Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân bón và mật độ sạ đối với giống lúa Hương Châu 6 tại Quảng Ngãi

Nhằm mục tiêu xác định được mức phân bón và mật độ gieo sạ hợp lý để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế

cao đối với giống lúa Hương Châu 6 tại Quảng Ngãi. Thí nghiệm gồm 2 nhân tố (phân bón và mật độ) được bố trí theo kiểu ô lớn ô nhỏ (Split - Plot Design), 3 lần lặp; nhân tố phụ - phân bón (ô lớn), nhân tố chính - mật độ sạ(ô nhỏ), gồm 9 công thức với 3 mức phân bón (kg/ha): P1 (NPK): 100-60-70, P2 (NPK): 120-70-80 và P3(NPK): 140-80-90 (nền bón 10 tấn phân chuồng hoai + 300 kg vôi bột) và 3 mật độ sạ: M60 (lượng giống sạ 60 kg/ha); M80 (lượng giống sạ 80 kg/ha); M100 (lượng giống sạ 100 kg/ha), tiến hành trong vụ hè thu 2018 và đông xuân 2018-2019 tại Quảng Ngãi. Kết quả nghiên cứu đã xác định được đối với giống Hương Châu 6, vụ đông xuân lượng giống gieo sạ 80 kg/ha; lượng phân bón (1 ha): 10 tấn phân chuồng + 120 -140 kg N + 70-80 kg P2O5 + 80-90 kg K2O + 300 kg vôi bột, cho năng suất cao (73,9-75,2 tạ/ha), lãi thuần cao (15.816.000-15.834.000 đồng/ha/vụ); vụ hè thu, lượng giống gieo sạ 60-80 kg/ha và lượng phân bón (1 ha):

10 tấn phân chuồng + 120 kg N + 70 kg P2O5 + 80 kg K2O + 300 kg vôi bột, cho năng suất cao (75,2-76,0

tạ/ha), lãi thuần cao (18.625.000-18.705.000 đồng/ha/vụ).

Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân bón và mật độ sạ đối với giống lúa Hương Châu 6 tại Quảng Ngãi trang 1

Trang 1

Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân bón và mật độ sạ đối với giống lúa Hương Châu 6 tại Quảng Ngãi trang 2

Trang 2

Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân bón và mật độ sạ đối với giống lúa Hương Châu 6 tại Quảng Ngãi trang 3

Trang 3

Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân bón và mật độ sạ đối với giống lúa Hương Châu 6 tại Quảng Ngãi trang 4

Trang 4

Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân bón và mật độ sạ đối với giống lúa Hương Châu 6 tại Quảng Ngãi trang 5

Trang 5

Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân bón và mật độ sạ đối với giống lúa Hương Châu 6 tại Quảng Ngãi trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 2680
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân bón và mật độ sạ đối với giống lúa Hương Châu 6 tại Quảng Ngãi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân bón và mật độ sạ đối với giống lúa Hương Châu 6 tại Quảng Ngãi

Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức phân bón và mật độ sạ đối với giống lúa Hương Châu 6 tại Quảng Ngãi
 
