷ lệ sống cao song vẫn kém hơn so với phương pháp ghép nêm, chồi cây ghép cũng sinh trưởng kém hơn ghép nêm. Thao tác ghép cũng phức tạo hơn ghép nêm. Ghép mắt cho tỷ lệ thành cây thấp nhất, cây ghép tạo được yếu ớt, sinh trưởng kém hơn. Ghép Dẻ Trùng Khánh vào vụ xuân tỏ ra ưu việt hơn so với các vụ còn lại. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Lâm Đồng, Nguyễn Toàn Thắng (2012). Nghiên cứu đặc điểm lâm học và đề xuất biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng, xúc tiến tái sinh và gây trồng rừng dẻ ăn hạt ở Tây Nguyên (2006 - 2010). Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ. (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam). 2. Dương Mộng Hùng (2001-2005). Ứng dụng khoa học và công nghệ để nhân giống Trúc sào (Phyllostachys edulis H. de Lehaie) và Dẻ Trùng Khánh (Castanea mollisima Blume). Báo cáo tổng kết đề tài cấp tỉnh (Trường Đại học Lâm nghiệp). 3. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình (2005). Khai thác và sử dụng SPSS xử lý số liệu trong lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng giống và vườn giống (QPN/15-93); Quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng giống chuyển hóa (QPN/16-93) của Bộ Lâm nghiệp ngày 02/11/1993. 5. Tiêu chuẩn ngành 04 TCN147-2006 (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006). Castanea mollissima Blume PROPAGATION BY GRAFTING Lai Thanh Hai, Tran Hoang Quy, Dinh Hai Dang, Vi Van Chuong Summary Castanea mollissima Blume is a very famous upland specialty of Trung Khanh district, Cao Bang province. During 3 years of implementing the provincial project "Research on exploiting and developing genetic resources of Castanea mollissima Blume in Cao Bang province", we have recruited 35 individuals in Trung Khanh district to meet the yield criteria for plus tree selection, the superiority of D1.3 reached 15% to 258.2%, the superiority of Hvn reached 16.7 to 70% , the superiority of yield in the last 3 years reached 19 to 89.4% and being selected for grafting materials. Of the 3 grafting methods tested (Cleft Grafting, Whip Grafting, Stub Grafting), the Cleft grafting had the highest tree success rate (83%), bud growth was better and the process was easier than the other 2 grafting methods. This method should be widely applied to propagate Castanea mollissima Blume. Grafting season also affects survival rate and bud growth rate of scion. In this study, the result showed that after 30 days of grafting, the survival rate of Castanea mollissima Blume was 71% in March – May, 68% in June – July, 85% in august – november, 91% in december – february. After 60 days, the survival rate of the graft plummeted with the highest rate at 78% in december – february then decreased to 74% in august – november; 47% in march - may and the lowest at 35% in june - july. Castanea mollissima Blume should be transplanted in the spring crop. The rate of shoot buds of scion branches in 4 crops in 20 days was 21% in march - may; 17% in june - july; 21% in august - november; 31% in december – february. After 30 days, this rate increased sharply to 85% in december - february, 83% in august - november; 47% in march - may and 27% in june - july. The data collected after 60 days showed that survival and shoot budding rates was 47% in march - may; 35% in june - july; 74% in august - november; 78% in december - february. This indicated that Castanea mollissima Blume transplant in december – february and august - november proved to be superior to that of march - may and june - july. Keywords: Castanea mollissima Blume, cleft Grafting, whip Grafting, stub grafting. Người phản biện: TS. Cao Đình Sơn Ngày nhận bài: 5/6/2020 Ngày thông qua phản biện: 6/7/2020 Ngày duyệt đăng: 13/7/2020
File đính kèm:
- nhan_giong_de_trung_khanh_castanea_mollissima_blume_bang_phu.pdf