Nghiên cứu thử nghiệm trồng nấm bào ngư xám (Pleurotus sajor-caju (Fr.) Sing.) trên phụ phế phẩm cùi bắp, vỏ trấu và lục bình

Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá được hiệu quả sử dụng cùi bắp, vỏ trấu và lục bình để trồng nấm bào

ngư xám tại tỉnh Đồng Tháp. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức ứng với 3 phụ phế phẩm thử nghiệm và 1 nghiệm thức đối chứng ứng với mùn cưa cao su, 3 lần lặp lại (10 bịch cơ chất/lần lặp lại). Hệ sợi nấm phát triển nhanh nhất (1,34 cm/ngày) và lan đầy bịch phôi sớm nhất (17 ngày ươm tơ) trên cơ chất vỏ trấu. Các bịch phôi của vỏ trấu cho thu hoạch nấm sớm nhất (25 ngày sau khi cấy cọng meo giống cấp 3) với năng suất nấm đạt cao nhất 308,7 g/bịch phôi và hiệu suất sinh học đạt 73,50% (735 kg nấm/tấn nguyên liệu khô). Do vậy, vỏ trấu rất giàu tiềm năng được tận dụng làm cơ chất thay thế mùn cưa cao su để trồng nấm bào ngư xám đạt hiệu quả cao ở tỉnh Đồng Tháp.

Nghiên cứu thử nghiệm trồng nấm bào ngư xám (Pleurotus sajor-caju (Fr.) Sing.) trên phụ phế phẩm cùi bắp, vỏ trấu và lục bình trang 1

Trang 1

Nghiên cứu thử nghiệm trồng nấm bào ngư xám (Pleurotus sajor-caju (Fr.) Sing.) trên phụ phế phẩm cùi bắp, vỏ trấu và lục bình trang 2

Trang 2

Nghiên cứu thử nghiệm trồng nấm bào ngư xám (Pleurotus sajor-caju (Fr.) Sing.) trên phụ phế phẩm cùi bắp, vỏ trấu và lục bình trang 3

Trang 3

Nghiên cứu thử nghiệm trồng nấm bào ngư xám (Pleurotus sajor-caju (Fr.) Sing.) trên phụ phế phẩm cùi bắp, vỏ trấu và lục bình trang 4

Trang 4

Nghiên cứu thử nghiệm trồng nấm bào ngư xám (Pleurotus sajor-caju (Fr.) Sing.) trên phụ phế phẩm cùi bắp, vỏ trấu và lục bình trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 2940
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu thử nghiệm trồng nấm bào ngư xám (Pleurotus sajor-caju (Fr.) Sing.) trên phụ phế phẩm cùi bắp, vỏ trấu và lục bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu thử nghiệm trồng nấm bào ngư xám (Pleurotus sajor-caju (Fr.) Sing.) trên phụ phế phẩm cùi bắp, vỏ trấu và lục bình

