Nhận diện hành động người sử dụng qua thiết bị di động

Hệ thống nhận diện hành động qua cảm biến đeo người đã được nghiên cứu phát triển trên

thế giới và cho kết quả chính xác cao đến trên 90% [1, 7]. Các cảm biến được đặt trên các vị trí

khác nhau trên cơ thể và xác định các hoạt động thông qua việc thu thập dữ liệu cảm biến để chỉ ra

các hành động bình thường và bất thường, sau đó trích chọn đặc trưng dữ liệu, cuối cùng sẽ nhận

diện hành động thông qua việc phân lớp dựa vào việc kết hợp thuật toán như SVM một lớp (oneclass support vector machine) và KNLR (kernel nonlinear regression).

Tuy nhiên, với hệ thống trên có nhiều khó khăn khi áp dụng thực tế do cần nhiều cảm biến

đeo trên người gây sự cồng kềnh, chi phí cao trong nghiên cứu cũng như xây dựng hệ thống kết hợp

giữa phần cứng và phần mềm. Do đó, cần có một hệ thống thích hợp hơn khi ứng dụng vào thực tế,

bài báo đưa ra một hướng tiếp cận là sử dụng các cảm biển trên điện thoại thông minh để nhận diện

hành động sẽ tiện lợi hơn rất nhiều khi điện thoại thông minh được sử dụng rất rộng rãi trên toàn

thế giới.

Bài báo sử dụng tín hiện thu được từ cảm biến gia tốc, từ trường và trọng lực, bước đầu

nhận diện giữa hai hoạt động di chuyển - dừng, bước tiếp theo sẽ nhận diện thêm trạng thái lái xe,

đi bộ trong di chuyển.

Nhận diện hành động người sử dụng qua thiết bị di động trang 1

Trang 1

Nhận diện hành động người sử dụng qua thiết bị di động trang 2

Trang 2

Nhận diện hành động người sử dụng qua thiết bị di động trang 3

Trang 3

Nhận diện hành động người sử dụng qua thiết bị di động trang 4

Trang 4

Nhận diện hành động người sử dụng qua thiết bị di động trang 5

Trang 5

Nhận diện hành động người sử dụng qua thiết bị di động trang 6

Trang 6

Nhận diện hành động người sử dụng qua thiết bị di động trang 7

Trang 7

pdf 7 trang duykhanh 4960
Bạn đang xem tài liệu "Nhận diện hành động người sử dụng qua thiết bị di động", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhận diện hành động người sử dụng qua thiết bị di động

