Nghiên cứu thử nghiệm ứng dụng phần mềm Audacity trong giảng dạy kỹ năng nghe, nói của giảng viên khoa Tiếng Anh chuyên ngành, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế
Bài báo trình bày kết quả việc ứng dụng phần mềm Audacity trong thiết kế hoạt
động giảng dạy kỹ năng nghe và nói tiếng Anh dành cho sinh viên trình độ B1 chương trình
Ngoại ngữ không chuyên tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Nhóm tác giả thiết
kế các dạng bài tập có ứng dụng Audacity vào quá trình thực hành, rèn luyện hai kỹ năng
nói trên đối với 4 nhóm sinh viên trình độ B1. Sau đó, nhóm nghiên cứu thu nhận 100 bảng
câu hỏi khảo sát từ sinh viên kết hợp cùng phỏng vấn 3 giảng viên. Kết quả cho thấy phần
lớn sinh viên và giảng viên khẳng định phần mềm Audacity và các bài tập áp dụng rất hữu
ích trong việc phát triển kỹ năng nghe và nói tiếng Anh. Ngoài ra, nhóm tác giả thảo luận
các giải pháp nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng Audacity trong quá trình rèn luyện kỹ
năng nghe và nói.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu thử nghiệm ứng dụng phần mềm Audacity trong giảng dạy kỹ năng nghe, nói của giảng viên khoa Tiếng Anh chuyên ngành, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế
ng Audacity là quan trọng. Vai trò hướng dẫn của giáo viên được sinh viên đánh giá là rất cần thiết, ảnh hưởng đến trực tiếp đến chất lượng sản phẩm của sinh viên. Bên cạnh khó khăn cũng có những thuận lợi nhất định. Các giáo viên đã có kinh nghiệm sử dụng phần mềm Audacity trước khi áp dụng nó vào hoạt động dạy học. Tài liệu hướng dẫn sử dụng Audacity cùng hệ thống bài tập được các giáo viên biên soạn kỹ lưỡng và có hệ thống. Toàn bộ nội dung được phổ biến trên trang web để sinh viêncó thể theo dõi một cách dễ dàng. Tuy vậy, có thể khẳng định rằng sự thuận lợi lớn nhất khi áp dụng Audacity vào quá trình dạy học chính là tinh thần học tập nỗ lực và nghiêm túc của sinh viên. Sinh viên thường xuyên trao đổi với giáo viên ở trong và ngoài lớp học. Đặc biệt, trong quá trình thực hành các bài luyện tập, sinh viên thường xuyên trao đổi với giáo viên qua email mỗi khi gặp khó khăn. Hình 1. Những khó khăn khi sử dụng Audacity của sinh viên Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 4, Số 3, 2020 303 Hình 2. Khả năng sử dụng Audacity của sinh viên sau khi được hướng dẫn Biểu đồ ở hình 2 thể hiện rằng rất ít sinh viên (chiếm tỉ lệ 1%) không hoàn thành bài tập được giao. Có 13% sinh viên gặp nhiều khó khăn và ban đầu chỉ hoàn thành một phần bài tập, nhưng với sự hỗ trợ của giáo viên thì những sinh viên này đã hoàn thành công việc của mình. Với tỉ lệ cao nhất là 45%, phần lớn sinh viên gặp một ít khó khăn khi thao tác với Audacity nhưng vẫn tự mình hoàn thành bài tập. Mô hình hoạt động nhóm cũng góp phần tăng khả năng hoàn thành bài tập khi các sinh viên có kiến thức về công nghệ trực tiếp hướng dẫn cho thành viên trong nhóm. Dữ liệu điều tra cho thấy đa số sinh viên (68%) thích hoạt động rèn luyện theo nhóm. Với tỉ lệ xấp xỉ ít hơn, 41% sinh viên không gặp khó khăn gì khi sử dụng Audacity để hoàn thành các hoạt động rèn luyện kỹ năng nghe và nói tiếng Anh được giáo viên giao. 4.2. Phản hồi của giảng viên và sinh viên khi áp dụng