Nghiên cứu ứng dụng biến tần đa mức cho hệ truyền động điện công suất lớn
Biến tần thường dùng chuyển đổi điện áp,
dòng điện ở một tần số nào đó thành điện áp,
dòng điện với tần số khác. Thiết bị này được
sử dụng để điều khiển vận tốc động cơ xoay
chiều theo phương pháp điều khiển tần số.
Đối với động cơ công suất vừa và nhỏ thường
sử dụng rộng rãi biến tần 2 mức (hay còn
gọi là nghịch lưu hai mức), thông thường,
mạch lực của nghịch lưu cơ bản sử dụng sơ
đồ mạch cầu H, van sử dụng là IGBT hoặc
Mosfet, kết hợp một hệ thống điều khiển
PWM để điều khiển, tuy nhiên bộ nghịch
lưu 2 mức này có nhược điểm là tạo điện áp
cung cấp dây động cơ với độ dốc (dv/dt) khá
lớn, gây ra một số vấn đề khó khăn, như số
đóng cắt cao, số lượng van ít, điện áp đầu ra
có độ đập mạch lớn, bởi tồn tại trạng thái
khác zero của tổng điện thế từ các pha đến
tâm nguồn DC (hiện tượng common-mode
voltage) [1]. Đặc biệt đối với hệ truyền động
điện công suất lớn cỡ MW, đây là loại động
cơ được ứng dụng rộng rãi trong các máy
móc thiết bị công nghiệp, trong các ngành
khai thác mỏ, giao thông cũng như trong
nhiều các máy móc thiết bị khác như thiết
bị nâng, quạt gió, máy nghiền.Vì vậy vấn đề
khởi động, ổn định tốc độ, đảo chiều quay,
thay đổi tốc độ liên tục của các động cơ này
đặt ra là hết sức phức tạp, thì bộ nghịch lưu
2 mức này không đáp ứng được của yêu cầu
hệ truyền động điện.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu ứng dụng biến tần đa mức cho hệ truyền động điện công suất lớn
là nghịch lưu nguồn áp đa mức, mong muốn tạo ra điện áp xoay chiều với chất lượng điện áp tốt hơn và biên độ lớn hơn. Như đã biết cấu trúc chung của bộ nghịch lưu nguồn áp đa mức, là có nhiều bộ gồm sáu chuyển mạch thông thường trong nghịch lưu ba pha (H.2), để tổng hợp điện áp hình sin từ một số mức điện áp, từ nguồn áp của tụ điện, từ đó cho phép làm việc với công suất định mức lớn hơn công suất từng khóa riêng rẽ. Vì vậy bộ nghịch lưu nguồn áp đa mức, có ưu điểm công suất lớn, điện áp đặt lên linh kiện bị giảm xuống nên công suất tổn hao do quá trình đóng ngắt linh kiện giảm theo, các thành phần sóng hài bậc cao của điện áp ra giảm. Đặc biệt là nghịch lưu đa mức cầu H nối tầng với khả năng module. Vì vậy phạm vi ứng dụng của biến tần đa mức sẽ phù hợp mức điện áp ra tăng, sẽ phù hợp với truyền động điện xoay chiều với điện áp cao và công suất lớn [2],[3],[4],[5],[6] và [7]. Trong sản xuất công nghiệp động cơ KĐB-RLS được ứng dụng rộng rãi, do chi phí thấp, nhỏ gọn. Động cơ IM được điều khiển tựa theo từ thông rotor, bởi vì nguyên lý này tạo ra một công cụ cho phép nhìn nhận động cơ KĐB-RLS có cùng bản chất vật lý (tạo từ thông và mô-men quay) như động cơ MC-KTĐL [8], [9]. Trong cấu trúc điều khiển FOC (hình 5), khâu điều khiển nghịch lưu nguồn áp là khâu trung gian giữa bộ điều khiển dòng stator và nghịch lưu, cũng là khâu giữ vai trò giao diện giữa thành phần cứng (hardware) và mạch nghịch lưu (điện tử công suất lớn). Để phù hợp với bộ nghịch lưu đa mức, khâu điều khiển nghịch lưu nguồn áp được gợi ý 2 phương pháp điều chế độ rộng xung PWM, đó là dùng phương pháp dịch pha sóng mang (phase-shifted), và dịch mức sóng mang (level-shifted). Hai phương pháp này, chất