Nhận diện hành động người sử dụng qua thiết bị di động
am, 
 thanhlt@vimaru.edu.vn, 
2Trường CĐ Công nghiệp và Xây dựng 
Tóm tắt 
Bài báo trình bày một thuật toán cho phép nhận diện hành động hàng ngày của con người 
như di chuyển, dừng thông qua dữ liệu của các cảm biến gia tốc, từ trường và trọng lực trên điện 
thoại thông minh. Thuật toán thực hiện qua ba bước: ghi dữ liệu các cảm biến theo khung thời gian 
thực, sau đó xử lý dữ liệu cảm biến đưa ra những đặc trưng phù hợp để nhận diện hành động. Bước 
tiếp theo dữ liệu được qua bộ máy học để dự đoán hành động dựa trên bộ dữ liệu huấn luyện đã 
được lấy mẫu trước đó. Kết quả nhận diện các hoạt động của thuật toán cho độ chính xác từ 88 đến 
92%. 
Từ khóa: Nhận diện hành động, gia tốc kế, từ trường kế, cảm biến trọng lực. 
Abstract 
The paper describes an algorithm to recognize human activities in real-time such as 
moving, stopping activities by using data collected from smartphone sensors including 
accelerometers, magnetic and gravity. The algorithm performed through three steps. Firstly, we 
collect the sensors’ data in real-time. After that, the data will be processed to find out features 
which are used to detect the activities. In the third step, the processed data will be sent to the 
machine for prediction of activities based on the trained data that is sampled previously. The 
recognition rates of the algorithm ranges from 88 to 92%. 
Keywords: Activity recognition, accelerometers, magnetic, gravity. 
1. Tổng quan 
Hệ thống nhận diện hành động qua cảm biến đeo người đã được nghiên cứu phát triển trên 
thế giới và cho kết quả chính xác cao đến trên 90% [1, 7]. Các cảm biến được đặt trên các vị trí 
khác nhau trên cơ thể và xác định các hoạt động thông qua việc thu thập dữ liệu cảm biến để chỉ ra 
các hành động bình thường và bất thường, sau đó trích chọn đặc trưng dữ liệu, cuối cùng sẽ nhận 
diện hành động thông qua việc phân lớp dựa vào việc kết hợp thuật toán như SVM một lớp (one-
class support vector machine) và KNLR (kernel nonlinear regression). 
Tuy nhiên, với hệ thống trên có nhiều khó khăn khi áp dụng thực tế do cần nhiều cảm biến 
đeo trên người gây sự cồng kềnh, chi phí cao trong nghiên cứu cũng như xây dựng hệ thống kết hợp 
giữa phần cứng và phần mềm. Do đó, cần có một hệ thống thích hợp hơn khi ứng dụng vào thực tế, 
bài báo đưa ra một hướng tiếp cận là sử dụng các cảm biển trên điện thoại thông minh để nhận diện 
hành động sẽ tiện lợi hơn rất nhiều khi điện thoại thông minh được sử dụng rất rộng rãi trên toàn 
thế giới. 
Bài báo sử dụng tín hiện thu được từ cảm biến gia tốc, từ trường và trọng lực, bước đầu 
nhận diện giữa hai hoạt động di chuyển - dừng, bước tiếp theo sẽ nhận diện thêm trạng thái lái xe, 
đi bộ trong di chuyển. 
THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 
HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 416 
Hình 1. Mô hình nhận diện hành động với cảm biến đeo trên người 
2. Nhận diện hành động 
Cũng như hệ thống nhận diện qua cảm biến, nhận diện trên điện thoại thông minh cũng qua 
hai giai đoạn huấn luyện và nhận diện thực tế. 
Hình 2. Mô hình nhận diện với cảm biến trên điện thoại thông minh 
2.1. Huấn luyện dữ liệu 
Giai đoạn huấn luyện ban đầu yêu cầu một bộ dữ liệu gồm các thuộc tính đo lường được từ 
mỗi hoạt động, ở đây là năng lượng gia tốc và tần số hoạt động. Chuỗi thời gian được chia thành 
các cửa sổ thời gian để áp dụng trích chọn đặc trưng qua đó lọc thông tin liên quan trong các tín 
hiệu gia tốc đầu vào, qua thực nghiệm bài báo sử dụng cửa sổ thời gian 1 giây để đảm bảo số lượng 
mẫu cho phân lớp và độ trễ khi chuyển trạng thái. Sau cùng, mô hình học máy thống kê được sử 