Audacity trong việc dạy và học kỹ năng nghe và nói Phân tích số liệu từ các câu hỏi khảo sát sinh viên cho thấy việc ứng dụng Audacity trong các hoạt động rèn luyện kỹ năng nghe và nói đã có những tác động tích cực đến thái độ học tập của sinh viên. Đối với các hoạt động rèn luyện kỹ năng nói, theo số liệu khảo sát có 61% sinh viên cho biết không cảm thấy tự tin khi nói tiếng Anh trước người lạ hoặc đám đông. 76% sinh viên cho hay chưa từng sử dụng thiết bị điện tử để ghi âm lại khi nói tiếng Anh. Tuy nhiên, sau khi luyện tập kỹ năng nói với sự hỗ trợ của chức năng ghi âm trên Audacity, 87% sinh viên cho biết cảm thấy tự tin hơn khi nói tiếng Anh theo số liệu thể hiện ở hình 3. Các hoạt động luyện tập kỹ năng nói được thiết kế tương tự cấu trúc bài thi nói trình độ B1 giúp sinh viên có cảm giác quen thuộc khi làm bài thi thực sự và cảm thấy tự tin, chủ động trong việc rèn luyện kỹ năng này. Hình 3. Tỉ lệ tự tin của sinh viên sau khi rèn luyện kỹ năng nói với Audacity 87% 13% Tự tin Không tự tin Journal of Inquiry into Languages and Cultures ISSN 2525-2674 Vol 4, No 3, 2020 304 Đối với các hoạt động rèn luyện kỹ năng nghe, số liệu khảo sát thể hiện ở hình 3 cho thấy 30 sinh viên cảm thấy hứng thú với hoạt động nghe và ghi lại nội dung của đoạn nghe. Có 48 sinh viên thích tự mình tạo ra bài nghe mang tính cá nhân bằng cách biên tập các tập tin âm thanh, trong khi đó 56 sinh viên thể hiện hứng thú với hoạt động vừa nghe vừa ghi âm lại câu trả lời của mình. Hình 4. Sự hứng thú của sinh viên đối với các hoạt động rèn luyện kỹ năng nghe Dữ liệu khảo sát thể hiện rằng phần lớn sinh viên yêu thích hoạt động kết hợp hai kỹ năng nghe và nói bằng cách sử dụng Audacity để ghi âm chính giọng nói của mình, sau đó kết hợp cùng các nguồn âm thanh khác để tạo ra sản phẩm nghe mang tính cá nhân. Có 68% sinh viên được hỏi cho biết thích sử dụng Audacity để rèn luyện kỹ năng nghe kết hợp cùng nói thay vì rèn luyện từng kỹ năng riêng lẻ. Điều này cho thấy sinh viên thích các hoạt động nghe kết hợp nói, nghe các sản phẩm do sinh viên sáng tạo thay vì nghe một cách thụ động. Việc tạo ra bài nghe mang tính cá nhân bắt buộc các sinh viên phải rèn luyện kỹ năng nói kết hợp cùng tư duy sáng tạo để tạo ra những bài nghe hấp dẫn trước khi được chia sẻ để người khác cùng nghe. Quá trình nghe các sản phẩm được tạo ra từ bạn bè của mình cũng là một cơ hội tốt để sinh viên rèn luyện kỹ năng nghe, tạo thêm động lực và niềm say mê học tập cho sinh viên. Sau quá trình làm việc cùng Audacity, 93% sinh viên khẳng định các hoạt động rèn luyện có sự hỗ trợ của phần mềm này giúp cải thiện kỹ năng nghe của mình. Về phía nhóm giảng viên, tất cả các giảng viên tham gia nghiên cứu này đều có kinh nghiệm sử dụng Audacity trước đây. Vì vậy, các giảng viên không gặp nhiều khó khăn trong quá trình thiết kế các hoạt động dạy học với sự hỗ trợ của Audacity. Theo đánh giá của các giảng viên, đa số các nhóm sinh viên hoàn thành đúng hạn các bài tập được giao. Chất lượng các sản phẩm của sinh viên tương đối tốt và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đặt ra. Có một số nhóm sinh viên nộp trễ hạn do cần thêm hướng dẫn từ giáo viên nhưng vẫn hoàn thành được các bài tập được giao. 