Nghiên cứu thử nghiệm nuôi cá bớp (Rachycentron canadum Linnaeus, 1766) trong ao đất tại huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nuôi trồng thủy sản là ngành sản xuất mũi nhọn của huyện Cần Giờ, là tiềm
năng chủ lực để phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, hiện nay nuôi trồng thuỷ
sản tại đây đang đối mặt với nhiều rủi ro, các mô hình nuôi thuỷ sản đạt hiệu quả
không cao. Việc nghiên cứu xác định các đối tượng nuôi mới, phương pháp và mô
hình nuôi trong ao đất là nhu cầu cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Trong số
các đối tượng thủy sản được nuôi có giá trị kinh tế hiện nay, cá bớp là loài có tốc
độ tăng trưởng nhanh, phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Việt Nam [1, 2, 3]. Nhưng
cho đến nay, tại Việt Nam cá bớp được nuôi hoàn toàn theo mô hình lồng, bè [2]
chưa có nghiên cứu nào về việc nuôi cá bớp trong ao đất được công bố. Việc
nghiên cứu ứng dụng và phát triển đối tượng mới có giá trị kinh tế cao trong đó có
cá bớp vào nuôi trong ao đất theo mô hình luân canh, chuyên canh; đa dạng đối
tượng nuôi, hạn chế dịch bệnh là thiết thực và phù hợp với chiến lược phát triển
Nuôi trồng Thủy sản chung (NTTS).
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu thử nghiệm nuôi cá bớp (Rachycentron canadum Linnaeus, 1766) trong ao đất tại huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 21, 12-2020 91 NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM NUÔI CÁ BỚP (RACHYCENTRON CANADUM LINNAEUS, 1766) TRONG AO ĐẤT TẠI HUYỆN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TUẤN ANH (1), TRỊNH THỊ LAN CHI (1) 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nuôi trồng thủy sản là ngành sản xuất mũi nhọn của huyện Cần Giờ, là tiềm năng chủ lực để phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, hiện nay nuôi trồng thuỷ sản tại đây đang đối mặt với nhiều rủi ro, các mô hình nuôi thuỷ sản đạt hiệu quả không cao. Việc nghiên cứu xác định các đối tượng nuôi mới, phương pháp và mô hình nuôi trong ao đất là nhu cầu cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Trong số các đối tượng thủy sản được nuôi có giá trị kinh tế hiện nay, cá bớp là loài có tốc độ tăng trưởng nhanh, phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Việt Nam [1, 2, 3]. Nhưng cho đến nay, tại Việt Nam cá bớp được nuôi hoàn toàn theo mô hình lồng, bè [2] chưa có nghiên cứu nào về việc nuôi cá bớp trong ao đất được công bố. Việc nghiên cứu ứng dụng và phát triển đối tượng mới có giá trị kinh tế cao trong đó có cá bớp vào nuôi trong ao đất theo mô hình luân canh, chuyên canh; đa dạng đối tượng nuôi, hạn chế dịch bệnh là thiết thực và phù hợp với chiến lược phát triển Nuôi trồng Thủy sản chung (NTTS). 