dụng để huấn luyện ra một mô hình nhận dạng hoạt động từ bộ dữ liệu các đặc trưng đã được trích 
chọn. 
Trên điện thoại thông minh có tích hợp bộ cảm biến, mỗi cảm biến có chức năng riêng của 
nó. Trên nền hệ điều hành Android hỗ trợ ba loại cảm biến: 
- Cảm biến hành động: chúng bao gồm cảm biến gia tốc, cảm biến trọng lực, cảm biến con 
quay, cảm biến vectơ quay; 
Dữ liệu cảm biến 
trong môi trường thí 
nghiệm 
Tiền xử 
lý tín 
hiệu 
Lọc, trích chọn 
đặc trưng tần số, 
năng lượng 
Huấn 
luyện 
Mô hình 
Dữ liệu cảm biến 
trong môi trường 
thực 
Tiền xử 
lý tín 
hiệu 
Lọc, trích chọn 
đặc trưng tần số, 
năng lượng 
Phân 
lớp kết 
quả 
Chuyển động người dùng 
HUẤN LUYỆN DỮ LIỆU 
NHẬN DIỆN HÀNH ĐỘNG 
THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 
HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 417 
- Cảm biến đo vị trí của một thiết bị vật lý: cảm biến từ trường, cảm biến phương hướng, 
cảm biến tiệm cận; 
- Cảm biến môi trường (áp kế, quang kế và nhiệt kế) đo các thông số khác nhau về môi 
trường như áp lực xung quanh và nhiệt độ không khí, độ ẩm và ánh sáng. 
Trong bài báo quan tâm đến dữ liệu từ cảm biến gia tốc, từ trường và trọng lực. Tín hiệu sau 
khi thu được sẽ được lọc thông qua bộ lọc thông thấp trước khi trích chọn đặc trưng. 
Cảm biến gia tốc kế 
Hình 1. Cảm biến gia tốc kế 
Một cảm biến gia tốc đo gia tốc áp dụng cho thiết bị theo 3 trục tọa đã loại bỏ thành phần 
của trọng lực. Cảm biến gia tốc xác định gia tốc được áp dụng cho một thiết bị (Ad) bằng cách tự 
đo lường các lực được áp dụng cho các cảm biến (Fs) sử dụng công thức sau: 
Ad = - ∑ Fs /mass (1) 
Tuy nhiên, lực hấp dẫn luôn luôn ảnh hưởng tới việc đo lường gia tốc được tính theo công 
thức sau đây: 
Ad = -g - ∑ Fs /mass (2) 
Vì vậy, khi thiết bị đang đứng yên (và không tăng tốc), gia tốc nhận giá trị của 
g = 9,81 m/s2. Tương tự như vậy, khi thiết bị này rơi tự do và đang tăng tốc hướng tới mặt đất với 
gia tốc là 9,81 m/s2, cảm biến gia tốc sẽ đọc một giá trị của g = 0 m/s2. Vì vậy, để đo lường gia tốc 
thực sự của thiết bị, cần loại bỏ sự ảnh hưởng của trọng lực khỏi dữ liệu gia tốc bằng cách áp dụng 
một bộ lọc thông thấp. 
Nhìn chung, cảm biến gia tốc là một cảm biến rất hữu ích trong việc theo dõi hành động 
thiết bị. Hầu hết các thiết bị cầm tay và máy tính bảng hỗ trợ Android đều có một cảm biến gia tốc 
và tiết kiệm năng lượng 10 lần so với cảm biến hành động khác. Một hạn chế là cần triển khai bộ 
lọc thông thấp để loại bỏ lực hấp dẫn và giảm nhiễu. 
Bảng 1. Các thông số từ trường kế 
 Giá trị Kiểu dữ liệu Đơn vị 
Timestamp long milliseconds 
Values[0] : X float m/s2 
Values[1] : Y float m/s2 
Values[2] : Z float m/s2 
Cảm biến từ trường kế 
Cảm biến từ trường là một la bàn điện tử 3 trục, có thể dùng để xác định phương hướng. 
Cảm biến từ trường đo cường độ và hướng của từ trường tại vị trí của thiết bị. 
THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 
HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 418 
Bảng 2. Các thông số từ trường kế 
Giá trị Kiểu dữ liệu Đơn vị 
Timestamp long Milliseconds 
Values[0] : X float µT(micro Tesla) 
Values[1] : Y float µT(micro Tesla) 
Values[2] : Z float µT(micro Tesla) 
Hình 2. Cảm biến từ trường 
Cảm biến trọng lực 
Cảm biến trọng lực có nguồn gốc từ cảm biến gia tốc kế 3 trục, đo các thành phần vectơ của 
trọng lực khi điện thoại đang đứng yên hoặc di chuyển chậm. Cảm biến trọng lực được sử dụng phổ 
biến trong điều khiển trò chơi bằng cách sử dụng hành động nghiêng. Cảm biến trọng lực gồm 3 
thành phần X,Y,Z như hình dưới. 
Bảng 3. Các thông số gia tốc trọng lực 
Giá trị Kiểu dữ liệu Khoảng giá trị Đơn vị 
Timestamp long milliseconds 
Values[0]: X float 
Min.value= -19.6 
Max.value = 19.6 
m/s2 
Values[1]: Y float 
Min. value = -19.6 
