Nguyên nhân và xu hướng biến đổi vai trò già làng ở Tây Nguyên trong bối cảnh mới hiện nay

Bài viết giới thiệu về thiết chế già làng, vai trò của già làng và sự biến đổi của

nó trong bối cảnh mới. Trong đó, chúng tôi quan tâm làm rõ nguyên nhân biến đổi và các

xu hướng biến đổi vai trò của già làng dưới tác động của các yếu tố xã hội hiện nay

nhằm làm rõ những điểm phù hợp và không còn phù hợp trong vai trò của già làng, qua

đó, giúp các cơ quan quản lý nhà nước tham khảo để đưa ra các chương trình, kế hoạch

bảo tồn và phát huy vai trò của thiết chế này góp phần củng cố, xây dựng khối đại đoàn

kết dân tộc.

Nguyên nhân và xu hướng biến đổi vai trò già làng ở Tây Nguyên trong bối cảnh mới hiện nay trang 1

Trang 1

Nguyên nhân và xu hướng biến đổi vai trò già làng ở Tây Nguyên trong bối cảnh mới hiện nay trang 2

Trang 2

Nguyên nhân và xu hướng biến đổi vai trò già làng ở Tây Nguyên trong bối cảnh mới hiện nay trang 3

Trang 3

Nguyên nhân và xu hướng biến đổi vai trò già làng ở Tây Nguyên trong bối cảnh mới hiện nay trang 4

Trang 4

Nguyên nhân và xu hướng biến đổi vai trò già làng ở Tây Nguyên trong bối cảnh mới hiện nay trang 5

Trang 5

Nguyên nhân và xu hướng biến đổi vai trò già làng ở Tây Nguyên trong bối cảnh mới hiện nay trang 6

Trang 6

Nguyên nhân và xu hướng biến đổi vai trò già làng ở Tây Nguyên trong bối cảnh mới hiện nay trang 7

Trang 7

Nguyên nhân và xu hướng biến đổi vai trò già làng ở Tây Nguyên trong bối cảnh mới hiện nay trang 8

Trang 8

Nguyên nhân và xu hướng biến đổi vai trò già làng ở Tây Nguyên trong bối cảnh mới hiện nay trang 9

Trang 9

Nguyên nhân và xu hướng biến đổi vai trò già làng ở Tây Nguyên trong bối cảnh mới hiện nay trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 5580
Bạn đang xem tài liệu "Nguyên nhân và xu hướng biến đổi vai trò già làng ở Tây Nguyên trong bối cảnh mới hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nguyên nhân và xu hướng biến đổi vai trò già làng ở Tây Nguyên trong bối cảnh mới hiện nay