lượng điện áp ở phương pháp dịch mức sóng mang tốt hơn nhiều so với phương pháp dịch pha sóng bảng 1. Ký hiệu Ký hiệu Đơn vị Ý nghĩa ;s su ua b V Điện áp stator trên hệ tọa độ tĩnh (a,β). ;is si a b A Dòng điện stator trên hệ tọa độ tĩnh (a,β). ;Ls rL H Điện cảm stator, điện cảm rotor ;Ts rT s Hằng số thời gian stator, rotor σ Hệ số từ tản toàn phần ; r rad/s Tốc độ góc cơ, tốc độ góc rotor ' ';s sa b Wb Từ thông rotor p Wb Từ thông cực mi A Dòng từ hóa Lm N.m Mô-men tải p Số đôi cực J kg.m2 Mô-men quán tính Lsd, Lsq H điện cảm dọc trục, ngang trục của stator carA Biên độ tín hiệu sóng mang arcf Tần số sóng mang refA Biên độ tín hiệu đặt (tín hiệu chuẩn) reff Tần số tín hiệu đặt Chữ viết tắt NLĐM Nghịch lưu đa mức KĐB-RLS Không đồng bộ rotor lồng sóc IM Induction motor (động cơ KBĐ-RLS) FOC Field orient control (điều khiển tựa theo từ thông rotor SPWM Sine pulse width modulation MC-KTĐL Một chiều kích từ độc lập 20 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trần Duy Hưng và ctv mang, thể hiện ở chỉ số phân tích méo dạng sóng hài THD (Hình 1). Ở phương pháp dịch pha sóng mang, tần số đóng cắt của các van ở các cầu H là giống nhau, còn ở phương pháp dịch mức sóng mang, tần số đóng cắt các van ở các cầu H là khác nhau [1]. Song trong nghịch lưu đa mức, dịch pha sóng mang là giải pháp phù hợp, vì tính module hóa của phương pháp này. a phương pháp này. Hình 1. Biểu đồ phân tích THD so sánh giữa 2 phương pháp dịch pha sóng mang và dịch mức sóng mang Bên cạnh kết quả nghiên cứu điều khiển bộ nghịch lưu nguồn áp 7 mức, để chứng minh khả năng ứng dụng của bộ biến tần đa mức này trong thực tiễn, trong bài báo sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu hệ truyền động FOC cho động cơ KĐB-RLS công suất lớn, với tải có mômen tỷ lệ bậc 2 với tốc độ (máy bơm, quạt...) và tải có mômen cản thế năng (cầu trục, thang máy, thang cuốn...). Đây là hướng nghiên cứu điều khiển hệ truyền động không đồng bộ, kết hợp với bộ nghịch lưu nguồn áp đa mức (7 mức), là hướng nghiên cứu mới, được nhiều nhà khoa học quan tâm, mục đích để tìm ra các cấu trúc điều khiển tối ưu cho động cơ KĐB-RLS. Để khai thác tiềm năng ứng dụng biến tần đa mức trong hệ truyền động không đồng bộ công suất lớn, thì bài báo tập trung phân tích, đánh giá kết quả đáp ứng của hệ truyền động, dòng điện ba pha tại các chế độ vận hành, qua mô phỏng Matlab - Simulink. Hình 2. Cấu trúc bộ nghịch lưu nguồn áp 7 mức 3 pha nối tầng cầu H 21 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 15, Số 2 (2019): 18 - 26 2. Cấu trúc điều khiển 2.1. Cấu trúc điều khiển bộ nghịch lưu nguồn áp 7 mức Nghịch lưu nguồn áp 7 mức 3 pha (Hình 2) thực ra là sự ghép nối của 3 sơ đồ 1 pha. Đầu ra của bộ biến đổi này là 3 điện áp lệch pha nhau 120o, dạng điện áp ra nghịch lưu 7 mức 3 pha nối tầng cầu H (Hình 3). 