Nghiên cứu lựa chọn giá thể bầu và dinh dưỡng để sản xuất dưa chuột trong ứng dụng công nghệ cao ở các tỉnh phía Bắc

Để hoàn thiện công nghệ sản xuất dưa chuột trồng trong nhà màng, nhà lưới ở các tỉnh phía Bắc, Viện Cây

lương thực và Cây thực phẩm đã nghiên cứu, đánh giá một số giá thể bầu và dinh dưỡng trong ứng dụng

công nghệ cao năm 2019. Kết quả nghiên cứu đã xác định được giá thể thích hợp: 30% đất phù sa + 70% xơ

dừa hoặc giá thể Peatman nhập từ Hà Lan. Đối với dinh dưỡng mức phân bón cho 1 ha: 100 kg NPK POLY

FEED (21-11-22-2sw-ME) + 600 kg NPK POLY FEED (19-19-19) + 300 kg MgSO4 + 50 kg Ca(NO3)2 cung cấp

cho cây theo giai đoạn sinh trưởng, phát triển như sau: 0,2 kg/1000 cây, 0,5 lít nước/cây/ngày từ bắt đầu

trồng đến 10 ngày sau trồng; 0,5 kg/1000 cây, 1,5 lít nước/cây/ngày từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 20; 1,0

kg/1000 cây, 2,5 lít nước/cây/ngày từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 30 sau trồng; 2,0 kg/1000 cây, 2,5 lít

nước/cây/ngày từ ngày thứ 31 đến ngày thứ 66 sau trồng và 1,5 kg/1000 cây, 2,0 lít nước/cây/ngày từ ngày

thứ 67 đến kết thúc thu hoạch cho cây dưa chuột trồng trong nhà màng để đạt hiệu quả cao nhất.

Nghiên cứu lựa chọn giá thể bầu và dinh dưỡng để sản xuất dưa chuột trong ứng dụng công nghệ cao ở các tỉnh phía Bắc trang 1

Trang 1

Nghiên cứu lựa chọn giá thể bầu và dinh dưỡng để sản xuất dưa chuột trong ứng dụng công nghệ cao ở các tỉnh phía Bắc trang 2

Trang 2

Nghiên cứu lựa chọn giá thể bầu và dinh dưỡng để sản xuất dưa chuột trong ứng dụng công nghệ cao ở các tỉnh phía Bắc trang 3

Trang 3

Nghiên cứu lựa chọn giá thể bầu và dinh dưỡng để sản xuất dưa chuột trong ứng dụng công nghệ cao ở các tỉnh phía Bắc trang 4

Trang 4

Nghiên cứu lựa chọn giá thể bầu và dinh dưỡng để sản xuất dưa chuột trong ứng dụng công nghệ cao ở các tỉnh phía Bắc trang 5

Trang 5

Nghiên cứu lựa chọn giá thể bầu và dinh dưỡng để sản xuất dưa chuột trong ứng dụng công nghệ cao ở các tỉnh phía Bắc trang 6

Trang 6

Nghiên cứu lựa chọn giá thể bầu và dinh dưỡng để sản xuất dưa chuột trong ứng dụng công nghệ cao ở các tỉnh phía Bắc trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 1960
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu lựa chọn giá thể bầu và dinh dưỡng để sản xuất dưa chuột trong ứng dụng công nghệ cao ở các tỉnh phía Bắc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu lựa chọn giá thể bầu và dinh dưỡng để sản xuất dưa chuột trong ứng dụng công nghệ cao ở các tỉnh phía Bắc