Nguyên nhân và xu hướng biến đổi vai trò già làng ở Tây Nguyên trong bối cảnh mới hiện nay
 đó là nhà cửa, nương rẫy được xây dựng và khai thác theo 
cách thức mới, phương pháp hiện đại... Rừng không còn nhiều giá trị trong thế giới tâm 
linh cũng như đời sống sản xuất của đồng bào dân tộc nữa,đất đai chỉ còn quan trọng đối 
với người dân do nó có giá trị trong hoạt động kinh tế. Sự thay đổi cơ cấu cây trồng theo 
hướng công nghiệp thay cho những cây trồng truyền thống (lúa nương, cây rừng...) đã làm 
mất đi không gian diễn xướng và môi trường truyền dạy nghệ thuật dân gian của người 
Tây Nguyên. 
2.2. Xu hướng biến đổi vai trò của già làng 
2.2.1. Vai trò của già làng vận động theo hướng ngày càng đa dạng hơn cả về 
nhiệm vụ, nội dung, hình thức 
Tộc người thiểu số ở nước ta nói chung, ở Tây Nguyên nói riêng vốn dĩ có tính cố kết 
cộng đồng rất cao do điều kiện môi trường sinh sống cùng với nhu cầu sinh hoạt, sinh tồn 
nên đặt ra cho các thành viên phải có sự liên kết để phát triển sản xuất, bảo vệ nòi giống, 
xây dựng cuộc sống của cộng đồng.Các già làng ở vào giai đoạn cách xa chúng ta nhiều 
thập kỷ, là chỗ dựa về tinh thần cho cộng đồng, chỉ dẫn giúp đồng bào dân tộc có ý thức 
xây dựng, xử lý những vấn đề liên quan đến tập tục, các nghi lễ (cầu may, cầu mưa, đặt 
170 TRNG I HC TH  H NI 
tên, nghi lễ trưởng thành, ma chay...), đời sống tâm linh... nhưng nay trước sự biến đổi của 
xã hội thì vai trò của họ cũng có những biến đổi theo để phù hợp hơn với bối cảnh mới. 
Tính quy luật trong sự vận động, phát triển kinh tế xã hội của đất nước, các vùng kinh 
tế ngày càng thể hiện rõ trong đời sống cộng đồng. Do nhu cầu mưu sinh tồn tại và phát 
triển, các cuộc di dân từ phía bắc vào cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất đã từng 
bước làm thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội Tây Nguyên. Chính điều kiện kinh tế, sự phát 
triển của cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ đã làm thay đổi nhận thức, tầm nhìn của các 
cộng đồng dân tộc thiểu số nơi đây. Tác động của công nghiệp hoá cùng với việc cư dân di 
cư sống xen cư với đồng bào dân tộc thiểu số đã có sự giao thoa văn hoá, từng bước phá vỡ 
thế khép kín của cộng đồng. Quan hệ xã hội ngày càng mở rộng, đa dạng hơn, trao đổi sản 
phẩm, mua bán diễn ra sôi động trên thị trường. Vì thế, vài trò của già làng cũng đang 
được biến động và hướng theo sự thay đổi của xã hội mới, họ không còn khép kín trong 
cộng đồng nữa mà đang từng bước có ảnh hưởng tới những cộng đồng xen cư, cận cư. 
Trước sự vận động đa chiều, năng động phức tạp đó cũng tác động không nhỏ làm 
biến đổi nhận thức tư duy, lề lối phong cách, phương thức hoạt động của già làng. Họ bộn 
bề hơn với nhiệm vụ, không còn đơn thuần giải quyết các vấn đề trong nội bộ buôn làng 
như xử lý các tập tục, bảo tồn bản sắc văn hoá mà chức năng vai trò của già làng đã có tầm 
bao quát rộng hơn như giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, xây dựng đời sống văn hoá, ý 
thức pháp luật, mọi công dân phải sống và làm việc theo pháp luật. 
Trước đây, già làng chủ yếu vận động cá biệt từng người, từng hộ gia đình, nhưng nay 
hình thức đó vẫn cần nhưng được kết hợp bởi nhiều hình thức phương pháp linh hoạt, đa 
dạng hơn. Chẳng hạn như tổ chức họp buôn làng, kết hợp với trưởng thôn, trưởng bản, các 
chi hội trưởng, phụ nữ, nông dân, Đoàn thanh niên, cựu chiến binh, bộ đội biên phòng để 
thảo luận, hiến kế tìm chọn các biện pháp tối ưu nhất. Hoặc thông qua các cuộc họp giao 
ban tổng kết trong đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp để tạo sự đồng thuận trong nhận thức 
và cách làm... 
2.2.2. Vừa coi trọng bảo tồn giá trị văn hoá của dân tộc Tây Nguyên vừa chủ động 
tiếp nhận giá trị văn hoá tiên tiến đương đại 
Cần khẳng định rằng các già làng Tây Nguyên có vai trò to lớn trong việc giữ gìn, bảo 
