Nguyên nhân đi lễ chùa của sinh viên trường Đại học Hồng Đức
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên việc phỏng vấn bằng bảng hỏi với 107 sinh viên
và phỏng vấn sâu với 8 sinh viên đang học tập tại trường Đại học Hồng Đức, bao gồm cả
những sinh viên là Phật tử chính thức và những sinh viên không phải là Phật tử. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, động cơ chính dẫn đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên không liên
quan đến thành phần tôn giáo, cũng không chỉ đơn thuần là để cầu xin sự ban ơn của đấng
bề trên hay có được những giá trị về mặt vật chất mà nhằm tìm kiếm những giá trị tinh
thần như sự thanh thản, cảm giác tĩnh tâm, vui vẻ Ngoài ra, hành động đi lễ chùa của
sinh viên còn là một hành động truyền thống, bởi đó là những thói quen được truyền lại từ
thế hệ cha ông, do sự tác động, ảnh hưởng từ môi trường sống
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nguyên nhân đi lễ chùa của sinh viên trường Đại học Hồng Đức
có đi lễ chùa hay không, số liệu trên cho thấy vẫn có 98,7% sinh viên chưa thực hiện lễ quy y Tam bảo nhưng vẫn đi chùa với các mức độ thường xuyên khác nhau. 2.2. Những hoạt động của sinh viên khi ở chùa Việc tìm hiểu về những hoạt động sinh viên thường làm khi đi chùa cũng là yếu tố để giúp chúng ta tìm ra được động cơ nào đã thúc đẩy sinh viên thực hiện hành vi đi lễ chùa, đặc biệt là đối với những sinh viên không phải là Phật tử chính thức. (Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2019, p<0.05) Biểu đồ 2. Tương quan giữa đặc điểm tôn giáo và những việc sinh viên thường làm khi đi lễ chùa (%) Số liệu thu thập được cho thấy hoạt động được đa phần sinh viên lựa chọn khi thực hiện hành vi đi lễ chùa là thắp hương, cầu khấn, với tỷ lệ lựa chọn là 82,4% đối với sinh viên là Phật tử chính thức và 83,5% đối với sinh viên không theo tôn giáo. Đối với ba hoạt động còn lại là đi vãn cảnh chùa, quan sát những người khác làm lễ, chụp ảnh, tỷ lệ sinh viên không theo tôn giáo lựa chọn những hoạt động này là cao hơn so với sinh viên là Phật tử chính thức. Ngoài ra, khi đến chùa, sinh viên là Phật tử chính thức còn thực hiện những hoạt động khác như dọn dẹp, làm vệ sinh nhà chùa Như vậy, số liệu của phần này cho thấy hai động cơ chính dẫn đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên là để thắp hương, cầu khấn (đối với cả sinh viên là Phật tử chính thức và không theo tôn giáo) và đi vãn cảnh chùa (đối với sinh viên không theo tôn giáo). TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 52.2020 94 2.3. Nguyên nhân đi lễ chùa của sinh viên Số liệu ở phần trên cho chúng ta thấy rằng, nguyên nhân chính thúc đẩy hành vi đi lễ chùa của sinh viên là để cầu khấn, xin các bậc bề trên phù hộ, che chở về một vấn đề nào đó hoặc đi vãn cảnh chùa. Liệu đây thực sự đã là những nguyên nhân chính của hành vi này chưa? Để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi đã trực tiếp tìm hiểu về nguyên nhân đi lễ chùa của sinh viên. (Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2019, p<0.1) Biểu đồ 3. Tương quan giữa đặc điểm tôn giáo và nguyên nhân đi lễ chùa của sinh viên (%) Khi được hỏi trực tiếp về nguyên nhân đi lễ chùa, phần lớn sinh viên (64,7% đối với sinh viên là Phật tử chính thức, 62,8% đối với sinh viên không