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Chuẩn bị ao nuôi và trang thiết bị cần thiết phục vụ các thí nghiệm a) Chuẩn bị ao nuôi Ao nuôi tại xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ, Tp. HCM đáp ứng yêu cầu phục vụ thí nghiệm như: độ sâu mức nước ao ≥ 1,8 m; độ mặn thấp nhất trong mùa mưa đạt ≥ 18o/oo. Tuy nhiên, trong một số mô hình nuôi độ mặn có thể ở mức 5o/oo [4]. Sử dụng lưới nhựa, kích thước mắt lưới 2a = 10 mm để ngăn thành các ô thí nghiệm, mỗi mật độ lặp lại 3 lần, tổng cộng 6 ô thí nghiệm, 200 m2/ô. Hệ thống oxy đáy ao sử dụng đá bọt ( 50mm), máy thổi khí công suất 3HP và hệ thống ống nhựa PVC dẫn khí. Mật độ bố trí các viên đá bọt là 1 viên /10 m2. Ngoài ra còn thiết kế thêm 3 dàn quạt để xáo trộn nước, tạo dòng chảy và kết hợp với dàn oxy đáy ao bổ sung thêm oxy cho ao nuôi. b) Cá giống Cá giống sử dụng trong các thí nghiệm là cá bớp được sinh sản bằng phương pháp sinh sản nhân tạo tại Trung tâm giống Hải sản cấp I Ninh Thuận. Cá có chiều dài trung bình 15 cm, cá khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng, kích cỡ đồng đều c) Thức ăn Sử dụng thức ăn công nghiệp của công ty TNHH Uni-President Việt Nam với hàm lượng protein thô tối thiểu > 46%, béo thô tối thiểu > 10%. Khẩu phần ăn giai đoạn từ cỡ cá giống đến 300 g/con cho ăn 5-8% trọng lượng thân; cá > 300 g cho tới thời điểm thu hoạch cho ăn 2-3% trọng lượng thân [5, 6]. Cho ăn 2 lần/ngày. Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 21, 12-2020 92 Hình 1. Cá giống thí nghiệm Hình 2. Các ô thí nghiệm 2.2. Bố trí thí nghiệm: Gồm 2 nghiệm thức Nghiệm thức 1: Mật độ 1 con/m2 Cá giống được bố trí ngẫu nhiên vào 3 ô thí nghiệm, kí hiệu NT 1.1, NT 1.2, NT 1.3, với số lượng là 200 cá/ô thí nghiệm. Thời gian thí nghiệm: 06 tháng Trước khi bắt đầu thí nghiệm, cá được đếm và cân trọng lượng. Trong quá trình thí nghiệm, cân trọng lượng định kỳ mỗi tháng /lần để theo dõi tăng trọng của cá thí nghiệm. Nghiệm thức 2: Mật độ 0,5 con/m2 Phương pháp bố trí thí nghiệm và các chỉ tiêu theo dõi tương tự như thí nghiệm 1, với số lượng là 100 cá /ô thí nghiệm. Kí hiệu NT 2.1, NT 2.2, NT 2.3 2.3. Các chỉ tiêu theo dõi + Độ mặn của nước được đo 1 lần/tuần; pH, nhiệt độ nước, oxy hòa tan đo 2 lần/ngày. + Tỷ lệ sống của cá được kiểm tra 1 lần vào thời điểm thu hoạch theo công thức: X (%) = (Nt / No) x 100 Tromng đó: No - số lượng cá đầu thí nghiệm; Nt - số lượng cá sau thí nghiệm. + Khảo sát tăng trưởng của cá thí nghiệm thông qua việc kiểm tra trọng lượng cá định kỳ 1 lần/tháng, số lượng mẫu là 5 - 10 con/ ô thí nghiệm. + Tăng trọng của cá thí nghiệm (g): W = Wt - Wo Trong đó: W0 - trọng lượng cá đầu thí nghiệm; Wt - trọng lượng cá khi kết thúc thí nghiệm. + Hệ số chuyển hoá thức ăn (Food conversion ratio - FCR): FCR = F / (Wt - Wg) Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 21, 12-2020 93 Trong đó: F - Tổng lượng thức ăn đã sử dụng (kg); Wt - Tổng lượng cá thu hoạch (kg); Wg - Tổng lượng cá thả nuôi (kg). 