Nghiên cứu lựa chọn giá thể bầu và dinh dưỡng để sản xuất dưa chuột trong ứng dụng công nghệ cao ở các tỉnh phía Bắc
/ngày; từ 11-20 ngày: 0,5 kg/1000 
cây, 1,5 lít nước/cây/ngày; từ 21-30 ngày: 1,0 
kg/1000 cây, 2,0 lít nước/cây/ngày; từ 31 - 65 ngày: 
1,5 kg/1000 cây, 2,5 lít nước/cây/ngày; từ 66 ngày - 
thu hoạch: 2,0 kg/1000 cây, 3,0 lít nước/cây/ngày. 
NĐ3: Từ 1-10 ngày sau trồng: 0,2 kg/1000 cây, 
0,5 lít nước/cây/ngày; từ 11-20 ngày: 0,5 kg/1000 
cây, 1,5 lít nước/cây/ngày; từ 21-30 ngày: 1,0 
kg/1000 cây, 2,5 lít nước/cây/ngày; từ 31-66 ngày: 
2,0 kg/1000 cây, 2,5 lít nước/cây/ngày; từ 66 ngày - 
thu hoạch: 1,5 kg/1000 cây, 2,0 lít nước/cây/ngày. 
NĐ4: Từ 1-10 ngày sau trồng: 0,2 kg/1000 cây, 
1,5 lít/cây/ngày; từ 11-20 ngày: 0,5 kg/1000 cây, 2,0 
lít/cây/ngày; từ 21-30 ngày: 1,5 kg/1000 cây, 2,5 
lít/cây/ngày; từ 31-65 ngày: 2,5 kg/1000 cây, 3,0 
lít/cây/ngày); từ 66 ngày - thu hoạch: 2,0 kg/1000 
cây, 2,5 lít/cây/ngày. 
Thí nghiệm được nghiên cứu trên công thức 
dinh dưỡng: 100 kg NPK POLY FEED (21-11-22-2sw-
ME) + 600 kg NPK POLY FEED (19-19-19) + 300 kg 
MgSO4 + 50 kg Ca(NO3)2; giống dưa chuột áp dụng 
là giống Mei-Rav. 
Nghiên cứu xác định giá thể bầu và dinh dưỡng 
được bố trí kiểu split - plot (ô chính, ô phụ), 3 lần 
nhắc lại, trong đó yếu tố dinh dưỡng (F) là ô chính và 
giá thể (GT) là ô phụ, quy mô 45 cây/1 ô. 
2.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi 
Các thời kỳ vật hậu, thời gian sinh trưởng, các 
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, chất lượng 
sản phẩm. 
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 
Các số liệu thu thập được xử lý thống kê trên 
máy vi tính bằng phần mềm Excel và IRRISTAT 5.0. 
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 
12 năm 2019 tại Khu Nông nghiệp công nghệ cao của 
Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Xác định giá thể trồng và dinh dưỡng 
3.1.1. Ảnh hưởng của giá thể và dinh dưỡng đến 
sinh trưởng, phát triển cây dưa chuột 
Bảng 1. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến sinh trưởng, phát triển của giống dưa chuột Mei-Rav trong 
vụ xuân hè tại Hải Dương, năm 2019 
Dinh 
dưỡng 
Giá thể 
TG từ 
trồng - 
thu quả 
đầu 
(ngày) 
Thời gian 
thu quả 
(ngày) 
Thời gian 
sinh 
trưởng 
(ngày) 
Chiều cao 
thân 
chính 
(cm) 
Số nhánh 
(nhánh) 
Chiều dài 
quả 
(cm) 
GT1 30 40 81 278,57 6,00 16,0 
GT2 31 39 81 262,33 5,23 16,5 
GT3 32 37 80 246,03 4,47 16,3 
GT4 32 37 80 244,40 5,67 17,0 
F1 
GT5 32 36 76 176,00 1,33 17,5 
GT1 30 41 81 323,77 10,67 16,5 
GT2 31 40 81 312,37 9,80 16,3 
GT3 31 39 80 251,57 6,00 17,3 
GT4 31 39 80 254,73 5,90 17,5 
F2 
GT5 31 37 80 252,43 4,43 17,7 
GT1 29 41 85 324,90 10,50 16,5 F3 
GT2 30 40 85 339,13 11,77 16,7 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 55 
GT3 31 40 85 324,77 11,23 17,7 
GT4 31 39 85 294,43 8,40 17,2 
GT5 30 30 80 285,93 7,50 17,1 
CV (%) 14,70 10,30 
LSD0,05F 31,29 2,04 
LSD0,05GT 12,52 0,72 
LSD0,05TN 21,68 1,25 
Số liệu ở bảng 1 cho thấy: khi sử dụng mức phân 
