Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xây dựng và đánh giá các yếu

tố là nguyên nhân ảnh hưởng đến hoàn cảnh kinh tế của hộ; các yếu tố là nguyên

nhân ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh

Cà Mau. Kết quả ước lượng hàm hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến tổng thu nhập

của hộ gia đình dân tộc Khmer tỉnh Cà Mau chịu ảnh hưởng chín yếu tố gồm:

tuổi; nghề nghiệp; hoàn cảnh kinh tế gia đình; nhân khẩu; việc làm thường xuyên;

hoạt động tạo ra thu nhập; có việc làm; vay vốn; và chính sách tạo ra thu nhập.

Trong đó, yếu tố việc làm thường xuyên có ảnh hưởng mạnh nhất đến thu nhập

của hộ.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau trang 1

Trang 1

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau trang 2

Trang 2

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau trang 3

Trang 3

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau trang 4

Trang 4

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau trang 5

Trang 5

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau trang 6

Trang 6

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau trang 7

Trang 7

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau trang 8

Trang 8

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau trang 9

Trang 9

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 6440
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau
 Biến phụ thuộc – Thu nhập của hộ đồng bào dân tộc Khmer (là số 
tiền thu nhập bình quân của hộ/tháng; đơn vị tính là triệu đồng). 
β0: Hằng số. 
β1, β2, , β14: Các hệ số hồi quy. 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
70 
ei: Là sai số ngẫu nhiên. 
Trong nghiên cứu này, hàm hồi quy bao gồm các biến độc lập như X1: Giới 
tính của hộ dân tộc Khmer (giá trị 0 hoặc 1, trong đó: 1 là nam giới; 0 là nữ giới); 
X2: Độ tuổi của chủ hộ; X3: Nghề nghiệp hiện tại; X4: Học vấn của chủ hộ; X5: 
Hoàn cảnh kinh tế của hộ; X6: Số nhân khẩu (là số người trong hộ; đơn vị tính là 
người); X7: Cách thức sản xuất phù hợp; X8: Việc làm thường xuyên (giá trị 0 
hoặc 1, trong đó: 1 là có việc làm thường xuyên; 0 là không có việc làm thường 
xuyên); X9: Hoạt động tạo ra thu nhập (các hoạt động sản xuất như trồng hoa 
màu, trồng lúa, nuôi tôm – cua, nuôi sò huyết hay công việc khác); X10: Có việc 
làm (giá trị 0 hoặc 1, trong đó: 1 là có việc làm tạo ra thu nhập; 0 là không có việc 
làm tạo ra thu nhập); X11: Diện tích đất sản xuất (tổng diện tích đất của nông hộ 
dùng để sản xuất; đơn vị tính là công); X12: Vay vốn (giá trị 0 hoặc 1, trong đó: 1 
là có vay vốn để sản xuất (SX); 0 là không có vay vốn để SX); X13: Hộ gia đình 
được Nhà nước hỗ trợ chính sách; X14: Chính sách nhà nước tạo được thu nhập 
ổn định cho hộ. 
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Bảng 1 thể hiện kết quả tóm tắt phân tích mô hình hồi quy cho thấy: 
- Hệ số Durbin – Watson dùng để kiểm định tương quan của các sai số kề 
nhau (hay còn gọi là tương quan chuỗi bậc nhất) có giá trị biến thiên trong khoảng 
từ 0 đến 4; nếu phần sai số không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau thì giá 
trị sẽ gần bằng 2 (từ 1 đến 3); nếu giá trị càng nhỏ, gần về 0 thì các sai số có 
tương quan thuận; nếu càng lớn, gần về 4 có nghĩa là các phần sai số có tương 
quan nghịch. Kết quả hệ số Durbin – Watson ở Bảng 1 cho thấy Durbin – Watson 
= 1,383 < 2. Vì vậy, có thể kết luận không có sự tương quan chuỗi bậc nhất trong 
mô hình. 
Bảng 1: Tóm tắt mô hình hồi quy 
Mô 
hình 
R R2 R2 hiệu chỉnh 
Sai số chuẩn 
của ước 
lượng 
Durbin-
Watson 
1 0,442a 0,196 0,185 0,976 1,383 
(Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học, 2018) 
- R2 hiệu chỉnh của mô hình là 0,185. Kết quả này cho biết việc đưa 14 biến 
độc lập vào mô hình là phù hợp. Điều này có nghĩa là mô hình giải thích được 
18,5% biến thiên thu nhập bình quân của hộ dân tộc Khmer chịu sự tác động bởi 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
71 
các biến độc lập trong mô hình; còn lại là do các biến ngoài mô hình và sai số 
ngẫu nhiên mà đề tài chưa xác định được ảnh hưởng. Tuy nhiên, sự phù hợp này 
chỉ đúng với dữ liệu mẫu nghiên cứu. 
Kiểm định độ phù hợp của mô hình: Kết quả phân tích ANOVA (Bảng 2) 
cho thấy, mô hình được chọn có trị thống kê F có giá trị 18,883 tại mức ý nghĩa 
Sig. = 0,000 < 0,05. Chứng tỏ giả thuyết H0 (tập hợp các biến độc lập không có 
mối liên hệ với biến phụ thuộc) bị bác bỏ. Điều này có nghĩa là có ít nhất một biến 
độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (β≠0). Do đó, mô hình hồi quy được lựa 
chọn trên đây phù hợp dữ liệu và có thể suy rộng cho toàn tổng thể. 
Bảng 2: Tóm tắt mô hình hồi quy 
Mô hình 
Tổng các 
bình phương 
Bậc tự 
do (df) 
Trung 
bình 
bình 
phương 
F Sig. 
1 
Hệ số hồi 
quy 
251.317 14 17.951 18.833 0,000a 
Phần dư 1.032,298 1.083 0,953 
Tổng cộng 1.283,615 1.097 
(Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học, 2018) 
Kết quả Bảng 3 bằng phương pháp Enter cho thấy: 
- Có 05 biến độc lập X không có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y (Thu 
nhập), cụ thể là các biến độc lập X1 (Giới tính); X4 (Trình độ học vấn); X7 (Cách 
thức sản xuất); X11 (Diện tích đất sản xuất); X13 (Nhà nước hỗ trợ chính sách) 
trong mô hình hồi quy không có ý nghĩa thống kê vì có giá trị Sig. rất lớn; Sig. = 
0,439 > 0,005 (trong đó, Sig. có giá trị lớn nhất là Sig. = 0,667). Còn lại 09 biến 
độc lập X có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y (Thu nhập) bao gồm các biến như 
X2 (Tuổi); X3 (Nghề nghiệp); X5 (Hoàn cảnh kinh tế gia đình); X6 (Nhân khẩu); 
X8 (Việc làm thường xuyên); X9 (Hoạt động tạo ra thu nhập); X10 (Có việc làm); 
X12 (Vay vốn); X14 (Chính sách tạo ra thu nhập) là có ý nghĩa thống kê; giá trị 
Sig. của các hệ số này rất nhỏ; Sig. = 0,000 < 0,05 (trong đó, Sig. có giá trị lớn 
nhất là Sig. = 0,027). Vì vậy, chỉ có 09 hệ số hồi quy phần riêng có ý nghĩa thống 
kê trong mô hình hồi quy tuyến tính đa biến. Hay nói cách khác, thu nhập của hộ 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
72 
gia đình dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau được giải thích bởi 09 độc lập 
nêu trên. 
- Tất cả 09 biến độc lập đều có hệ số VIF < 2. Giá trị hệ số phóng đại 
phương sai (VIF) lớn nhất là 1,256 < 2. Vì thế, có thể kết luận không có hiện 
tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình hồi quy được xây dựng 
[2]. 
- Mô hình hồi quy dạng chuẩn hóa về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập 
