Nghiên cứu chế biến si-rô nghệ mật ong Hương Khóm
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đa dạng hóa sản phẩm si-rô trên thị trường, đáp ứng được nhu cầu sử
dụng và nâng cao giá trị kinh tế của củ nghệ tại huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. Kết quả đạt được cho
thấy, khi được phối chế với tỷ lệ nghệ: mật ong (1: 0,75) (ml: ml); 0,7% Carboxylmethyl Cellulose (CMC);
0,1% acid citric và 0,2% hương khóm, sản phẩm siro sẽ có điểm cảm quan cao nhất là 17,85. Sản phẩm si-rô
nghệ mật ong hương khóm đảm bảo các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm về chất lượng (38%Brix; pH=
4,44; 1,47% acid citric; 290 cP độ nhớt; giá trị hấp thu curcumin là 2,27 và OD là 5,1), chỉ tiêu vi sinh vật
(Clostridium perfringens, Coliforms, Escherichia coli, Staphylococcus aureus, tổng số nấm men, nấm mốc,
Pseudomonas aeruginosa, tổng số vi sinh vật hiếu khí, Faecal streptococci) không phát hiện, hàm lượng
kim loại nặng (Cd, Pd, As, Hg) không phát hiện, tạo cho sản phẩm có chất lượng tốt và đáp ứng được nhu
cầu của người sử dụng
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu chế biến si-rô nghệ mật ong Hương Khóm
cho thấy sự gia tăng độ ngọt của sản phẩm si-rô tỷ lệ thuận với tỷ lệ mật ong bổ sung vào (33 - 50%Brix). Tỷ lệ nghệ: mật ong (1: 1,25) có độ ngọt (50%Brix) cao hơn các tỷ lệ còn lại. Bảng 4. Ảnh hưởng của tỷ lệ nghệ - mật ong đến giá trị cảm quan Giá trị cảm quan Tỷ lệ nghệ: mật ong (ml: ml) Cấu trúc Màu sắc Mùi Vị Điểm chung 1: 0,50 4,50* ± 0,707** 4,00 ± 0,816 4,10 ± 0,994 4,30ab ± 0,675 17,70 1: 0,75 4,80 ± 0,422 4,50 ± 0,972 4,40 ± 0,699 4,40a ± 0,516 18,80 1: 1,00 4,30 ± 0,483 4,20 ± 0,422 3,70 ± 0,949 3,80d ± 0,789 16,46 1: 1,25 4,10 ± 0,738 4,00 ± 0,471 4,10 ± 0,876 4,20c ± 0,789 17,30 Ghi chú: * Kết quả trung bình của 10 thành viên, **Độ lệch chuẩn (STD). Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả ở bảng 4 cho thấy, khi thay đổi tỷ lệ mật ong sẽ dẫn đến giá trị cảm quan của sản phẩm cũng thay đổi theo. Khi bổ sung mật ong vào sản phẩm, ảnh hưởng chủ yếu đến vị ngọt (vị ngọt thanh tự nhiên). Giá trị cảm quan về cấu trúc, màu sắc và mùi không có sự khác biệt ý nghĩa giữa các tỷ lệ. Với tỷ lệ (1: 0,50) và (1: 0,75) có tổng điểm giá trị cảm quan cao hơn các tỷ lệ còn lại và tỷ lệ nghệ: mật ong (1: 0,75) có tổng điểm cảm quan cao nhất, vì phù hợp với sự lựa chọn của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm si-rô không quá ngọt và có thể sử dụng sản phẩm như một loại mỹ phẩm tự nhiên để làm đẹp cho cơ thể. Nếu sử dụng mật ong với các tỷ lệ (1: 1,00) và (1: 1,25) thì sản phẩm sẽ có vị ngọt gắt không còn vị ngọt thanh tự nhiên dẫn đến có tổng điểm cảm quan không cao 16,46 và 17,30. Tóm lại, với tỷ lệ nghệ: mật ong (1: 0,75) được lựa chọn để thực hiện, với hàm lượng curcumin còn lại trong sản phẩm cao, vừa có lợi về mặt kinh tế. Bên cạnh đó, sản phẩm còn được xem là mỹ phẩm có nguồn gốc thiên nhiên làm đẹp, một loại thực phẩm chức năng giúp phục hồi sức khỏe, trị đau dạ dày. 