Nguyên lí về tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ và hệ quả của nó trong sáng tác văn chương

TÓM TẮT

Báo cáo phân tích nội dung của nguyên lí về tính võ đoán của ngôn ngữ - nguyên nhân hình

thành các biến thể: biến thể cái biểu đạt và biến thể cái được biểu đạt. Từ các biến thể ấy

hình thành nên các hiện tượng đồng âm, đồng nghĩa, đa nghĩa,. Đến lượt các hiện tượng

đồng âm, đồng nghĩa, đa nghĩa lại trở thành cơ chế bên trong cho các biện pháp tu từ như

ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, chơi chữ đồng âm, đồng nghĩa, nói lái, Nói cách khác, hệ

thống hình ảnh trong thơ ca – đặc trưng thẩm mý của ngôn ngữ văn chương – suy cho cùng

được hình thành từ nguyên lí về tính võ đoán của ngôn ngữ.

Nguyên lí về tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ và hệ quả của nó trong sáng tác văn chương trang 1

Trang 1

Nguyên lí về tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ và hệ quả của nó trong sáng tác văn chương trang 2

Trang 2

Nguyên lí về tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ và hệ quả của nó trong sáng tác văn chương trang 3

Trang 3

Nguyên lí về tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ và hệ quả của nó trong sáng tác văn chương trang 4

Trang 4

Nguyên lí về tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ và hệ quả của nó trong sáng tác văn chương trang 5

Trang 5

Nguyên lí về tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ và hệ quả của nó trong sáng tác văn chương trang 6

Trang 6

Nguyên lí về tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ và hệ quả của nó trong sáng tác văn chương trang 7

Trang 7

Nguyên lí về tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ và hệ quả của nó trong sáng tác văn chương trang 8

Trang 8

Nguyên lí về tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ và hệ quả của nó trong sáng tác văn chương trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 9300
Bạn đang xem tài liệu "Nguyên lí về tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ và hệ quả của nó trong sáng tác văn chương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nguyên lí về tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ và hệ quả của nó trong sáng tác văn chương