2.4. Chăm sóc, quản lý ao nuôi Duy trì mực nước tối thiểu ≥ 1,8m, mỗi lần thay nước 20 - 30% tùy vào thực tế, diễn biến môi trường và sức khỏe của cá sẽ có các giải pháp điều chỉnh cụ thể để kiểm soát môi trường, dùng vôi (CaCO3) để kiểm soát độ kiềm, độ pH ao nuôi, liều lượng sử dụng 0,5 tấn/ha. Định kì sử dụng các loại chế phẩm sinh học để ổn định chất lượng nước, xử lý nền đáy và hạn chế các nhóm vi khuẩn gây bệnh cho cá. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả thử nghiệm nuôi * Thả giống và kiểm tra Kết quả kiểm tra cá giống đồng đều, khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng, hoạt động chủ động, đạt yêu cầu cho nuôi thử nghiệm. Bảng 1. Kết quả kiểm tra chất lượng cá giống (n = 20) Chỉ tiêu theo dõi Giá trị đo Tối thiểu Tối đa Trung bình Chiều dài (cm) 14,8 15,8 15,16 ± 0,25 Trọng lượng (g) 18,0 22,0 19,55 ± 1,05 * Cho ăn Số lần cho ăn 2 lần/ngày (sáng 6-7 giờ; chiều 16-17 giờ). Khẩu phần ăn 3, 5 và 7% trọng lượng thân, tháng nuôi đầu tiên cho ăn 7% trọng lượng thân, tháng thứ 2 đến tháng thứ 4 cho ăn 5% trọng lượng thân, từ tháng thứ 5 trở đi cho ăn 3% trọng lượng thân. Cho ăn hoàn toàn trong sàng để kiểm soát lượng thức ăn và điều chỉnh khẩu phần ăn. * Theo dõi tăng trọng trong các thí nghiệm Bảng 2. Trọng lượng trung bình của cá thu hoạch Nghiệm thức Số lượng cá thu hoạch (con) Trọng lượng cá thu hoạch (kg) Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Giá trị TB ± SD Trung bình xếp hạng NT 1 498 2,28 3,95 2,86 ± 0,27 392,51 NT 2 224 1,45 3,50 2,73 ± 0,23 292,56 P-Value = 2,46999E-9 Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 21, 12-2020 94 Kết quả kiểm tra theo Kruskal-Wallis cho thấy P-value = 2,46999E-9 < 0.05, có nghĩa là dãy phân bố số liệu quan sát trọng lượng của cá thí nghiệm nuôi theo hai mật độ khác nhau có sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95%. Qua biểu đồ 1 thấy trung bình vị trí xếp hạng của NT 1 cao hơn NT 2, chứng tỏ trọng lượng cá nuôi ở NT 1 cao hơn cá nuôi ở NT 2. Kết quả thí nghiệm cho thấy cá nuôi có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, tăng trưởng trọng lượng thực tế của cá thí nghiệm ở các tháng nuôi về sau càng tăng nhanh, đạt từ 600 đến trên 700 g/tháng. Kết thúc thí nghiệm, cá được cân trọng lượng để đánh giá mức độ tăng trọng, số liệu kiểm tra tăng trọng của cá thí nghiệm 1 được trình bày tóm tắt qua bảng 3. Bảng 3. Kết quả kiểm tra tăng trọng của cá thí nghiệm Số lượng cá thu hoạch (con) Tăng trọng cá thí nghiệm (kg) Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Giá trị TB ± SD Trung bình xếp hạng NT 1 498 2,26 3,93 2,84 ± 0,27 392,51 NT 2 224 1,43 3,48 2,71 ± 0,23 292,56 P-Value = 2,46999E-9 Biểu đồ 1. Trọng lượng cá thu hoạch Biểu đồ 2. Tăng trọng cá thí nghiệm Kết quả kiểm tra theo Kruskal-Wallis cho thấy P-value = 2,46999E-9 < 0.05, có nghĩa là dãy phân bố số liệu quan sát tăng trọng của cá thí nghiệm nuôi theo hai mật độ khác nhau có sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95%. Qua biểu đồ 2 cho thấy trung bình vị trí xếp hạng của NT 1 cao hơn NT 2, chứng