Nghiên cứu hiệu quả của phân bón lá đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng rau cải bắp

Hai loại phân bón lá khảo nghiệm (Xanchi EC50 và Rocket-123) có thành phần gồm các chất dinh dưỡng trung, vi lượng và các phân đoạn chitosan, xanthan chiếu xạ khối lượng phân tử thấp đã được Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội phát triển. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón khảo nghiệm đối với cây cải bắp trên đất phù sa và đất bạc màu cho thấy cả hai loại phân bón lá đã có tác dụng kích thích sự sinh trưởng và phát triển của cây cải bắp. Không chỉ làm tăng tỷ lệ cuốn bắp, khối lượng trung bình bắp thu được khi sử dụng phân bón khảo nghiệm cũng cao hơn, dẫn đến năng suất cải bắp thu được trên cả hai loại đất đều tăng cao so với đối chứng. So với đối chứng chỉ tưới bằng nước sạch, bội thu năng suất cải bắp trên đất phù sa đạt 11,5-14,7% trong vụ 1 và 10,8-15,7% trong vụ 2. Giá trị này là 11,9-14,8% trong vụ 1 và 11,4-15,6% trong vụ 2 trên đất bạc màu. Hiệu suất sử dụng phân bón trên đất phù sa đạt 1155,6-1466,0 kg cải bắp/lít phân bón đối với phân bón lá Xanchi EC 50 và 1115,6-1251,1 kg cải bắp/lít phân bón đối với phân bón lá Rocket-123. Giá trị này trên đất bạc màu là 1158,0-1204,4 kg cải bắp/lít phân bón đối với phân bón lá Xanchi EC 50 và 1135,6- 1274,0 kg cải bắp/lít phân bón đối với phân bón lá Rocket-123. Hiệu quả kinh tế thu được cũng tăng đáng kể khi sử dụng phân bón lá. Hiệu quả kinh tế cao nhất đạt được với công thức phun bổ sung phân bón lá ở mức 5 L/ha. Kết quả phân tích cũng cho thấy sử dụng phân bón lá không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm

Nghiên cứu hiệu quả của phân bón lá đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng rau cải bắp trang 1

Trang 1

Nghiên cứu hiệu quả của phân bón lá đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng rau cải bắp trang 2

Trang 2

Nghiên cứu hiệu quả của phân bón lá đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng rau cải bắp trang 3

Trang 3

Nghiên cứu hiệu quả của phân bón lá đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng rau cải bắp trang 4

Trang 4

Nghiên cứu hiệu quả của phân bón lá đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng rau cải bắp trang 5

Trang 5

Nghiên cứu hiệu quả của phân bón lá đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng rau cải bắp trang 6

Trang 6

Nghiên cứu hiệu quả của phân bón lá đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng rau cải bắp trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 7620
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu hiệu quả của phân bón lá đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng rau cải bắp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu hiệu quả của phân bón lá đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng rau cải bắp