Max. value = 19.6 
m/s2 
Values[2]: Z float 
Min. value = -19.6 
Max. value = 19.6 
m/s2 
Hình 3. Cảm biến trọng lực 
THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 
HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 419 
Trích chọn đặc trưng 
Đưa vào nghiên cứu đã có, bài báo đưa ra các đặc trưng tín hiệu hành động theo ba trục, gia 
tốc chiều dọc [8], chiều ngang [8], độ di động [10], độ phức hợp [10]. 
Hình 4. Quá trình trích chọn đặc trưng 
Huấn luyện dữ liệu 
Theo các nghiên cứu, với dữ liệu hành động của người dùng khi điện thoại để cố định tại 
một số vị trí trên người cho các kết quả tương đối giống nhau khi áp dụng các mô hình phân loại 
khác nhau. Tuy nhiên với các vị trí bất kỳ thì kết quả sẽ khác biệt rất nhiều so với từng đối tượng và 
hành động. Qua cài đặt và thử nghiệm, nhóm tác giả lựa chọn mô hình huấn luyện theo Random 
Forest [11] và đưa ra mô hình cho việc nhận diện thực tế. Số lượng dữ liệu mẫu cho mỗi hành động 
đi bộ, chạy, đi xe là 300 mẫu, riêng với hành động dừng sẽ thu 200 mẫu cho từng trạng thái ngồi, 
đứng yên, ngồi trên xe. Tổng số lượng dữ liệu mẫu là 1500 mẫu. 
2.3. Nhận diện hành động 
Để đưa ra hành động của người sử dụng, bài báo thực hiện qua các bước (hình 7): thu tín 
hiệu từ môi trường thực, tiền xử lý, trích chọn các đặc trưng, sau đó đưa vào mô hình huấn luyện đã 
có để phát hiện hành động. Hành động này chưa phải là kết quả cuối cùng do trong quá trình trích 
chọn có thể đưa ra dự đoán sai, hệ thống lưu lại hành động đã dự đoán được theo cửa sổ trượt độ 
lớn 5 và áp dụng phân lớp k - NN để đưa ra kết quả cuối cùng. 
Hình 5. Quá trình nhận diện 
Tín hiệu 
Vectơ đặc trưng: 
- Năng lượng gia tốc ngang 
- Năng lượng gia tốc dọc 
- Độ đo di động ngang 
- Độ độ di động dọc 
- Độ đo phức hợp ngang 
Dự đoán 
theo mô 
hình 
RandomF
orest 
Phân lớp K-
NN 
Lưu cửa sổ 
trượt 
THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 
HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 420 
3. Kết quả đạt được 
Hệ thống nhận diện được thiết kế bao gồm hai pha hoạt động riêng rẽ là huấn luyện và nhận 
diện hoạt động. 
Việc thu và huấn luyện dữ liệu diễn ra như sau: 
- Dữ liệu được ghi lại bởi thiết bị Android có tích hợp cảm biến gia tốc, cảm biến từ trường 
kế, cảm biến trọng lực. Tần số lẫy mẫu được lấy mặc định theo tần số lấy mẫu nhanh nhất của thiết 
bị Android; 
- Thành phần gia tốc kế bao gồm thời gian ghi dữ liệu và giá trị gia tốc kế theo 3 trục; 
- Dữ liệu từ trường kế và trọng lực bao gồm dữ liệu theo 3 trục. 
Mỗi lượt chương trình thực hiện trong 5 phút: đi bộ, chạy, đi xe, đừng (ngồi, đứng yên, ngồi 
trên xe nổ máy không di chuyển). 
Trên giao diện chương trình, người dùng chọn hoạt động cần lấy mẫu và ấn nút start để bắt 
đầu và chương trình sẽ thu dữ liệu. Với hoạt động được thu nhiều lần thì tên dữ liệu thu được có 
kèm theo thứ tự lần ghi. Trong quá trình thu dữ liệu chương trình thu đồng thời dữ liệu của 3 cảm 
biến gia tốc kế, từ trường kế, cảm biến trọng lực, xử lý trực tiếp qua mỗi cặp dữ liệu 3 cảm biến này 
sẽ ra dữ liệu cảm biến gia tốc đã qua đổi trục và ghi liên tục vào file lấy mẫu được lưu ở bộ nhớ 
trong của điện thoại. 
Các trạng thái trong quá trình ghi dữ liệu là: đặt điện thoại trong túi quần, cầm điện thoại 
trên tay cố định, hoặc cầm điện thoại và để điện thoại hành động tự nhiên theo tay. Bộ dữ liệu huấn 
luyện được ghi lại của nhiều người với độ tuổi khác nhau, với 3 tư thế để điện thoại theo người như 
trên. Việc phân lớp sử dụng bộ thư viện weka trên di động. 
 Mẫu dữ liệu dừng Mẫu dữ liệu di chuyển 
Hình 6. Mẫu dữ liệu thu thập 
Hệ thống cho kết quả nhận diện với các trạng thái thực hiện ngẫu nhiên các hành động liên 
