Nghiên cứu, bào chế thuốc Nam dùng để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gà rù trong điều kiện nuôi gà thả vườn tại Quảng Bình

Nghiên cứu này nhằm mục đích tạo ra một chế phẩm có chức năng tăng cường hệ

miễn dịch, chống oxy hóa, kích thích tiêu hóa và hấp thu, tăng tính ngon miệng, tăng hiệu

suất chuyển hóa thức ăn. Thay thế kháng sinh và các chất kích thích tăng trưởng góp

phần sản xuất thực phẩm sạch và an toàn. Có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và ức chế sự

phát triển của virus Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô đồng đều về

tuổi, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, chỉ khác nhau về yếu tố thí nghiệm là mức bổ sung

khác nhau của chế phẩm. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh gà rù ở lô không bổ

sung thảo dược vào thức ăn khá cao (18,75%). Còn các lô có bổ sung thảo dược vào thức

ăn hầu như không xảy ra dịch bệnh. Khả năng tăng trọng khi bổ sung 5% chế phẩm và

KPCS là tốt nhất (1,56kg/con/3 tháng). Sử dụng chế phẩm thảo dược hỗ trợ trong điều trị

bệnh gà rù có tỷ lệ khỏi bệnh tương đương với sử dụng hỗn hợp kháng sinh. Tuy nhiên,

giá thành của thảo dược thấp hơn so với giá thành sử dụng kháng sinh tân dược (147.792

đồng so với 150.000 đồng).

Nghiên cứu, bào chế thuốc Nam dùng để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gà rù trong điều kiện nuôi gà thả vườn tại Quảng Bình trang 1

Trang 1

Nghiên cứu, bào chế thuốc Nam dùng để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gà rù trong điều kiện nuôi gà thả vườn tại Quảng Bình trang 2

Trang 2

Nghiên cứu, bào chế thuốc Nam dùng để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gà rù trong điều kiện nuôi gà thả vườn tại Quảng Bình trang 3

Trang 3

Nghiên cứu, bào chế thuốc Nam dùng để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gà rù trong điều kiện nuôi gà thả vườn tại Quảng Bình trang 4

Trang 4

Nghiên cứu, bào chế thuốc Nam dùng để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gà rù trong điều kiện nuôi gà thả vườn tại Quảng Bình trang 5

Trang 5

Nghiên cứu, bào chế thuốc Nam dùng để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gà rù trong điều kiện nuôi gà thả vườn tại Quảng Bình trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 2020
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu, bào chế thuốc Nam dùng để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gà rù trong điều kiện nuôi gà thả vườn tại Quảng Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu, bào chế thuốc Nam dùng để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gà rù trong điều kiện nuôi gà thả vườn tại Quảng Bình