Nghiên cứu hiệu quả của phân bón lá đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng rau cải bắp
ã làm tăng năng suất cải bắp, tạo ra doanh thu 
cao hơn nhiều so với công thức đối chứng. Kết quả 
là, lợi nhuận thu được từ các công thức thí nghiệm 
cao hơn đối chứng, dù chi phí có tăng do tăng tiền 
công. Lợi nhuận kinh tế của các công thức thí 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 50 
nghiệm vượt 18,225-38,920 triệu đồng/ha so với công 
thức đối chứng. Kết quả ở bảng 4 cũng cho thấy hiệu 
quả kinh tế thu được từ việc bón phân Xanchi EC50 
cao hơn so với bón phân Rocket 123. Đối với các 
công thức sử dụng cùng loại phân bón lá thì hiệu quả 
kinh tế thu được từ công thức sử dụng mức bón cao 5 
L/ha cao hơn mức bón thấp. Như vậy, có thể kết luận 
là phân bón lá đã có hiệu quả rõ rệt đối với sinh 
trưởng và phát triển của cây cải bắp trên đất phù sa, 
tạo ra hiệu quả kinh tế cao hơn. 
Bảng 4. Hiệu quả kinh tế của phân bón khảo nghiệm đối với cải bắp trên đất phù sa 
Kết quả khảo nghiệm vụ 1 
Công thức thí 
nghiệm 
Tổng thu 
(triệu đồng/ha) 
Tổng chi phí 
(triệu đồng/ha) 
Lợi nhuận 
(triệu đồng/ha) 
Vượt ĐC 
(triệu đồng/ha) 
CT1 (đối chứng) 266,940 146,976 119,964 - 
CT2 
CT3 
CT4 
CT5 
301,260 
306,240 
297,540 
300,420 
152,626 
153.506 
151,871 
152,363 
148,634 
152,734 
145,669 
148,034 
28,670 
32,310 
25,735 
28,070 
Kết quả khảo nghiệm vụ 2 
CT1 (đối chứng) 256,080 149,696 106,384 - 
CT2 
CT3 
CT4 
CT5 
296,670 
302,830 
277,310 
282,260 
156,356 
157,526 
152,701 
153,636 
140,314 
145,304 
124,609 
128,624 
33,930 
38,920 
18,225 
22,240 
Ghi chú: - Giá cải bắp vụ 1 là 6.000 đồng/kg, vụ 2 là 5.500 đồng/ka, phân bón lá Rocket-123 giá 70.000 đ/kg, 
đạm urê: 8.000 đ/kg, supe lân: 3.500 đ/kg, kali clorua: 8.000 đ/kg. Công phun 1 triệu/ha/lượt. 
3.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng 
và năng suất cây cải bắp trên đất bạc màu 
Ảnh hưởng của phân bón lá đến các yếu tố cấu 
thành năng suất và năng suất cải bắp trên đất bạc 
màu được trình bày trong bảng 5 và 6. Có thể nhận 
thấy, nhờ tác động của phân bón khảo nghiệm, tỷ lệ 
cây cuốn bắp ở các công thức thí nghiệm đã tăng lên 
đáng kể so với các công thức đối chứng. Khối lượng 
trung bình bắp thu được ở công thức thí nghiệm 
cũng cao hơn hẳn so với đối chứng. Kết quả này 
chứng tỏ việc phun bổ sung phân bón lá giúp cây cải 
bắp ở các lô thí nghiệm sinh trưởng và phát triển 
mạnh hơn. Kết quả là, năng suất toàn ô và năng suất 
cải bắp thương phẩm của tất cả các công thức thí 
nghiệm đều tăng cao so với đối chứng. Đối với cây 
cải bắp trồng trên đất bạc màu, năng suất thương 
phẩm cao nhất là 46,8 tấn/ha trong vụ 1 và 49,4 
tấn/ha trong vụ 2 ở công thức CT3, phun bổ sung 
phân bón lá Xanchi EC50 ở mức 5 L/ha. Tương tự 
như đối với cây cải bắp trên đất phù sa, trong cả 2 vụ, 
năng suất cải bắp thu được từ công thức phun bổ 
sung bằng phân bón lá Xanchi EC 50 cao hơn so với 
công thức phun bổ sung phân bón lá Rocket 123. Tuy 