bón F2 và F3 trên 5 giá thể, các tổ hợp F3/GT1 và 
F3/GT2 làm cho cây sinh trưởng, phát triển tốt nhất: 
Sau 29 - 30 ngày trồng cây đã cho thu quả đầu, lá 
xanh đậm, số nhánh/thân đạt 11,23 - 11,77 nhánh, 
hoa cái ra, tỷ lệ hoa cái cao và thời gian sinh trưởng 
của giống Mei-Rav ở 2 tổ hợp này là 85 ngày. 
3.1.2. Ảnh hưởng của giá thể và dinh dưỡng đến 
năng suất dưa chuột 
Bảng 2. Ảnh hưởng của giá thể trồng và dinh dưỡng đến năng suất của giống dưa chuột Mei-Rav 
tại Hải Dương, năm 2019 
Công thức Vụ xuân hè Vụ thu đông 
Dinh 
dưỡng 
Giá 
thể 
Số 
quả/cây 
(quả) 
Khối lượng 
quả 
(gam) 
Năng suất 
TT 
(tấn/ha) 
Số quả/cây 
(quả) 
Khối lượng 
quả 
(gam) 
Năng suất 
TT 
(tấn/ha) 
GT1 27,6 148,2 76,49 22,43 133,33 55,92 
GT2 26,7 145,6 72,70 21,76 135,21 54,93 
GT3 20,3 143,2 54,28 20,15 131,67 49,61 
GT4 19,7 143,3 52,68 19 131,12 46,59 
F1 
GT5 18,7 143,1 50,01 18,97 130,05 46,13 
GT1 31,3 151,5 92,67 36,79 141,28 97,20 
GT2 30,8 149,8 89,28 35,62 142,83 95,14 
GT3 29,4 143,2 81,73 33,13 138,67 85,91 
GT4 25,2 142,4 72,10 31,77 136,33 80,99 
F2 
GT5 23,7 142,1 69,98 31,66 135,35 80,72 
GT1 36,7 148,1 101,64 37,59 149,06 104,78 
GT2 36,4 147,4 100,33 36,71 148,67 102,06 
GT3 35,7 143,4 95,73 31,14 147,67 86,57 
GT4 32,7 141,8 86,71 30,57 142,67 81,56 
F3 
GT5 26,7 141,2 75,50 29,83 141,67 79,03 
CV (%) 7,4 9,8 10,1 16,7 
LSD0,05F 2,32 4,77 1,60 7,01 
LSD0,05GT 1 2,69 2,06 9,12 
LSD0,05TN 1,73 4,67 3,57 12,8 
Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức giá thể 
và loại phân bón đến năng suất và yếu tố cấu thành 
năng suất giống dưa chuột Mei-Rav được trình bày ở 
bảng 2. Kết quả cho thấy: khi áp dụng mức phân bón 
(F1) trên 5 loại giá thể thì tỷ lệ đậu quả thấp, số 
lượng quả/cây biến động trong khoảng 18,7 - 27,6 
quả và năng suất thực thu đạt 46,13 - 55,92 tấn/ha, 
thấp hơn khi áp dụng mức F2 và F3 ở các loại giá thể 
tương ứng trong cả hai vụ xuân hè và thu đông. 
Ở mức bón F3 tỷ lệ đậu quả cao, đạt 26,7 - 36,7 
quả, năng suất thực thu 75,50 - 101,64 tấn/ha (vụ 
xuân hè) và 79,03 - 104,78 tấn/ha (vụ thu đông), 
trong đó, năng suất trên nền giá thể GT1 và GT2 cho 
năng suất cao nhất (tương ứng 101,64 -104,78 tấn/ha 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 56 
và 100,33 - 104,78 tấn/ha) nhưng sự sai khác không 
có ý nghĩa thống kê. 
3.1.3. Ảnh hưởng của giá thể và dinh dưỡng đến 
sâu bệnh hại trên cây dưa chuột 
Bảng 3. Phản ứng của cây dưa chuột (giống Mei-Rav) đối với một số sâu, bệnh hại chính ở các giá thể và 
dinh dưỡng khác nhau tại Hải Dương, năm 2019 
Công thức 
Tỷ lệ bệnh nứt thân vi 
khuẩn (%) 
Tỷ lệ bệnh héo xanh vi 
khuẩn (%) 
Bệnh sương mai (điểm) 
Dinh 
dưỡng 
Giá thể Vụ xuân Vụ đông Vụ xuân Vụ đông Vụ xuân Vụ đông 
GT1 0 1,67 0 11,67 2-3 1-2 
GT2 0 0 0 8,33 2-3 1-2 
GT3 3,7 0 0 6,67 2-3 1-2 
GT4 3,3 0 0 0 2-3 1-2 
F1 
GT5 5,6 0 3,3 8,33 2-3 1-2 
GT1 0 1,67 0 15,0 1-2 1-2 
GT2 0 0 0 1,67 1-2 1-2 
GT3 0 2,67 0 5,00 1-2 1-2 
GT4 0 0 0 6,67 1-2 1-2 
F2 
GT5 0 0 0 6,67 1-2 1-2 