Nghiên cứu, bào chế thuốc Nam dùng để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gà rù trong điều kiện nuôi gà thả vườn tại Quảng Bình
58 
NGHIÊN CỨU, BÀO CHẾ THUỐC NAM DÙNG ĐỂ PHÕNG VÀ HỖ TRỢ ĐIỀU 
TRỊ BỆNH GÀ RÙ TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI GÀ THẢ VƢỜN TẠI QUẢNG BÌNH 
 Trƣơng Tấn Huệ 26, Phạm Thị Bích Liên 27, Đoàn Văn Thái 28. 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu này nhằm mục đích tạo ra một chế phẩm có chức năng tăng cƣờng hệ 
miễn dịch, chống oxy hóa, kích thích tiêu hóa và hấp thu, tăng tính ngon miệng, tăng hiệu 
suất chuyển hóa thức ăn. Thay thế kháng sinh và các chất kích thích tăng trƣởng góp 
phần sản xuất thực phẩm sạch và an toàn. Có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và ức chế sự 
phát triển của virus Thí nghiệm đƣợc bố trí theo phƣơng pháp phân lô đồng đều về 
tuổi, chế độ chăm sóc nuôi dƣỡng, chỉ khác nhau về yếu tố thí nghiệm là mức bổ sung 
khác nhau của chế phẩm. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh gà rù ở lô không bổ 
sung thảo dƣợc vào thức ăn khá cao (18,75%). Còn các lô có bổ sung thảo dƣợc vào thức 
ăn hầu nhƣ không xảy ra dịch bệnh. Khả năng tăng trọng khi bổ sung 5% chế phẩm và 
KPCS là tốt nhất (1,56kg/con/3 tháng). Sử dụng chế phẩm thảo dƣợc hỗ trợ trong điều trị 
bệnh gà rù có tỷ lệ khỏi bệnh tƣơng đƣơng với sử dụng hỗn hợp kháng sinh. Tuy nhiên, 
giá thành của thảo dƣợc thấp hơn so với giá thành sử dụng kháng sinh tân dƣợc (147.792 
đồng so với 150.000 đồng). 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Chăn nuôi gà đang phát triển mạnh ở miền Trung nói chung và Quảng Bình nói 
riêng. Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết thƣờng xuyên biến động, khắc nghiệt là điều kiện 
thuận lợi cho nhiều dịch bệnh phát triển, đặc biệt là bệnh gà rù. Để giải quyết vấn đề này, 
đối với trang trại, nông trại hoặc hộ gia đình thƣờng dùng vaccine, tăng cƣờng công tác 
vệ sinh thú y kết hợp sử dụng kháng sinh mới cho kết quả tốt. Nhƣng việc sử dụng kháng 
sinh thƣờng xuyên rất dễ gây ra tình trạng kháng thuốc, tồn dƣ kháng sinh trong sản 
phẩm chăn nuôi ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng. So với các loại kháng sinh 
tân dƣợc, kháng sinh thảo dƣợc có nhiều ƣu điểm nhƣ không có hiện tƣợng kháng thuốc, 
không tồn dƣ trong thực phẩm, rất ít độc. Gần đây, nhiều giải pháp thay thế việc bổ sung 
kháng sinh vào trong thức ăn đã đƣợc đƣa ra nhƣ bổ sung axít hữu cơ, propiotic, thảo 
dƣợcMột số nghiên cứu đã chứng minh rằng, dùng thảo dƣợc tốt hơn và an toàn hơn 
26 Phó trƣởng Khoa NLN 
27 Giảng viên Khoa NLN 
28 Giảng viên Khoa NLN 
59 
kháng sinh (Varel, 2002; Brenes và Roura, 2010). Các nghiên cứu về việc bổ sung thảo 
dƣợc vào khẩu phần cho gà thả vƣờn là chƣa nhiều, trọng tâm nghiên cứu về sự ảnh 
hƣởng của tinh dầu thảo dƣợc đến khả năng chống oxi hóa chƣa đi sâu nghiên cứu ảnh 
hƣởng của thảo dƣợc đến năng suất, chất lƣợng sản phẩm trong chăn nuôi. Ở nƣớc ta, 