nhiên, các công thức phun bổ sung phân bón lá đều 
cho năng suất cao hơn so với đối chứng. Bội thu 
năng suất cải bắp trên đất bạc màu đạt 11,9-14,8% 
trong vụ 1, và 11,4-15,6% trong vụ 2. 
Bảng 5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cải bắp trên đất bạc màu vụ 1 
Công thức 
thí nghiệm 
Tỷ lệ cuốn bắp 
(%) 
Khối lượng 
trung bình 
(kg/bắp) 
Năng suất toàn 
ô (kg/ô) 
Năng suất thực 
thu (tấn/ha) 
Bội thu năng 
suất so đối 
chứng (%) 
CT1 95,5 1,44 131,90 40,78 - 
CT2 96,5 1,64 151,95 46,32 13,6 
CT3 97,0 1,66 154,39 46,80 14,8 
CT4 96,6 1,62 150,33 45,65 11,9 
CT5 97,1 1,65 153,70 46,53 14,1 
CV (%) 5,44 
LSD0,05 6,24 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 51 
Bảng 6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cải bắp trên đất bạc màu vụ 2 
Công thức thí 
nghiệm 
Tỷ lệ cuốn bắp 
(%) 
Khối lượng 
trung bình 
(kg/bắp) 
Năng suất 
toàn ô (kg/ô) 
Năng suất thực 
thu (tấn/ha) 
Bội thu năng 
suất so đối 
chứng (%) 
CT1 95,6 1,50 137,69 42,74 - 
CT2 97,0 1,73 161,15 48,83 14,3 
CT3 97,2 1,75 163,32 49,40 15,6 
CT4 97,0 1,67 155,60 47,63 11,4 
CT5 97,2 1,70 158,69 48,44 13,3 
CV (%) 4,93 
LSD0,05 5,94 
Bảng 7. Hiệu suất sử dụng phân bón đối với cây rau cải bắp trên đất bạc màu 
Bội thu năng suất so 
với ĐC (kg/ha) 
Hiệu suất SD 
phân bón (kg sản 
phẩm/lít phân bón) 
TT Công thức bón phân 
Vụ 1 Vụ 2 
Lượng 
phân sử 
dụng 
(lít/ha) Vụ 1 Vụ 2 
1 NPK + Xanchi EC50 - 4,5 lít 5,31 5,42 4,5 1.180,0 1.204,4 
2 NPK + Xanchi EC50 - 5 lít 5,79 5,99 5 1.158,0 1.198,0 
3 NPK + Rocket 123 - 4,5 lít 5,11 5,56 4,5 1.135,6 1.235,6 
4 NPK + Rocket 123 - 5 lít 5,99 6,37 5 1.198,0 1.274,0 
Hiệu suất sử dụng phân bón đối với cây rau cải 
bắp trên đất bạc màu được trình bày trên bảng 7. So 
với kết quả ở bảng 3, hiệu suất sử dụng phân bón lá 
trên đất bạc màu thấp hơn trên đất phù sa. Tuy 
nhiên, không giống như đối với cây cải bắp trên đất 
phù sa, hiệu suất sử dụng phân bón lá trên đất bạc 
màu của các công thức bón phân khác nhau là khá 
giống nhau. Điều này có thể là do đất bạc màu chỉ có 
thể giữ một lượng dinh dưỡng trung, vi lượng nhất 
định ở dạng dễ tiêu mà cây trồng có thể hấp thụ, 
song cần nghiên cứu sâu hơn để kết luận. Kết quả 
thu được cho thấy, hiệu suất sử dụng phân bón lá đối 
với cây cải bắp trên đất bạc màu cao nhất đạt được 
với phân bón lá Rocket 123 ở mức 5 L/ha, đạt 1198 và 
1274 kg SP/lít PB tương ứng trong vụ 1 và vụ 2. 
Nghĩa là, phân bón lá Rocket 123 phù hợp hơn đối 
với cây cải bắp trên đất bạc màu. 
Bảng 8. Hiệu quả kinh tế của phân bón khảo nghiệm đối với cải bắp trên đất bạc màu 
Công thức thí 
nghiệm 
Tổng thu 
(triệu đồng/ha) 
Tổng chi phí 
(triệu đồng/ha) 
Lợi nhuận 
 (triệu đồng/ha) 
Vượt ĐC 
(triệu đồng/ha) 
Kết quả khảo nghiệm vụ 1 
CT1 (đối chứng) 244,680 101,699 142,981 - 
CT2 
CT3 
CT4 
CT5 
277,920 
280,800 
273,900 
279,180 
107,459 
107,989 
107,124 
108,039 
170,461 
172,811 
166,776 
171,141 
27,480 
29,830 
23,795 
28,160 
Kết quả khảo nghiệm vụ 2 