tỏ cá bớp được nuôi ở mật độ 1 con/m2 có tăng trọng cao hơn nuôi ở mật độ 0,5 con/m2. Điều này một lần nữa cho thấy phương pháp nuôi cá bớp ở mật độ 1con/m2 đạt hiệu quả cao hơn về tốc độ tăng trưởng và trọng lượng cá thu hoạch. (kg) Trong luong 1 Trong luong 2 Box-and-Whisker Plot 1.4 1.9 2.4 2.9 3.4 3.9 4.4 (kg) Tangtrong1 Tangtrong2 Box-and-Whisker Plot 1.4 1.9 2.4 2.9 3.4 3.9 4.4 Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 21, 12-2020 95 Hình 3. Kiểm tra tăng trưởng Hình 4. Cá thu hoạch * Kết quả nuôi thử nghiệm 2 mật độ Bảng 4. Kết quả nuôi thử nghiệm cá bớp theo 2 mật độ trong ao đất Thí nghiệm Số cá thu hoạch (con) TTL (kg) Thức ăn (kg) TLS (%) TLS TB (%) FCR FCR TB TL TB (kg) TN 1.1 167 451,3 571,56 83,5 83,0 1,27 1,22 2,70 TN 1.2 166 458,2 557,92 83,0 1,22 2,76 TN 1.3 165 500,7 587,02 82,5 1,17 3,03 TN 2.1 78 223,6 278,76 78,0 74,7 1,25 1,36 2,87 TN 2.2 74 192,5 276,05 74,0 1,43 2,60 TN 2.3 72 199,9 278,86 72,0 1,39 2,78 Ghi chú: TTL: Tổng trọng lượng khi thu hoạch TLS: Tỷ lệ sống TLS TB: Tỷ lệ sống trung bình TL TB: Trọng lượng trung bình FCR TB: Hệ số chuyển hóa thức ăn trung bình khi thu hoạch Kết quả thử nghiệm nuôi cá bớp trong ao đất ở mật độ 1 con/m2 cả 3 lần lặp lại đều cho kết quả tương đồng về tỷ lệ sống, FCR lần lượt là 83% và 1,22; thí nghiệm mật độ 0,5 con/ m2 là 74,7% và 1,36. TN 1 có tỷ lệ sống cao hơn 10% so với TN 2. Trong các thí nghiệm hệ số FCR là 1,22 và 1,36 cho thấy hiệu quả sử dụng thức ăn rất tốt, có thể chủ yếu do: cho ăn hoàn toàn trong sàng nên việc kiểm soát thức ăn dư thừa rất chặt chẽ. Sơ bộ kết quả thử nghiệm 2 mật độ cho thấy, ở mật độ nuôi 1 con/m2 đạt kết quả tốt hơn cả về tăng trưởng, tỷ lệ sống và hệ số FCR. Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 21, 12-2020 96 3.2. Chăm sóc và quản lý ao nuôi Trong suốt quá trình nuôi thử nghiệm, định kì và hàng ngày theo dõi chặt chẽ các yếu tố môi trường như: pH, nhiệt độ, hàm lượng oxy hòa tan DO, độ mặn, NH3, NO2 và Fe đề kịp thời xử lý nếu có dấu hiệu nằm ngoài ngưỡng an toàn. Mức nước ao nuôi luôn duy trì độ sâu tối thiểu 1,8, vào mùa mưa thiết kế thêm hệ thống ống xả tràn nước bề mặt tránh môi trường biến động đột ngột gây sốc cho cá. Hệ thống oxy đáy vận hành hằng ngày từ 0h00 đến 6h00 trong 3 tháng nuôi đầu, từ tháng nuôi thứ 4 cho đến khi thu hoạch thời gian vận hành là 18h00 đến 06h00 sáng hôm sau. Tuy nhiên, trong những ngày không có gió, mưa nhiều thời gian vận hành từ 12h00 đến 16h00 kết hợp 01 dàn quạt trước các ô thí nghiệm để bổ sung oxy hòa tan, giúp giảm nhiệt độ và tránh phân tầng nước trong ao nuôi. Trong 6 tháng nuôi DO luôn giữ ở mức ≥ 4mg/L, thậm chí có những thời gian duy trì thường xuyên ở mức cao ≥ 6 mg/L. Định kì xi-phông đáy ao tại khu vực cho cá ăn, 3 tháng nuôi đầu xi phong 1 lần, từ tháng nuôi thứ tư trở đi xi phong 1 lần/tháng để loại bỏ thức ăn dư thừa và phân của cá. Không áp dụng chế độ định kì thay nước mà bổ sung