tồn phát huy bản sắc văn hoá. Ưu điểm nổi trội của các già làng là họ có uy tín cao trong 
cộng đồng, gương mẫu trong nhận thức và hành động, am hiểu sâu sắc đời sống văn hoá, 
tâm linh, bản sắc văn hoá của cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong dòng chảy phát 
triển của văn hoá, các dân tộc thiểu số Tây Nguyên đã để lại kiệt tác văn hoá cồng chiêng 
cho dân tộc, làm đậm đà phong phú bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam. Văn hoá cồng 
TP CH KHOA HC − S
 16/2017 171 
chiêng - sự đa sắc trong ngôn ngữ âm thanh đã làm sống dậy tinh thần yêu nước, ý chí đấu 
tranh quật cường chống giặc ngoại xâm, khẳng định lý tưởng sống, khát vọng được sống 
trong hoà bình, ấm no, hạnh phúc của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên. 
Khi nói đến bản sắc là muốn nói đến tính riêng có, cá tính, ít pha trộn, ít thay đổi. 
Song sự giao lưu mở cửa hội nhập đã làm cho những yếu tố của bản sắc văn hoá được 
thẩm thấu, "cộng sinh" làm phong phú giá trị truyền thống, bản sắc văn hoá của các dân tộc 
Tây Nguyên. Bản sắc văn hoá các dân tộc Tây Nguyên được bổ sung phát triển, làm phong 
phú nội hàm của nó chứ không phải biến dạng, lai căng xa rời những tiêu chí của bản sắc 
văn hoá. Với vốn sống và kinh nghiệm, các già làng đã có khả năng nhận xét thẩm định 
những yếu tố tích cực, tiên tiến, gạn đục khơi trong để lọc bỏ những độc tố phản văn hoá, 
không hợp thời, trái với tập quán sinh hoạt, nhu cầu chính đáng của đồng bào dân tộc 
thiểu số. 
2.2.3. Từ việc giữ vai trò trong tư tưởng, giáo dục, hoà giải, giải quyết những vấn 
đề luật tục trong nội bộ sang vai trò tổ chức kinh tế 
Đây là chức năng mang tính quy luật vận động rõ nhất của các già làng Tây Nguyên 
trong hơn hai thập kỷ lại đây. Điều này đặt ra cho già làng, cán bộ chủ chốt cơ sở phải 
hướng vào giải quyết vấn đề căn cốt nhất của cuộc sống. Thiếu nó thì khó có thể giải quyết 
các vấn đề khác một cách đồng bộ, hiệu quả. Trong những năm qua ở Tây Nguyên cho 
thấy có những gia đình đồng bào dân tộc thiểu số do điều kiện kinh tế khó khăn nên con 
cái không có điều kiện để theo học, ốm đau không đến khám và điều trị ở bệnh viện mà 
nhờ các thầy mo kê đơn bốc thuốc, rốt cuộc bệnh chẳng khỏi, gia đình lại mất thêm một 
khoản tiền không cần thiết. Qua đó, cho thấy hệ luỵ của kinh tế gia đình thiếu thốn sẽ nảy 
sinh thêm những vấn đề xã hội phức tạp như nghiện hút, cờ bạc, bạo lực trong gia đình. 
Đương nhiên hiện nay, các già làng còn phải tiếp tục làm chức năng giáo dục tư tưởng, 
giải quyết những mâu thuẫn, xung đột ở một số gia đình trong buôn làng. Nhưng chức 
năng kinh tế được coi là vấn đề nổi trội thúc bách đặt ra cho già làng. Ngay cả chức năng 
giáo dục, vận động cũng tham gia tích cực vào chức năng kinh tế, gắn chính trị với kinh tế. 
Sự vận động biến đổi của chức năng này xuất phát từ mấy lý do sau: 
− Già làng sản xuất giỏi không chỉ ổn định cuộc sống cho gia đình mà còn là tấm 
gương cho đồng bào dân tộc thiểu số học tập noi theo; 
− Kinh tế là vấn đề gốc, quyết định đến chất lượng cuộc sống, hạnh phúc của từng gia 
đình, cộng đồng; 
− Khi già làng xử lý, giải quyết các vấn đề về tập tục, mâu thuẫn trong nội bộ đồng 
bào dân tộc, xây dựng các hương ước, quy ước không thể tách khỏi vấn đề kinh tế của 
cộng đồng; 
172 TRNG I HC TH  H NI 
− Các già làng là những người thổ cư bản địa hiểu được môi trường địa lý, khí hậu, tập 
quán canh tác, đồng thời nắm được đặc điểm tâm lý, kiến nghị đề xuất của đồng bào dân 
tộc thiểu số để phản ánh cho tổ chức đảng, chính quyền. Do đó các cấp uỷ, chính quyền 
cần tổ chức cho các già làng góp ý, đề xuất chủ trương phát triển kinh tế của địa phương để 
tham khảo hoàn thiện. Làm được như vậy vừa thể hiện sự cầu thị, tôn trọng các già làng 
vừa động viên họ chủ động trong việc hiến kế đề xuất. 
Chức năng vai trò tổ chức kinh tế của các già làng trong việc phát triển kinh tế của địa 
