Một số vấn đề về xây dựng trường Trung học Phổ thông chất lượng cao trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay

Thực hiện Luật Thủ đô, ngày 24/6/2013, UBND TP.

Hà Nội đã ra Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND, ban

hành Quy định cụ thể tiêu chí về cơ sở vật chất, đội ngũ

giáo viên (GV), chương trình, phương pháp giảng dạy,

dịch vụ giáo dục chất lượng cao (CLC) áp dụng tại một

số cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông CLC

[1]; đồng thời ra quyết định số 21/2013/QĐ-UBND, ban

hành Quy định về việc bổ sung chương trình giảng dạy

nâng cao, ngoài chương trình giáo dục mầm non, phổ

thông để áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ

thông CLC [2]. Ngay sau đó, ngày 17/7/2013, HĐND

thành phố đã ra Nghị quyết số 15/2013/NQ-HĐND về

cơ chế tài chính áp dụng đối với các cơ sở giáo dục công

lập CLC trên địa bàn Thủ đô [3].

Một số vấn đề về xây dựng trường Trung học Phổ thông chất lượng cao trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay trang 1

Trang 1

Một số vấn đề về xây dựng trường Trung học Phổ thông chất lượng cao trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay trang 2

Trang 2

Một số vấn đề về xây dựng trường Trung học Phổ thông chất lượng cao trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay trang 3

Trang 3

Một số vấn đề về xây dựng trường Trung học Phổ thông chất lượng cao trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay trang 4

Trang 4

Một số vấn đề về xây dựng trường Trung học Phổ thông chất lượng cao trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay trang 5

Trang 5

Một số vấn đề về xây dựng trường Trung học Phổ thông chất lượng cao trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay trang 6

Trang 6

Một số vấn đề về xây dựng trường Trung học Phổ thông chất lượng cao trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 8800
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề về xây dựng trường Trung học Phổ thông chất lượng cao trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề về xây dựng trường Trung học Phổ thông chất lượng cao trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay

Một số vấn đề về xây dựng trường Trung học Phổ thông chất lượng cao trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay
m. Các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học cần được tích 
cực tổ chức để HS được làm việc trong phòng thí nghiệm 
thực hành. 
2.3.4. Về phương pháp giảng dạy 
- Tiếp cận phương pháp dạy học tích cực phù hợp với 
đặc thù bộ môn, gắn kiến thức phổ thông với thực tiễn, 
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong 
dạy học: 
+ Đội ngũ GV được tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng 
thường xuyên để GV luôn nỗ lực, chủ động tiếp cận 
phương pháp dạy học tích cực phù hợp với đặc thù bộ 
môn, phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong quá 
trình tiếp cận, khám phá tri thức. Tiếp cận phương pháp 
giảng dạy tích cực còn thể hiện ở việc GV tăng cường 
các hoạt động thí nghiệm, thực hành cho HS, giao bài tập 
và hướng dẫn HS tự học ở nhà, tự tìm tòi kiến thức và 
tóm tắt theo chuyên đề GV yêu cầu. 
+ Thường xuyên tổ chức các hoạt động nhóm trong 
giờ học ở lớp và ở ngoài nhà trường. Áp dụng phương 
pháp nhằm mục đích phát huy tính tích cực chủ động 
sáng tạo của HS, có khả năng áp dụng vào thực tiễn như: 
phương pháp bàn tay nặn bột, phương pháp dạy và học 
theo dự án, phương pháp thực hành - thí nghiệm 
+ Các tổ/nhóm chuyên môn tích cực đổi mới các hình 
thức sinh hoạt chuyên môn, chú trọng vào việc xây dựng 
các bài giảng mẫu, tháo gỡ các bài giảng, chuyên đề khó, 
quan tâm thích đáng đến những chuyên đề đổi mới 
phương pháp dạy học, coi trọng việc ứng dụng công nghệ 
thông tin trong dạy học, đưa vấn đề ứng dụng công nghệ 
thông tin trong dạy học thành một trong những tiêu chí 
thi đua cá nhân, của tổ nhóm chuyên môn. Mỗi năm học, 
mỗi tổ, nhóm chuyên môn có ít nhất 02 chuyên đề được 
thảo luận sâu, nhà trường thảo luận và tọa đàm ít nhất 
mỗi học kì một lần về phương pháp dạy học có sự hướng 
dẫn của chuyên gia trong nước và ngoài nước. 
- Sử dụng các phương pháp dạy học mở để HS có khả 
năng trải nghiệm, khám phá và làm quen với công tác 
nghiên cứu khoa học: 
+ Để có được những giờ lên lớp theo phương pháp 
dạy học mới, GV của trường chủ động thiết kế bài giảng 
linh hoạt, khoa học, sắp xếp hợp lí các hoạt động của GV 
và HS. Thường xuyên kiểm tra giáo án của các GV theo 
hướng đổi mới phương pháp dạy học, được trao đổi, dự 
giờ rút kinh nghiệm. 
+ Hàng năm có các sản phẩm dự thi những cuộc thi 
nghiên cứu khoa học tiêu biểu như “Cuộc thi nghiên cứu 
khoa học, kĩ thuật dành cho HS trung học” (Intel ISEF). 
- Các tiết dạy đổi mới phương pháp dạy học theo 
hướng dẫn của Bộ và Sở GD-ĐT, đảm bảo các mục tiêu 
về kiến thức, kĩ năng và thái độ: 
+ Mỗi nhà trường cần đặt ra yêu cầu lấy chất lượng 
là một trong những tiêu chí sống còn nên để luôn quan 
tâm, đầu tư cho hoạt động chuyên môn trong đó hoạt 
động đổi mới phương pháp là nhiệm vụ trọng tâm theo 
hướng dẫn của Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT Hà Nội, đảo 
bảo yêu cầu tối thiểu về mục tiêu, chương trình bám sát 
các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ. 
+ Trên cơ sở các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và 
thái độ ở mỗi bộ môn, các tổ, nhóm chuyên môn dưới sự 
chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường tiến hành rà soát 
nội dung chương trình và sách giáo khoa hiện hành để 
loại bỏ những thông tin không thật sự cần thiết, đồng thời 
bổ sung, cập nhật thông tin mới phù hợp. Phát hiện và xử 
lí sao cho trong phạm vi cấp học không còn những nội 
dung dạy học trùng nhau trong từng môn học và giữa các 
môn học; những nội dung, bài học tập, câu hỏi trong sách 
giáo khoa không phù hợp với mục tiêu giáo dục hoặc yêu 
cầu vận dụng kiến thức quá sâu, không phù hợp với nhận 
thức của lứa tuổi HS. 
+ Cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học của từng môn 