P2O5 (mg/100 g đất): 3,0; K2O (mg/100 g đất): 8,2. 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Ảnh hưởng của các mức bón phân và mật độ 
sạ đến sinh trưởng, phát triển của giống lúa Hương 
Châu 6. 
Kết quả số liệu ở bảng 1 cho thấy: Thời gian sinh 
trưởng (TGST) của các công thức dao động từ 104 - 
108 ngày (vụ đông xuân) và từ 92 - 95 ngày (vụ hè 
thu). Các công thức bón mức phân cao như P3 có 
TGST dài hơn các công thức bón mức phân P1, P2 từ 
2 - 4 ngày. Các mật độ sạ khác nhau không ảnh 
hưởng đáng kể đến TGST của các công thức thí 
nghiệm. 
Mật độ cây/m2: Các công thức gieo mật độ cây 
dao động từ 202 - 341,7 cây/m2 (vụ hè thu) và từ 
215,0 - 349,3 cây/m2 (vụ đông xuân). Trong đó mật 
độ cây con/m2 tăng khi tăng lượng giống sạ, cao nhất 
là ở lượng giống 100 kg/ha và thấp nhất là gieo với 
lượng 60 kg/ha. 
Chiều cao cây cuối cùng: Các công thức dao 
động từ 88,7 - 98,3 cm (vụ đông xuân) và từ 105,5 - 
117,4 cm (vụ hè thu), trong đó các công thức sạ dày 
(80-100 kg/ha) có chiều cao cây cao hơn công thức 
sạ thưa (60 kg/ha). Chiều cao cây cuối cùng tăng tỷ 
lệ thuận với lượng phân bón và đạt cao nhất ở mức 
phân bón P3. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 10/2020 22 
Độ tàn lá: Các công thức có mật độ sạ và lượng 
phân bón khác nhau không ảnh hưởng đến độ tàn lá. 
Các công thức thí nghiệm đều có độ tàn lá trung bình 
(điểm 5). 
Bảng 1. Ảnh hưởng của các mức bón phân và mật độ sạ đến sinh trưởng, phát triển của giống lúa Hương 
Châu 6 vụ hè thu (HT) 2018 và đông xuân (ĐX) 2018-2019 tại Quảng Ngãi 
TGST (ngày) Mật độ cây cây/m2 Chiều cao cây (cm) 
Ký hiệu 
Công thức 
 HT ĐX HT ĐX HT ĐX 
Độ tàn lá 
(điểm 1-9) 
CT1 P1M60 92 104 202,0
c 215,0c 105,5d 89,5a 5 
CT2 P1M80 92 105 270,3
b 278,3b 107,7cd 88,7a 5 
CT3 P1M100 92 105 336,0
a 342,0a 108,3bcd 90,3a 5 
CT4 P2M60 93 106 207,0
c 219,0c 110,7a-d 92,1a 5 
CT5 P2M80 93 106 27d8,3
b 285,6b 111,3a-d 93,9a 5 
CT6 P2M100 92 105 341,7
a 349,3a 113,5a-d 95,0a 5 
CT7 P3M60 95 108 203,3
c 223,3c 115,1abc 95,2a 5 
CT8 P3M80 95 107 275,6
b 288,7b 115,8ab 97,7a 5 
CT9 P3M100 94 107 339,0
a 344,0a 117,4a 98,3a 5 
LSD0,05 (Mật độ) - - 11,32 11,41 7,06 7,77 - 
LSD0,05 (Phân bón) - - 9,65 10,89 4,42 6,21 - 
LSD0,05 (Mật độ*phân bón) - - 16,71 19,05 7,66 11,64 - 
CV(%) - - 3,45 3,75 3,85 6,47 - 
Ghi chú: Các công thức có cùng kí tự trong một cột sai khác không có ý nghĩa ở mức xác suất 95%. 
3.2. Ảnh hưởng của mức phân bón và mật độ sạ đến khả năng chống chịu sâu bệnh và chống đổ ngã của 
giống lúa Hương Châu 6 
Bảng 2. Ảnh hưởng của mức bón đạm và mật độ sạ đến khả năng chống chịu sâu bệnh và chống đổ của giống 
lúa Hương Châu 6 vụ hè thu 2018 và đông xuân 2018-2019 tại Quảng Ngãi 
Đạo ôn cổ bông 
(điểm 0-9) 
Khô vằn 
(điểm 0-9) 
Sâu đục thân 
(điểm 0-9) 
Sâu cuốn lá 
(điểm 0-9) 
Độ cứng cây 
(điểm 1-9) 
Công thức 
HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX 
P1M60 0 1 1 1 1-3 0 1-3 1 1 1 
P1M80 0 1 1-3 1 1 0 1 1 1 1 
P1M100 0-1 1 1-3 1-3 1 0 1-3 1 1-5 1 