GT1 0 0 0 6,67 1-2 1-2 
GT2 0 0 0 5,00 1-2 1-2 
GT3 0 0 0 5,00 1-2 1-2 
GT4 0 0 0 6,67 1-2 1-2 
F3 
GT5 0 0 0 5,00 1-2 1-2 
Số liệu được trình bày tại bảng 3 cho thấy: Ở 
công thức F1GT5 với thành phần giá thể gồm 100% 
xơ dừa, tỷ lệ bệnh nứt thân vi khuẩn và bệnh héo 
xanh vi khuẩn gây hại là 5,6% và 3,3%. Ở công thức F3 
với giá thể GT1 và GT2 triệu trứng bệnh vi khuẩn 
héo xanh, nứt thân và bệnh sương mai ở mức độ 
thấp. 
3.1.4. Ảnh hưởng của giá thể và dinh dưỡng đến 
hiệu quả sản xuất dưa chuột 
Bảng 4. Tổng chi phí đầu tư cho sản xuất 01 ha dưa chuột ở các công thức nghiên cứu năm 2019 
tại Hải Dương 
Công thức Các nội dung chi (triệu đồng/ha) 
Phân 
bón 
Giá thể Phân bón Giá thể 
Công lao 
động 
Hóa chất 
và vật tư 
khác 
Hạt giống 
Tổng chi phí 
trong mô 
hình SX 
GT1 25,69 713,76 65 45 69 918,45 
GT2 25,69 157,45 65 45 69 362,14 
GT3 25,69 185,54 65 45 69 390,23 
GT4 25,69 193,29 65 45 69 397,98 
f1 
GT5 25,69 215,09 65 45 69 419,78 
GT1 46,2 713,76 65 45 69 938,96 
GT2 46,2 157,45 65 45 69 382,65 
f2 
GT3 46,2 185,54 65 45 69 410,74 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 57 
GT4 46,2 193,29 65 45 69 418,49 
GT5 46,2 215,09 65 45 69 440,29 
GT1 58,76 713,76 65 45 69 951,52 
GT2 58,76 157,45 65 45 69 395,21 
GT3 58,76 185,54 65 45 69 423,30 
GT4 58,76 193,29 65 45 69 431,05 
f3 
GT5 58,76 215,09 65 45 69 452,85 
Bảng 4 trình bày tổng chi phí sản xuất dưa chuột 
khi ứng dụng công nghệ trồng cây trên giá thể kết 
hợp với hệ thống tưới nhỏ giọt, bao gồm: chi phí hỗn 
hợp giá thể bầu, dinh dưỡng, hạt giống, công lao 
động và chi phí vật tư khác. Dễ dàng nhận thấy, hai 
yếu tố công nghệ (giá thể và phân bón) có ảnh 
hưởng quyết định đến mức độ chi phí sản xuất giữa 
các công thức nghiên cứu. Chi phí ở các công thức 
nền phân bón F1 là 25,69 triệu đồng/ha, nền F2 là 
46,2 triệu đồng/ha và nền F3 là 58,76 triệu đồng/ha. 
Chi phí cho giá thể GT1 là 713,76 triệu đồng/ha cao 
gấp 3,69 lần so với GT4 (193,29 triệu đồng/ha). Như 
vậy, chi phí sản xuất dưa chuột cao nhất ở tổ hợp 
(công thức) F3/GT1 (951,52 triệu đồng/ha) và thấp 
nhất ở công thức F3/GT2 (295,21 triệu đồng/ha). 
Bảng 5. Ảnh hưởng của giá thể trồng và phân bón đến hiệu quả sản xuất dưa chuột 
tại Hải Dương, năm 2019 (triệu đ/ha) 
Công thức Vụ xuân hè Vụ thu đông 
Dinh 
dưỡng 
Giá thể Tổng thu Tổng chi Lãi thuần Tổng thu Tổng chi Lãi thuần 
GT1 688,41 918,45 -230,04 503,28 918,45 -415,17 
GT2 654,3 362,14 292,16 494,37 362,14 132,23 
GT3 488,52 390,23 98,29 446,49 390,23 56,26 
GT4 474,12 397,98 76,14 419,31 397,98 21,33 
F1 
GT5 450,09 419,78 30,31 415,17 419,78 -4,61 
GT1 834,03 938,96 -104,93 874,8 938,96 -64,16 
GT2 803,52 382,65 420,87 856,26 382,65 473,61 
GT3 735,57 410,74 324,83 773,19 410,74 362,45 
GT4 648,9 418,49 230,41 728,91 418,49 310,42 
F2 
GT5 629,82 440,29 189,53 726,48 440,29 286,19 
GT1 914,76 951,52 -36,76 943,02 951,52 -8,5 
GT2 902,97 395,21 507,76 918,54 395,21 523,33 
GT3 861,57 423,3 438,27 779,13 423,3 355,83 