chƣa có nghiên cứu sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc thảo dƣợc trong thức ăn để 
phòng bệnh, hỗ trợ trong điều trị và kích thích sinh trƣởng cho gà thả vƣờn. Vì vậy, việc 
nghiên cứu sử dụng thảo dƣợc và các chất chiết có nguồn gốc tự nhiên để thay thế và 
giảm việc sử dụng kháng sinh là cần thiết. Kết hợp các nguyên liệu (nghệ, bồ công anh, 
sài hồ, bạch cập, địa du) sẽ tạo ra một chế phẩm có chức năng tăng cƣờng hệ miễn dịch, 
chống oxy hóa, kích thích tiêu hóa và hấp thu, tăng tính ngon miệng, tăng hiệu suất 
chuyển hóa thức ăn. Thay thế kháng sinh và các chất kích thích tăng trƣởng góp phần sản 
xuất thực phẩm sạch và an toàn. Có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và ức chế sự phát triển 
của virus. Xuất phát từ thực tiễn, việc nghiên cứu, bào chế và sử dụng nguồn dƣợc liệu 
trong thiên nhiên của nƣớc ta trong phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gà rù sẽ góp phần giải 
quyết từng bƣớc những mặt trái của thuốc kháng sinh cũng nhƣ chủ động trong phòng trị 
bệnh cho vật nuôi. 
2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Phương pháp bào chế 
Nghiên cứu theo dõi tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gà rù của chế phẩm 
(nghệ, bồ công anh, sài hồ, bạch cập, địa du) theo phƣơng pháp dƣợc lý thực nghiệm 
trong từ điển Bách khoa dƣợc học, 1999 và Dƣợc điển Việt Nam, 2002. 
Phƣơng pháp bào chế thuốc theo giáo trình “Bào chế đông dƣợc, 2002”, giáo trình 
“Dƣợc học cổ truyền, 2002” của trƣờng ĐH Dƣợc Hà Nội; Thuốc đông y về cách sử 
dụng - bào chế - bảo quản (Nguyễn Đức Đoàn, 2002); Kỹ thuật chế biến và bào chế thuốc 
cổ truyền (Phạm Xuân Sinh, 2006); Đào Duy Cần, 2001) 
Chế phẩm thảo dƣợc cần thêm một điều kiện là phải dễ sử dụng, phù hợp với điều 
kiện hiểu biết thông dụng của ngƣời dân. 
Chế phẩm thảo dƣợc là chế phẩm đƣợc bào chế từ các loại dƣợc liệu (nghệ, bồ 
công anh, sài hồ, bạch cập, địa du) và tá dƣợc vừa đủ dƣới dạng bột. 
- Phương pháp bào chế như sau: 
Sài hồ: Rễ chùm bám nhiều đất bùn, chẻ ra rửa sạch đất, thái nhỏ 2 – 3 ly phơi 
hoặc sấy nhẹ lửa (50-600C) cho khô, tẩm mật (1kg rễ lức tẩm 100ml mật ong) 2 giờ rồi 
sao thơm sau đó nghiền nhỏ trong máy nghiền rồi cho qua rây cỡ lỗ 0,01-0,02 mm. 
Nghệ bột: Nghệ rửa sạch thái lát mỏng, phơi hay sấy ở nhiệt độ 40 – 500C trong 2-
3 ngày. Sau đó nghiền nhỏ trong máy nghiền rồi cho qua rây cỡ lỗ 0,01 – 0,02 mm. 
60 
Bạch cập: Thân rễ bạch cập thu hái vào các tháng 2-8 ở những cây đã mọc đƣợc 
2-3 năm, bỏ vảy và rễ con, rửa sạch, sấy nhỏ lửa cho khô, tán bột. Củ rửa sạch, ủ mềm, 
thái lát mỏng, sấy nhẹ lửa cho khô, tán bột. 
Địa du: Chọn thứ khô tốt, rửa sạch đất bẩn, ủ mềm một đêm. Thái lát, phơi khô, 
Có thể sao cháy (dùng chín). Sau đó nghiền nhỏ trong máy nghiền rồi cho qua rây cỡ lỗ 
0,01-0,02 mm. 
Bồ công anh: Thu hoạch lúc cây chƣa ra hoa hoặc bắt đầu ra hoa, cách mặt đất từ 
15 – 20cm, loại bỏ lá già, phơi hoặc sấy nhẹ đến khô 
Pha chế: Chế phẩm gồm có 16% bột nghệ, 20% bột bồ công anh, 20% bột sài hồ, 
16% bột bạch cập, 12% bột địa du và tá dƣợc vừa đủ ở dạng bột 