CT1 (đối chứng) 235,070 101,699 133,371 - 
CT2 
CT3 
CT4 
CT5 
268,565 
271,700 
261,965 
266,420 
107,569 
108,189 
107,574 
108,419 
160,996 
163,511 
154,391 
158,001 
27,625 
30,140 
21.020 
24,630 
Ghi chú: - Giá cải bắp vụ 1 là 6.000 đồng/kg, vụ 2 là 5.500 đồng/ka, phân bón lá Rocket-123 giá 70.000 đ/kg, 
đạm urê: 8.000 đ/kg, supe lân: 3.500 đ/kg, kali clorua: 8.000 đ/kg. Công phun 1 triệu/ha/lượt. 
Hiệu quả kinh tế của phân bón lá đối với cây cải bắp trên đất bạc màu cũng được tính toán và kết quả 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 52 
được trình bày trên bảng 8. Tương tự như đối với 
canh tác cải bắp trên đất phù sa, phân bón lá đã có 
hiệu quả rõ rệt đối với sinh trưởng và phát triển cây 
cải bắp, giúp năng suất cải bắp thí nghiệm tăng đáng 
kể so với đối chứng. Hiệu quả kinh tế của phân bón 
khảo nghiệm đối với cải bắp trên đất bạc màu nhờ 
vậy cũng cao hơn đối chứng. Lợi nhuận thu được từ 
các công thức sử dụng phân bón lá trong vụ 1 đạt 
166,776-172,811 triệu đồng/ha và vụ 2 đạt 154,391-
163,511 triệu đồng/ha so với 142,981 và 133,371 triệu 
đồng/ha ở công thức đối chứng. Lợi nhuận kinh tế 
cao nhất vượt 29,83 và 30,14 triệu đồng/ha so với đối 
chứng ở công thức CT3, phun bổ sung phân bón lá 
Xanchi EC50 ở mức 5 L/ha. Như vậy, có thể khuyến 
cáo sử dụng phân bón lá ở mức 5 L/ha cho cây cải 
bắp trên đất bạc màu để thu được năng suất và hiệu 
quả kinh tế cao hơn. 
3.3. Ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng 
cải bắp 
Bảng 9. Ảnh hưởng của phân bón khảo nghiệm (Rocket 123) đến chất lượng cải bắp 
Đất phù sa Đất bạc màu Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm 
Đối chứng Thí nghiệm Đối chứng Thí nghiệm 
Hàm lượng chất khô (g/100g) 5,70 5,86 6,14 6,59 
Tổng chất rắn hòa tan (TSS) 3,46 3,87 3,73 3,91 
Hàm lượng protein (g/100g) 1,00 0,74 1,06 0,99 
Vitamin C tổng số (mg/100g) 44,17 49,30 35,59 36,24 
Dư lượng nitrat (mg/kg) 467,3 453,5 457,5 441,9 
Chất lượng của cải bắp được đánh giá thông qua 
hàm lượng chất khô, tổng lượng chất rắn hòa tan, 
hàm lượng protein và vitamin C tổng. Trong nghiên 
cứu này, chỉ sản phẩm cải bắp thu được từ công thức 
đối chứng và công thức thí nghiệm đạt năng suất cao 
nhất trên đất bạc màu trong vụ 2 (công thức phun bổ 
sung phân bón lá Rocket 123 ở mức 5 L/ha) được 
kiểm tra và kết quả được trình bày trên bảng 9. Dễ 
thấy rằng, chất lượng cải bắp dường như không thay 
đổi khi được phun bổ sung phân bón lá. Trong khi 
hàm lượng chất khô, tổng lượng chất rắn hòa tan ở 
các công thức thí nghiệm tăng nhẹ so với đối chứng, 
hàm lượng protein giảm nhẹ và vitamin C tăng. Dư 
lượng nitrat trong sản phẩm cũng thay đổi không 
đáng kể, chỉ số này ở mức dưới 500 mg/kg cả ở công 
thức đối chứng và thí nghiệm. Mặc dù vậy, sự khác 
biệt về các tiêu chí chất lượng cải bắp là không lớn về 
mặt thống kê, nghĩa là việc phun bổ sung phân bón 
lá không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cải 
bắp. 
4. KẾT LUẬN 