phương thể hiện ở chỗ: 
− Đề xuất góp ý vào các chủ trương, nghị quyết, đề án phát triển kinh tế xã hội của địa 
phương; 
− Bám sát quá trình tổ chức thực hiện, vận động bà con cùng thực hiện. Qua đó phát 
hiện, kiến nghị với cấp uỷ có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung những điểm còn sơ hở, thiếu 
sót, không phù hợp với thực tiễn; 
− Cùng cấp uỷ, chính quyền đoàn thể chính trị xã hội tổng kết rút kinh nghiệm quá 
trình tổ chức thực hiện các chủ trương đó, rút ra nguyên nhân, kinh nghiệm; 
− Bản thân các già làng phải luôn nêu gương sáng về làm kinh tế giỏi, có cuộc sống no 
đủ, hạnh phúc. Đây là nhân tố để lay động, lan toả đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong 
lao động sản xuất, xoá đói giảm nghèo. 
2.2.4. Già làng với việc vận động chấp hành ý thức luật tục sang vai trò vận động 
chấp hành pháp luật 
Luật tục thực chất là những quy định, quy ước của từng dân tộc thiểu số để giáo dục, 
điều chỉnh các mối quan hệ giữa con người với con người trong cộng đồng. Các quy định 
đó đã được bà con dân tộc thiểu số thảo luận đi đến quyết nghị thống nhất trở thành ý chí 
chung của cộng đồng. "Dưới góc độ pháp lý các nhà khoa học pháp lý cho rằng luật tục là 
một dạng quy phạm xã hội, là chuẩn mực xã hội, giới hạn hành vi ứng xử của mỗi cá nhân 
và cả cộng đồng sao cho phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng... là công cụ điều chỉnh, 
điều hoà các quan hệ xã hội giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với gia đình, dòng họ, 
buôn làng, với xã hội, với tự nhiên và với cả các lực lượng siêu nhiên... nhằm ổn định một 
trật tự có lợi cho toàn thể cộng đồng". 
Luật tục và luật pháp có điểm tương đồng giống nhau là điều chỉnh các hành vi của 
con người, công dân nhằm đạt tới những chuẩn mực, hoàn thiện nhân cách con người vì sự 
hướng thiện, tôn trọng lẽ phải và sự công bằng. Song, luật tục mang tính ước lệ, nội bộ của 
từng cộng đồng dân tộc thiểu số, còn luật pháp là thể hiện ý chí chung của toàn xã hội, 
mang tính bắt buộc mọi công dân phải tuân theo. 
TP CH KHOA HC − S
 16/2017 173 
Cần phải thấy rằng, nếu đồng bào dân tộc thiểu số có ý thức chấp hành tốt luật tục là 
cơ sở để chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước. Hai vấn đề này liên quan chặt chẽ, tạo tiền 
đề cho nhau.Nhờ các quy định của luật tục được luật hoá nên các già làng điều chỉnh xử lý 
những hành vi của bà con liên quan đến luật tục, đảm bảo tính giáo dục, răn đe và đảm bảo 
khách quan, công bằng, kịp thời. Cần đánh giá khách quan rằng vai trò của luật tục đã góp 
phần điều chỉnh các mối quan hệ xã hội dân sự trong các buôn làng theo hướng ổn định, đi 
vào nền nếp, tăng tính cố kết của cộng đồng, giáo dục nhắc nhở mọi người làm việc thiện, 
không làm tổn hại lợi ích của cộng đồng. Trước yêu cầu mới của xây dựng Nhà nước pháp 
quyền xã hội chủ nghĩa, mọi công dân phải sống và làm việc theo luật pháp càng đặt ra cho 
già làng thêm chức năng nhiệm vụ mới tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức pháp luật, 
chấp hành pháp luật cho con em, công dân người dân tộc thiểu số. Đồng bào dân tộc thiểu 
số không chỉ chấp hành tốt luật tục mà còn phải có ý thức chấp hành tốt luật pháp. Để thực 
hiện tốt chức năng, nhiệm vụ này đòi hỏi các già làng phải được cấp phát các tài liệu 
hướng dẫn thực hiện pháp luật, được bồi dưỡng tập huấn kiến thức luật pháp để hướng dẫn 
cho đồng bào nâng cao nhận thức, chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước. 
3. KẾT LUẬN 
Các đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đang trong gia đoạn chuyển tiếp "từ mô 
hình tự quản xã hội của buôn làng theo luật tục chuyển sang mô hình quản lý xã hội của 
thôn xã theo pháp luật", nên các yếu tố cổ truyền còn đang tồn tại đan xen với những yếu 