P2M60 0 0-1 1 1 1 0 0-1 3 1 1 
P2M80 0 0-1 1-3 1 1 0 0-1 0-1 1 1 
P2M100 0-1 1 1-3 1-3 1-3 1 1 1 1-5 1 
P3M60 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 
P3M80 0 1-3 1-3 1 1 1 1 1 1 1 
P3M100 0-1 3 1-3 1-3 1-3 1 1-3 1 5 1 
Số liệu ở bảng 2 cho thấy: 
- Bệnh đạo ôn cổ bông: Các công thức nhiễm 
bệnh đạo ôn cổ bông nhẹ dao động từ điểm 0-3, 
trong đó, vụ đông xuân cao hơn vụ hè thu. Các công 
thức bón mức phân cao (P3) và mật độ sạ cao 
(M100) thì mức độ nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông cũng 
cao hơn công thức sạ thưa (M60) và mức bón thấp 
(P1, P2). 
- Bệnh khô vằn: Các công thức nhiễm bệnh khô 
vằn nhẹ dao động từ điểm 1-3, trong đó, vụ hè thu 
mức độ nhiễm cao hơn vụ đông xuân. Các công thức 
bón mức phân cao (P3) và mật độ sạ cao (M100) thì 
mức độ nhiễm bệnh khô vằn cũng cao hơn công thức 
sạ thưa (M60) và mức bón thấp (P1, P2). 
- Sâu đục thân: Các công thức nhiễm sâu đục 
thân nhẹ dao động từ điểm 0-3, trong đó, vụ đông 
xuân mức độ nhiễm sâu đục thân cao hơn vụ hè thu. 
Các công thức bón mức phân cao (P3) và mật độ sạ 
cao (M100) thì mức độ nhiễm sâu đục thân cũng cao 
hơn công thức sạ thưa (M60) và mức bón thấp (P1, 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 10/2020 23 
P2). 
- Sâu cuốn lá: Các công thức nhiễm sâu cuốn lá 
nhẹ dao động từ điểm 0-3, trong đó, vụ hè thu mức 
độ nhiễm cao hơn vụ đông xuân. Các công thức bón 
mức phân cao (P3) và mật độ sạ cao (M100) thì mức 
độ nhiễm sâu cuốn lá cũng cao hơn công thức sạ 
thưa (M60) và mức bón thấp (P1, P2). 
- Độ cứng cây: Các công thức có độ cứng cây dao 
động từ điểm 1-5, trong đó, vụ hè thu mức độ cứng 
cây kém hơn vụ đông xuân. Các công thức bón phân 
mức cao (P3) và mật độ sạ cao (M100) thì độ cứng 
cây cũng kém hơn công thức sạ thưa (M60) và bón 
thấp (P1, P2). 
3.3. Ảnh hưởng của các mức bón phân và mật độ 
sạ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 
của giống lúa Hương Châu 6 
Bảng 3. Ảnh hưởng của các mức bón phân và mật độ sạ đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa 
Hương Châu 6 vụ hè thu 2018 và đông xuân 2018-2019 tại Quảng Ngãi 
Bông/m2 Hạt chắc/bông Tỷ lệ lép (%) KL1000 hạt (g) Ký hiệu Công thức 
HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX 
CT1 P1M60 348
b 335b 99,3ab 98,5ab 9,2 12,3 23,0 23,5 
CT2 P1M80 356
ab 348ab 95,4ab 97,7ab 10,7 13,5 23,1 23,3 
CT3 P1M100 369
ab 357ab 90,1b 93,5b 12,5 13,9 22,9 23,9 
CT4 P2M60 353
b 338b 104,5a 106,6ab 8,1 10,7 23,4 24,0 
CT5 P2M80 367
ab 355ab 103,8a 104,9ab 7,3 11,5 23,5 24,2 
CT6 P2M100 375
ab 363ab 98,5ab 99,2ab 9,7 13,8 23,2 24,1 
CT7 P3M60 355
b 339b 97,9ab 108,3a 9,4 10,5 23,3 24,0 
CT8 P3M80 372
ab 356ab 102,7a 105,5ab 11,2 11,3 23,7 24,3 
CT9 P3M100 384
a 369a 93,4ab 97,1ab 12,8 14,6 23,5 24,0 
LSD0,05 (Mật độ) 20,53 14,47 7,24 8,11 - - - - 
LSD0,05(Phân bón) 15,21 17,24 6,34 8,41 - - - - 
LSD0,05 (Mật độ*Phân bón) 26,34 28,25 10,98 14,31 - - - - 
CV(%) 4,06 4,79 6,27 8,09 - - - - 
Ghi chú: Các công thức có cùng kí tự trong một cột sai khác không có ý nghĩa ở mức xác suất 95%. 