GT4 780,39 431,05 349,34 734,04 431,05 302,99 
F3 
GT5 679,5 452,85 226,65 711,27 452,85 258,42 
Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất cây 
dưa chuột ứng dụng công nghệ trên giá thể kết hợp 
với hệ thống tưới nhỏ giọt được tổng hợp ở bảng 5. Ở 
công thức F3GT1, giống dưa chuột Mei-Rav đạt năng 
suất 100,33 - 104,78 tấn/ha, thu nhập 914,76 - 943,02 
triệu đồng/ha, chi phí sản xuất 951,52 triệu đồng/ha 
và không có lãi, trong lúc công thức F3/GT2 đem lại 
năng suất 100,33 - 104,78 tấn/ha, thu nhập 902,97 - 
918,54 triệu đồng/ha, chi phí sản xuất 395,21 triệu 
đồng/ha và lãi thuần 507,76 - 523,33 triệu đồng/ha, 
cao hơn rất đáng kể. 
3.2. Nghiên cứu định lượng dinh dưỡng cung cấp 
cho cây dưa chuột 
Kết quả ở bảng 6 cho thấy: Lượng cấp dinh 
dưỡng (tính theo ngày) khác nhau có ảnh hưởng 
tương đối rõ đến tỷ lệ quả đạt giá trị thương phẩm và 
năng suất quả dưa chuột của giống Mei-Rav. Trong 
đó, công thức NĐ3 đem lại năng suất cao nhất, tỷ lệ 
đạt giá trị thương phẩm 91,3% và năng suất 107,22 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 58 
tấn/ha, cao hơn có ý nghĩa với các công thức còn lại. 
Bảng 6. Ảnh hưởng của các mức dinh dưỡng tưới đến năng suất, tỷ lệ thương phẩm 
của cây dưa chuột Mei-Rav tại Hải Dương, năm 2019 
Công thức 
Số quả/cây 
(quả) 
Khối lượng 
quả (gam) 
Tỷ lệ quả 
thương phẩm 
(%) 
Năng suất cá 
thể 
(kg/cây) 
Năng suất 
thương phẩm 
(tấn/ha) 
NĐ 1 29,3 138,7 80,7 4,06 72,15 
NĐ 2 31,9 141,5 89,2 4,51 88,58 
NĐ 3 37,2 143,5 91,3 5,34 107,22 
NĐ4 32,7 144,3 87,6 4,72 90,94 
CV (%) 7,05 8,97 
LSD0,05 0,38 2,43 
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 
4.1. Kết luận 
Với giá thể bầu: 30% đất + 70% xơ dừa hoặc giá 
thể Peatman và mức phân bón: 100 kg NPK POLY 
FEED (21-11-22-2sw-ME) + 600 kg NPK POLY FEED 
(19-19-19) + 300 kg MgSO4 + 50 kg Ca(NO3)2 được 
cung cấp cho cây theo chế độ: 0,2 kg/1.000 cây, 0,5 
lít nước/cây/ngày từ bắt đầu trồng đến ngày thứ 10 
sau trồng; 0,5 kg/1000 cây, 1,5 lít nước/cây/ngày từ 
ngày thứ 11 đến ngày thứ 20 sau trồng; 1,0 kg/1000 
cây, 2,5 lít nước/cây/ngày từ ngày 21 đến ngày thứ 
30 sau trồng; 2,0 kg/1000 cây, 2,5 lít nước/cây/ngày 
từ 31 đến ngày thứ 66 sau trồng và 1,5 kg/1000 cây, 
2,0 lít nước/cây/ngày từ ngày 67 đến kết thúc thu 
hoạch cây dưa chuột cho năng suất, chất lượng và 
hiệu quả cao nhất. 
Sử dụng hỗn hợp giá thể bầu trồng: 30% đất + 
70% xơ dừa thay thế cho giá thể nhập nội Peatman sẽ 
tận dụng nguyên liệu sẵn có, dễ thực hiện và đem lại 
hiệu quả cao trong điều kiện sản xuất ở Việt Nam. 
4.2. Đề nghị 
Ứng dụng công nghệ giá thể bầu 30% đất + 70% 
xơ dừa và mức phân bón: 100 kg NPK POLY FEED 
(21-11-22-2sw-ME) + 600 kg NPK POLY FEED (19-
19-19) + 300 kg MgSO4 + 50 kg Ca(NO3)2 và cung 
cấp cho cây theo chế độ: 0,2 kg/1000 cây, 0,5 lít 
nước/cây/ngày từ bắt đầu trồng đến ngày thứ 10 sau 
trồng; 0,5 kg/1000 cây, 1,5 lít nước/cây/ngày từ ngày 
thứ 11 đến ngày thứ 20 sau trồng; 1,0 kg/1000 cây, 