Nghiên cứu thử nghiệm trồng nấm bào ngư xám (Pleurotus sajor-caju (Fr.) Sing.) trên phụ phế phẩm cùi bắp, vỏ trấu và lục bình
 trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức 
ứng với 3 phụ phế phẩm thử nghiệm và 1 nghiệm thức đối chứng ứng với mùn cưa cao su, 3 lần lặp lại (10 
bịch cơ chất/lần lặp lại). Hệ sợi nấm phát triển nhanh nhất (1,34 cm/ngày) và lan đầy bịch phôi sớm nhất 
(17 ngày ươm tơ) trên cơ chất vỏ trấu. Các bịch phôi của vỏ trấu cho thu hoạch nấm sớm nhất (25 ngày sau 
khi cấy cọng meo giống cấp 3) với năng suất nấm đạt cao nhất 308,7 g/bịch phôi và hiệu suất sinh học đạt 
73,50% (735 kg nấm/tấn nguyên liệu khô). Do vậy, vỏ trấu rất giàu tiềm năng được tận dụng làm cơ chất 
thay thế mùn cưa cao su để trồng nấm bào ngư xám đạt hiệu quả cao ở tỉnh Đồng Tháp. 
Từ khóa: Bào ngư xám, cùi bắp, vỏ trấu, lục bình. 
1. MỞ ĐẦU1 
Nấm bào ngư xám (Pleurotus sajor-caju (Fr.) 
Sing.) là loại nấm ăn phổ biến và mang lại nhiều giá 
trị ở các nước nhiệt đới. Đây là loại thực phẩm có giá 
trị dinh dưỡng khá cao, cung cấp một lượng đáng kể 
chất đạm, carbohydrate, vitamin và khoáng chất, 
đồng thời là dược liệu quý giá trong việc duy trì, bảo 
vệ sức khỏe và cũng là nguồn hàng xuất khẩu có giá 
trị [1]. Nấm này được trồng chủ yếu trên cơ chất 
mùn cưa cao su [2], được thu mua từ các tỉnh miền 
Đông Nam bộ, nên giá thành tương đối cao và không 
chủ động nguồn nguyên liệu. Trong khi đó, cơ chất 
để trồng nấm bào ngư xám khá đa dạng như rơm rạ, 
vỏ trấu, cùi bắp, lục bình, bã mía, xơ dừa 
Ở tỉnh Đồng Tháp, các phế phụ phẩm cùi bắp, vỏ 
trấu và lục bình có trữ lượng rất dồi dào, rất dễ thu 
lấy, nhưng đa phần chưa được sử dụng hiệu quả gây 
lãng phí và ô nhiễm môi trường. Theo Tổng cục 
Thống kê (2018), đồng bằng sông Cửu Long 
(ĐBSCL) trồng khoảng 33 nghìn ha bắp và 4.107,4 
nghìn ha lúa [3]. Ước tính mỗi năm có hơn 372.000 
tấn cùi bắp và 3,8 triệu tấn vỏ trấu phát thải ra môi 
trường [4]. Ở Đồng Tháp có hệ thống sông ngòi dày 
đặc với thực trạng lục bình phát triển rất mạnh trôi 
trên sông, kênh, rạch quá dày có thể gây tắc 
nghẽn dòng kênh, ô nhiễm môi trường, hạn chế sự 
1 Khoa Sư phạm Lý - Hoá - Sinh, Trường Đại học Đồng 
Tháp 
Email: tdtuong@dthu.edu.vn 
sinh trưởng và phát triển của thủy hải sản, đồng thời 
gây khó khăn khi lưu thông đường thuỷ. Hiện nay, 
tuy lục bình đã được sử dụng để sản xuất các sản 
phẩm thủ công mỹ nghệ, làm thức ăn gia súc, phân 
bón nhưng vẫn còn một lượng khá lớn lục bình trôi 
nổi trên các kênh, rạch, gây ách tắc giao thông 
đường thủy. Sử dụng cây lục bình để trồng nấm có 
nhiều ưu điểm như rễ lục bình chứa nhiều dưỡng 
chất, lục bình khô giữ độ ẩm rất tốt nên có thể làm 
giảm chi phí tưới trong nuôi trồng. 
Xuất phát từ thực trạng nêu trên “Thử nghiệm 
trồng nấm bào ngư xám (Pleurotus sajor-caju (Fr.) 
Sing.) trên phụ phế phẩm sẵn có của tỉnh Đồng 
Tháp” là cơ sở khoa học để kỳ vọng không những 
mang lại sản phẩm có giá trị cao mà còn sử dụng 
hiệu quả những sản phẩm phế thải từ nông nghiệp, 