trong chương trình hiện hành định hướng phát triển năng 
lực HS thành những bài học mới, có trọng tâm, có chủ đề 
lồng ghép một số vấn đề gắn với thực tiễn đời sống. 
+ Tích cực xây dựng các chủ đề liên môn, đẩy mạnh 
công tác tích hợp liên môn sâu rộng hơn để HS thấy rõ 
được sự tổng hòa của kiến thức, phối kết hợp với các 
phương pháp giảng dạy ở các bộ môn khác nhau để đưa 
đến bài giảng hay nhất nhằm truyền tải tới HS. 
+ Đẩy mạnh và đổi mới việc giảng dạy bộ tài liệu 
“Nếp sống thanh lịch, văn minh” góp phần giữ gìn và 
phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống Thủ đô, giáo dục 
cho HS lòng tự hào về Thăng Long - Hà Nội, từ đó xây 
dựng phong cách HS Hà Nội văn minh, thanh lịch, tạo sự 
chuyển biến mạnh mẽ về lối sống, đạo đức cho HS. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 60-66 
65 
- Có phương pháp đặc thù khuyến khích sự chuyên 
cần, rèn luyện khả năng tự học của HS: 
+ Ngoài các tiết dạy và học trên lớp, một trường 
THPT CLC cần tổ chức được các lần học GV và HS ở 
một số môn sẽ có những chuyến đi tham quan thực tế, 
giúp HS gắn liền giữa lí thuyết và thực tế. Qua mỗi 
chuyến đi, có thể yêu cầu mỗi HS viết bài về những điều 
thực tế các em quan sát thấy và học hỏi từ chuyến đi như 
vậy. Đây là một trong những tiêu chí để GV đánh giá HS 
nhằm khuyến khích sự chuyên cần, rèn luyện khả năng 
tự học của HS. 
+ Song song với đó, GV tích cực giao các bài tập về nhà 
có trọng tâm, trọng điểm, có kiểm tra, đánh giá một cách 
nghiêm túc. Giáo viên trên lớp tích cực tổ chức các phương 
pháp nhằm đánh giá được khả năng tự học của HS. 
+ Chỉ đạo việc tăng cường hướng dẫn HS tự học, tự 
nghiên cứu thông qua việc giao trách nhiệm cho cá nhân 
hoặc nhóm những đơn vị kiến thức cần tìm hiểu, hướng 
dẫn HS cách tổng hợp và làm báo cáo. 
+ Tăng cường các hoạt động của thư viện, có các biện 
pháp thúc đẩy HS tìm tòi sách thư viện của nhà trường. 
Những tài liệu tham khảo tại thư viện sẽ là một kênh 
thông tin hữu ích cho HS tìm tòi tài liệu đối với những 
bài tập và GV giao bên cạnh những phương tiện và tài 
liệu tham khảo khác. 
- Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá HS theo hướng coi 
trọng đánh giá để giúp đỡ HS về phương pháp học tập, 
động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của các em trong 
quá trình dạy học: 
+ Trên cơ sở quá trình đổi mới phương pháp dạy học, 
đội ngũ GV của một trường THPT CLC cần thực hiện 
đổi mới cách kiểm tra, đánh giá HS theo hướng coi trọng 
đánh giá để giúp đỡ HS về phương pháp học tập, động 
viên sự cố gắng, hứng thú của các em trong quá trình tiếp 
cận kiến thức. Cách kiểm tra, đánh giá được thay đổi một 
cách linh hoạt trong mỗi giờ lên lớp, sau mỗi chương và 
mỗi đơn vị kiến thức, tùy thuộc vào năng lực tiếp thu và 
vận dụng trong các hoạt động học của HS. 
+ Bên cạnh đó, GV chú trọng đánh giá quá trình phấn 
đấu rèn luyện trên lớp của HS bằng hồ sơ, bằng nhận xét; 
đánh giá thông qua các bài tiểu luận, đánh giá qua các dự 
án ở cả hoạt động nhóm lẫn cá nhân của từng HS; hay đánh 
giá qua khả năng thuyết trình, khả năng hùng biện một vấn 
đề, khả năng sử dụng sơ đồ tư duy, khả năng sắm vai, khả 
năng hội họa, tổ chức các hoạt động nhóm... thông qua đó 
kịp thời hướng dẫn, góp ý, điều chỉnh nâng cao chất lượng 
các hoạt động học tập và rèn luyện của HS. 
+ Đánh giá HS không những thông qua các hoạt động 
trên lớp mà còn phối kết hợp với công tác Đoàn Thanh 
niên nhà trường về lối sống, cách suy nghĩ phù hợp với 
lứa tuổi bằng cách thông qua các hoạt động giáo dục khác 
phối kết hợp với gia đình và các đoàn thể khác ngoài nhà 
trường nhằm tư vấn cho các em HS lựa chọn đúng với 
khả năng và phong cách suy nghĩ của HS. 
+ Môn Ngoại ngữ cần phải được nhà trường tập trung 
và đẩy mạnh mà tiên phong là môn Tiếng Anh; vì vậy 
xây dựng đề thi, kiểm tra theo ma trận, các câu hỏi trắc 
nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, kiểm tra phần tự luận 
với 4 kĩ năng nghe, nói đọc, viết. Đánh giá các chỉ số trí 
tuệ (IQ, AQ, EQ, ). 
+ Tăng cường bồi dưỡng GV về kĩ năng ra đề, soạn 
đáp án và chấm bài thi, kiểm tra bằng hình thức tự luận, 
trắc nghiệm các cấp độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng 
nâng cao; nên dành tối thiểu 50% cho các nội dung thông 
hiểu, vận dụng nâng cao. 
+ Thường xuyên tổ chức các kì thi để chọn lọc những 
HS giỏi bổ sung vào đội tuyển HS giỏi của nhà trường, các 
cuộc thi khác do Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức như: Chuyên 
đề Tích hợp giáo dục nếp sống Thanh lịch - Văn minh cho 
HS; Hội thao Giáo dục - Quốc phòng an ninh; cuộc thi 
Khoa học kĩ thuật và vận dụng kiến thức liên môn để giải 
quyết tình huống trong thực tiễn dành cho HS. 
- GV chủ động thiết kế bài giảng linh hoạt, khoa học, 
sắp xếp hợp lí các hoạt động của GV và HS; phối hợp tốt 
giữa làm việc cá nhân và theo nhóm: 
+ Trường THPT CLC cần đầu tư các phòng học chức 
năng, hệ thống máy chiếu, máy tính đủ mạnh, liên tục 
cập nhật và cài đặt các phần mềm để mỗi nhóm chuyên 
môn thiết kế bài giảng được thuận lợi, trao đổi, học hỏi 
kinh nghiệm của đồng nghiệp một cách có hiệu quả. Giáo 
viên tích cực tự tìm tòi khám phá các phương pháp mới 
thông qua đồng nghiệp, sách báo, trên Internet để làm 
phong phú bài giảng của mình. 
+ Các tổ/ nhóm chuyên môn cần thường xuyên dự 
giờ thăm lớp trú trọng coi việc chủ động thiết kế bài giảng 
linh hoạt, khoa học, sắp xếp hợp lí các hoạt động của GV 
và HS; phối hợp tốt giữa làm việc cá nhân và theo nhóm 
trong việc đánh giá tiết dạy của GV. 
2.3.5. Về tiêu chí các dịch vụ chất lượng cao trong giáo dục 
- Đủ khả năng tổ chức đưa đón HS: Trường THPT 
CLC cần được xây dựng sao cho có đủ điều kiện tổ chức 
đưa đón trẻ tùy vào nhu cầu thực tế. 
- Cần xây dựng để có bán trú cho HS với các điều 
kiện sinh hoạt hiện đại, khoa học: + Trường THPT CLC 
cần đủ khả năng tổ chức học bán trú cho HS tại trường. 
Để đảm bảo cho HS học 2 buổi/ ngày, nhà trường cần 
xây căng tin, quản lí giờ ăn trưa với những thực phẩm đa 
dạng đảm bảo an toàn vệ sinh và đảm bảo HS nghỉ trưa 
tại trường một cách an toàn; + Nhà trường phải bố trí cán 
bộ chuyên trách để phục vụ nhu cầu bán trú của HS. Lên 
lịch một cách khoa học, thay đổi các khẩu phần ăn đa 
dạng đầy đủ năng lượng cho HS; + Nhà trường cần có 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 60-66 
66 
các nhà tập đa năng, thành lập các câu lạc bộ thể dục thể 
thao, HS có thể tập luyện và thi đấu tại trường, đảm bảo 
HS có thời gian giải trí và luyện tập thể dục thể thao; 
+ Nên xây dựng cả những khu vui chơi khác như phòng 
chiếu phim dành cho HS; 
- HS phải được tiếp cận với thực tế và học tập theo 
chuyên đề, làm quen với phòng thí nghiệm thực hành: 
+ Các hoạt động khác như ngoại khóa, dạy kĩ năng sống, 
xã hội, giáo dục hướng nghiệp, tư vấn du học được nhà 
trường trú trọng và tích cực triển khai tới HS. Giáo viên 
hướng dẫn HS hướng tới mỗi HS là một “đại sứ thân 
thiện”; + Hàng năm, thực hiện tổ chức các chương trình 
giao lưu với HS trong nước ở một số trường trung học cơ 
sở, THPT, đại học, cao đẳng trong địa bàn thành phố 
hoặc các địa phương khác và nước ngoài tùy theo tình 
hình cụ thể; + Ngoài các chuyên đề trên, lớp ở từng bộ 
môn, HS còn được thực tập thực tế bên ngoài trường học, 
mỗi năm học phải có các chuyến đi thực tế theo chuyên 
đề; + 100% HS toàn trường được tham gia thí nghiệm 
thực hành theo yêu cầu chung của Bộ GD-ĐT. Đổi mới 
phương pháp dạy học, trong đó có cả đổi mới phương 
pháp dạy thực hành, nhằm nâng cao khả năng ứng dụng 
thực tiễn của HS, là bước đi đầu tiên để hình thành nhà 
khoa học trong tương lai. 
- Cam kết chất lượng giáo dục và các điều kiện đảo 
bảo chất lượng giáo dục: Trong quá trình xây dựng 