Nguyên lí về tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ và hệ quả của nó trong sáng tác văn chương
 thể nói bản 
chất võ đoán của ngôn ngữ luôn luôn tỉ lệ nghịch với độ dài (quy mô) của tên gọi (từ, ngữ). Độ 
dài của tên gọi càng lớn thì tính võ đoán càng giảm và đi đến triệt tiêu. Chẳng hạn, trong tiếng 
Việt, các từ ếch, ngồi, đáy, giếng đều mang tính võ đoán. Nhưng tổ hợp ếch ngồi đáy giếng với 
tư cách là một thành ngữ dùng để chỉ “người có tầm nhìn thiển cận, hạn hẹp” thì hoàn toàn giải 
thích được lí do gọi tên. 
 Như vậy, tính võ đoán là một trong những nguyên lí cơ bản của tín hiệu ngôn ngữ. 
 153 
Nguyên lí về tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ  
 1.2. Nhà ngôn ngữ học vĩ đại F. de Saussure đã chỉ ra rằng hệ quả của tính võ đoán 
“nhiều vô kể”. Do ngôn ngữ mang tính võ đoán nên các tín hiệu ngôn ngữ luôn luôn tồn tại dưới 
dạng các biến thể. Tín hiệu ngôn ngữ có hai mặt: cái biểu đạt (CBĐ) và cái được biểu đạt 
(CĐBĐ), do đó cũng tồn tại hai loại biến thể: biến thể về CBĐ và biến thể về CĐBĐ. 
 Biến thể về CBĐ (công thức n/1) nghĩa là cùng một nội dung có nhiều hình thức biểu 
đạt khác nhau, cùng một ý nghĩa có nhiều âm thanh khác nhau, cùng một đối tượng có nhiều tên 
gọi khác nhau. Nói cách khác, thực chất của biến thể về cái biểu đạt chính là các hiện tượng 
đồng nghĩa. Sở dĩ nói là hiện tượng đồng nghĩa vì đồng nghĩa xảy ra trên các cấp độ của ngôn 
ngữ: cấp độ từ vựng, cấp độ cú pháp và cả cấp độ văn bản: 
 - Ví dụ về đồng nghĩa từ vựng (các từ đồng nghĩa): hy sinh, tạ thế, băng hà, viên tịch, 
chết, 
 - Ví dụ về đồng nghĩa cú pháp (các câu đồng nghĩa): Mái tóc người cha bạc phơ và Bạc 
phơ mái tóc người cha. 
 - Ví dụ về đồng nghĩa văn bản (các đoạn văn hoặc văn bản đồng nghĩa): 
 “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa. Chúng ta quyết chiến 
đấu đến cùng. Thế hệ này đánh chưa xong, thế hệ khác tiếp tục” 
 Và “Ta lại viết bài thơ lên báng súng 
 Con lớn lên viết tiếp thay cha 
 Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống 
 Người hôm nay viết tiếp người hôm qua” 
 Biến thể về CĐBĐ (công thức 1/n) nghĩa là cùng một hình thức có nhiều nội dung khác 
nhau, cùng một âm thanh có nhiều ý nghĩa khác nhau, cùng một tên gọi có nhiều đối tượng khác 
nhau. Nói cách khác, thực chất của biến thể về cái được biểu đạt chính là các hiện tượng đồng 
âm và đa nghĩa. Sở dĩ nói là các hiện tượng đồng âm và đa nghĩa vì chúng xảy ra trên nhiều cấp 
độ của ngôn ngữ: cấp độ từ vựng, cấp độ cú pháp và cả cấp độ văn bản. 
 - Ví dụ về đồng âm từ vựng (các từ đồng âm): (cái) cày và cày (ruộng). 
 (cái) bàn và (đã) bàn 
 Từ anh nuôi “chỉ anh trai trong gia đình nhưng không có quan hệ huyết thống” 
 và anh nuôi “chỉ người cán bộ cấp dưỡng trong đơn vị quân đội”. 
 - Ví dụ về đồng âm cú pháp (các câu đồng âm): 
 Tôi thử thách anh (với nghĩa kiếm tra năng lực) và Tôi thử thách anh (với nghĩa sự 
thách đố). 
 - Ví dụ về đa nghĩa từ vựng (từ đa nghĩa): 
 154 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 2, Số 2 (2014) 
 Từ ăn có các nghĩa: 1. cho thức ăn vào miệng nhai, nuốt (ăn cơm) 
 2. tiêu tốn (xe ăn xăng, tàu ăn than,..) 
 3. hưởng (làm công ăn lương) 
 4. lấn, chiếm (cỏ ăn lan ra sân) 
 . 
2. ĐẶC TRƯNG THẨM MỸ CỦA NGÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG 
 2.1. Các hiện tượng đồng nghĩa, đồng âm và đa nghĩa nói chung tồn tại dưới hai dạng: 
dạng cố định và dạng lâm thời. 
 Dạng cố định là dạng tồn tại có sẵn, do cộng đồng người nói sáng tạo từ lâu đời, có tính 
truyền thống, chuẩn mực, được cộng đồng người nói cùng chấp nhận và cùng sử dụng. Theo đó, 
ta có đồng nghĩa cố định, đồng âm cố định, đa nghĩa cố định (đã trình bày ví dụ ở mục 1.) 
 Vì là sản phẩm của tập thể, mang tính truyền thống, chuẩn mực, nên dạng cố định được 
sử dụng rộng rãi trong các phong cách ngôn ngữ (đa phong cách), không mang sắc thái tu từ 