Bảng 4. Ảnh hưởng của các mức bón phân và mật độ sạ đến năng suất của giống lúa Hương Châu 6 vụ hè thu 
2018 và vụ đông xuân 2018-2019 tại Quảng Ngãi 
NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) 
Ký hiệu Công thức 
HT ĐX HT ĐX TB 
CT1 P1M60 79,5
 77,5 68,5bcd 63,2d 65,9 
CT2 P1M80 78,5
 79,2 67,2cd 65,3cd 66,3 
CT3 P1M100 76,1
 79,8 65,6d 66,1bcd 65,9 
CT4 P2M60 86,3
 86,5 75,2abc 71,2abc 73,2 
CT5 P2M80 89,5
 90,1 76,0ab 73,9a 75,0 
CT6 P2M100 85,7
 86,8 74,4abc 72,0ab 73,2 
CT7 P3M60 81,0
 88,1 70,7a-d 72,5ab 71,6 
CT8 P3M80 90,5
 91,3 76,8a 75,2a 76,0 
CT9 P3M100 84,3
 86,0 72,3a-d 70,9abc 71,6 
LSD0,05 (Mật độ) 6,10 3,03 
LSD0,05(Phân bón) 3,99 4,14 
LSD0,05 (Mật độ*Phân bón) 6,91 6,57 
CV(%) 5,41 5,76 
Ghi chú: Các công thức có cùng kí tự trong một cột sai khác không có ý nghĩa ở mức xác suất 95%. 
Số liệu ở bảng 3 cho thấy: 
- Số bông/m2: Các công thức có số bông/m2 dao 
động từ 335 - 369 bông/m2 (vụ đông xuân) và từ 348 - 
384 bông/m2 (vụ hè thu). Số bông/m2 tăng tỷ lệ thuận 
khi tăng lượng giống gieo và đạt cao nhất ở các công 
thức có lượng giống gieo 100 kg/ha. 
- Số hạt chắc/bông: Các công thức có số hạt 
chắc/bông dao động từ 93,5 - 108,3 hạt/bông (vụ 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 10/2020 24 
đông xuân), trong đó, lượng sạ ở mức thấp (M60, 
M80) và bón phân ở mức cao (P2, P3) đạt số hạt 
chắc/bông cao hơn sạ lượng giống dày (M100) và 
bón mức thấp (P1). 
Vụ hè thu, các công thức có số hạt chắc/bông 
dao động từ 90,1 - 104,5 hạt/bông, trong đó, lượng sạ 
ở mức thấp (M60, M80) và bón phân ở mức cao (P2, 
P3) đạt số hạt chắc/bông cao hơn sạ lượng giống dày 
(M100) và bón mức thấp (P1). 
- Khối lượng 1000 hạt: Các công thức có KL1000 
hạt dao động từ 23,3 - 24,3 gam (vụ đông xuân), 
trong đó, lượng sạ ở mức thấp (M60, M80) và bón 
phân ở mức cao (P2, P3) đạt KL1000 hạt hơi cao hơn 
sạ lượng giống dày (M100) và bón mức thấp (P1). 
Các công thức có KL1000 hạt dao động từ 22,9-23,7 
gam (vụ hè thu), trong đó, lượng sạ ở mức thấp 
(M60, M80) và bón phân ở mức cao (P2, P3) đạt 
KL1000 hạt hơi cao hơn sạ lượng giống dày (M100) 
và bón mức thấp (P1). Nhìn chung, mật độ sạ và mức 
bón phân ảnh hưởng không nhiều đến khối lượng 
1000 hạt của giống. 
- Năng suất lý thuyết: các công thức có năng suất 
lý thuyết dao động từ 77,5 - 91,3 tạ/ha (đông xuân) 
và từ 76,1 - 90,5 tạ/ha (hè thu), trong đó, các công 
thức có năng suất lý thuyết cao gồm: P2M80 và 
P3M80. 
- Năng suất thực thu: 
+ Vụ đông xuân 2018-2019: Các công thức thí 
nghiệm có năng suất dao động từ 63,2 - 75,2 tạ/ha, 
trong đó, công thức P2M80 đạt năng suất 73,9 tạ/ha 
và công thức P3M80 (năng suất 75,2 tạ/ha), cao hơn 
có ý nghĩa so với các công thức khác trong xử lý 
thống kê ở mức sai khác 95%. 
+ Vụ hè thu 2018: Các công thức có năng suất 
dao động từ 65,6 - 76,8 tạ/ha, trong đó, công thức 
P3M80 và P2M80 (năng suất 76,0- 76,8 tạ/ha), cao 
hơn có ý nghĩa so với các công thức khác trong xử lý 