từ nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương thành 
nguồn phân bón hữu cơ, góp phần bảo vệ môi 
trường, tạo việc làm và nâng cao chất lượng cuộc 
sống cho người dân địa phương. 
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Vật liệu thí nghiệm 
Meo giống cấp 3 nấm bào ngư xám (Pleurotus 
sajor-caju (Fr.) Sing.) được cung cấp bởi Trường Đại 
học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Mùn cưa cao 
su, cám gạo, cùi bắp (giống Bắp nếp lai F1 HMT 55), 
vỏ trấu, lục bình được thu mua từ một hộ nông dân ở 
ấp Thạnh An, xã Tân Long, huyện Thanh Bình, tỉnh 
Đồng Tháp (Hình 1). 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 76 
Hình 1. Các loại nguyên liệu sử dụng trong thí nghiệm cùi bắp (A), trấu (B), lục bình (C) 
và mùn cưa (D) 
2.2. Phương pháp thí nghiệm 
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn 
ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức thử nghiệm (nấm được 
trồng trên cùi bắp, vỏ trấu, lục bình) và 1 nghiệm 
thức đối chứng (nấm được trồng trên mùn cưa cao 
su). Các nghiệm thức được bổ sung cùng một lượng 
5% cám gạo, thí nghiệm được lặp lại 3 lần (10 bịch cơ 
chất/lần lặp lại) (Bảng 1). 
Bảng 1. Bố trí thí nghiệm 
Nghiệm thức 
(NT) 
Nguyên liệu 
Dinh dưỡng 
bổ sung 
1 Cùi bắp nghiền 5% cám gạo 
2 Vỏ trấu 5% cám gạo 
3 Lục bình cắt khúc 5% cám gạo 
4 Mùn cưa cao su 5% cám gạo 
Từng loại nguyên liệu (cùi bắp nghiền, vỏ trấu, 
lục bình cắt khúc, mùn cưa cao su) được trộn đều rồi 
tưới nước vôi trong (pH = 13) vào tạo thành đống ủ 
có độ ẩm < 65%. Dùng bạt đậy đống ủ để giữ ẩm, 
thỉnh thoảng đảo trộn đống ủ, ủ đống 3 - 7 ngày. Bổ 
sung thêm 5% cám gạo vào đống ủ, kiểm tra độ ẩm 
đống ủ, nếu thiếu ẩm cần bổ sung thêm ẩm bằng 
nước vôi trong đến khi đạt độ ẩm thích hợp (65%). Cơ 
chất đã ủ được phân phối đều vào các bịch nylon 
chịu nhiệt để tạo các bịch cơ chất nuôi trồng có khối 
lượng 1,2 kg (420 g cơ chất khô/bịch). Buộc cổ bịch, 
dùng que nhọn đường kính 1,5 - 2,0 cm xuyên vào 
miệng bịch, cách đáy bịch 1 cm nhằm tạo khoảng 
trống để cấy cọng meo giống nấm cấp 3 vào bịch, 
đậy miệng bịch bằng nút bông. Các bịch cơ chất 
được hấp khử trùng ở 100°C trong 10 - 12 giờ, để 
nguội và lần lượt cấy 1 cọng meo giống nấm cấp 3 
vào từng bịch cơ chất trồng trong điều kiện vô trùng. 
Các bịch phôi này được chuyển vào nhà ươm để ươm 
tơ cho đến khi tơ nấm lan đầy các bịch phôi. Nhà 
ươm cần sạch sẽ, thông thoáng, mát, không cần ánh 
sáng. Khi tơ đã lan kín bịch phôi, chất lên kệ, tháo 
nút bông, sốc nhiệt, tưới đón nấm mỗi ngày. Nước 
tưới phải sạch, tưới phun sương 3 - 4 lần/ngày. Sau 
khoảng 5 - 7 ngày tưới, phôi nấm sẽ xuất hiện quả 
thể. Thu hoạch nấm lúc tai nấm ở dạng lá lục bình, 
tai nấm (quả thể nấm) được hái hết cả chùm, không 
được để sót lại phần chân nấm để tránh bị nhiễm tạp, 
ảnh hưởng đến những lần thu hoạch sau. Nhà trồng 
có mái lợp tole có cách nhiệt, vách tường được cách 
nhiệt bằng lưới lan, nền xi măng, có hệ thống tưới 
phun sương để duy trì nhà trồng ở 28 - 30°C [5], 80 - 
90% độ ẩm [6] (nhiệt độ và ẩm độ được kiểm soát 