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ CMC đến trạng thái của sản phẩm si-rô Hình 2. Ảnh hưởng của nồng độ CMC đến độ nhớt (cP) của sản phẩm Các loại nước ép trái cây thường bị lắng trong quá trình sản xuất và tồn trữ, để các sản phẩm đạt yêu cầu về trạng thái (độ sệt vừa phải và không bị lắng) trong quá trình phối chế cần bổ sung Carboxylmethyl Cellulose (CMC) (Nguyễn Minh KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 65 Thủy, 2010). Kết quả cho thấy, độ nhớt của dung dịch tỷ lệ thuận với nồng độ CMC bổ sung vào sản phẩm si-rô. Tuy nhiên, sản phẩm si-rô đạt yêu cầu cần có độ sệt vừa phải không quá đặc cũng không quá lỏng đặc trưng của si-rô. Khi hàm lượng bổ sung CMC tăng dần, độ sệt của sản phẩm tăng lên, các phân tử liên kết chặt chẽ với nhau hơn làm giảm hiện tượng phân ly giữa các thành phần của nguyên liệu. CMC là các polymer mạch thẳng cho chất lỏng phi Newton, có khối lượng phân tử lớn, do đó khi cho vào dung dịch làm tăng độ nhớt của dung dịch (Lý Nguyễn Bình và cs., 2015). Bảng 5. Ảnh hưởng của nồng độ CMC đến giá trị cảm quan Giá trị cảm quan Nồng độ CMC (%) Cấu trúc Màu sắc Mùi Vị Điểm chung 0,5 4,60*c ± 0,516** 4,40 ± 0,516 2,05 ± 0,738 2,15 ± 0,675 17,80 0,6 4,70bc ± 0,483 4,00 ± 0,667 2,15 ± 0,823 2,20 ± 0,699 17,75 0,7 4,80a ± 0,422 4,50 ± 0,707 2,25 ± 0,527 2,20 ± 0,675 18,55 0,8 4,70b ± 0,483 4,20 ± 0,632 2,15 ± 0,823 2,25 ± 0,527 18,00 Ghi chú: * Kết quả trung bình của 10 thành viên, **Độ lệch chuẩn (STD). Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. Khi bổ sung hàm lượng CMC vào sản phẩm, có ảnh hưởng chủ yếu đến cấu trúc của si-rô, giúp cho sản phẩm không bị tách pha khi bảo quản, tạo sự huyền phù tự nhiên, cải thiện đặc tính sản phẩm, tạo cảm giác ngon miệng bằng cách tăng độ nhớt. Giá trị cảm quan về màu sắc, mùi và vị không có sự khác biệt ý nghĩa giữa các hàm lượng khác nhau. Kết quả cảm quan màu sắc của sản phẩm được đánh giá cao (4,0 - 4,5), tuy nhiên không có sự khác biệt ý nghĩa. Màu vàng đặc trưng của nghệ ổn định khi sản phẩm được bổ sung chất ổn định cấu trúc. Chính nhờ quá trình tạo gel và liên kết các phần tử lơ lửng trong sản phẩm của chất ổn định đã giúp cho sản phẩm đồng nhất về mặt trạng thái cấu trúc cũng như ổn định về màu sắc. Kết quả cảm quan cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa về cấu trúc của si-rô khi được bổ sung CMC ở nồng độ 0,7% so với các nồng độ còn lại, độ sệt thích hợp, không quá lỏng cũng không quá sệt, tổng điểm cảm quan đạt giá trị cao nhất là 18,55 được người sử dụng lựa chọn, vừa có lợi về mặt kinh tế. 3.4. Ảnh hưởng của loại và nồng độ acid đến chất lượng cảm quan sản phẩm si-rô Hình 3. Ảnh hưởng của loại và nồng độ acid đến giá trị cảm quan Hàm lượng acid được bổ sung vào thực phẩm với mục đích cải thiện màu sắc sản phẩm, ức chế sự phát triển của vi sinh vật và điều chỉnh vị của sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, làm giảm cơn khát do sự kích thích nước bọt trong miệng. Vị chua của acid được cảm nhận chủ yếu là vị của ion H+ vì vậy vị của sản phẩm có quan hệ mật thiết với nồng độ của các loại acid. Các acid khác nhau có vị chua hoàn toàn khác nhau, đối với acid citric có vị chua với dung dịch 0,05N là -1,28 và acid tartaric có vị chua với dung dịch 0,05N là 0 (Võ Tấn Thành, 2000). Kết quả cho thấy, tỷ lệ acid bổ sung vào sản phẩm phụ thuộc vào độ acid có sẵn trong nguyên liệu. Nghệ là nguyên liệu có độ acid thấp nên phải bổ sung acid với tỷ lệ tương đối cao. Khi các loại acid được bổ sung vào sản phẩm chủ yếu tạo nên sự khác biệt cảm quan về vị và màu sắc. Giá trị cảm quan về cấu trúc và mùi không có sự khác biệt. Acid citric được bổ sung vào sản phẩm có kết quả cảm quan cao hơn so với sản phẩm bổ sung acid tartaric. Acid citric có nhiều trong các loại trái cây, ngoài tác dụng bảo quản acid citric còn là chất chống oxy hóa, kiểm soát độ pH trong thực phẩm và tăng hương vị. Acid citric được đa số người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn nhiều hơn các loại acid khác. Hàm lượng acid citric bổ sung 0,1% vào dung dịch nghệ: mật ong có kết quả cảm quan cao so với các hàm lượng còn lại, có vị chua vừa phải, không làm lấn áp làm mất vị ngọt của sản phẩm, làm tăng giá trị dinh dưỡng và đạt giá trị về mặt kinh tế. 3.5. Ảnh hưởng của nồng độ hương khóm đến chất lượng cảm quan của sản phẩm si-rô KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 66 Bảng 6. Ảnh hưởng của nồng độ hương khóm đến giá trị cảm quan Giá trị cảm quan Nồng độ (%) Mùi Vị Cấu trúc Màu sắc Điểm chung 0,1 3,40bc ± 0,516 3,50bc ± 0,707 4,30 ± 0,675 4,60 ± 0,516 14,75 0,2 4,60a ± 0,516 4,20ab ± 0,421 4,20 ± 0,789 4,70 ± 0,483 17,85 0,3 3,90ab ± 0,738 4,30a ± 0,823 4,60 ± 0,516 4,50 ± 0,707 16,65 Ghi chú: * Kết quả trung bình của 10 thành viên **Độ lệch chuẩn (STD). Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thể hiện khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. Hương liệu được dùng để tạo nên mùi thơm hấp dẫn và làm mất đi mùi vị không mong muốn trong thực phẩm. Các loại nước ép trên thị trường hiện nay được bổ sung hương liệu để tăng thêm hương vị. Hương liệu được bổ sung rất đa dạng, với hương từ các loại hoa, các loại trái cây, rau quả,... trong đó, hương trái cây được nhiều người lựa chọn (Nguyễn Duy Thịnh, 2004). Hàm lượng tinh dầu trong nghệ tạo nên mùi hương đặc trưng cho sản phẩm nước giải khát. Đối với một số người nhạy cảm với mùi nồng, hăng của nghệ, sẽ làm giảm cảm giác ngon miệng khi sử dụng. Mặt khác, hàm lượng tinh dầu trong nghệ dễ bay hơi khi gia nhiệt và phá vỡ nhanh chóng bởi các phản ứng hóa học. Hương khóm được bổ sung giúp cho sản phẩm si-rô nghệ - mật ong thêm phần hấp dẫn cũng như đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Kết quả cho thấy, khi bổ sung hương khóm vào sản phẩm có sự khác biệt về mùi và vị của sản phẩm ở các nồng độ hương khóm bổ sung vào sản phẩm. Với hàm lượng hương khóm bổ sung 0,2% có kết quả cảm quan cao (tổng điểm cảm quan đạt giá trị cao nhất 17,85) và có sự khác biệt ý nghĩa giữa các nồng độ. Sản phẩm có hương thơm hài hòa giữa mùi của nghệ, mật ong và hương khóm, hương thơm được giữ lại lâu hơn, có hương thơm hấp dẫn, giảm chi phí sản xuất và giảm đáng kể thành phần của sản phẩm. 3.6. Phân tích chỉ tiêu sản phẩm si-rô nghệ mật ong hương khóm Sản phẩm si-rô nghệ mật ong hương khóm được chế biến và phân tích thành phần hóa học và vi sinh. Sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và cảm quan cao, hàm lượng curcumin trong sản phẩm có nhiều tác dụng dược lý tốt cho sức khỏe. Thành phần chủ yếu trong sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên được nhiều