2.13 sin( ) 3 sin( 2 / 3) 3 sin( 2 / 3) A B C u E t u E t u E t p p = = - = + Hình 3. Dạng điện áp ra nghịch lưu áp 7 cấp 3 pha nối tầng cầu H Để tạo ra điện áp 7 mức, phải có sự phối hợp đóng cắt các van trong từng cầu H ở mỗi pha. Ở mỗi sơ đồ cầu và tại mỗi thời điểm bất kỳ chỉ có 2 van dẫn, 2 van còn lại khóa. Việc điều khiển tạo điện áp 3 pha chỉ là dùng 3 sóng hình sin điều khiển lệch nhau 120° ở 3 pha. Khi 11 21 12 22 13 23, , , , ,S S S S S S dẫn, thì: 1 2 3h h hU U U E= = = Nên 1 2 3 3AN h h hU U U U E= + + = Tương tự 31 41 32 42 33 43, , , , ,S S S S S S dẫn, 3ANU E=- Từ cấu trúc bộ nghịch lưu (Hình 2) và mô phỏng (Hình 3), có những nhận xét như sau: • Điện áp tải cần sử dụng cao, nhưng điện áp ra nghịch lưu mỗi cầu lại nhỏ, điều này hạn chế được việc các van phải chịu điện áp quá cao, hơn nữa vẫn đáp ứng được nhu cầu của tải. • Điện áp ra nghịch lưu có dạng bậc thang nhiều cấp, gần sóng sin hơn nghịch lưu cơ bản. • Tần số đóng cắt nhỏ, thông thường dưới 1kHz. • Dòng điện ra có méo dạng thấp, đây là ưu điểm lớn nhất của sơ đồ này. • Phải sử dụng số lượng lớn các nguồn DC độc lập. • Số lượng van đóng cắt cho hệ thống nhiều, việc điều khiển các van đóng cắt phức tạp, hệ thống linh kiện phụ trợ tăng cao khi tăng số mức. Với cấu trúc nối tầng cầu H 3 pha 7 mức cần sử dụng 36 van đóng cắt. 2.2. Phương pháp điều chế độ rộng xung PWM dịch pha sóng mang Theo phương pháp này, để tạo ra điện áp có N mức cần (N-1)/2 cầu H. Tất cả các cầu H trên cùng 1 pha đều tuân theo 1 sóng sin chuẩn. Số sóng mang bằng số cầu H, gồm M sóng. Các sóng mang này có đều có cùng tần số và cùng biên độ đỉnh. Tuy nhiên có sự dịch pha giữa 2 sóng liền kề một góc: 22 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trần Duy Hưng và ctv 360 / ( 1)cr Nj = ° - (2.2) Hệ số điều chế tần số mf và hệ số điều chế biên độ ma. ; refcarf a ref car Af m m f A = = (2.3) Phạm vi bài báo này nghịch lưu 3 pha, điện áp ra mỗi pha có 7 mức, số cầu H ở mỗi pha là 3, do vậy cần sử dụng 3 tín hiệu răng cưa lệch nhau 60o ở 3 sơ đồ cầu H mỗi pha (Hình 4). Hình 4. Điều chế sóng mang theo phương pháp dịch pha sóng mang 2.3. Cấu trúc điều khiển FOC cho động cơ KĐB-RLS trên tọa độ dq Phương pháp điều khiển FOC, cho phép điều khiển động IM giống như động cơ MC- KTĐL, bởi vì do phép chuyển đổi tọa độ, đã tìm ra hai giá trị dòng điện điều khiển từ thông và mômen. Tọa độ dq là tọa độ quay, mô hình trạng thái động cơ IM xuất hiện thành phần tương tác phi tuyến. Nhưng hai đại lượng usd; usq là đại lượng một chiều, có chứa ωs. Mô hình trạng thái động cơ IM (4.1) [5] và [6]: (2.4) (2.5) (2.6) 60o 60o 0 0 0 1 1 1 -1 -1 -1 Sóng mang cho cầu H1 Sóng mang cho cầu H2 Sóng mang cho cầu H3 3~ IE IM 3 2 usausd usq isα isu isq isd sje ϑ− isv isw sϑ Đo tốc độ quay isβ *ω MHTT sϑ (-) (-) * sdi * sqi '* rd ' rd R R Nghịch lưu đa mức Sin PWM 36 xung dq αβ αβ abc usb usc udc usα usβ ' ' ' ' ' ' ' ' ' ' 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 ( ) 1 1 ( ) sd sd s sq rd s r r rq sd s sq s sq sq rd s r rq sq r s rd sd rd s rq r r rq sq s rd rq r r di i i dt T T T u L di i i dt T T u T L d i dt T T d i dt T T σ σ ω σ σ σ σ ω σ σ σ σ ω ω σ σ σ σ σ σ ω ω ω ω − − = − + + + Ψ − + Ψ + − − = − − + − Ψ − + Ψ + Ψ = − Ψ + − Ψ Ψ = + − Ψ − Ψ 2 '3 3( x ) 2 2 f f m M p r r p rd sq r L m z i z i L = − Ψ = Ψ ' '/ L ; / L ;rd rd m rq rq m s rω ω ωΨ = Ψ Ψ = Ψ − = Hình 5. Cấu trúc điều khiển tựa theo từ thông rotor cho động cơ KĐB-RLS với nghịch lưu đa mức 23 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 15, Số 2 (2019): 18 - 26 2.4. Thiết kế bộ điều khiển dòng điện