bằng thiết bị Thermo Hygro & Clockk, ISOLAB - 
Germany). Ánh sáng được duy trì ở 700 - 800 lux [7], 
độ thông thoáng vừa phải, không có gió lùa [8]. 
Tỷ lệ bịch phôi bị tạp nhiễm (%), tốc độ lan tơ 
(cm/ngày), thời gian tơ nấm lan đầy các bịch phôi 
(ngày), thời điểm bắt đầu cho thu hoạch quả thể nấm 
(ngày), năng suất nấm trên mỗi bịch phôi (g/bịch 
phôi) của 3 đợt thu hoạch (trong 30 ngày) và hiệu 
suất sinh học (%) của từng nghiệm thức được theo 
dõi và làm tiêu chí để đánh giá. 
Hiệu suất sinh học (%) = (Khối lượng nấm 
tươi/kg cơ chất khô) x 100. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 77 
2.3. Phân tích số liệu thí nghiệm 
Số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê bằng 
phần mềm SPSS Statistics 22.0 để so sánh giá trị 
trung bình giữa các nghiệm thức bằng phân tích 
One-Way ANOVA qua kiểm định Tukey với độ tin 
cậy 95% khi p < 0,05. Microsoft Excel 2013 được sử 
dụng để vẽ biểu đồ hình cột. 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Sự phát triển của hệ sợi nấm trên 4 loại cơ 
chất 
Hình 2. Sự phát triển của hệ sợi nấm trên 4 loại cơ 
chất sau 17 ngày ươm tơ 
Hình 3. Tốc độ lan tơ nấm 
Ghi chú: Các giá trị trung bình trên biểu đồ hình 
cột có các ký tự đi cùng không giống nhau thì khác 
biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Các thanh dọc 
(error bar) trên biểu đồ hình cột thể hiện độ lệch 
chuẩn của giá trị trung bình nghiệm thức. 
Hình 2 và 3 cho thấy tốc độ phát triển hệ sợi nấm 
trên các loại cơ chất khác nhau khác biệt có ý nghĩa 
thống kê (p < 0,005). Vỏ trấu là cơ chất giúp hệ sợi 
nấm phát triển nhanh nhất (1,34 cm/ngày) kế đến là 
lục bình (1,19 cm/ngày). Kết quả này tương quan với 
công bố của Lê Vĩnh Thúc và ctv. (2015) [9]. Tốc độ 
phát triển của hệ sợi nấm trên cùi bắp và mùn cưa 
cao su chậm hơn (0,79 - 0,69 cm/ngày) so với vỏ trấu 
và lục bình. Theo Frimpong-Manso et al. (2011) [10], 
vỏ trấu có tính xốp cao, độ thoáng khí nhiều, cấu trúc 
hạt rỗng là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tốc 
độ phát triển hệ sợi trên cơ chất, làm cho tơ nấm dễ 
phát triển xuyên qua cơ chất. Cùi bắp có hàm lượng 
dinh dưỡng khá cao là điều kiện thuận lợi cho hệ sợi 
nấm phát triển nhanh và khoẻ [11]. Tuy nhiên, do cùi 
bắp sử dụng trong thực nghiệm được nghiền nhuyễn 
với độ mịn khá cao nên thiếu sự thông thoáng trong 
bịch phôi làm ảnh hưởng đến tốc độ lan tơ chậm hơn 
so với vỏ trấu và lục bình. 
3.2. Thời gian xuất hiện tơ nấm và thời điểm thu 
hoạch 
Các bịch phôi ở NT3 và NT2 xuất hiện tơ nấm 
sớm nhất (3 - 5 ngày sau khi cấy cọng meo giống cấp 
3), cho thấy tơ nấm phát triển tốt trên cơ chất có tính 
xốp cao như vỏ trấu và lục bình. Tuy nhiên, hệ sợi 
giống phát triển trên cơ chất vỏ trấu của NT2 lan đầy 
các bịch phôi sớm nhất (17 ngày ươm tơ), khác biệt 
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với các nghiệm 
thức khác (Hình 4). Thời điểm bắt đầu cho thu hoạch 
quả thể nấm ở NT2 cũng đến sớm nhất (25 ngày sau 
khi cấy cọng meo giống cấp 3), khác biệt có ý nghĩa 
