Nghiên cứu chọn lọc giống cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum L.) tại thanh Trì – Hà Nội

Cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum L.) thuộc họ cúc (Asteraceae) là loài cây thuốc quý có nhiều tác

dụng chữa bệnh trong y học. Từ 4 mẫu giống thu thập tại Thanh Trì - Hà Nội; Văn Lâm - Hưng Yên; Kim

Thành - Hải Dương và mẫu nhập nội nguồn gốc Quảng Tây - Trung Quốc. Qua đánh giá đã tuyển chọn được

mẫu giống tốt nhất thu thập tại Hưng Yên. Sử dụng phương pháp chọn lọc cá thể đối với cây nhân giống vô

tính, đã đánh giá được 8 dòng cây khác nhau từ mẫu giống HY và chọn lọc được dòng HY5 có các yếu tố cấu

thành năng suất và năng suất đạt cao nhất: (với 201 hoa/cây), đường kính hoa 2,36 cm, khối lượng 1000 hoa khô là 53,21 g, năng suất hoa khô đạt 23,06 tạ/ha, năng suất hoạt chất Luteolin-7-0-β-D-glucosid đạt 1,71 kg/ha. Dòng HY5 có thể được nhân giống quy mô lớn cho sản xuất dược liệu trong tương lai.

Nghiên cứu chọn lọc giống cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum L.) tại thanh Trì – Hà Nội trang 1

Trang 1

Nghiên cứu chọn lọc giống cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum L.) tại thanh Trì – Hà Nội trang 2

Trang 2

Nghiên cứu chọn lọc giống cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum L.) tại thanh Trì – Hà Nội trang 3

Trang 3

Nghiên cứu chọn lọc giống cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum L.) tại thanh Trì – Hà Nội trang 4

Trang 4

Nghiên cứu chọn lọc giống cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum L.) tại thanh Trì – Hà Nội trang 5

Trang 5

Nghiên cứu chọn lọc giống cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum L.) tại thanh Trì – Hà Nội trang 6

Trang 6

Nghiên cứu chọn lọc giống cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum L.) tại thanh Trì – Hà Nội trang 7

Trang 7

Nghiên cứu chọn lọc giống cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum L.) tại thanh Trì – Hà Nội trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 2360
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu chọn lọc giống cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum L.) tại thanh Trì – Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu chọn lọc giống cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum L.) tại thanh Trì – Hà Nội