biểu cảm. Vì vậy, trong sáng tác văn chương, các hiện tượng đồng nghĩa cố định, đồng âm cố 
định và đa nghĩa cố định thường ít được các nhà thơ, nhà văn chú ý tập trung khai thác. 
 Dạng lâm thời là dạng tồn tại gắn liền với từng văn cảnh cụ thể, gắn liền với sự sáng tạo 
của từng cá nhân người nói. Theo đó, ta có các hiện tượng đồng nghĩa lâm thời, đa nghĩa lâm 
thời và đồng âm lâm thời. Dạng lâm thời được hình thành để biểu thị những trạng thái cảm xúc, 
tâm trạng, thái độ hoặc sự đánh giá chủ quan của người nói đối với đối tượng được nói tới trong 
một văn cảnh cụ thể. 
 Chẳng hạn, để biểu thị sự xót thương trước cái chết đầy oan uổng của một người con gái 
trẻ, đẹp,.. Nguyễn Du đã dùng hình ảnh “Nửa chừng xuân, thoắt gãy cành thiên hương”. Đây là 
hình ảnh ẩn dụ dựa trên cơ sở đồng nghĩa lâm thời. 
 Như vậy, dạng lâm thời tồn tại chủ yếu trên cơ sở các hình ảnh, trong từng văn cảnh cụ 
thể, gắn liền với cảm xúc thẩm mĩ của từng cá nhân. Văn cảnh thay đổi, ý nghĩa của hình ảnh sẽ 
thay đổi. Sự tồn tại các hình ảnh gắn liền với tư duy liên tưởng. Hình ảnh và tư duy liên tưởng là 
hai mặt của quá trình sáng tạo và tiếp nhận ngôn ngữ văn chương. Hình ảnh, hình tượng là một 
trong những đặc trưng thẩm mỹ của ngôn ngữ văn chương. Tư duy liên tưởng (tư duy hình 
tượng) là bản chất của tư duy nghệ thuật, là cơ sở cho quá trình sáng tạo và tiếp nhận ngôn ngữ 
văn chương. 
 Dạng lâm thời là dạng tồn tại “một đi không trở lại”. Những hình ảnh ẩn dụ, so sánh,.. 
lâm thời ta gặp trong một bài thơ sẽ không bao giờ xuất hiện trong bài thơ khác của cùng nhà 
thơ hoặc của nhà thơ khác, như hình ảnh biểu thị sự xót thương trước cái chết đầy oan uổng của 
một người con gái trẻ đẹp trong Truyện Kiều của Nguyễn Du chẳng hạn. Nếu có thì hình ảnh đó 
 155 
Nguyên lí về tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ  
đã được dùng để biểu thị một cảm xúc khác, tâm trạng khác, thái độ khác trong một hoàn cảnh 
khác, 
 Do đặc trưng của dạng lâm thời là giàu chất liên tưởng, giàu chất biểu cảm nên trong 
sáng tác văn chương, các nhà thơ, nhà văn thường rất chú trọng khai thác đồng nghĩa lâm thời, 
đa nghĩa lâm thời và đồng âm lâm thời. 
 2.2. Hiện tượng đồng nghĩa lâm thời thể hiện trong ngôn ngữ giao tiếp nói chung, ngôn 
ngữ văn chương nói riêng thông qua các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, đồng 
nghĩa kép, Bản chất của đồng nghĩa là có thể thay thế, nhưng đồng nghĩa lâm thời chỉ có thể 
thay thế trong một văn cảnh cụ thể nhất định. 
 So sánh tu từ thể hiện cơ chế đồng nghĩa lâm thời ở chỗ, trong văn cảnh cụ thể, người 
nói lâm thời đối chiếu hai đối tượng có nét tương đồng (có một đặc điểm nào đó giống nhau) 
nhằm để biểu hiện một cách hình tượng thuộc tính bên trong của một đối tượng. Vì giữa đối 
tượng so sánh (B) và đối tượng được so sánh (A) có một thuộc tính nào đó tương đồng nên, 
trong một văn cảnh cụ thể, B được dùng để thay thế cho A. 
 Chẳng hạn, trong câu thơ: Quê hương là đường đi học/ con về rợp bướm vàng bay, nhà 
thơ Đỗ Trung Quân đã đối chiếu hai hình ảnh quê hương = đường đi học. Thông qua tư duy liên 
tưởng về các thuộc tính của “con đường làng, ngày ngày trẻ thơ cắp sách đến trường”, người 
tiếp nhận phát hiện ra thuộc tính mà nhà thơ dùng để định nghĩa quê hương là “sự thân thuộc”. 
Như vậy, hai hình ảnh quê hương và chùm khế ngọt đã có sự tương đồng (đồng nghĩa) ở thuộc 
tính này, vì vậy, chùm khế ngọt được dùng để “thay thế” cho quê hương, nói về quê hương. 
 Ẩn dụ tu từ thể hiện cơ chế đồng nghĩa lâm thời ở chỗ, trong một văn cảnh cụ thể, người 
nói lâm thời mượn tên gọi của đối tượng này (B) để biểu thị đối tượng kia (A) trên cơ sở so sánh 
ngầm, thừa nhận ngầm một thuộc tính tương đồng(đồng nghĩa) nào đó giữa hai đối tượng. 
 Chẳng hạn, hình ảnh “ngọn lửa lòng” trong hai câu thơ: Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ 