thống kê (p < 0,05) so với các nghiệm thức khác 
(Hình 4). Ghi nhận không có bịch phôi nào bị tạp 
nhiễm trên tất cả các nghiệm thức. 
Hình 4. Thời gian tơ nấm lan đầy bịch phôi và thời 
điểm bắt đầu thu hoạch nấm 
Ghi chú: Các giá trị trung bình của các cột trong 
cùng một giai đoạn có các ký tự đi cùng không giống 
nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). 
Các thanh dọc (error bar) trên biểu đồ hình cột thể 
hiện độ lệch chuẩn của giá trị trung bình nghiệm 
thức. 
Năng suất nấm thu hoạch đạt lần lượt ở NT2 
(308,7 g/bịch phôi), NT3 (296,7 g/bịch phôi), NT4 
(276,9 g/bịch phôi) và NT1 (251 g/bịch phôi) với 
hiệu suất sinh học tương ứng là 73,50%; 70,64%; 65,93 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 78 
và 59,77%. Kết quả cho thấy hiệu quả trồng nấm bào 
ngư xám trên vỏ trấu đạt năng suất (308,7 g/bịch 
phôi) và hiệu suất sinh học (73,50%) cao nhất, khác 
biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với trồng trên 
lục bình, cùi bắp và đối chứng mùn cưa cao su (Hình 
5 và 6). 
Hình 5. Năng suất nấm thu hoạch 
Ghi chú: Các giá trị trung bình của các cột trong 
cùng một giai đoạn có các ký tự đi cùng không giống 
nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). 
Các thanh dọc (error bar) trên biểu đồ hình cột thể 
hiện độ lệch chuẩn của giá trị trung bình nghiệm 
thức. 
Hình 6. Nấm bào ngư xám trồng trên cơ chất vỏ trấu 
(3 lần thu hoạch) 
Thực nghiệm cho thấy hiệu suất sinh học nấm 
trồng trên vỏ trấu (73,5%) cao hơn so với nấm trồng 
trên bã mía (39,90%), rơm (24,90%) và mụn dừa 
(11,00%) trong nghiên cứu của Lê Vĩnh Thúc và ctv. 
(2015) [9]. Năng suất nấm bào ngư xám trồng trên 
cơ chất vỏ trấu là cao nhất, nấm phát triển nhanh, 
cho thu hoạch sớm. Hơn nữa, nguồn nguyên liệu vỏ 
trấu ở đồng bằng sông Cửu Long rất dồi dào và 
không tốn nhiều công đoạn sơ chế như những cơ 
chất khác. Do vậy, vỏ trấu là nguyên liệu thích hợp 
nhất có thể được tận dụng để trồng nấm bào ngư 
xám và các nấm ăn khác, cần tiếp tục đưa vào ứng 
dụng thực tế sản xuất đại trà nấm bào ngư xám trên 
cơ chất vỏ trấu sẽ góp phần mở hướng đi mới cho sản 
xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long 
nói chung cũng như ở tỉnh Đồng Tháp nói riêng. 
4. KẾT LUẬN 
Nấm bào ngư xám trồng trên cơ chất vỏ trấu đạt 
năng suất 308,7 g/bịch phôi, cao hơn so với trồng 
trên lục bình là 296,7 g/bịch phôi, cùi bắp là 276,9 
g/bịch phôi và cao hơn đối chứng là 251 g/bịch. 
Hiệu suất sinh học của nấm trồng trên cơ chất vỏ 
trấu đạt cao nhất 73,50% (735 kg nấm/tấn nguyên 
liệu khô). Vỏ trấu là nguyên liệu rất giàu tiềm năng 
được tận dụng để trồng nấm bào ngư xám đạt hiệu 
quả cao ở tỉnh Đồng Tháp. 
LỜI CẢM ƠN 
Nghiên cứu này được hỗ trợ bởi đề tài mã số 
SPD2019.02.08 của Trường Đại học Đồng Tháp năm 
2019. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Thái Hà và Đặng Mai, 2011. Bạn của nhà 
nông: Kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loại nấm. 
Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội, trang 59-70. 