theo tôn giáo) đều cho rằng đó là do muốn cầu xin một điều gì đó cho cá nhân và gia đình. Bên cạnh đó, sinh viên là Phật tử chính thức còn lựa chọn yếu tố là do truyền thống gia đình và sinh viên không theo tôn giáo cho rằng, nguyên nhân thúc đẩy hành vi đi lễ chùa là do bạn bè rủ đi. Các nguyên nhân còn lại có tỷ lệ lựa chọn không cao. Sổ liệu ở phần này một lần nữa tiếp tục củng cố quan điểm chúng tôi đặt ra ở trên, đó là phần lớn sinh viên đi lễ chùa với mục đích cầu xin các bậc bề trên, mưu cầu một cuộc sống tốt đẹp hơn trong thực tại. Tuy nhiên, khi chúng tôi tiếp tục hỏi sinh viên về việc họ có niềm tin những lời cầu xin đã được bày tỏ khi đi lễ chùa sẽ trở thành hiện thực không, phần đông sinh viên (69,3%) trả lời chúng tôi họ không chắc chắn. (Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2019, p<0.1) Biểu đồ 4. Tương quan giữa đặc điểm tôn giáo và niềm tin của sinh viên về việc liệu những điều cầu xin có trở thành hiện thực (%) Số liệu sau khi xử lý liên quan đến vấn đề này cho thấy, chỉ có 31,3% sinh viên là Phật tử chính thức và 15,6% sinh viên không theo tôn giáo cho rằng những lời cầu xin của họ đã được đáp ứng, trở thành hiện thực. Phần đông sinh viên lựa chọn phương án là lời cầu xin đã không được đáp ứng hoặc không biết. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 52.2020 95 Như vậy, từ số liệu nghiên cứu cho thấy nguyên nhân chính thúc đẩy sinh viên đi lễ chùa là để thắp hương, cầu khấn, đồng thời, sinh viên biết được rằng khi bản thân đi lễ chùa và cầu khấn, những lời cầu xin có khả năng cao sẽ không được đáp ứng nhưng họ vẫn thực hiện hành vi tôn giáo này. Do vậy, chúng tôi nhận thấy rằng, việc cầu xin những tốt đẹp cho cá nhân và gia đình không phải là động cơ chính thúc đẩy hành vi đi lễ chùa của sinh viên. Khi đề cập đến vấn đề cầu khấn khi đi lễ chùa của người dân hiện nay, hòa thượng Thích Thanh Từ trong cuốn sách “Phật giáo trong mạch sống dân tộc” cho rằng: Người bình dân khi đến với Phật giáo có những tin hiểu sai lầm như “chú trọng nhiều về hình thức nghi lễ Vào chùa, bất cứ bàn thờ Phật hay bàn thờ vong đều hì hục lễ bái và lâm râm khấn nguyện. Cứ tin rằng lạy càng nhiều thì phước càng lớn. Đi chùa vào những ngày sóc, ngày vọng để cung kính lễ bái, ngoài ra không cần biết gì nữa. Người bình dân đến với Đức Phật để cầu ban phước, che chở, ủng hộ hơn là tìm giác ngộ” [6; tr.53,54]. Vậy theo quan điểm của Phật giáo, việc đi lễ chùa để cầu xin những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình là một quan điểm không đúng đắn. Bởi Đức Phật không phải là đấng toàn năng hô mưa gọi gió, có thể ban điều ước cho tất cả mọi người. Thông qua việc phân tích những số liệu trên, chúng tôi nhận thấy rằng, sinh viên đi lễ chùa không phải là để tìm kiếm những thứ mà bản thân hiện tại không có, cũng không phải là để cầu xin, vậy có phải là để giác ngộ? Chúng ta sẽ tìm câu trả lời cho câu hỏi này ở những phần tiếp sau của bài nghiên cứu. 2.4. Quan điểm của sinh viên về ý nghĩa và cảm giác sau khi đi lễ chùa Khi được hỏi về mức độ hiểu biết của bản thân về các ban thờ trong nhà chùa, phần đông sinh viên (78,9%), lựa chọn mức độ tương đối hiểu biết và ít hiểu biết, 10,6% sinh viên trả lời rằng không biết gì, chỉ có 10,6% sinh viên cho rằng bản thân là hiểu biết và rất hiểu