stator Gồm 2 bộ điều khiển PI độc lập, điều khiển 2 thành phần dòng một chiều isd và isq kết hợp với mạch tính điện áp (MTu), có nhiệm vụ tính các thành phần điện áp usd và usq từ đại lượng đầu ra của 2 bộ PI. Khi tính, bộ RI sử dụng các đại lượng biến thiên chậm là từ thông rotor ψrd và tốc độ quay. Do hai thành phần dòng có tác động lẫn nhau phụ thuộc vào ωs, phải tiến hành khử tương tác. Bộ điều khiển dòng điện stator được thiết kế như Hình 6. Hình 6. Cấu trúc bộ điều khiển dòng điện stator Thông số bộ điều khiển dòng PI được tính toán và lựa chọn như sau: Kpi = 30; Ti = 0,0247 Bên cạnh đó khi bộ điều khiển dòng điện đảm bảo nhanh, chính xác và không tương tác, thì bộ điều khiển dòng stator là khâu quán tính bậc nhất. Do đó việc thiết kế bộ điều khiển tốc độ và từ thông được thực hiện đơn giản, ở đây bài báo đưa ra được thiết kế bộ điều khiển PI, được tính toán lựa chọn như sau: Bộ điều khiển tốc độ: Kpω = 14; Tiω = 0,3 Bộ điều khiển từ thông Kpψ = 14,5; Tiψ = 0,4117 3. Kết quả mô phỏng bảng 2. Bảng thông số mô phỏng Thông số động cơ Ký hiệu Giá trị Công suất định mức Pnom 1 MW Tốc độ định mức nnom 3000 vg/ph Dòng điện định mức Inom 165 ARMS Mômen định mức Mdm 6.10-3 Nm Điện áp một chiều UDC 4000 V Số đôi cực zp 1 Điện trở rotor Rr 0,5116 Ω Điện trở stator Rs 0,6 Ω Điện cảm rotor Lr 0,0104 H Điện cảm stator Ls 0,0216 H Hỗ cảm Lm 0,24 H Hệ số công suất cosφ 0,9 Hệ số từ tản toàn phần σ 0,07 Hằng số thời gian Tr/Ts (s) 0,4117/0,0247 Mô-men quán tính J 0,01gm2 3.1. Tải nâng hạ constc dmM M= = Bộ điều khiển triệt dòng điện hoạt động tốt, đã triệt tiêu được sai lệch tĩnh. Dòng từ hóa isd cố định, còn dòng tạo momen isq có sự thay đổi dao động tại điểm đảo chiều quay (Hình 7 và Hình 8). Hình 7. Đáp ứng dòng điện i*sd và isd Risq Risd 2 m r L L σ sL σ sL * sdi sqi * sqi sdi 'Ψ rd sω sdu squ_ _ _ RI 24 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trần Duy Hưng và ctv Hình 8. Đáp ứng dòng điện i*sq và isq Tốc độ đã bám đúng theo giá trị đặt, sai lệch tĩnh bị triệt tiêu, bộ điều khiển thực hiện đúng yêu cầu đảo chiều. Do có mômen tải nên ban đầu động cơ sẽ bị kéo ngược lại so với giá trị mong muốn (Hình 9, Hình10). Hình 9. Đáp ứng tốc độ đặt và thực w* và w Hình 10. Đáp ứng mômen động cơ KĐB-RLS Bộ nghịch lưu đa mức đã tạo ra đúng điện áp mong muốn. Tại thời điểm đảo chiều điện áp 3 pha có sự biến động (Hình 11), và tại pha a (Hình 12). Hình 11. Đáp ứng điện áp Ua,b,c Hình 12. Đáp ứng điện áp Usa Dòng điện khởi động trong khoảng cho phép của động cơ. Dòng điện có dạng hình sin (Hình 13). Hình 13. Đáp ứng dòng điện ia,b 3.2. Tải quạt gió Với hệ thống tải quạt gió ta nhận thấy bộ điều khiển tốc độ và từ thông vẫn cho đầu ra bám với giá trị đặt, sai lệch tĩnh bị triệt tiêu (Hình 14, Hình 15). Hình 14. Đáp ứng tốc độ đặt và thực w* và w Hình 15. Đáp ứng từ thông 25 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 15, Số 2 (2019): 18 - 26 Điện áp pha của bộ nghịch lưu giống như mong muốn (Hình 16). Hình 16. Điện áp pha a Dòng điện có dạng hình sin và giá trị gần đúng với tính toán (Hình 17). Hình 17. Đáp ứng dòng điện pha a 4. Kết luận Kết quả nghiên cứu thiết kế, điều khiển bộ nghịch lưu nguồn áp 7 mức và ứng dụng bộ này cho