5. Thảo luận và đề xuất 5.1. Thảo luận Kết quả phân tích dữ liệu trình bày ở kết quả nghiên cứu cho thấy việc ứng dụng phần mềm Audacity trong các hoạt động rèn luyện kỹ năng nghe và nói đã có những tác động tích cực đến thái độ học tập của sinh viên. Từ tỉ lệ khá cao (93%) sinh viên phản hồi tích cực với việc tiếp tục sử dụng phần mềm Audacity trong rèn luyện kỹ năng nghe và nói tiếng Anh cho thấy việc áp dụng này rất hữu ích khi giúp cho sinh viên làm quen với một phần mềm mới và sẵn sàng tiếp tục sử dụng phần mềm đó trong việc học tập ngoại ngữ trong tương lai. Thêm vào 30 56 48 0 20 40 60 Nghe và ghi lại nội dung Nghe và thu âm câu trả lời Nghe nội dung tự sáng tạo S ố l ư ợ n g s in h v iê n Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 4, Số 3, 2020 305 đó, đông đảo sinh viên (68%) tỏ ra yêu thích việc ứng dụng phần mềm Audacity trong việc rèn luyện kết hợp hai kỹ năng nghe nói cũng như sáng tạo ra các sản phẩm âm thanh của chính bản thân cho thấy sinh viên hứng thú với những hoạt động luyện nghe nói đa dạng với nhiều ý tưởng sáng tạo cùng với phần mềm như tự ghi âm giọng nói của bản thân trong sản phẩm quảng cáo trên radio, chèn nhạc nền hoặc bất cứ âm thanh nào do sinh viên chủ động lựa chọn. Quan trọng nhất là sinh viên có thể sử dụng sản phẩm cuối cùng của mình để nghe đi nghe lại và chia sẻ với bạn bè trong lớp. Trong quá trình áp dụng phần mềm Audacity vào thực tế giảng dạy, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng đối với các sinh viên trình độ B1 của chương trình Ngoại ngữ không chuyên, ban đầu hầu như tất cả các em đều chưa biết đến phần mềm Audacity cũng như cách sử dụng phần mềm như thế nào. Khi được giáo viên hướng dẫn, đa số sinh viên đã dần dần quen thuộc các chức năng phần mềm và thực hiện được các thao tác cơ bản với tập tin âm thanh trên Audacity. Việc làm quen với một phần mềm hoàn toàn mới là một thách thức và điều này phần nào gây ra trở ngại trong quá trình học tập của các em. Khá nhiều sinh viên cảm thấy áp lực khi bắt đầu sử dụng Audacity khi hoàn thành các bài tập với nhiều nguyên nhân khác nhau như không có máy tính hoặc chưa bao giờ sử dụng một phần mềm nào hỗ trợ học tiếng Anh. Để khắc phục những khó khăn này, các hoạt động luyện tập được giáo viên thiết kế cho sinh viên thực hiện theo từng nhóm sao cho mỗi nhóm đều có thành viên sở hữu máy tính nhằm đảm bảo rằng những sinh viên không có máy tính hoặc không có nhiều kiến thức về công nghệ vẫn có được sự hỗ trợ cần thiết từ các thành viên khác. Giáo viên yêu cầu phân định rõ vai trò của từng thành viên trong nhóm trong từng bài tập để đảm bảo các thành viên trong nhóm đều cùng nhau làm việc và rèn luyện các kĩ năng. Bên cạnh đó, ngoài thời gian hướng dẫn trên lớp, để giảm thiểu những khó khăn do sự không quen thuộc với phần mềm gây ra, giáo viên đăng tải nội dung hướng dẫn sử dụng Audacity theo từng hoạt động luyện nói và nghe hàng tuần lên trang web của mình. 5.2. Đề xuất 5.2.1. Đối với giảng viên Từ những kết quả thu được trên thực tế, nhóm tác giả đề xuất một số kiến nghị để việc áp dụng Audacity trong giảng dạy kỹ năng nghe và nói tiếng Anh một cách hiệu quả hơn. Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng việc tương tác ngoài giờ học giữa giáo viên và sinh viên là cực kỳ quan trọng. Những phản hồi cần thiết và kịp thời từ giáo viên sẽ giúp sinh viên vượt qua khó khăn ban đầu và ảnh hưởng đến chất lượng bài làm của sinh viên. Email là phương tiện chủ yếu mà giáo viên và sinh viên sử dụng để giao tiếp với nhau bên ngoài lớp học. Mặc dù dễ sử dụng nhưng email vẫn có nhược điểm là nội dung trao đổi của email thể hiện dưới dạng văn bản nên đôi khi không truyền tải đầy đủ thông tin cần thiết. Để khắc phục điều này, giáo viên cũng có thể ghi âm phản hồi của mình và gửi cho sinh viên dưới dạng tập tin âm thanh. Việc này cũng giúp sinh viên tăng cường luyện nghe và tương tác với chính sản phẩm do mình tạo ra. Ngoài ra, email cũng không thuận tiện khi trao đổi các tập tin đa phương tiện và không có tính hệ thống khi tổ chức lưu trữ. Giảng viên có thể lựa chọn nền tảng elearning như Moodle hoặc Google Classroom để tận dụng sức mạnh của hệ thống lưu trữ tập tin và tăng khả năng tương tác giữa giáo viên và sinh viên. Journal of Inquiry into Languages and Cultures ISSN 2525-2674 Vol 4, No 3, 2020 306 5.2.2. Đối với sinh viên Nghiên cứu được thực hiện với các sinh viên ngoại ngữ không chuyên trình độ B1. Mặc dù thời gian học là 15 tuần nhưng bản thân giáo viên và sinh viên nhận thấy thời gian để luyện tập các kỹ năng nói và nghe là rất hạn chế. Bản thân người học nhận xét rằng nếu được làm quen với Audacity từ trước thì sẽ thực hiện các bài luyện tập có hiệu quả hơn. Do đó, nhóm tác giả cũng đề xuất áp dụng Audacity vào các hoạt động rèn luyện kỹ năng nghe và nói cho sinh viên Ngoại ngữ không chuyên trình độ A1 và A2 để các em có thêm thời gian làm quen với phần mềm và thực hiện được thêm nhiều dạng bài tập rèn luyện các kỹ năng nghe và nói. 6. Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên đón nhận các hoạt động rèn luyện kỹ năng nghe và nói có ứng dụng của Audacity là rất tích cực. Đa số các sinh viên khẳng định các hoạt động được thiết kế với sự hỗ trợ của Audacity giúp các em mở rộng cơ hội được nghe tiếng Anh từ nhiều nguồn khác nhau đồng thời giúp các em tự tin hơn trong việc nói tiếng Anh, từ đó giúp sinh viên nâng cao năng lực nghe và nói tiếng Anh. Nhóm giáo viên thực hiện nghiên cứu cũng nhận thấy sự hiệu quả của áp dụng Audacity trong việc thiết kế các hoạt động giảng dạy. Với Audacity, giáo viên có thêm một công cụ trợ giúp có thể tạo ra nguồn học liệu nghe phù hợp với từng nhóm đối tượng sinh viên. Đối với kỹ năng nói, giáo viên cũng có nhiều cơ hội tương tác với sinh viên hơn. Việc đánh giá sản phẩm của các sinh viên qua từng tuần giúp giáo viên đánh giá chính xác năng lực hiện tại của sinh viên, từ đó có hướng điều chỉnh trong cách dạy để giúp lớp học đạt hiệu quả cao nhất. Nghiên cứu được thực hiện với các sinh viên ngoại ngữ không chuyên trình độ B1. Nhóm tác giả mong muốn được mở rộng nghiên cứu với các sinh viên trình độ A1 và A2 với hi vọng rằng khi được tiếp xúc sớm với Audacity trong các hoạt động rèn luyện kỹ năng nghe và nói, các sinh viên sẽ có nhiều cơ hội tạo ra các sản phẩm nghe và nói của cá nhân, từ đó góp phần nâng cao năng lực nghe và nói tiếng Anh của sinh viên. Với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, nhóm tác giả