nước khi hao hụt do bay hơi và thất thoát, chỉ thay nước khi có sự xuất hiện của các khí độc H2S, NH3, NO2, ở mức độ ≥ 0,5 mg/L, lượng nước thay 30% và thay bằng cống xả đáy, kết hợp vận hành tối đa công suất của dàn quạt và hệ thống oxy đáy ao. Trong 2 tháng nuôi đầu (tháng 5 và 6) đây là thời điểm đầu mùa mưa độ mặn trong ao duy trì ở mức 19 - 21o/oo sau đó giảm dần đến cuối tháng 9 còn 15o/oo tuy nhiên vẫn nằm trong ngưỡng chịu đựng của cá và cá có thời gian để thích nghi. Trong quá trình nuôi thử định kì sử dụng các chế phẩm vi sinh xử lý tảo, khí độc, tăng cường hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa của cá; xử lí các sản phẩm thải của cá thí nghiệm trong nước và nền đáy ao. Có thể bổ sung trực tiếp vào thức ăn hay sử dụng để xử lí môi trường nước ao nuôi bằng phương pháp ủ lên men. Kết quả sử dụng nhận thấy: cá bắt mồi mạnh hơn, khỏe hơn; môi trường nước ao tốt hơn. 4. KẾT LUẬN - Tốc độ tăng trưởng của cá thí nghiệm rất nhanh, sau 6 tháng nuôi kích trọng lượng ở mô hình 1 con/m2 là 2,83 kg và 0,5 con/m2 đạt trung bình 2,75 kg/con. - Các yếu tố môi trờng cần duy trì ở mức: pH = 7,5 - 8,5; DO ≥ 4 mg/L; độ mặn ao nuôi ≥ 15o/oo; nhiệt độ nước ≤ 30oC; NH3 ≤ 0,25 mg/l; độ sâu mức nước tối thiểu 1,8 m. - Các chế phẩm sinh học thành phần chính là nhóm Lactose Bacillius sử dụng định kì trong ao nuôi mang lại kết quả rất tốt trong xử lí môi trường ao nuôi, cải thiện hệ tiêu hóa của cá nuôi, ổn định môi trường nước - Bước đầu xác định nuôi cá bớp (Rachycentron canadum Linnaeus, 1766) mật độ 1 con/m2 là phù hợp và có hiệu quả trong ao đất tại huyện Cần Giờ. Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 21, 12-2020 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Văn Minh và cộng sự, Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá giò (Rachycentron canadum), Viện nghiên cứu NTTS I, Dự án DANIDA chương trình FSPS hợp phần SUMA, 2003. 2. Nguyễn Quang Huy, Tình hình sinh sản và nuôi cá giò (Rachycentron canadum), Tạp chí Thuỷ sản, số 7-2002. 3. Daniel D Benetti, Mehmet R Orhun and etc., Advances in hatchery and grow- out technology of cobia Rachycentron canadum Linnaeus, Aquaculture Research, 2008, 39:701-711. 4. Jeffrey B. Kaiser and G. Joan Holt, Species Profile Cobia, Southerm Regionel Aquaculture Centre, SRAC Publication, 2005, No. 7202. 5. Trần Ngọc Hải và cộng sự, Ương ấu trùng cá Bớp (Rachycentron canadum) với các loại thức ăn khác nhau, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học, 2013, 25:43-49. 6. Chou R.L., Su M.S. and Chen H.Y., Optimal dietary protein and lipid levels for juvenile cobia Rachycentron canadum, Aquaculture, 2001, 193:81-89. Nhận bài ngày 19 tháng 10 năm 2018 Phản biện xong ngày 20 tháng 11 năm 2018 Hoàn thiện ngày 15 tháng 02 năm 2019 (1) Chi nhánh Phía Nam, Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga
File đính kèm:
- nghien_cuu_thu_nghiem_nuoi_ca_bop_rachycentron_canadum_linna.pdf