biết. Như vậy, mức độ hiểu biết của sinh viên về các ban thờ trong nhà chùa tuy rằng không cao nhưng cũng có sự quan tâm nhất định. (Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2019, p<0.05) Biểu đồ 5. Tương quan giữa đặc điểm tôn giáo và ý nghĩa của việc đi lễ chùa đối với sinh viên (%) Khi tìm hiểu về ý nghĩa của việc đi lễ chùa đối với sinh viên, kết quả điều tra cho thấy, ngoài việc đi lễ chùa để cầu xin, có một số lượng không nhỏ sinh viên còn coi đây là cơ hội để tìm hiểu thêm về một tôn giáo (37,3%), là một địa điểm vui chơi cùng bạn bè TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 52.2020 96 (24,5%) hay ý kiến khác như xem nhà chùa là nơi yên tĩnh có thể đem lại bình an trong lòng, giúp lòng tin thêm vững mạnh (8,8%). Trong đó, sinh viên là Phật tử chính thức có sự lựa chọn nhiều hơn dành cho phương án “Giúp tìm hiểu thêm về một tôn giáo” và đây cũng là lựa chọn cũng được sinh viên không theo tôn giáo lựa chọn cao thứ hai với 32,9%. Như vậy, đối với sinh viên là Phật tử chính thức, việc đi lễ chùa là để giác ngộ, để tìm hiểu thêm về một tôn giáo mà bản thân đang theo đuổi. Còn đối với sinh viên không có tôn giáo, đi lễ chùa vừa là để tìm hiểu về tôn giáo vừa là để vui chơi cùng bạn bè. Để hiểu rõ hơn về vấn đề, chúng tôi đã tìm hiểu về cảm giác của sinh viên sau khi đi lễ chùa. Đối với câu hỏi này, đa số sinh viên cho rằng bản thân đã có được cảm giác thanh thản, nhẹ nhàng (71,6%), tĩnh tâm (43,1%) chỉ có 2% sinh viên trả lời rằng bản thân không có cảm giác gì cả. (Nguồn: Số liệu khảo sát năm 2019, p<0.1) Biểu đồ 6. Tương quan giữa đặc điểm tôn giáo và cảm giác sau khi đi lễ chùa (%) Khi phân tích tương quan về mối quan hệ giữa đặc điểm tôn giáo và cảm giác sau khi đi lễ chùa của sinh viên, chúng tôi nhận thấy rằng, tỷ lệ sinh viên là Phật tử chính thức có được cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái, tĩnh tâm, trút được gánh nặng cao hơn so với sinh viên không theo tôn giáo. Trong khi đó, tỷ lệ sinh viên không theo tôn giáo có được cảm giác vui vẻ cao hơn so với sinh viên là Phật tử chính thức. Trong những phỏng vấn sâu mà chúng tôi đã thực hiện, sinh viên cũng đã nhắc nhiều đến cảm giác nhẹ nhàng, tĩnh tâm sau khi vào chùa. Đến chùa ngoài việc thắp hương, cầu xin, tôi còn đi vãn cảnh chùa, quan sát mọi người ra vào chùa, cảm thấy tâm mình thanh thản. (Nữ, miền núi, gia đình nông dân) Tôi thường chỉ cầu xin sức khỏe, bình an, điều quan trọng là đi chùa để có cảm giác thanh thản, vào chùa như vào một thế giới khác, yên tĩnh hơn, không vướng bận. (Nữ, đô thị, gia đình lao động tự do) Trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi cũng coi hành vi đi lễ chùa như một hành vi xã hội/hành động xã hội. Theo Max Weber, hành động được gọi là hành động xã hội khi nó tương quan và định hướng vào hành động của những người khác theo cái ý nghĩa đã được nhận thức bởi chủ thể hành động [7; tr.132]. Như vậy, khi con người hành động thì luôn có nội dung, ý nghĩa chủ quan đi kèm. Do đó, nếu muốn giải thích hành động TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 52.2020 97 của một cá nhân, chúng ta phải xâm nhập vào thế giới tình cảm, thế giới suy nghĩ, nội tâm của người đó. Max Weber cũng cho rằng, hành động xã hội được chia thành bốn kiểu loại: Hành động duy lý