Hai loại phân bón lá có thành phần gồm các chất 
dinh dưỡng trung, vi lượng, chitosan và xanthan cắt 
mạch bức xạ có tác dụng kích thích sinh trưởng thực 
vật, giữ ẩm và tăng khả năng lưu giữ chất dinh dưỡng 
trên lá. Xanchi EC50 và Rocket 123 đã có ảnh hưởng 
tích cực đến sinh trưởng và phát triển cây cải bắp cả 
trên đất phù sa và đất bạc màu. So với đối chứng chỉ 
tưới bằng nước sạch, bội thu năng suất cải bắp trên 
đất phù sa đạt 11,5-14,7% trong vụ 1 và 10,8-15,7% 
trong vụ 2. Giá trị này là 11,9-14,8% trong vụ 1 và 11,4-
15,6% trong vụ 2 trên đất bạc màu. Bội thu năng suất 
cải bắp cao nhất đạt được ở các công thức thí nghiệm 
phun bổ sung phân bón lá Xanchi EC50 và Rocket 
123 ở mức 5 L/ha. 
Hiệu suất sử dụng phân bón trên đất phù sa đạt 
1155,6-1466,0 kg cải bắp/lít phân bón đối với phân 
bón lá Xanchi EC 50 và 1115,6-1251,1 kg cải bắp/lít 
phân bón đối với phân bón lá Rocket-123. Giá trị này 
trên đất bạc màu là 1158,0-1204,4 kg cải bắp/lít phân 
bón đối với phân bón lá Xanchi EC 50 và 1135,6-
1274,0 kg cải bắp/lít phân bón đối với phân bón lá 
Rocket-123. Hiệu suất sử dụng phân bón cao nhất đạt 
được khi phun phân bón lá Xanchi mức 5 L/ha trên 
đất phù sa và phân bón lá Rocket 123 trên đất bạc 
màu. 
Phân bón lá không ảnh hưởng đến chất lượng và 
tính an toàn của sản phẩm cải bắp. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Beecher C., 1994. Cancer preventive 
properties of varieties of Brassica oleracea: a review. 
Am. J. Clin. Nutr., 59;1166S-70S. 
2. Chaney R. L., Giordano P. M., 1977. 
Microelements as Related to Plant Deficiencies and 
Toxicities. In Soils for Management of Organic 
Wastes and Waste Waters. Eds. Elliott L. F., & 
Stevenson F. J.. Soil Science Society of America 
American. Madison, Wisconsin USA. 1977. 
3. Heimler D., Vignolini P., Dini M. G., Vincieri 
F. F., Romani A., 2006. Antiradical activity and 
polyphenol composition of local Brassicaceae edible 
varieties. Food Chemistry, 99(3);464–469. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 53 
4. Heo H. J., Chang Y. L., 2006. Phenolic 
phytochemicals in cabbage inhibit amyloid beta 
protein-induced neurotoxcicity. Food Science and 
Technology, 39(4);331-337. 
5. Kanujia, S. P., Ahmed N., Chattoo M. A., 
Jabeen N., Naryan S., 2006. Effect of micronutrients 
on growth and yield of cabbage (Brassica oleracea 
var. capitata L.). Applied Biological Research, 8;15-
18. 
6. Lê Cao Nguyên, Nghiêm Thị Hương, Hoàng 
Thị Lan Thương, Lê Thị Phượng, 2014. Hiệu lực 
phòng trừ một số bệnh hại cải bắp chính của chế 
phẩm sinh học chitosan tại xã Quảng Thành, thành 
phố Thanh Hóa. Tạp chí khoa học, Đại học Hồng 
Đức, số 21; 64-69. 
7. Luan L. Q., Nagasawa N., Tamada M., 
Nakanishi T. M., 2006. Enhancement of plant growth 
activity of irradiated chitosan by molecular weight 
fractionation. Radioisotopes, 55: 21-27. 
8. Quynh T. M., Yoshii F., Nagasawa N., Kume 
T., Hien N. Q., 2003. Application of radiation 
degraded CM-chitosan for preservation of fresh 