Nghiên cứu chọn lọc giống cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum L.) tại thanh Trì – Hà Nội
a thực thu dao động từ 11,27 tạ/ha 
(mẫu TQ) đến 22,76 tạ/ha (mẫu HY) không có sự sai 
khác có ý nghĩa thống kê giữa 02 mẫu giống có năng 
suất cao nhất là HY (22,76 ta/ha) và HN (21,47 
tạ/ha), tuy nhiên giữa 02 mẫu giống này lại có sự sai 
khác rõ rệt so với 02 mẫu giống HD và TQ. Cụ thể 
năng suất thực thu cao nhất tại mẫu giống HY (22,76 
tạ/ha), mẫu giống HN (21,47 tạ/ha), tiếp đến mẫu 
giống HD (13,23 tạ/ha), TQ (11,27 tạ/ha). Năng suất 
hoạt chất Luteolin-7-0-β-D-glucosid của mẫu giống 
HY đạt cao nhất (1,50 kg/ha), giảm dần đến HN 
(1,35 kg/ha), HD (1,09 kg/ha) và thấp nhất là mẫu 
TQ (0,99 kg/ha). Ở độ tin cậy 95% nhận thấy, năng 
suất hoạt chất Luteolin-7-0-β-D-glucosid sai khác 
không có ý nghĩa giữa mẫu HY và HN và sai khác có 
ý nghĩa khi so sánh với 02 mẫu HD và TQ. Qua kết 
quả đánh giá 4 mẫu giống cúc hoa vàng, nhận thấy 
mẫu giống HY và HN có khả năng sinh trưởng, năng 
suất cao hơn 02 mẫu giống còn lại. Mẫu giống HY 
được sử dụng để tiến hành chọn lọc các cá thể ưu tú, 
có các biến dị sai khác nhau để nhân dòng và tiếp tục 
đánh giá. 
3.2. Chọn lọc, nhân giống và đánh giá các dòng 
cúc hoa vàng từ mẫu giống HY 
3.2.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển của 08 
dòng cúc chọn lọc 
Bảng 5. Thời gian sinh trưởng và phát triển của 08 dòng cúc chọn lọc 
Thời gian từ trồng đến ..(ngày) 
Mẫu giống 
Bén rễ - hồi xanh 
(85%) 
Đẻ nhánh 
(85%) 
Nở hoa (85%) Nở hoa (100%) 
HY1 9,7 ± 1,2 55,0 ± 2,6 161,3 ± 3,1 176,7 ± 3,8 
HY2 10,3 ± 2,1 56,0 ± 2,6 167,3 ± 4,0 178,0 ± 4,4 
HY3 9,3 ± 1,5 55,7 ± 2,1 165,7 ± 4,0 174,3 ± 3,5 
HY4 11,7 ± 0,6 53,3 ± 3,1 178,3 ± 3,2 186,7 ± 4,0 
HY5 10,7 ± 1,5 54,7 ± 2,3 171,3 ± 4,0 183,3 ± 3,5 
HY6 9,7 ± 1,5 58,3 ± 3,8 175,3 ± 4,0 181,7 ± 4,7 
HY7 8,7 ± 1,5 50,3 ± 2,1 179,7 ± 3,1 180,7 ± 3,1 
HY8 10,7 ± 1,5 56,7 ± 2,5 174,7 ± 4,0 182,3 ± 4,0 
Trung bình 10,1 55,0 173,95 180,5 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 10/2020 46 
Tổng cộng 8 dòng cây ưu tú có các đặc điểm 
hình thái khác nhau đã được chọn lọc từ mẫu giống 
HY ban đầu, kí hiệu lần lượt là HY1, HY2, HY3, HY4, 
HY5, HY6, HY7, HY8. 
Nhân dòng bằng phương pháp tách mầm, sau đó 
được trồng thành từng dòng riêng, bố trí thí nghiệm 
theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với ba lần nhắc lại. 
Theo dõi, đánh giá sinh trưởng và phát triển của 
chúng 8 dòng ở ngoài đồng ruộng để từ đó chọn 
được ra dòng tốt nhất. 
Thời gian sinh trưởng là một chỉ tiêu thay đổi 
theo từng dòng, từng giống. Thông thường, các 
giống có thời gian hồi xanh, đẻ nhánh sớm, thời gian 
sinh trưởng dài sẽ cho tiềm năng năng suất cao. Kết 
quả nghiên cứu về thời gian sinh trưởng và phát triển 
của 8 dòng cúc chọn lọc được thể hiện ở bảng 5. 
Từ số liệu ở bảng 5 cho thấy: Thời gian từ khi 
trồng đến khi bén rễ hồi xanh của các dòng dao 
động từ 8,7 – 11,7 ngày, thời gian hồi xanh nhanh 
nhất ở dòng HY7 (8, 7 ngày) nhanh hơn 3 ngày so với 
dòng HY4 (11,7 ngày) là dòng hồi xanh muộn nhất. 