công cụ là loại hành động hướng đến việc theo đuổi mục tiêu thông qua việc tính toán các lợi thế và bất lợi của các phương tiện có thể đạt tới mục đích đó; hành động duy lý giá trị là hành động vẫn tính đến các công cụ và phương tiện thực hiện hành động. Tuy vậy, dường như những giá trị và chuẩn mực mà hành động chịu ảnh hưởng là những thứ đã được đúc kết thông qua giáo dục và trở thành những giá trị nằm trong tiềm thức cá nhân. Điều này muốn nhấn mạnh đến việc dường như cá nhân không cần nhiều thời gian và tính toán để thực hiện hành động bởi cá nhân được định hướng bởi giá trị sẵn có. Hành động này thường liên quan tới những “yêu cầu” và “mệnh lệnh” buộc cá nhân phải tuân theo bởi đó được coi là những hành động đúng đắn và nên làm; hành động truyền thống là dạng hành động tuân thủ theo thời gian hay phong tục lâu đời. Hành vi cá nhân được hình thành không phải bởi một mối quan tâm tới việc tối đa hóa kết quả hoặc cam kết dựa trên nguyên tắc đạo đức mà là tuân thủ thói quen đã có từ trước. Hành động truyền thống là dạng hành động có ý nghĩa rất lớn đối với con người, đây là dạng hành động mang tính tự động trong những tình huống nhất định, giúp cho chủ thể hành động bớt suy tính về phương tiện, mục đích của hành động; hành động cảm xúc là hành động được đánh dấu bởi tính bốc đồng hoặc sự thể hiện của cảm xúc không được kiểm soát. Đối với loại hành động này thiếu đi sự tính toán về phương tiện đạt mục đích. Tuy nhiên, trên thực tế rất hiếm khi hành động của con người thuần túy thuộc về một trong bốn loại trên mà thường là có sự kết hợp giữa các loại hành động đó. Trong quá trình con người hành động, tương tác với nhau, con người luôn suy nghĩ lựa chọn phương án hành động. Vì vậy, qua tìm hiểu phương thức hành động và cách biểu đạt nó mà ta có thể nhận ra được ý nghĩa hành động của họ. Vận dụng quan điểm của Max Weber vào việc phân tích hành vi đi lễ chùa của sinh viên ta thấy hành vi/hành động này có yếu tố của hành động truyền thống (thể hiện ở việc thắp hương, lễ Phật, đi lễ chùa như một thói quen..) và hành động giá trị (những người đi lễ chùa thường để đạt đến một giá trị, ước nguyện nào đó có thể có giá trị vật chất hoặc tinh thần). Như vậy, động cơ đi lễ chùa của sinh viên không chỉ đơn thuần là cầu xin một điều gì đó mà còn để đạt đến những giá trị tinh thần như cảm giác tĩnh tâm, thanh tịnh trong tâm hồn, cảm giác vui vẻ khi được đi chơi, giao lưu cùng bạn bè... Chính vì vậy, cho dù những lời cầu xin có không thành hiện thực thì sinh viên vẫn tiếp tục hành vi đi lễ chùa. Hơn nữa, sinh viên đi lễ chùa như một hành vi/hành động truyền thống, là một thói quen do cha ông truyền lại. “Xã hội Việt Nam là xã hội nông nghiệp. Mùa ướt dân chúng lo cày cấy, mùa khô lo gặt hái. Qua hai mùa này, dân chúng được nhàn rỗi, nên thường hay tổ chức những cuộc hành hương, trẩy hội” [6; tr.26]. Đi lễ chùa đầu năm đã trở thành truyền thống của người dân Việt Nam. Đó là lý do mà sinh viên có đi lễ chùa nhưng tần suất không cao, tập trung chủ yếu vào mức độ thỉnh thoảng, hiếm khi (88,5%) và thời điểm đi lễ chùa được sinh viên lựa chọn nhiều nhất là vào Tết âm lịch (56,3%). 