của hộ dân tộc Khmer tỉnh Cà Mau được thể hiện như sau: 
Thu nhập = – 0,063 * Tuổi + 0,126 * Nghề nghiệp + 0,141 * Hoàn cảnh gia đình + 
0,089 * Nhân khẩu + 0,197 * Việc làm thường xuyên + 0,111 * Hoạt động tạo thu nhập 
+ 0,185 * Có việc làm – 0,101 * Vay vốn – 0,076 * Chính sách tạo ra thu nhập ổn định. 
Bảng 3: Thông số các biến trong mô hình hồi quy 
Biến 
Hệ số chưa 
chuẩn hóa 
Hệ số 
chuẩn 
hóa 
t Sig. 
Đa cộng tuyến 
B 
Std. 
Error 
Beta 
Độ 
chấp 
 nhận 
Hệ số 
phóng 
đại 
phương 
sai (VIF) 
Hằng 
số 
3.24
5 
.306 
10.614 .000 
X1 – 
GTinh 
-.100 .063 -.044 -1.592 .112 .982 1.018 
X2 – Tuoi -.111 .050 -.063 -2.218 .027 .909 1.101 
X3 – 
Nnghiep 
.070 .016 .126 4.319 .000 .873 1.146 
X4 – 
HVan 
-.020 .025 -.022 -.775 .439 .888 1.126 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
73 
Biến 
Hệ số chưa 
chuẩn hóa 
Hệ số 
chuẩn 
hóa 
t Sig. 
Đa cộng tuyến 
B 
Std. 
Error 
Beta 
Độ 
chấp 
 nhận 
Hệ số 
phóng 
đại 
phương 
sai (VIF) 
X5 – 
HCGD 
.342 .068 .141 5.061 .000 .950 1.052 
X6 – 
NKhau 
.066 .020 .089 3.215 .001 .966 1.035 
X7 – 
CTSX 
-.026 .038 -.020 -.700 .484 .917 1.090 
X8 – 
VLTX 
.411 .064 .197 6.461 .000 .796 1.256 
X9 – 
HDTTN 
.106 .029 .111 3.660 .000 .813 1.230 
X10 – 
CVL 
.425 .068 .185 6.272 .000 .857 1.166 
X11 –
DTDSX 
-.008 .018 -.013 -.431 .667 .786 1.273 
X12 – 
VVon 
-.218 .060 -.101 -3.615 .000 .959 1.042 
X13 – 
HTCS 
.026 .014 .052 1.804 .071 .911 1.098 
X14 – 
CSTTN 
-.079 .030 -.076 -2.662 .008 .917 1.090 
a. Dependent Variable: Y – TN 
(Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học, 2018) 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
74 
Từ kết quả phương trình hồi quy chuẩn hóa trên, ta có nhận xét như sau: 
 - Hệ số biến Tuổi của chủ hộ β2 = - 0,063 có ý nghĩa thống kê trong mô 
hình ở mức 5%. Yếu tố này có quan hệ nghịch biến với tổng thu nhập của hộ gia 
đình dân tộc Khmer, nghĩa là nếu tuổi chủ hộ tăng lên 1 tuổi thì tổng thu nhập của 
hộ gia đình giảm 0,063 triệu đồng. Điều này cho thấy tuổi của chủ hộ có ảnh 
hưởng đến tổng thu nhập của hộ gia đình, nhưng ảnh hưởng trong trường hợp này 
là làm tổng thu nhập của hộ gia đình có thể đạt được bị giảm đi. Giải thích cho 
điều này như sau: thực tế có những hộ gia đình khi có người thân đi làm việc 
trong các cơ quan, đơn vị Nhà nước nếu tăng thêm 1 tuổi thì sẽ đến tuổi nghỉ hưu 
theo quy định. Ngoài ra, một số hộ gia đình có người mất sức lao động vì tuổi 
ngày càng cao không đáp ứng được việc làm theo nhu cầu xã hội, vì vậy mà có 
thể làm giảm tổng thu nhập của hộ gia đình. 
 - Hệ số biến Nghề nghiệp β3 = 0,126 có ý nghĩa thống kê trong mô hình ở 
mức 1%. Đây là quan hệ đồng biến, điều này có nghĩa là nếu nghề nghiệp của chủ 
hộ tăng thay đổi theo chiều hướng tốt hơn thì tổng thu nhập của hộ gia đình có cơ 
hội tăng thêm 0,126 triệu đồng. Lí giải cho điều này vì khi chủ hộ có cơ hội thay 
đổi nghề nghiệp cho mình, có thể là thay đổi việc làm có bản thân và người thân 
trong gia đình như không đi làm thuê hay trồng lúa mà chuyển sang hình thức 
kinh doanh, mua bán phù hợp thì sẽ cơ hội làm tăng thêm thu nhập cho hộ gia 
đình. 
 - Hệ số biến Hoàn cảnh kinh tế gia đình β5 = 0,141 có ý nghĩa thống kê 