- Tiêu chuẩn kỹ thuật của chế phẩm TD: 
Màu sắc, mùi: có màu sắc, mùi thơm của dƣợc liệu. 
Sai số trọng lƣợng: bao, bì có trọng lƣợng 500gam với sai số ± 5%. 
2.2. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm đánh giá hiệu quả phòng bệnh bằng thảo 
dƣợc 
Thí nghiệm đƣợc bố trí theo phƣơng pháp phân lô đồng đều về tuổi, chế độ chăm 
sóc nuôi dƣỡng, chỉ khác nhau về yếu tố thí nghiệm là mức bổ sung khác nhau của chế 
phẩm. Thí nghiệm gồm 4 lô, mỗi lô 66 con nuôi trong 3 ô chuồng (22con/ô x 3 ô, mỗi ô 
là một lần lặp lại). Tổng gà thí nghiệm 264 con đƣợc nuôi nhốt trong chuồng thông 
thoáng tự nhiên có đệm lót là trấu và có sân chơi tự nhiên. Thời gian thí nghiệm là 12 
tuần (bắt đầu 1 ngày tuổi đến 90 ngày tuổi). 
Lô 1: KPCS (khẩu phẩn cơ sở không bổ sung chế phẩm thảo dƣợc) 
Lô 2, 3, 4: KPCS + Thảo dƣợc ở 3 mức 4%, 5% và 6%. 
- Khẩu phần thức ăn và chế độ nuôi dƣỡng 
Khẩu phần thức ăn cho gà ở các lô đƣợc thiết lập đảm bảo đáp ứng nhu cầu cho gà 
thả vƣờn từ 1 ngày tuổi đến xuất bán. Giá trị dinh dƣỡng (năng lƣợng trao đổi, protein thô 
và cân bằng axit amin thiết yếu) trong khẩu phần cơ sở (KPCS) ở các lô là nhƣ nhau và 
có hàm lƣợng protein thô 18,5%, năng lƣợng trao đổi 2850 Kcal/kg. Thức ăn cho gà thí 
nghiệm đƣợc sản xuất dƣới dạng bột. Các chế phẩm thảo dƣợc đƣợc trộn vào KPCS trong 
suốt thời gian thí nghiệm. 
2.3. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm đánh giá hiệu quả hỗ trợ điều trị bằng 
bằng thảo dƣợc 
Thí nghiệm gồm 2 lô, mỗi lô 20 con ở độ tuổi 60 ngày tuổi nghi bệnh gà rù (triệu 
chứng: gà bỏ ăn, chân lạnh, hắt hơi, khò khè, chảy nƣớc mũi, diều chƣớng tiêu chảy phân 
61 
có màu trắng, xanh). Tổng gà thí nghiệm 40 con đƣợc nuôi nhốt trong chuồng thông 
thoáng tự nhiên có đệm lót là trấu và có sân chơi tự nhiên. Thời gian thí nghiệm là 7 
ngày. 
Lô 1: Dùng vắc xin Newcastle hệ I tiêm cho 20 con sau đó dùng thảo dƣợc trộn 
vào thức ăn hoặc pha nƣớc cho gà uống. Dùng liên tục 5 ngày (với liều: 2g/1kgP/ngày). 
Thảo dƣợc dùng điều trị cho 20 con gà trong 5 ngày (300g thảo dƣợc) 
Lô 2: Dùng vắc xin Newcastle hệ I tiêm cho 20 con sau đó dùng các loại kháng 
sinh sau pha nƣớc cho gà uống liên tục 5 ngày (Meta-kazol: 2-3g/ 1 lít nƣớc; Amo-
coliforte: 1g/ 1 lít nƣớc; Điện giải gluco K,C: 2-3g/ 1 lít nƣớc; Men tiêu hóa Biosub: 1-
2g/ 1 lít nƣớc; Butasal B12: 10ml/2 lít nƣớc 
2.4. Phƣơng pháp xử lý: số liệu đƣợc thu thập, phân tích và xử lý bằng phần mềm 
Excel 2003. 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1. Hiệu quả sử dụng thảo dƣợc phòng bệnh 
 Bảng 1: Hiệu quả bổ sung thảo dược phòng bệnh 
TT Diễn giải 
Đơn vị 
tính 
Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 
1 Số con theo dõi Con 22 22 22 22 
2 
Ngày tuổi theo dõi 
tới kết thúc thí 
nghiệm 
Ngày 
1 ngày 
tuổi đến 
90 ngày 
tuổi 
1 ngày tuổi 
đến 90 
ngày tuổi 
1 ngày tuổi 
đến 90 
ngày tuổi 
1 ngày tuổi 
đến 90 ngày 
tuổi 
3 
Số con còn sống 
đến 90 ngày tuổi 
Con 16 20 21 21 
4 
Trọng lƣợng đến 
90 ngày tuổi 
Kg/con 1,25 1,48 1,56 1,55 