3. KẾT LUẬN Dựa trên số liệu điều tra nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng, hai động cơ chính thúc đẩy hành vi đi lễ chùa của sinh viên là: (1) để có được cảm giác tĩnh tâm, vui vẻ và TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 52.2020 98 (2) do thói quen được truyền lại từ các thế hệ đi trước, do ảnh hưởng từ gia đình, bạn bè Ngoài ra, số liệu cũng cho thấy rằng, việc có phải là Phật tử hay không không ảnh hưởng đến việc thực hiện hành vi đi lễ chùa của sinh viên. “Đạo Phật đã chung sống với người dân Việt Nam gần hai mươi thế kỷ, sợi dây liên lạc đã thắt chặt đạo Phật với dân tộc Việt Nam thành một khối bất khả phân ly. Tư tưởng đạo Phật đã thấm nhuần tinh thần dân tộc. Bởi sự liên hệ mật thiết này nên người dân Việt coi đạo Phật là đạo của tổ tiên truyền lại” [6; tr.3]. Chính điều này đã là một trong những động cơ thúc đẩy hành vi đi lễ chùa của sinh viên cũng như đa phần người dân Việt Nam hiện nay. Đây cũng chính là lý do khiến cho người dân Việt Nam nói chung và sinh viên nói riêng, trong đó có sinh viên Hồng Đức cho dù không phải là Phật tử chính thức nhưng vẫn có thói quen đi lễ chùa. Do vậy, hòa thượng Thích Gia Quang cho rằng, Phật tử ở Việt Nam hiện nay bao gồm cả Phật tử chính thức và không chính thức (những người không làm lễ quy y Tam bảo nhưng vẫn có niềm tin hướng về Phật giáo). TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Tỷ khiêu Thích Nguyên Phong (2016), Tìm hiểu về Phật giáo Thanh Hóa, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 6. [2] Hòa thượng Thích Gia Quang (2016), Thống kê tăng, ni, Phật tử ở Việt Nam: Lý luận và thực tiễn (https://phatgiao.org.vn/thong-ke-tang-ni-phat-tu-o-viet-nam-ly-luan-va-thuc-tien-d24104.html, truy cập ngày 18/9/2020). [3] Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long (2013), Chùa Việt Nam, Nxb. Thế giới, Hà Nội. [4] Trần Ngọc Thêm (2011), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. [5] Tổng cục thống kê (2019), Thông cáo báo chí Kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019 (https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=382&ItemID=19440, truy cập ngày 18/9/2020) [6] Hòa thượng Thích Thanh Từ (2008), Phật giáo trong mạch sống dân tộc, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. [7] Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2016), Giáo trình Xã hội học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. THE REASON FOR PILGRIMAGING TO PAGODAS OF HONG DUC UNIVERSITY STUDENTS Hoang Thi Phuong ABSTRACT The research is conducted based on questionnaire survey with 107 students and in-depth interviews with 08 students studying at Hong Duc University, including both Buddhist and non-Buddhist students. The result shows that the main motivation for student to go to pagodas is not related to religious backgrounds, nor praying for blessing and TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 52.2020 99 material objects. Their purpose is to achieve spiritual values such as serenity, calmness and joy. In addition, going to the pagoda is a traditional habit which is passed from ancestors, due to the impact and influence from the living environment. Keywords: Behavior of pilgrimaging to pagoda, student, reason for pilgrimaging to pagoda. * Ngày nộp bài: 30/9/2020; Ngày gửi phản biện: 23/10/2020; Ngày duyệt đăng: 15/12/2020
File đính kèm:
- nguyen_nhan_di_le_chua_cua_sinh_vien_truong_dai_hoc_hong_duc.pdf