mong muốn tích hợp các hoạt động trao đổi, thảo luận, đánh giá trên nền tảng elearning của trường Đại học hoặc một số nền tảng quen thuộc như Moodle hay Google Classroom để đạt được hiệu quả cao hơn trong việc dạy và học. Tài liệu tham khảo Alameen, G. (2007). Audacity 1.2.6. Teaching English as a Second or Foreign Language, 11(1), 2-11. Al-Kamel, M. (2018). The positive effect of ICT on the English language learning and teaching. Retrieved on July 30 from: https://www.researchgate.net/publication/329572075_ The_positive_Effect_ of _ICT_on_the_English_Language_Learning_and_Teaching. Decker, W. (2011). Looping: Using technology to empower autonomous language learners. Core. Retrieved on July 30 from: https://core.ac.uk/download/pdf/236006215.pdf. Martinéz, S.G. (2010). Digital recordings for the EFL classroom. Procedia - Social and Behavioral Sciences, 3, 98-105. Doi:10.1016/j.sbspro.2010.07.018 Munby, I. (2011). Creating listening activities for Moodles with audacity. Hokkai-Gakuen Organization of Knowledge Ubiquitous through Gaining Archives, 148, 11-22. Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 4, Số 3, 2020 307 Nguyễn Văn Long (2016). Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ: Từ kinh nghiệm quốc tế đến thực tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu giáo dục, 32(2), 36-47. Orhan, G., & Sahin, I. (2016). ICT applications in English teaching: A literature review. The Eurasia Proceedings of Educational and Social Sciences, 4, 579-581. Prensky, M. (2001). Digital natives, digital immigrants. On the Horizon: NCB University Press, 9(5), 1-6. Sharndama, E. (2013). Application of ICTs in teaching and learning English (ELT) in large classes. Journal of Arts and Humanities, 2(6), 34-39 Swanson, P.B., Early, P.N., & Baumann, Q. (2011). What audacity!, Free and open source sofware for E- learning: Issues, successes and challenges,168-186. Doi:10.4018/978-1-61520-917-0.ch011. Tilton, S. (2016). eTools: Using Audacity in the Classroom. eTools: Using Technology in the Classroom. 2, 1-5. AN EXPERIMENTAL STUDY ON THE APPLICATION OF AUDACITY SOFTWARE IN TEACHING LISTENING AND SPEAKING SKILLS BY ENGLISH LECTURERS AT THE ESP DEPARTMENT, UNIVERSITY OF FOREIGN LANGUAGES, HUE UNIVERSITY Abstract: The article presents the results obtained from the application of Audacity software in designing teaching activities aiming at enhancing listening and speaking skills for level B1 non-English major students of basic English program at Hue University of Foreign Languages. After the implementation process finished, 100 survey questionnaires were sent to the students participating in the study and 3 interviews with lecturers were conducted. The results showed that most students and lecturers thought Audacity software and the suitable practice activities were very useful in developing students’ listening and speaking skills. Additionally, the authors discussed solutions to improve the effectiveness of applying Audacity in the process of strengthening students’ English listening and speaking skills. Keyword: Audacity software, listening skill, speaking skill
File đính kèm:
- nghien_cuu_thu_nghiem_ung_dung_phan_mem_audacity_trong_giang.pdf