tiếp của 10 người khác nhau bao gồm đi bộ, chạy, đi xe và dừng. Với trạng thái bao gồm đứng, ngồi 
ghế, ngồi trên xe nổ máy. Mỗi hành động trong thời gian 100 - 300 giây, các máy thực nghiệm cài 
hệ điều hành Android 4.2 trở lên. Kết quả nhận diện như sau: 
Bảng 4. Kết quả thực nghiệm 
TT 
Thời 
gian 
(giây) 
Hình thức 
Độ trễ khi chuyển trạng thái 
(Di chuyển Dừng) 
Độ chính 
xác 
1 500 Đi xe trên 40 km/h- dừng xe (5 lượt) 7-8s 92,8% 
2 500 Đi xe dưới 40 km/h- dừng xe (5 lượt) 6-8s 94,2% 
3 500 Đi xe tự do - dừng xe (5 lượt) 6-8s 90,5% 
4 300 Đi bộ - dừng - chạy (3 lượt) 5-6s 94,3% 
5 300 Chạy - dừng - đi bộ (3 lượt) 5-6s 94,6% 
6 500 Đi bộ - dừng - đi xe tự do (5 lượt) 6-8s 88.5% 
7 500 Đi xe tự do - dừng- đi bộ(5 lượt) 6-8s 89.3% 
THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 
HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 421 
Kết quả thực nghiệm trên là khá khả quan, hệ thống nhận diện tốt khi các hành động diễn ra 
trong khoảng thời gian dài. Tuy nhiên thời gian chuyển trạng thái vẫn còn tương đối lớn nên không 
đáp ứng được khi người dùng thay đổi hành động nhanh, khi thay đổi hành động xảy ra việc nhận 
diện sai. Trong thời gian tới, nhóm tác giả sẽ tiếp tục phát triển để có thể phân biệt rõ các hành 
động và giảm thời gian trễ khi chuyển giữa các hành động. 
Tài liệu tham khảo 
[1]. Nan Lu, Jihong Wang, Q.H. Wu and Li Yang. An Improved Motion Detection Method for 
Real-Time Surveillance. IAENG International Journal of Computer Science. (2008). 
[2]. P. Turaga, R. Chellappa. V. Subrahmanian, and O. Udrea, Machine recognition of human 
activities: A survey. IEEE Transactions on Circuits and Systems for Video Technology. 
(2008). vol. 18, no. 11. pp. 1473-1488. 
[3]. Ivan Laptev, Serge J. Belongie, Patrick Perez and Josh Wills. Periodic Motion Detection 
and Segmentation via Approximate Sequence Alignment. IRISA/INRIA Rennes Campus 
universitaire de Beaulieu 35042 Rennes Cedex France. (2005). 
[4]. J. Yin, Q. Yang, and J. Pan. Sensor-based abnormal human-activity detection. IEEE 
Transactions on Knowledge and Data Engineering. (2008). vol. 20, no. 8. pp. 1082-1090. 
[5]. O. D. Lara, A. J. Perez, M. A. Labrador, and J. D. Posada. A human activity recognition 
system based on acceleration and vital sign data. Journal on Pervasive and Mobile 
Computing. (2011). 
[6]. U. Maurer, A. Smailagic, D. P. Siewiorek, and M. Deisher. Activity recognition and 
monitoring using multiple sensors on different body positions. International Workshop on 
Wearable and Implantable Body Sensor Networks. (2006). 
[7]. F. Foerster, M. Smeja, and J. Fahrenberg. Detection of posture and motion by 
accelerometry: a validation study in ambulatory monitoring. Computers in Human 
Behavior. (1999). vol. 15, no. 5, pp. 571-583. 
[8]. S. Reddy, M. Mun, J. Burke, D. Estrin, M. Hansen, and M. Srivastava. Using mobile phones 
to determine transportation modes. ACM Transactions on Sensor Networks, (2010). vol. 6, 
no. 2. pp. 1-27. 
[9]. C. V. C. Bouten, K. T. M. Koekkoek, M. Verduin, R. Kodde and J.D. Janssen. A Triaxial 
Accelerometer and Portable Data Processing Unit for the Assessment of Daily Physical 
Activity. IEEE Transactions on Biomedical Engineering. (1997). Vol. 44, No. 3. 
[10]. F. S. Bao, J. M. Gao, J. Hu, D. Y. C. Lie, Y. Zhang and K. J. Oommen. Automated 
Epilepsy Diagnosis Using Interictal Scalp EEG. In Proceedings of IEEE Engineering in 
Medicine and Biology Society. (2009). 
[11]. Yu L. Pavlov. Random Forests. Walter de Gruyter. (2000). 
[12]. Daniel T. Larose and Chantal D. Larose. Discovering Knowledge in Data: An Introduction 
to Data Mining- Second Edition. (2014). John Wiley & Sons. 

File đính kèm:

  • pdfnhan_dien_hanh_dong_nguoi_su_dung_qua_thiet_bi_di_dong.pdf