Thời gian từ trồng đến đẻ nhánh dao động giữa các 
dòng từ 50,3 – 58,3 ngày, đẻ nhánh sớm nhất là dòng 
HY7 (50,3 ngày), muộn nhất là dòng HY6 (58,3 
ngày). Thời gian từ trồng đến khi 100% số cây trong 
dòng ra hoa nhanh nhất là dòng HY3 (174,3 ngày) và 
muộn nhất là dòng HY4 (186,7 ngày). 
3.2.2. Một số đặc điểm hình thái lá, thân của 8 
dòng cúc chọn lọc 
Các chỉ tiêu về hình thái chịu ảnh hưởng chủ 
yếu bởi kiểu gen của giống. Khả năng biến dị xuất 
hiện ở thế hệ con theo phương thức sinh sản vô tính 
(giâm, chiết, ghép...) như ở cây cúc hoa vàng thường 
ít gặp và chủ yếu chịu sự tác động của điều kiện 
ngoại cảnh (tác nhân vật lý, hóa học .....). Vì vậy, các 
cá thể trong cùng một dòng có đặc điểm hình thái 
tương đối đồng đều nhau. Một số đặc điểm hình thái 
của các dòng triển vọng được tổng hợp tại bảng 6. 
Bảng 6. Một số đặc điểm hình thái của 8 dòng cúc chọn lọc 
Chỉ tiêu hình thái Tên mẫu 
giống Màu sắc lá Màu sắc thân Độ cứng thân Số lông trên lá Độ xẻ thùy lá 
HY1 Xanh nhạt Xanh đậm Trung bình Ít lông Sâu 
HY2 Xanh nhạt Xanh đậm Trung bình Ít lông Sâu 
HY3 Xanh nhạt Xanh đậm Trung bình Ít lông Sâu 
HY4 Xanh đậm Xanh đậm Cứng Nhiều lông Nông 
HY5 Xanh nhạt Xanh đậm Cứng Ít lông Sâu 
HY6 Xanh đậm Xanh đậm Trung bình Nhiều lông Nông 
HY7 Xanh đậm Xanh đậm Trung bình Nhiều lông Nông 
HY8 Xanh đậm Xanh đậm Cứng Ít lông Sâu 
Hình 1. Đặc điểm hình thái lá của một số dòng cúc 
hoa vàng 
(từ trái sang phải dòng: HY1, HY3, HY5, HY6, HY7) 
Ghi chú: A, mặt trên lá, B, mặt dưới lá 
Các đặc điểm như màu sắc lá, độ cứng thân, số 
lượng lông trên lá, độ xẻ thùy lá khác nhau ở từng 
dòng. Cụ thể, với chỉ tiêu màu sắc lá các dòng HY1, 
HY2, HY3, HY5 có màu xanh nhạt. HY1, HY2, HY3, 
HY6, HY7 có độ cứng thân ở mức trung bình, HY1, 
HY2, HY3, HY5, HY8 có ít lông trên lá. Độ xẻ thùy lá 
ở các dòng HY4, HY6, HY7 ở mức nông, sâu (Hình 
1). Tuy nhiên với tính trạng màu sắc thân thì ở tất cả 
các dòng thân có màu xanh đậm. 
3.2.2. Một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển 
trước khi thu hoạch của 8 dòng cúc chọn lọc 
Một số đặc điểm sinh trưởng trước khi thu 
hoạch của 8 dòng cúc hoa vàng chọn lọc được trình 
bày ở bảng 7. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 10/2020 47 
Kêt quả ở bảng 7 cho thấy: Chiều cao cây cuối 
cùng của các dòng dao động từ 66,3 – 78,1 cm. Cao 
nhất tại dòng HY5 (78,1 cm), giảm lần lượt tới các 
dòng HY2 (74,8 cm), HY4 (71,5 cm), HY1 (70,2 cm), 
HY3 (69,7 cm), HY7 (68,8 cm), HY8 (67,5 cm) và 
thấp nhất tại dòng HY6 (66,3 cm). Số lá trên thân 
chính cao nhất ở dòng HY5 (52,8 lá), thấp nhất tại 
dòng HY2 (41,8 lá) thấp hơn 11 lá so với dòng cao 
nhất HY5. 
Số nhánh, đường kính thân giữa các dòng chênh 
lệch nhau không nhiều, đường kính thân dao động từ 
5 – 6 mm. Số nhánh dao động từ 6,8 – 8,8 nhánh, số 
nhánh nhiều nhất ở dòng HY5 (8,8 nhánh) và ít nhất 
ở dòng HY7 (6,8 nhánh). Đường kính tán rộng nhất ở 
dòng HY5 (84,5 cm), giảm dần tới các dòng HY8 
(83,6 cm), HY3 (83,2 cm), HY7 (81,2 cm), HY4 (80,7 