thống kê ở mức sai khác 95%. 
Năng suất trung bình 2 vụ đông xuân 2018-2019 
và hè thu 2018 của công thức P3M80 đạt năng suất 
cao nhất 76 tạ/ha, tiếp đến là công thức P2M80 
(năng suất 75,0 tạ/ha). 
3.4. Phân tích hiệu quả kinh tế cho giống lúa 
Hương Châu 6 
Bảng 5. Hiệu quả kinh tế của các mức bón phân và mật độ sạ đến năng suất của giống lúa Hương Châu 6 vụ 
hè thu 2018 và đông xuân 2018-2019 tại Quảng Ngãi 
 ĐVT: Nghìn đồng/ha 
Tổng thu Tổng chi Lãi thuần 
Ký hiệu Công thức 
HT ĐX HT ĐX HT ĐX 
CT1 P1M60 41.100 37.920 25.832 27.362 15.268 10.558 
CT2 P1M80 40.320 39.180 26.232 27.762 14.088 11.418 
CT3 P1M100 39.360 39.660 26.632 28.162 12.728 11.498 
CT4 P2M60 45.120 42.720 26.495 28.124 18.625 14.596 
CT5 P2M80 45.600 44.340 26.895 28.524 18.705 15.816 
CT6 P2M100 44.640 43.200 27.295 28.924 17.345 14.276 
CT7 P3M60 42.420 43.500 27.158 28.886 15.263 14.614 
CT8 P3M80 46.080 45.120 27.558 29.286 18.523 15.834 
CT9 P3M100 43.380 42.540 27.958 29.686 15.423 12.854 
Ghi chú: Giá phân bón vụ đông xuân 2018-2019: Phân chuồng: 600 vnđ/kg; ure: 9.100 vnđ/kg; lân Văn 
Điển: 3.500 vnđ/kg; kali: 8.000 vnđ/kg; vôi: 1.500 vnđ/kg. Vụ hè thu 2018: Phân chuồng: 500 vnđ/kg; ure: 
7.200 vnđ/kg; lân Văn Điển: 3.500 vnđ/kg; kali: 7.000 vnđ/kg; vôi: 1.500 vnđ/kg. Giống: 20.000 vnđ/kg; công 
lao động (làm đất, gieo sạ, chăm sóc, bón phân, phun thuốc, thu hoạch, chế biến): 120.000 vnđ/công; lúa 
thương phẩm: 6000 vnđ/kg. 
Số liệu ở bảng 5 cho thấy: 
- Vụ hè thu 2018: Các công thức đạt lãi thuần dao 
động từ 12.728 - 18.705 nghìn đồng/ha/vụ, trong đó, 
lãi thuần cao nhất là công thức CT5- P2M80 (18.705 
nghìn đồng/ha/vụ), tiếp theo là công thức CT4- 
P2M60 (18.625 nghìn đồng/ha/vụ). 
- Vụ đông xuân 2018-2019: Các công thức đạt lãi 
thuần dao động từ 10.558 - 15.834 nghìn đồng/ha/vụ, 
trong đó, công thức đạt lãi thuần cao nhất là CT8-
P3M80 (15.834 nghìn đồng/ha/vụ), tiếp theo là công 
thức CT5-P2M80 (15.816 nghìn đồng/ha/vụ). 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 2 - TH¸NG 10/2020 25 
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 
4.1. Kết luận 
Kết quả thực hiện thí nghiệm xác định mức phân 
bón và mật độ cho giống lúa thường Hương Châu 6 
trong vụ hè thu 2018 và đông xuân 2018-2019 tại 
Quảng Ngãi, đã rút ra một số kết luận bước đầu như 
sau: Giống Hương Châu 6, vụ đông xuân lượng giống 
gieo sạ 80 kg/ha (ít nhất cấp giống xác nhận) và 
lượng phân bón (1 ha): 10 tấn phân chuồng + 120 -
140 kg N + 70-80 kg P2O5 + 80-90 kg K2O + 300 kg vôi 
bột, đạt năng suất cao (73,9-75,2 tạ/ha), lãi thuần cao 
(15.816.000-15.834.000 đồng/ha/vụ); vụ hè thu, 
lượng giống gieo sạ 60-80 kg/ha và lượng phân bón 
(1 ha): 10 tấn phân chuồng + 120 kg N + 70 kg P2O5 + 
80 kg K2O + 300 kg vôi bột, đạt năng suất cao (75,2-
76,0 tạ/ha), lãi thuần cao (18.625.000-18.705.000 
đồng/ha/vụ). 
4.2. Đề nghị 
- Sản xuất thử giống Hương Châu 6 trong vụ 
đông xuân và hè thu tại Quảng Ngãi với lượng giống 
gieo sạ và lượng phân bón đã như đã nêu ở mục 4.1. 
 - Hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống 
lúa Hương Châu 6 trước khi đưa giống ra sản xuất 
đại trà tại Quảng Ngãi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011. QCVN 01-
55:2011/BNNPTNT. Quy chuẩn Quốc gia về Khảo 
nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa. 
2. Cục Trồng trọt, 2019. Báo cáo tổng kết ngành 
trồng trọt năm 2019 và kế hoạch năm 2020. 
3. Hoàng Kim, 2011. Bài giảng cây lúa. Trường 
Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, 298 
trang. 
4. Trần Thục, 2011. Biến đổi khí hậu có xu 
hướng gia tăng “Climate Change Tends to Increase”. 
Ministry of Natural Resouces and Environment of 
Viet Nam. 
5. USDA, 2018 (Bộ Nông nghiệp Mỹ). Thống kê 
sản xuất ngô ở Việt Nam năm 2018. 
6. Quyết định số 324/QĐ-TT-VPPN ngày 
4/10/2019 của Cục trưởng Cục Trồng trọt ban hành 
giống cây cây trồng được phép sản xuất thử và giống 
cây trồng công nhận chính thức tại Việt Nam. 
STUDY ON THE EFFECTS OF FERTILIZER LEVELS AND SOWING SEED RATES OF 
HUONG CHAU 6 RICE VARIETIES IN QUANG NGAI PROVINCE 
Le Thi Cuc1, Le Quy Tuong2, Nguyen Thi Mo1 
1Central Center for Plant Testing 
2National Center for Plant Testing 
Summary 
Aiming to identify sutitable fertilizer level and sowing seed rate to achieve high yield and economic 
efficiency for Huong Chau 6 rice variety in Quang Ngai. The experiment with 2 factors (fertilizer and 
sowing seed rate) arranged in a Split - Plot Design with 3 replications was conducted in the summer-autumn 
2018 and winter-spring 2018-2019 in Quang Ngai. The main factor was sowing seed rate (small plot) with 
three treatments: M60 (60 kg/ha of sowing seeds); M80 (80 kg/ha of sowing seeds); M100 (100 kg/ha of 
sowing seeds). The secondary factor was fertilizer amount (large plot) with three levels: P1 (NPK): 100-60-
70, P2 (NPK): 120-70-80 and P3 (NPK): 140-80-90, applied on basal fertilization of 10 tons of decomposed 
animal manure + 300 kg of powdered lime). The research results showed that, Huong Chau 6 rice variety 
gave high high yield (73.9-75.2 quintal/ha), high net profit (15,816,000-15,834,000 VND/ha/crop) under the 
treatment of 80 kg/ha of sowing seeds combined with the fertilizer level of 10 tons/ha of manure + 120 -140 
kg N/ha + 70-80 kg P2O5/ha + 80-90 kg K2O/ha + 300 kg/ha of powdered lime in the winter-spring season. 
In the summer-autumn season high yield (75.2-76.0 quintal/ha) and high net profit (18,625,000-18,705,000 
VND/ha/crop) was achieved under the treatment of 60 – 80 kg/ha of sowing seeds combined with the 
fertilizer levels of 10 tons of manure/ha + 120 kg N/ha + 70 kg P2O5/ha + 80 kg K2O/ha + 300 kg/ha of 
powdered lime 
Keywords: Huong Chau 6 rice variety, fertilizer levels and sowing seed rates, high yield and economic 
efficiency. 
Người phản biện: TS. Nguyễn Như Hải 
Ngày nhận bài: 27/3/2020 
Ngày thông qua phản biện: 28/4/2020 
Ngày duyệt đăng: 5/5/2020 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_anh_huong_cua_cac_muc_phan_bon_va_mat_do_sa_doi_v.pdf