truyền động KĐB công suất lớn, theo nguyên lý tựa theo từ thông rotor, đã mang lại kết rất khả quan. Đó là khi bộ điều khiển dòng đảm bảo điều kiện nhanh, chính xác và không tương tác, thì hệ thống truyền động FOC ứng dụng cho tải nâng hạ, quạt gió có đáp ứng truyền động tốt, đúng với yêu cầu công nghệ. Bên cạnh đó chất lượng đầu ra của bộ nghịch lưu 7 mức có chất lượng tốt: điện áp ra có dạng bậc (7 bậc) để giảm điện áp rơi trên van bán dẫn, tần số chuyển mạch thấp, nên tổn thất hệ thống nhỏ. Đây là sự gợi mở một hướng nghiên cứu mới cho hệ truyền động KĐB, khi bộ điều khiển dòng kết hợp với nghịch lưu nguồn áp đa mức. Để hoàn thiện mảng tìm ra các cấu trúc tối ưu điều khiển động cơ IM. Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu của bài báo cũng là tài liệu tốt, cung cấp phương pháp luận tốt giúp cho các kỹ sư vận hành hệ thống biến tần đa mức thương mại khai thác hiệu quả thiết bị. Tài liệu tham khảo [1] Trần Trọng Minh (2007), Giáo trình Điện tử công suất, Nhà xuất bản Giáo dục. [2] Nguyễn Phùng Quang (2015), Điều khiển truyền động điện xoay chiều ba pha, Nhà xuất bản Bách Khoa Hà Nội. [3] Bin Wu (2006) “High-Power Converters and AC Drives”, Wiley-IEEE Press , Chapter7. [4] Bose, B.K. (2011), Control and Estimation Techniques of High Power Variable Speed AC Drives, IEEE Power Electronics Society Newsletter, Fourth Quarter 2011, pp. 31-38. [5] Leonhard W (1996) Control of Electrical Drives, 2nd edition, Springer. [6] Nikolaus P. Schibli, Tung Nguyen, and Alfred C. Rufer, A Three-Phase Multilevel Converter for. [7] High-Power Induction Motors, IEEE transaction on power electronic, vol 13 no.5, September. [8] Quang NP, Dittrich JA (2015) Vector control of three-phase AC machines – System development in the practice. 2nd edition, Springer-Verleg Berlin Heidelberg. [9] Teresa Otowska-Kowalska, Frede Blaabjerg, Jose Rodriguez Edition (2014), Advanced and Intelligent control in power electronics and drives, Springer. [10] Rodriguez, J., Bernet, S., Wu, B., Pontt, J., and Kouro, S. (2007). Multilevel voltage-source converter topologies for industrial medium- voltage drives. IEEE Trans. Ind. Electron, vol. 54, no. 6, pp. 2930-2945, Dec, 2007. 26 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trần Duy Hưng và ctv RESEARCH THE APPLICATION OF MULTI LEVEL INVERTERS FOR HIGH POWER ELECTRICAL DRIVE SYSTEMS 1Tran Duy Hung, 1Pham Tuan Hai, 2Mai Van Chung, 2Tran Trung Dung 1Military industrial College 2Hung Vuong University summAry High power electrical drive systems are used widely in Vietnam and worldwide industrial applications such as: induced draft fan in cement industry, water pumping systems..., the drives are powered by multi level inverters which allow low switching losses. The paper presents FOC control of an induction motor fed from a 7-level H-bridge inverters applied in pumping/fan and hoisting systems. Simulation results on the drive characteristics and stator voltage wave form show the effectiveness of the proposed control structure. Keywords: Multi level inverter, high power electrical drive, FOC, 7-level H- bridge inverters.
File đính kèm:
- nghien_cuu_ung_dung_bien_tan_da_muc_cho_he_truyen_dong_dien.pdf