cm), HY1 (80,1 cm), HY6 (78,8 cm) và thấp nhất là 
dòng HY2 (76,5 cm). 
Bảng 7. Một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển trước khi thu hoạch của 8 dòng cúc chọn lọc 
Chỉ tiêu 
Tên mẫu 
giống 
Chiều cao cây 
(cm) 
Số lá/thân 
chính 
(lá) 
Số nhánh 
(nhánh) 
Đường kính tán 
(cm) 
Đường kính thân 
(mm) 
HY1 70,2 44,2 7,6 80,1 5,0 
HY2 74,8 41,8 7,4 76,5 6,0 
HY3 69,7 43,5 7,2 83,2 5,0 
HY4 71,5 46,8 7,5 80,7 6,0 
HY5 78,1 52,8 8,8 84,5 6,0 
HY6 66,3 45,2 7,8 78,8 5,0 
HY7 68,8 44,4 6,8 81,2 5,0 
HY8 67,5 44,5 7,6 83,6 6,0 
CV% 7,1 7,6 7,7 7,8 7,9 
LSD0,05 8,9 4,1 0,7 3,7 0,8 
3.2.3. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của 8 dòng 
cúc chọn lọc 
Cũng như các mẫu giống thu thập ban đầu, 8 
dòng cúc chọn lọc xuất hiện các đối tượng sâu gây 
hại chính là sâu xanh, rầy xanh, bọ trĩ. Bệnh hại chủ 
yếu là bệnh lở cổ rễ và bệnh thối rễ. Sâu bệnh hại 
của các dòng được thể hiện ở bảng 8. 
Bảng 8. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của 8 dòng cúc chọn lọc 
Mức độ phổ biến 
TT 
Đối tượng 
gây hại 
Mẫu giống bị sâu bệnh hại 
T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 
1 Sâu xanh HY1, HY2, HY3, HY8 + - 
2 Rầy xanh HY1, HY2, HY5, HY6, HY7 - - + 
3 Bọ trĩ HY2, HY4, HY6, HY8 - - - - 
4 Lở cổ rễ HY3, HY4, HY6, HY8 + + + 
5 Thối rễ HY1, HY2, HY4, HY7, HY8 - + + + 
Ghi chú: Đánh giá mức độ phổ biến của sâu: 
- : Rất ít gặp hay hiếm gặp, độ bắt gặp <5%; 
+ : Ít gặp, độ bắt gặp từ trên 5% đến 20%; 
++: Gặp trung bình, độ bắt gặp từ trên 20% đến 
50%; 
+++ : Gặp nhiều, độ bắt gặp trên 50%. 
 Đánh giá mức độ phổ biến của bệnh 
- : Không bị bệnh: Không gặp; 
+: <10% cây bị bệnh: Không phổ biến; 
++: 11 – 25% cây bị bệnh: Ít phổ biến; 
+++: 26 – 50% cây bị bệnh: Phổ biến; 
++++: > 50% cây bị bệnh: Rất phổ biến. 
Đối với sâu hại: Sâu xanh xuất hiện tại các dòng 
HY1, HY2, HY3, HY8. Rầy xanh xuất hiện tại các 
dòng HY1, HY2, HY5, HY6, HY7. Bọ trĩ xuất hiện tại 
các dòng HY2, HY4, HY6, HY8. Đối với bệnh hại: Lở 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 10/2020 48 
cổ rễ xuất hiện tại các dòng HY3, HY4, HY6, HY8. 
Thối rễ xuất hiện tại các dòng HY1, HY2, HY4, HY7, 
HY8. Nhìn chung, các đối tượng gây hại chỉ ở mức độ 
nhẹ, không gây tác động nhiều tới sinh trưởng, phát 
triển, năng suất của các dòng. 
3.2.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng 
suất của 8 dòng cúc chọn lọc 
Năng suất của 8 dòng cúc hoa vàng được cấu 
thành từ các chỉ tiêu số lượng hoa/cây, đường kính 
hoa, khối lượng 1000 hoa,.... Theo dõi các yếu tố cấu 
thành năng suất nhằm áp dụng các biện pháp kỹ 
thuật hợp lý làm tăng năng suất dược liệu thu được. 
Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các 
dòng cúc chọn lọc được trình bày ở bảng 9. 
Bảng 9. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của 8 dòng cúc chọn lọc 
Mẫu giống 
Số hoa/cây 
(bông) 
Đường kính 
hoa (cm) 
Khối lượng 
1000 hoa (g) 
Năng suất thực 
thu (tạ/ha) 
Năng suất 
Luteolin-7-0-β-
D-glucosid 
(kg/ha) 
HY1 190,57 2,18 48,76 20,77 1,41 
HY2 198,62 2,27 46,34 20,85 1,11 
HY3 195,52 2,23 50,47 21,76 1,18 