người lựa chọn sử dụng. Bảng 6. Phân tích thành phần hóa học và vi sinh của sản phẩm Chỉ tiêu Hàm lượng Hàm lượng chất khô hòa tan (%Brix) 38* ± 0,000** pH 4,44 ± 0,010 Hàm lượng acid citric (%) 1,47 ± 0,058 Độ hấp thụ curcumin (bước sóng 425 nm) 2,27 ± 0,016 Giá trị OD (bước sóng 575 nm) 5,10 ± 0,100 Độ nhớt (cP) 290 ± 7,211 Clostridium perfingens (cfu/ml) LOD = 1 Coliforms (cfu/ml) LOD = 1 Escherichia coli (cfu/ml) LOD = 1 Staphylococcus aureus (cfu/ml) LOD = 1 Tổng số bào tử nấm men, nấm mốc (cfu/ml) LOD = 1 Pseudomonas aeruginosa (cfu/ml) LOD = 1 Tổng số vi sinh vật hiếu khí ở 30oC (cfu/ml) LOD = 1 Faecal streptococci (cfu/ml) LOD = 1 Cadimi (Cd) (mg/kg) <0,02 Chì (Pb) (mg/kg) LOD = 0,02 Arsen (As) (mg/kg) LOD = 0,01 Thủy ngân (Hg) (mg/kg) LOD = 0,004 Ghi chú: * Kết quả trung bình của 3 lần lặp lại, **Độ lệch chuẩn (STD) 3.7. Thiết lập quy trình chế biến sản phẩm si-rô nghệ mật ong bổ sung hương khóm Hình 4. Quy trình chế biến si-rô nghệ mật ong bổ sung hương khóm KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 67 4. KẾT LUẬN Sản phẩm si-rô nghệ mật ong hương khóm là một sản phẩm mới, có chất lượng cao vì thành phần dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Si-rô nghệ mật ong hương khóm đạt chất lượng khi chế biến được phối chế với tỷ lệ nghệ:mật ong (1: 0,75) (ml: ml), vừa có lợi về mặt kinh tế. Sử dụng 0,7% CMC với độ nhớt thích hợp đặc trưng vốn có của si-rô. Với hàm lượng 0,1% acid citric và 0,2% hương khóm cho sản phẩm có giá trị cảm quan cao, vị ngọt thanh - chua hấp dẫn, mùi thơm hài hòa của nghệ, mật ong và hương khóm, đảm bảo các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì đây là sản phẩm được kết hợp từ những thành phần tự nhiên nên hoàn toàn an toàn và đáp ứng được nhu cầu cho người sử dụng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anna Pu´scion - Jakubik, Maria Halina Borawska, Katarzyna Socha (2020). Modern Methods for Assessing the Quality of Bee Honey and Botanical Origin Identification, Food (9): 1 – 21. 2. Lê Anh Tuấn (2014). Nghiên cứu chiết tách curcumin từ củ nghệ vàng Champasak – Lào bằng dung dịch NaOH. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng. 3. Lê Ngọc Tú, Lê Văn Chứ, Đặng Thị Thu, Phạm Quốc Thăng, Nguyễn Thị Thịnh, Bùi Đức Hợi, Lưu Duẩn, Lê Doãn Diên (2002). Hóa sinh công nghiệp. NXB Khoa học và Kỹ thuật. 4. Lý Nguyễn Bình, Dương Thị Phượng Liên, Lê Thị Thanh Hà (2015). Nghiên cứu chất lượng cảm quan của sữa chua trái cây. Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Cần Thơ, 35, 1 - 8. 5. Nguyễn Công Khẩn, Hà Thị Anh Đào (2007). Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam. NXB Y học, Hà Nội. 6. Nguyễn Duy Thịnh (2004). Các chất phụ gia dùng trong sản xuất thực phẩm. Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. 7. Nguyễn Minh Thủy (2010). Bước đầu nghiên cứu thử nghiệm sản xuất si-rô từ trái sim rừng. Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Cần Thơ, 14, 294 - 303. 8. Quách Đĩnh, Nguyễn Vân Tiếp, Nguyễn Văn Thoa (1996). Công nghệ sau thu hoạch và chế biến rau quả. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 9. Võ Tấn Thành (2000). Bài giảng phụ gia trong sản xuất thực phẩm. Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ. 10. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4991: 2005 (ISO 7937: 2005) về vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - phương pháp định lượng Clostridium perfringens trên đĩa thạch - kỹ thuật đếm khuẩn lạc. 11. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6848: 2007 (ISO 4832: 2006) về vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - phương pháp định lượng Colifform trên đĩa thạch - kỹ thuật đếm khuẩn lạc. 12. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7924-2: 2008 (ISO 16649-2: 2001) về vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - phương pháp định lượng Escherichia coli dương tính β-glucuronidaza – Phần 2: Kỹ thuật đếm khuẩn lạc ở 44oC sử dụng 5-bromo-4- clo-3-indolyl β-D-glucuronid. 13. Phương pháp: AOAC 2003.08 về vi sinh vật trong sữa tươi nguyên liệu, bột trứng,.. – Định lượng Staphylococus aureus bằng phương pháp sử dụng đĩa petrifilm. 14. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8275-1: 2010 (ISO 21527-1: 2008) về vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - phương pháp định lượng nấm men và nấm mốc - Phần 1: Kỹ thuật đếm khuẩn lạc trong các sản phẩm có hoạt độ nước lớn hơn 0,95. 15. Phương pháp: ISO 16266: 2006 về chất lượng nước - Phát hiện và đếm Pseudomonas aeruginosa – phương pháp màng lọc. 16. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4884-1: 2015 (ISO 4833-1: 2013) về vi sinh vật - Phần 1: Đếm khuẩn lạc ở 30oC bằng kỹ thuật đổ đĩa. 17. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6189-2: 2009 (ISO 7899-2: 2000) về chất lượng nước - phát hiện và đến khuẩn đường ruột Faecal streptococci–Phần 2: Phương pháp lọc màng. 18. Phương pháp: AOAC 2015.01. Xác định hàm lượng As, Cd, Hg, Pb – Phương pháp ICP/MS. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 68 RESEARCHING SYRUP TURMERIC HONEY ADDITIONAL PINEAPPLE FLAVOUR Truong Thi Tu Tran, Nguyen Chi Dung, Nguyen Thi Yen Phuong, Do Thanh Ket Summary Research is carried out to diversify the syrup products in the market, to meet the needs of using and improve the economic value of turmeric in Vinh Thuan district, Kien Giang province. The results showed that, when mixed with the ratio of turmeric: honey (1: 0.75) (ml: ml), 0.7% Carboxylmethyl Cellulose (CMC), 0.1% citric acid and 0.2% pineapple flavor had the highest sensory score of 17.85. The syrup turmeric honey additional pineapple flavour ensures food hygiene and safety in terms of quality (38%Brix, pH = 4.44, 1.47% citric acid, 290 cP viscosity, curcumin absorption value is 2.27 and OD is 5.1), microbiological criteria (Clostridium perfringens, Coliforms, Escherichia coli, Staphylococcus aureus, total yeast, molds, Pseudomonas aeruginosa, total aerobic microorganisms, Faecal streptococci) not detected, the heavy metal content (Cd, Pd, As, Hg) not detected, giving the product good quality and to meet the needs of consumers. Keywords: Carboxylmethyl Cellulose (CMC), honey, pineapple flavour, the quality, turmeric. Người phản biện: PGS.TS. Đỗ Văn Chương Ngày nhận bài: 6/10/2020 Ngày thông qua phản biện: 6/11/2020 Ngày duyệt đăng: 13/11/2020
File đính kèm:
- nghien_cuu_che_bien_si_ro_nghe_mat_ong_huong_khom.pdf