những năm đầu tiên, vẫn phải đảm bảo chất lượng giáo 
dục toàn diện, có HS giỏi cấp thành phố và quốc gia; học 
lực khá giỏi 90%, không có HS yếu kém; hạnh kiểm 
100% xếp loại khá, tốt; không có HS nào bỏ học, lưu ban; 
100% HS đỗ tốt nghiệp trong tổng số HS tham dự kì thi; 
100% HS được tham gia các chương trình học kĩ năng 
sống, hoạt động xã hội; kết quả giáo dục hướng nghiệp, 
nghề đạt 100% khá, giỏi; trên 90% HS đỗ nguyện vọng 
1 vào các trường đại học trong nước; hướng tới có HS du 
học người nước; mức độ hài lòng của phụ huynh đạt 80% 
đánh giá tốt trở lên về mối quan hệ giữa nhà trường, gia 
đình và chất lượng giáo dục. 
Mỗi năm nhà trường tổ chức ít nhất 3 cuộc họp với cha 
mẹ HS. Hàng tháng, cha mẹ HS nhận được kết quả thông 
báo về tình hình học tập và rèn luyện đạo đức của từng HS 
trong tháng đó và tình hình hoạt động của tháng tới. Nhà 
trường xây dựng hệ thống sổ liên lạc điện tử tới từng GV, 
cán bộ nhân viên và từng phụ huynh HS trong nhà trường 
đảm bảo cho việc thông tin liên lạc được xuyên suốt. Bên 
cạnh đó, trong những ngày lễ trọng đại, các hoạt động giáo 
dục của nhà trường đều có sự chung vui của Ban đại diện 
cha mẹ HS và nhiều cha mẹ HS các lớp. 
3. Kết luận 
Như vậy, trường THPT CLC là một trường THPT 
với đầy đủ chức năng, quyền hạn và đáp ứng được những 
tiêu chí cụ thể về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, GV, 
chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy và các 
tiêu chí về dịch vụ CLC trong giáo dục. Việc xây dựng 
trường THPT CLC đòi hỏi sự có mặt, chung sức và phối 
hợp giữa UBND Thành phố, Sở GD-ĐT với các phòng 
ban trực thuộc ở các cấp quận, huyện, thị xã, với các đơn 
vị trường thực hiện việc xây dựng mô hình THPT CLC 
và với nhân dân địa phương. Việc xây dựng này cần được 
thực hiện theo một lộ trình cụ thể, khoa học, từng bước 
hoàn thiện các tiêu chí đề ra cho một trường THPT CLC. 
Nó cũng đòi hỏi công tác thanh tra, giám sát nghiêm ngặt 
của các cấp chính quyền nhằm đảm bảo việc xây dựng đi 
đúng đường lối, chính sách, được hiệu quả, đúng lộ trình 
và tạo được sự đóng góp tích cực trong việc nâng cao 
chất lượng giáo dục phổ thông. 
Tài liệu tham khảo 
[1] UBND thành phố Hà Nội (2013). Quyết định số 
20/2013/QĐ-UBND ngày 24/6/2013 về ban hành 
Quy định cụ thể tiêu chí về cơ sở vật chất, đội ngũ 
giáo viên, chương trình, phương pháp giảng dạy, 
dịch vụ giáo dục chất lượng cao áp dụng tại một số 
cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông chất 
lượng cao. 
[2] UBND thành phố Hà Nội (2013). Quyết định số 
21/2013/QĐ-UBND ngày 24/6/2013 về ban hành 
Quy định về việc bổ sung chương trình giảng dạy 
nâng cao, ngoài chương trình giáo dục mầm non, 
phổ thông để áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm 
non, phổ thông chất lượng cao. 
[3] HĐND thành phố Hà Nội (2013). Nghị quyết số 
15/2013/NQ-HĐND ngày 17/7/2013 về Cơ chế tài 
chính áp dụng đối với các cơ sở giáo dục công lập 
chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô. 
[4] Bộ GD-ĐT (2011). Theo thông tư số 12/2011/TT-
BGDĐT ngày 28/3/2011 về Ban hành điều lệ trường 
trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và 
trường phổ thông có nhiều cấp học. 
[5] Quốc hội (2012). Luật Thủ đô (Luật số: 
25/2012/QH13 ngày 21/11/2012). 
[6] UBND thành phố Hà Nội (2013). Chỉ thị số 10/CT-
UBND ngày 25/10/2018 về nhiệm vụ chủ yếu năm 
học 2018-2019 của ngành GD-ĐT thành phố Hà Nội. 
[7] Bộ GD-ĐT (2018). Chỉ thị số 2919/CT-BGDĐT 
ngày 10/8/2018 về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018-
2019 của ngành Giáo dục. 
[8] Thủ tướng Chính phủ (2014). Quyết định số 
1625/QĐ-TTg ngày 11/9/2014 về phê duyệt Đề án 
Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho 
giáo viên giai đoạn 2014-2015 và lộ trình đến năm 
2020. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_ve_xay_dung_truong_trung_hoc_pho_thong_chat_lu.pdf