HY4 180,13 2,25 51,23 21,75 1,54 
HY5 201,32 2,36 53,21 23,06 1,71 
HY6 193,51 2,25 52,38 22,18 1,26 
HY7 183,06 2,21 51,94 20,55 1,50 
HY8 177,85 2,15 49,66 19,56 1,27 
CV% 7,70 8,00 7,70 7,40 8,30 
LSD0,05 2,57 0,31 0,76 0,69 0,16 
Năng suất thực thu của 8 dòng cúc chọn lọc dao 
động trong khoảng từ 19,56 – 23,06 tạ/ha. Cao nhất 
tại dòng HY5 (23,06 tạ/ha), giảm dần tới các dòng 
HY6 (22,18 tạ/ha), HY3 (21,76 tạ/ha), HY4 (21,75 
tạ/ha), HY2 (20,85 tạ/ha), HY1 (20,77 tạ/ha), HY7 
(20,55 tạ/ha) và thấp nhất tại dòng HY8 (19,56 tạ/ha) 
thấp hơn 3,5 tạ/ha so với dòng có năng suất thục thu 
cao nhất là dòng HY5. Năng suất hoạt chất của các 
dòng cúc triển vọng dao động trong khoảng 1,11 – 
1,71 kg/ha. Năng suất hoạt chất cao nhất là dòng 
HY5 (1,71 kg/ha) và giảm dần lần lượt tới các dòng 
HY4 (1,54 kg/ha), HY7 (1,5 kg/ha), HY1 (1,41 
kg/ha), HY8 (1,27 kg/ha), HY6 (1,26 kg/ha), HY3 
(1,18 kg/ha) và thấp nhất tại dòng HY2 (1,11 kg/ha). 
Năng suất thực thu, năng suất hoạt chất của dòng 
HY5 đều cao hơn 7 dòng còn lại có ý nghĩa ở mức tin 
cậy 95%. 
3.3. Phân tích kết quả tuyển chọn 8 dòng cúc 
chọn lọc bằng phần mềm chọn lọc Selection Index 
(Nguyễn Đình Hiền, 1996) 
Tiến hành chọn lọc 8 dòng cúc hoa vàng với 
cường độ chọn lọc là 12,5%. Sử dụng phần mềm xử lý 
chỉ số chọn lọc của Nguyễn Đình Hiền (1996) trên 7 
chỉ tiêu: Chiều cao cây, số lá/thân chính, số nhánh, 
đường kính tán, đường kính thân, năng suất hoa thực 
thu, năng suất hoạt chất trong hoa. Mục tiêu xác 
định được 01 dòng cúc hoa vàng có năng suất và chất 
lượng tốt (mức ưu tiên 1). Trên cơ sở phần mềm 
phân tích, đã chọn được dòng HY5 có năng suất, chất 
lượng cao nhất. Bên cạnh đó, phân tích hệ số tương 
quan giữa các tính trạng trên nhận thấy: Chỉ tiêu số 
lá có mức tương quan thuận ở mức cao đến rất cao 
với các chỉ tiêu năng suất thực thu, năng suất hoạt 
chất với hệ số tương quan lần lượt là 0,68 và 0,85. Chỉ 
tiêu số nhánh, đường kính thân có mức tương quan 
thuận ở mức cao với chỉ tiêu năng suất thực thu đều 
ở mức 0,62. 
Việc phân tích hệ số tương quan giữa các chỉ 
tiêu sinh trưởng và các chỉ tiêu về năng suất, chất 
lượng cho thấy việc tăng số lá, chiều cao cây, số 
nhánh có ý nghĩa quan trọng làm tăng năng suất và 
chất lượng dược liệu của cây cúc hoa vàng. 
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Từ 4 mẫu giống cúc hoa vàng thu thập tại Hà 
Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Trung Quốc đã đánh giá 
và chọn ra được mẫu giống cúc hoa vàng ưu tú nhất 
là HY và HN cho năng suất và hàm lượng hoạt chất 
cao. Tổng cộng 8 dòng cúc đã được chọn lọc từ mẫu 
giống HY theo đặc điểm hình thái. Các dòng này 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 10/2020 49 
được nhân giống vô tính, trồng và đánh giá đã chọn 
được dòng HY5 là dòng ưu việt nhất, cho năng suất 
hoa khô 23,06 tạ/ha và năng suất hoạt chất 1,71 
kg/ha. 
Kiến nghị dòng cúc hoa vàng HY5 có thể được 
nhân giống vô tính quy mô lớn cho sản xuất dược 
liệu hoa phục vụ nhu cầu thực tiễn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Yoshikawa M, Yoshikawa T, Murakami T 