2. Lê Duy Thắng, 2001. Kỹ thuật nuôi trồng nấm 
ăn, tập 1. Nhà xuất bản Nông nghiệp thành phố Hồ 
Chí Minh. 
3. Tổng cục Thống kê, 2018. Sản lượng, năng 
suất và diện tích trồng bắp, lúa ở đồng bằng sông 
Cửu Long.  
truy cập ngày 22/9/2019. 
4. Viện Năng lượng Việt Nam, 2012. Nguồn năng 
lượng nào cho đồng bằng sông Cửu Long. 
luong-nao-cho-Dong-bang-song-Cuu-Long-111-136-
5916.aspx, truy cập ngày 31/03/2019. 
5. Jo, W. S., M. J. Kang, S. Y. Choi, Y. B. Yoo, S. J. 
Seok, and H. Y. Yung, 2010. Culture conditions for 
mycelial growth of Coriolus versicolor. Mycobiology, 
38, 3, 195-202. 
6. Wang, Z., 2006. Rare mushroom cultivation. 
Edible and medicinal mushroom workshop. 
Shanghai Academy of Argiculture Sciences, China, 
pp. 45-61. 
7. Trịnh Tam Kiệt, 2012. Nấm lớn ở Việt Nam, 
tập 2. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công 
nghệ, Hà Nội, 412 trang. 
8. Oei, P., 2003. Mushroom cultivation, 
Backhuys publishers, Leiden, The Netherlands. 429 
pp. 
9. Lê Vĩnh Thúc, Mai Vũ Duy và Nguyễn Thị 
Ngọc Minh, 2015. So sánh một số loại cơ chất tiềm 
năng trồng nấm bào ngư xám (Pleurotus sajor-caju) ở 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 79 
đồng bằng sông Cửu Long. Tạp ch́ Khoa học - 
Trường Đại học Cần Thơ, 39, 36-43. 
10. Frimpong-Manso, J., Obodai, M., Dzomeku, 
M. and Apertorgbor, M. M., 2011. Influence of rice 
husk on biological efficiency and nutrient content of 
Pleurotus ostreatus (Jacq. ex. Fr.) Kummer, 
International Food Research Journal, 18, 249-254. 
11. Sánchez, C., Egüés I., García, A., Llano-
Ponte, R. and Labidi, J., 2011. Corn stalk hydrolysis, 
BioResources, 2, 6, 1830-1842. 
STUDYING OF Pleurotus sajor-caju MUSHROOM CULTIVATION ON THE CORN COBS, RICE HUSK 
AND WATER HYACINTH 
Nguyen Thi Nguyet Binh, Nguyen Thi Nhu Ngoc, Tran Duc Tuong 
Email: tdtuong@dthu.edu.vn 
Summary 
The study aims to evaluate the effectiveness of using corn cobs, rice husk and water hyacinth to cultivate 
Pleurotus sajor-caju mushroom in Dong Thap province. The experiment was arranged in a completely 
randomized manner with three treatments of agricultural wastes and by-products and control treatment 
with rubber sawdust, three repetitions (10 bags/repetition). The mycelium grows fastest (1.34 cm/day) and 
fully spreads earliest of bags (17 days of incubation) on the rice husk. The bags of rice husk for the earliest 
mushroom harvest (25 days after inoculation) with the highest mushroom yield 308.7 g/bag and the 
biological efficiency of 73.50% (735 kg/ton of dry substrates). Therefore, rice husk have the potential to be 
utilize as alternate substrate for rubber sawdust to cultivate Pleurotus sajor-caju mushroom to achieve high 
efficiency in Dong Thap province. 
Keywords: Pleurotus sajor-caju, corn cobs, rice husk, water hyacinth. 
Người phản biện: PGS.TS. Khuất Hữu Trung 
Ngày nhận bài: 10/8/2020 
Ngày thông qua phản biện: 11/9/2020 
Ngày duyệt đăng: 18/9/2020 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_thu_nghiem_trong_nam_bao_ngu_xam_pleurotus_sajor.pdf