sẵn/ Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng (Bằng Việt) là hình ảnh ẩn dụ gợi sự liên tưởng đến 
thuộc tính “sự ấm áp”. Sự ấm áp của bếp lửa, ngọn lửa tự nhiên sưởi ấm bao đêm lạnh giá đã 
được liên tưởng tương đồng với sự ấm áp ở tấm lòng người mẹ - một ngọn lửa lòng nhóm niềm 
yêu thương khoai sắn ngọt bùi / nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ. 
 Cũng như ẩn dụ, nhân hóa cũng được tạo lập dựa trên cơ sở so sánh hai đối tượng có 
nét tương đồng (đồng nghĩa) nào đó trong một văn cảnh cụ thể. Hình ảnh nhân hóa trong câu 
thơ của Trần Đăng Khoa: Chị tre chải tóc bên ao/ Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương, được 
tạo lập trên cơ sở so sánh hai đối tượng “ người thiếu nữ ngồi chải tóc bên ao và khóm tre xanh 
rủ những cành lá xuống bờ ao”. Chính nét tương đồng giữa hai đối tượng này đã tạo nên sự liên 
tưởng thú vị và hình ảnh thế giới tự nhiên (khóm tre) đã trở nên sinh động, tươi trẻ, có hồn, đậm 
chất trữ tình. 
 Đồng nghĩa lâm thời cũng được thể hiện thông qua biện pháp đồng nghĩa kép và biến 
thể cùng nghĩa. Khác với so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, đồng nghĩa kép và biến thể cùng nghĩa được 
 156 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 2, Số 2 (2014) 
tạo lập ở chỗ, trong một văn cảnh cụ thể, các từ ngữ xuất hiện đều cùng có những nét nghĩa vừa 
giống nhau, vừa khác nhau. Qua đó, các đặc điểm, tính chất của đối tượng được miêu tả càng 
phong phú hơn, sâu sắc hơn. 
 Chẳng hạn, câu thơ của nhà thơ Tố Hữu viết về Bác Hồ: Người là Cha, là Bác, là Anh / 
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ, là một biện pháp đồng nghĩa kép và biến thể cùng nghĩa. 
Bởi lẽ, trong văn cảnh này, các từ Người, Cha, Bác, Anh đều cùng nói về một đối tượng, đó là 
chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Vấn đề ở chỗ là vì sao trong văn cảnh 
cụ thể này, tác giả lại dùng đến bồn từ khác nhau (Người, Cha, Bác, Anh) để cùng biểu thị một 
đối tượng? Rõ ràng, tác giả đã lâm thời sử dụng các từ này để khắc họa chân dung vị lãnh tụ. 
Bằng khả năng tư duy liên tưởng, người đọc hình dung được bức chân dung vị lãnh tụ vừa cao 
cả, vĩ đại, vừa gần gũi, thân thiết với mọi nhà. Bằng nghệ thuật ngôn từ, nhà thơ đã phác họa 
một cách đầy đủ bức chân dung vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, đồng thời bày tỏ tình cảm và 
lòng biết ơn vô hạn của tác giả cũng như nhân dân Việt Nam đối với công lao trời biển của 
người. 
 2.3. Hiện tượng đồng âm lâm thời thể hiện ở chỗ, trong một văn cảnh cụ thể, do người 
nói sử dụng từ ngữ một cách khéo léo làm cho từ ngữ ấy được hiểu theo nghĩa nước đôi. Nói 
cách khác, trong văn cảnh cụ thể đó, một từ được xét trong những mối quan hệ khác nhau sẽ 
hiểu theo nghĩa khác nhau. Hiện tượng đồng âm lâm thời tồn tại phổ biến trong các hình thức 
chơi chữ, câu đối, ca dao, 
 Chẳng hạn, trong bài ca dao Bà già đi chợ Cầu Đông/ Bói xem một quẻ lấy chồng lợi 
chăng/ Thầy bói gieo quẻ bói rằng/Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn, từ “lợi” đã được hiểu 
theo hai nghĩa khác nhau. Nói cách khác, người đọc đã liên tưởng đến một từ “lợi” đồng âm thứ 
hai cùng tồn tại ở vị trí từ “lợi” thứ nhất. Nếu xét trong văn cảnh /Bà già đi chợ Cầu Đông/ Bói 
xem một quẻ lấy chồng lợi chăng/ Thầy bói gieo quẻ bói rằng/Lợi thì có lợi/, thì từ “lợi” được 
hiểu là “lợi ích”. Nhưng nếu xét trong văn cảnh/ Thầy bói gieo quẻ bói rằng/Lợi thì có lợi 
nhưng răng chẳng còn/ thì từ “lợi” lại được hiểu là “chỗ cắm răng”. 
 Tương tự, trong cặp câu đối Kiến đậu cành cam bò quấn quýt/ Ngựa về làng Bưởi chạy 
lanh chanh, các tiếng “quýt, chanh” tồn tại các cặp đồng âm. Bởi vì, nếu xét trong quan hệ cả 
câu Kiến đậu cành cam bò quấn quýt, tiếng “quýt” là yếu tố cấu tạo từ quấn quýt. Nhưng nếu 
xét trong quan hệ giữa quýt và cam thì “quýt” lại là một từ gọi tên một loài cây ăn trái cùng họ 