(1999). Medicinal flowers. I. Aldose reductase 
inhibitors and three new eudesmane-type 
sesquiterpenes, kikkanols A, B and C, from the 
flowers of Chrysanthemum indicum L. Chem 
Pharmaceut Bullt, 3, pp. 340-345. 
2. Shen S, Sha YF, Deng CH (2004). Quality 
assessment of flos chrysanthemi indici from different 
growing areas in China by solid-phase 
microextraction-gas chromatography-mass 
spectrometry. J Chromatogra A, 1047, pp. 281-287. 
3. Hao BJ, Wu YH, Wang JG (2012). 
Hepatoprotective and antiviral properties of 
isochlorogenic acid A from Laggera alata against 
hepatitis B virus infection. J Ethnopharmacol, 
144:190-194. 
4. Clifford MN, Wu W, Kirkpatrick J (2007). 
Profiling the chlorogenic acids and other caffeic acid 
derivatives of herbal chrysanthemum by LC-MSn 
397. J Agric Food Chem, 55, pp. 929-936. 
5. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2010). QCVN 01-
38:2010/BNNPTNT. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về 
phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng. 
6. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân 
Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, 
Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm 
Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn 
2004). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. 
Nxb Khoa học và Kỹ thuật. 
7. Phạm Luận (1987). Cơ sở lý thuyết sắc ký 
lỏng hiệu năng cao. Khoa Hóa học – Trường Đại học 
Khoa học Tự nhiên Hà Nội. 
8. Viện Dược liệu (2005). Kỹ thuật trồng và chế 
biến cây thuốc ở Việt Nam. Nxb Nông nghiệp. 
RESEARCH ON BREEDING OF Chrysanthemum indicum (L.) AT THANH TRI – HANOI 
Trinh Minh Vu1, Nguyen Van Khiem1, Hoang Thuy Nga1, 
Nghiem Tien Chung1, Tran Van Thang1, Nguyen Thi Huong1, Nhu Thu Nga1 
1National Institute of Medicinal Materials 
Summary 
Chrysanthemum indicum (L) in the family Asteraceae is a medicinal plant species with many medicinal 
effects in medicine. In the present study, 4 samples collected in Hanoi (HN), Hung Yen (HY), Hai Duong 
(HD) and China (TQ) were collected and evaluated. The results of study showed HY were best samples in 
yield and quality of flowers. After that, total of 8 clones were selected from HY sample, vegetative 
propagation, and evaluation. HY5 clone was most superious. There were average of 201 flowers/plant, 
flower diameter of 2.36 cm, amount of 1000 dried flowers was 53.21 g, the yield of dried flowers was 23.06 
quintals/ha, the main active yield of Luteolin-7-0-β-D-glucosid was 1.71 kg/ha. This clone could be 
vegetative propagated at large scale for flower production in the future. 
Keywords: Chrysanthemum indicum, selection, asexual, individual selection, dry flower yield, Luteolin-7-0-
β-D-glucosid. 
Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Lý 
Ngày nhận bài: 27/3/2020 
Ngày thông qua phản biện: 27/4/2020 
Ngày duyệt đăng: 4/5/2020 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_chon_loc_giong_cuc_hoa_vang_chrysanthemum_indicum.pdf