fruits. Proc. Workshop. JAERI-Conf., 2003-016, 33-41, 
October, 2003. 
9. Singh B. K., Sharma S. R., Singh B., 2009. 
Variation in mineral concentrations among cultivars 
and germplasms of cabbage. Journal of Plant 
Nutrition, 33(1);95-104. 
10. Tombs M. P., Harding S. E., 1998. An 
Introduction to Polysaccharide Biotechnology. 
Taylor & Francis, 1998. 
11. Trần Bá Cừ. Rau-hoa-quả-củ làm thuốc. Nhà 
xuất bản Khoa học Kỹ thuật. Hà Nội. 1999. Tr. 8. 
12. Trần Minh Quỳnh, Nguyễn Văn Bính, Trần 
Xuân An, 2018. Nghiên cứu tạo xanthan khối lượng 
phân tử thấp bằng phương pháp chiếu xạ. Tạp chí 
Khoa học & Công nghệ Việt Nam, 60(3); 41-44. 
13. Yoshii F., Nagasawa N., Kume T., Yagi T., 
Ishii K., Relleve L.S., Puspitasari T., Quynh T. M., 
Luan L. Q., Hien N. Q., 2003. Proceedings of the 
FNCA workshop on application of electron 
accelerator JAERI-Conf. 2003-016. p.43. 
14. Zhao Yong-Hou, 2006. Effects of zinc and 
boron microelement and fertilizer on yield and 
quality of cabbage. J. Anhui Aggil. Sci., 16: 112. 
INFLUENCES OF FOLIAR MICROELEMENT FERTILIZER 
(XANCHI EC50 AND ROCKET-123) ON THE GROWTH, YIELD AND QUALITY OF CABBAGE 
Tran Minh Quynh1, Le Thi Minh Luong2, Nguyen Van Binh1 
1Hanoi Irradiation Center 
2Soils and Fertilizers Research Institute 
Email: tmqthuquynh@gmail.com 
Summary 
In this study, two kinds of foliar fertilizer (Xanchi EC50 and Rocket 123) composed of microelement 
formulations and low molecular weight chitosan and xanthan, prepared by irradiation degradation were 
applied to the cabbages grown in field and their yield attributes, yield per plot and marketable yields were 
investigated. The experiments were laid out in split plots with three replications. The 15 day old seedlings 
were transplanted into alluvial (Thanh Da, Hoai Duc, Ha Noi) and exhausted (Tien Phong, Me Linh, Ha 
Noi) soils on 20-22 January 2019 for season 1, and 10-15 September 2019 for season 2. The results revealed 
that testing foliar fertilizer promoted the growth and development of cabbage on both soils. Not only ratio of 
folded leaf plant, but also average weight of the heads harvested from the treated cabbages much increased, 
resulting in an increase of 10.78-15.74% and 11.44-15.58% in the marketable yields of cabbage heads in the 
alluvial and exhausted soils, respectively. Benefits gain from the treated plots include the plot fertilized with 
reduced N, P, K fertilizer also higher than that from control. However, there are insignificant differences in 
quality parameters between treated and control cabbage heads, suggested that testing fertilizer seemed not 
affect to quality of cabagge heads. 
Keywords: Foliar fertilizer, microelement, gamma irradiation, polysaccharide, cabbage. 
Người phản biện: TS. Bùi Huy Hiền 
Ngày nhận bài: 15/5/2020 
Ngày thông qua phản biện: 16/6/2020 
Ngày duyệt đăng: 23/6/2020 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_hieu_qua_cua_phan_bon_la_den_sinh_truong_nang_sua.pdf