2,5 lít nước/cây/ngày từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 30 
sau trồng; 2,0 kg/1000 cây, 2,5 lít nước/cây/ngày từ 
thứ 31 đến ngày thứ 66 sau trồng và 1,5 kg/1000 cây, 
2,0 lít nước/cây/ngày từ ngày thứ 67 đến kết thúc 
thu hoạch cho sản xuất dưa chuột trong nhà màng tại 
các tỉnh phía Bắc. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hồ Hữu An, 2005. Nghiên cứu công nghệ và 
thiết bị phù hợp để sản xuất rau an toàn không dùng 
đất kiểu công nghiệp đạt năng suất, chất lượng, hiệu 
quả cao. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước (mã 
số KC.07.20). Bộ Khoa học và Công nghệ. 
2. Nguyễn Văn Bộ, Nguyễn Trọng Thi, Bùi Huy 
Hiền, Nguyễn Văn Chiến, 2003. Bón phân cân đối 
cho cây trồng ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, tr. 11, 
33. 
3. Cao Kỳ Sơn, 2006. Phát triển nông nghiệp 
công nghệ cao trong thời kỳ xây dựng đất nước trở 
thành một nước công nghiệp. Bài tham luận tại: Diễn 
đàn khuyến nông @ công nghệ, chuyên đề: Phát 
triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trung tâm 
Khuyến nông Quốc gia. 
4. Nguyễn Khắc Thái Sơn, 1996. Nghiên cứu ảnh 
hưởng của một số loại dung dịch khác nhau đến sự 
sinh trưởng, phát triển một số cây rau-quả trong kỹ 
thuật thuỷ canh. Luận văn Thạc sỹ khoa học. Trường 
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tr. 95, 96. 
5. Carbonell A., Burlo F., Mataix J., 1994. Effect 
of arsenate on the concentration of micro-nuitrient in 
cucumber plant grow in hydroponics culture. 
Journal-of plant-nutrient USA, page 1987-1903. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 11/2020 59 
SELECTION BEST SUBSTRATE AND NUTRITION FORMULA IN 
HI-TECH PRODUCTION OF CUCUMBEM 
Doan Xuan Canh, Nguyen Thi Thanh Ha, Doan Thi Thanh Thuy 
Summary 
In order to complete the high-tech of producing cucumber for the Northern provinces, in 2019, the Field 
Crops Research Institute selected suitable substrate and nutrition formulas for producing cucumber in 
netting houses. The results have identified the suitable substrate: 30% alluvial soil + 70% coir or Peatman 
substrate (imported from the Netherlands) and nutrition formulas: 100 kg NPK POLY FEED (21-11-22-2sw-
ME) + 600 kg NPK POLY FEED (19-19-19) + 300 kg MgSO4 + 50 kg Ca(NO3)2. The best amount of nutrition 
supplied to the specific plant: From 1 to 10 days after planting: 0.2 kg/1,000 plants, 0.5l water/plant/day; 
from 11 to 20 days after planting: 0.5 kg/1,000 plants, 1.5l water/plant/ day; from 21 to 30 days after 
planting: 1.0 kg/1,000 plants, 2.5l water/plant/ day; from 31 to 66 days after planting: 2.0 kg/1,000 plants, 
2.5l water/plant/ day and from 66 days to harvest: 1.5 kg/1,000 plants, 2.0l water/plant/ day. 
Keywords: Cucumber, hi-tech production, nutrition and substrate. 
Người phản biện: TS. Bùi Huy Hiền 
Ngày nhận bài: 14/7/2020 
Ngày thông qua phản biện: 14/8/2020 
Ngày duyệt đăng: 21/8/2020 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_lua_chon_gia_the_bau_va_dinh_duong_de_san_xuat_du.pdf