5 Số con mắc bệnh Con 3 0 0 0 
6 Tỷ lệ mắc bệnh % 18,75 0 0 0 
7 
Yếu tố thí nghiệm 
 X 
Chế phẩm 
4% 
Chế phẩm 
5% 
Chế phẩm 6% 
 Ghi chú: X ký hiệu là không xác định biện pháp của cơ sở 
62 
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh gà rù ở lô không bổ sung thảo 
dƣợc vào thức ăn khá cao (18,75%). Còn các lô có bổ sung thảo dƣợc vào thức ăn hầu nhƣ 
không xảy ra dịch bệnh. Tuy nhiên, khi bổ sung chế phẩm thảo dƣợc theo các tỷ lệ khác 
nhau thì khả năng tăng trọng ở các lô đó khác nhau, cụ thể: khả năng tăng trọng ở lô thứ 3 
(bổ sung 5% và KPCS) là tốt nhất (1,56kg/con/3 tháng). Nhƣ vậy, tỷ lệ bổ sung thảo dƣợc 
5% vào KPCS là tối ƣu nhất. 
3.2. Hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh gà rù bằng thảo dƣợc 
Bảng 2: Kết quả điều trị bệnh gà rù bằng thảo dược 
STT Diễn giải 
Đơn vị 
tính 
Lô 1 Lô 2 
1 Số con theo dõi Con 20 20 
3 Số con điều trị Con 20 20 
 Thời gian điều trị Ngày 5 5 
4 Số con khỏi bệnh Con 16 16 
5 Tỷ lệ khỏi bệnh % 80% 80% 
6 Yếu tố thí nghiệm Thảo dƣợc Hỗn hợp KS 
Qua bảng trên cho thấy, sử dụng chế phẩm thảo dƣợc hỗ trợ trong điều trị bệnh gà 
rù có tỷ lệ khỏi bệnh tƣơng đƣơng với sử dụng hỗn hợp kháng sinh. Tuy nhiên, giá thành 
của thảo dƣợc thấp hơn so với giá thành sử dụng kháng sinh tân dƣợc (147.792 đồng so 
với 150.000 đồng). Mặt khác, khi sử thảo dƣợc hỗ trợ trong điều trị sẽ hạn chế tồn dƣ 
kháng sinh trong thực phẩm, giảm thiểu sự ô nhiễm môi trƣờng chăn nuôi, hạn chế tính 
đa kháng thuốc của vi sinh vật, đảm bảo sự ổn định trạng thái cân bằng của môi trƣờng 
sinh thái. Nhƣ vậy, chế phẩm thảo dƣợc có kết quả trong hỗ trợ điều trị bệnh gà rù khá 
tốt, có thể thay thế kháng sinh tân dƣợc trong hỗ trợ điều trị bệnh gà rù trong điều kiện 
nuôi gà thả vƣờn. 
4. KẾT LUẬN 
- Tỷ lệ mắc bệnh gà rù ở lô không bổ sung thảo dƣợc vào thức ăn cho gà từ 1 ngày 
tuổi đến 90 ngày tuổi khá cao (18,75%). Các lô có bổ sung thảo dƣợc vào thức ăn hầu nhƣ 
không xảy ra dịch bệnh. 
- Bổ sung thảo dƣợc 5% vào khẩu phần cơ sở là tốt nhất (1,56 kg/con/3 tháng) 
- Việc sử dụng chế phẩm thảo dƣợc hỗ trợ trong điều trị bệnh gà rù có tỷ lệ khỏi 
bệnh tƣơng đƣơng với sử dụng hỗn hợp kháng sinh. Tuy nhiên, giá thành của thảo dƣợc 
63 
thấp hơn so với giá thành sử dụng kháng sinh tân dƣợc (147.792 đồng so với 150.000 
đồng). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Đức Quang (2002), Bào chế Đông dƣợc, Nhà xuất bản Y học. 
2. Phạm Xuân Sinh (2002), Dƣợc Học Cổ Truyền, Nhà xuất bản Y học. 
3. Nguyễn Đức Đoàn (2002), Thuốc Đông Y Cách Sử Dụng Bào Chế Bảo Quản, 
Nhà xuất bản Y học 
4. Đỗ Trung Đàm (20006), Phƣơng pháp nghiên cứu tác dụng dƣợc lý của thuốc từ 
thảo dƣợc, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, trang 231 – 260. 
5. Nguyễn Tài Năng, Nguyễn Thị Quyên (2015), Nghiên cứu sử dụng thảo dƣợc 
thay thế kháng sinh bổ sung trong thức ăn chăn nuôi, Tạp chí Khoa học Công nghệ, 
trang 23 – 24. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_bao_che_thuoc_nam_dung_de_phong_va_ho_tro_dieu_tr.pdf