trong mô hình ở mức 1%. Đây là quan hệ đồng biến, điều này có nghĩa là nếu 
hoàn cảnh kinh tế gia đình của hộ ngày càng được cải thiện, nâng cao theo chiều 
hướng tốt hơn thì tổng thu nhập của hộ gia đình sẽ tăng thêm 0,141 triệu đồng. 
Điều này thể hiện rất rõ ràng trong thực tế vì chắc rằng tổng thu nhập của hộ tăng 
lên thì hoàn cảnh kinh tế của họ ngày càng cao. Hay nói cách khác, hộ có hoàn 
cảnh kinh tế gia đình có chất lượng cao thì chắc rằng hộ gia đình đó có tổng thu 
nhập cao. 
 - Hệ số biến Nhân khẩu β6 = 0,089 có ý nghĩa thống kê trong mô hình ở 
mức 1% và có mối quan hệ đồng biến, điều này có nghĩa là nếu gia đình có số 
lượng người trong độ tuổi lao động tăng lên 1 người thì tổng thu nhập của hộ gia 
đình sẽ có cơ hội tăng thêm 0,089 triệu đồng. Vì người trong độ tuổi lao động có 
thể họ có việc làm, có thu nhập cá nhân vì vậy góp phần nâng cao tổng thu nhập 
cho hộ gia đình. 
 - Hệ số biến Việc làm thường xuyên β8 = 0,197 có ý nghĩa thống kê trong 
mô hình ở mức 1% và có mối quan hệ đồng biến, điều này có nghĩa là nếu các 
thành viên của hộ gia đình có việc làm thường xuyên tăng lên 1 người thì tổng thu 
nhập của hộ gia đình sẽ tăng thêm 0,197 triệu đồng; và đây là điều hoàn toàn phù 
hợp với thực tế. Vì nếu các thành viên của hộ gia đình ai cũng có việc làm ổn định 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
75 
thì chắc rằng thu nhập của họ sẽ cải thiện góp phần nâng cao tổng thu nhập 
cho hộ. 
 - Hệ số biến Hoạt động tạo ra thu nhập β9 = 0,111 có ý nghĩa thống kê trong 
mô hình ở mức 1% và có mối quan hệ đồng biến, điều này có nghĩa là nếu hộ gia 
đình có những hoạt động tạo ra thu nhập thường xuyên như trồng hoa màu, trồng 
lúa, nuôi tôm, cua, nuôi sò huyết hay một số công việc khác tăng lên 1 hoạt động 
thì tổng thu nhập của hộ gia đình sẽ có thể tăng thêm 0,111 triệu đồng. Điều này 
đúng với thực tế vì khi hộ gia đình có các hoạt động tạo ra thu nhập thường xuyên 
thì nguồn thu nhập của hộ gia đình sẽ được đảm bảo; bên cạnh đó nếu những hoạt 
động tạo ra thu nhập thường xuyên này đạt được hiệu quả trong sản xuất thì lúc đó 
tổng thu nhập của hộ gia đình sẽ tăng cao. 
 - Hệ số biến Có việc làm để tạo ra thu nhập β10 = 0,185 có ý nghĩa thống kê 
trong mô hình ở mức 1% và có mối quan hệ đồng biến, điều này có nghĩa là nếu 
tất cả các thành viên trong độ tuổi lao động của hộ gia đình tăng lên 1 việc làm để 
tạo ra thu nhập thì tổng thu nhập của hộ gia đình sẽ có thể tăng thêm 0,185 triệu 
đồng. Điều này cũng đúng trong thực tế vì khi có việc làm thì đều có thu nhập, từ 
đó có thể làm tăng tổng thu nhập cho hộ gia đình. 
 - Hệ số biến Vay vốn β12 = - 0,101 có ý nghĩa thống kê trong mô hình ở 
mức 1%. Yếu tố này có quan hệ nghịch biến với tổng thu nhập của hộ gia đình 
dân tộc Khmer, nghĩa là nếu chủ hộ có hay không vay vốn tăng lên 1 lần thì tổng 
thu nhập của hộ gia đình giảm 0,101 triệu đồng. Điều này cho thấy việc có hay 
không có vay vốn của chủ hộ có ảnh hưởng đến tổng thu nhập của hộ gia đình, 
nhưng ảnh hưởng trong trường hợp này là làm tổng thu nhập của hộ gia đình bị 
giảm đi. Lí giải cho điều này có nhiều nguyên nhân như hộ gia đình có nhu cầu 
vay vốn và được vay để phục vụ sản xuất nhưng do ảnh hưởng của thời tiết, thiên 
tai mà sản xuất không đạt hiệu quả hay hộ gia đình có nhu cầu vay vốn nhưng 