với cam. “Chanh” trong câu Ngựa về làng bưởi chạy lanh chanh cũng vậy. 
 2.4. Hiện tượng đa nghĩa lâm thời thể hiện ở chỗ, trong văn cảnh cụ thể, các từ ngữ 
được sử dụng đồng thời được hiểu theo nhiều nghĩa – nghĩa trực tiếp và nghĩa gián tiếp. Khác 
với đồng nghĩa lâm thời như trong ẩn dụ (có nghĩa đen và nghĩa bóng) bao giờ cũng chỉ hiểu 
theo nghĩa bóng, đa nghĩa lâm thời luôn luôn được hiểu theo cả hai nghĩa – nghĩa trực tiếp và 
nghĩa gián tiếp. 
 157 
Nguyên lí về tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ  
 Chẳng hạn, trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương: Thân em vừa trắng lại 
vừa tròn/ Bảy nổi ba chìm với nước non/ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn/ mà em vẫn giữ tấm lòng 
son, các từ ngữ tồn tại trong một hệ thống tạo thành một hình tượng biểu thị hai lớp nghĩa: lớp 
nghĩa trực tiếp – miêu tả sự vật (bánh trôi nước) và lớp nghĩa gián tiếp – biểu thị thân phận của 
người phụ nữ trong xã hội cũ. Các từ ngữ thân em, trắng, tròn, bảy nổi ba chìm, rắn nát, tấm 
lòng son, đều mang hai nét nghĩa – miêu tả sự vật (bánh trôi nước) và miêu tả con người (người 
phụ nữ). Nguyên nhân tạo ra tính chất đa nghĩa cho các từ ngữ trong bài thơ cũng như toàn bộ 
bài thơ là ở chính từ “thân em”. Nếu ta thay từ “thân em” bằng những từ khác như “cái bánh, 
bánh này,” thì tính đa nghĩa sẽ mất. Đồng thời, tính đa nghĩa cũng chỉ tồn tại trong văn cảnh 
của bài thơ nói trên, nếu tồn tại trong một hệ thống khác, các từ ngữ trên sẽ không còn mang 
nghĩa như vậy. 
3. KẾT LUẬN 
 Như vậy, các hiện tượng đồng nghĩa lâm thời, đồng âm lâm thời, đa nghĩa lâm thời, các 
thuộc tính giàu hình ảnh, hình tượng, sinh động, gợi cảm, là những đặc trưng thẩm mỹ của 
ngôn ngữ văn chương. Những đặc trưng ấy, suy cho cùng, đều bắt nguồn từ một trong những 
nguyên lí cơ bản của tín hiệu ngôn ngữ - tính võ đoán. 
 Bản chất này của tín hiệu ngôn ngữ trở thành tiền đề bên trong cho mọi hoạt động giao 
tiếp bằng ngôn ngữ của con người. Bằng ngôn ngữ, con người có thể diễn đạt những suy nghĩ, 
tình cảm, cảm xúc, của mình một cách tinh tế nhất, chính xác nhất và sâu sắc nhất. Nói cách 
khác, ngôn ngữ không bao giờ chịu “bó tay” trước bất kì một nhu cầu biểu đạt nào của con 
người. Đặc biệt trong lĩnh vực sáng tác văn chương, ngôn ngữ đã trở thành một loại phương tiện 
đặc thù (chất liệu nghệ thuật), mang những khả năng tiềm tàng trong việc miêu tả thế giới hiện 
thực khách quan cũng như biểu hiện thế giới nội tâm của con người. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Đỗ Hữu Châu (1998). Cơ sở ngữ nghĩa học Từ vựng, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
[2]. F. de Saussure (1973). Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
[3]. Hoàng Tất Thắng (2003). Cơ sở ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
 158 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 2, Số 2 (2014) 
 ARBITRARINESS IN LANGUAGE – THE PREMISE OF THE FORMATION 
 OF AESTHETIC CHARACTERISTICS OF LITERARY LANGUAGE 
 Hoàng Tất Thắng 
 Department of Journalism and Communications, Hue University of Sciences 
 Email: tatthangdhkh@gmail.com 
 ABSTRACT 
 The paper analyses the principle of arbitrariness in language – reason for the formtion of 
 variants of reference and referent which cause homonym, synonym, polysemous etc.. 
 Subsequently, homonym, synonym and polysemous become internal mechanism for 
 rhetorical manners such as metaphor, comparision, homonym and synonym word-plays, 
 spoonerism In other words, the formation of image system in poertry – aesthetic 
 characteristics of literary language – has been after all based on arbitrariness in language. 
 Key wordt: Homonym, image, polysemous, reference, variant. 
 159 

File đính kèm:

  • pdfnguyen_li_ve_tinh_vo_doan_cua_tin_hieu_ngon_ngu_va_he_qua_cu.pdf