tố mới. Dân làng nơi đây đã hòa nhập vào bối cảnh xã hội tổng thể nhưng vẫn bảo lưu yếu 
tố văn hóa tộc người, đặc biệt là những nét riêng của làng. Hầu hết các lĩnh vực trong đời 
sống của buôn làng đều chứa đựng các yếu tố: truyền thống - hiện đại; chính thức - phi 
chính thức; quan phương - phi quan phương... 
Trưởng thôn, thay mặt chính quyền địa phương chịu trách nhiệm quản lý chung nhưng 
vẫn cần có sự trợ giúp của người hòa giải để dàn xếp những xích mích trong làng, cần ông 
mai để hòa giải những vấn đề về hôn nhân, gia đình, cần một thầy cúng để đoán mộng cho 
dân làng... Bởi cuộc sống vốn đang hiện hữu những thiết chế truyền thống này, và nó vẫn 
tồn tại do nhu cầu của người dân vẫn còn, khoa học kỹ thuật vẫn chưa soi rọi rõ ràng vấn 
đề tâm linh và vật chất. Đời sống kinh tế của dân làng đã hoàn toàn hòa nhập vào kinh tế 
thị trường nhưng trong một số trường hợp vẫn chấp nhận vật đổi vật, nông nghiệp được sản 
xuất theo hướng hàng hóa, nhưng nhân công trong làng phần lớn do vần đổi công. Đó cũng 
là xu hướng chung và tất yếu của bất kỳ ngôi làng nào nơi các tộc người thiểu số trên đất 
nước Việt Nam. 
Đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ vùng Tây Nguyên mặc dù trình độ tổ chức, quản 
lý xã hội còn thấp, nhưng cũng có những kinh nghiệm quí trong việc lựa chọn người thủ 
174 TRNG I HC TH  H NI 
lĩnh (già làng, chủ làng, buôn trưởng...). Nghiên cứu tiêu chuẩn chọn người đứng đầu trong 
buôn, plei, thôn... của từng dân tộc tuy khác nhau, nhưng vẫn có những nét chung: là người 
có uy tín được nhân dân tín nhiệm, suy tôn vì tuổi tác cao, có công lao, đạo đức tốt; có tri 
thức, am hiểu rộng, dày dạn kinh nghiệm sống và sản xuất; có năng lực thật sự để dẫn dắt, 
đoàn kết bộ máy tự quản buôn làng. Đây là những kinh nghiệm quý báu cho công tác xây 
dựng đội ngũ cán bộ làm công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa ở vùng Tây Nguyên 
hiện nay. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2010), Báo cáo kết quả xây dựng buôn làng tự quản vùng đồng bào 
dân tộc thiểu số Tây Nguyên. 
2. Phan Hữu Dật (2004), Một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của già làng, trưởng bản trong 
việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, - Đề tài cấp Bộ, Uỷ ban Dân tộc. 
3. Đỗ Hữu Đệ (2008), Vai trò, chức năng và tác động của già làng đối với sự ổn định và phát 
triển bon làng ở tỉnh Đak Nông, - Đề tài Khoa học cấp tỉnh, Sở Khoa học Công nghệ Đăk 
Nông. 
4. Nguyễn Thế Huệ (2010), "Vai trò của người cao tuổi và già làng dân tộc thiểu số trong phát 
triển của Tây Nguyên hiện nay", - Tạp chí Dân tộc học, số 2/2010. 
5. Nguyễn Văn Thắng (2017), "Chế độ gia đình mẫu hệ ở Tây Nguyên và vai trò của người phụ 
nữ trong xã hội", - Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 3. 
6. Nguyễn Văn Thắng (2010), "Vai trò của thiết chế cơ sở trong phát triển bền vững ở Tây 
Nguyên", Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 6. 
CAUSES AND TENDENCY OF CHANGES OF VILLAGE 
PATRIARCHS’ ROLE IN VIETNAMESE CENTRAL HIGHLANDS 
IN NEW CONTEXT NOWADAYS 
Abstract: The article introduces the institution of village patriarchs, the role of village 
patriarchs and the transformation of those in the new context. In particular, we are 
interested in clarifying the causes and tendency of changes in the roles of village 
patriarchs under the influence of current social factors in order to clarify the relevance 
and irrelevance of its roles. Relying on that, the state authorities can draw up plans to 
preserve and promote the roles of this institution, contributing to strengthen and build the 
great national unity bloc. 
Keywords: Village patriarchs; the institution of village patriarchs; transformation of 
village patriarchs’ roles; tendency of changes in the role of village patriarchs. 

File đính kèm:

  • pdfnguyen_nhan_va_xu_huong_bien_doi_vai_tro_gia_lang_o_tay_nguy.pdf