không đạt yêu cầu để vay, dẫn đến họ không có đủ nguồn vốn trong sản xuất nên 
có thể làm giảm tổng thu nhập của hộ gia đình. 
 - Hệ số biến Chính sách tạo ra thu nhập ổn định β14 = - 0,076 có ý nghĩa 
thống kê trong mô hình ở mức 1% và có mối quan hệ nghịch biến với tổng thu 
nhập của hộ gia đình dân tộc Khmer, nghĩa là nếu có những chính sách tạo ra thu 
nhập ổn định tăng lên 1 chính sách thì tổng thu nhập của hộ gia đình giảm 0,076 
triệu đồng. Điều này cho thấy việc những chính sách tạo ra thu nhập ổn định có 
ảnh hưởng đến tổng thu nhập của hộ gia đình, nhưng ảnh hưởng trong trường hợp 
này là làm tổng thu nhập của hộ gia đình bị giảm đi. Điều này có thể có nhiều 
nguyên nhân như hộ gia đình có thể có được chính sách hỗ trợ của Nhà nước về 
hoạt động sản xuất của hộ nhưng chính sách này lại không phù hợp với cách thức 
sản xuất của hộ hoặc do bản thân của họ có nhiều hạn chế trong sản xuất như 
thiếu kinh nghiệm, trình độ học vấn hạn chế nên dẫn đến việc chưa tiếp thu hết 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
76 
tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ, chưa tiếp thu hết những hỗ trợ của 
chuyển đổi con giống, chuyển đổi ngành nghề,... Từ đó dẫn đến không đạt hiệu 
quả trong sản xuất, vì vậy có thể làm giảm tổng thu nhập của hộ gia đình dân tộc 
Khmer. 
Qua phân tích kết quả ước lượng hàm hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến 
tổng thu nhập của hộ gia đình dân tộc Khmer tỉnh Cà Mau chịu ảnh hưởng 09 yếu 
tố. Đó là Tuổi; Nghề nghiệp; Hoàn cảnh kinh tế gia đình; Nhân khẩu; Việc làm 
thường xuyên; Hoạt động tạo ra thu nhập; Có việc làm; Vay vốn; và Chính sách 
tạo ra thu nhập. Trong đó, yếu tố Việc làm thường xuyên là có ảnh hưởng mạnh 
nhất đến thu nhập của hộ; kế đến lần lượt là các yếu tố có ảnh hưởng ít hơn như 
Có việc làm; Hoàn cảnh gia đình; Nghề nghiệp; Hoạt động tạo ra thu nhập; Vay 
vốn; Chính sách tạo thu nhập và Tuổi của chủ hộ. 
5. KẾT LUẬN 
Để cải thiện hoàn cảnh gia đình và nâng cao thu nhập cho hộ gia đình trong 
đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau, Nhà nước và lãnh đạo địa 
phương cần quan tâm, tập trung vào các thành phần trên hoặc có thể thực hiện 
một số giải pháp chủ yếu như tạo việc làm thường xuyên cho hộ; có chính sách hỗ 
trợ vay vốn hợp lí, kịp thời; nâng cao trình độ học vấn cho hộ; hỗ trợ đất sản xuất; 
hỗ trợ đào tạo dạy nghề; cho hộ đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Cà 
Mau. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau. Báo cáo kết quả thực hiện công tác dân tộc năm 
2018 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2019. Số 185/BC-BDT ngày 
18 tháng 01 năm 2019. 
[2]. Nguyễn Đình Thọ. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, 
NXB Lao động – Xã hội. 2013. 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
77 
Mô hình trồng cây nha đam cho kinh tế cao 
Nguồn: Nhóm thực hiện đề tài (2018) 
Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ tổ chức họp mặt tuyên truyền chủ trương, chính 
sách pháp luật cho các vị chức sắc tôn giáo, đồng bào Khmer 
Nguồn: Nhóm thực hiện đề tài (2018) 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_cac_yeu_to_anh_huong_den_thu_nhap_doi_voi_ho_gia.pdf