Một số vấn đề về sinh viên khởi nghiệp hiện nay

Một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay là phải nâng cao khả

năng cho sinh viên trong quá trình khởi nghiệp, từ việc củng cố tinh thần kinh

doanh, hình thành ý tưởng khởi nghiệp cho tới việc xây dựng văn hóa khởi

nghiệp. Kết quả khảo sát một số sinh viên ở các trường đại học mà tác giả tham

gia giảng dạy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh cho thấy, cần

có những tác động mạnh mẽ hơn nữa nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong

sinh viên. Với phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp khảo sát thực tiễn qua

tiếp xúc trực tiếp, kế thừa và phát triển, tham luận tập trung vào ba vấn đề chính:

(1) khái quát lí luận về khởi nghiệp; (2) thực trạng về sinh viên khởi nghiệp; và

(3) một số giải pháp chủ yếu

Một số vấn đề về sinh viên khởi nghiệp hiện nay trang 1

Trang 1

Một số vấn đề về sinh viên khởi nghiệp hiện nay trang 2

Trang 2

Một số vấn đề về sinh viên khởi nghiệp hiện nay trang 3

Trang 3

Một số vấn đề về sinh viên khởi nghiệp hiện nay trang 4

Trang 4

Một số vấn đề về sinh viên khởi nghiệp hiện nay trang 5

Trang 5

Một số vấn đề về sinh viên khởi nghiệp hiện nay trang 6

Trang 6

Một số vấn đề về sinh viên khởi nghiệp hiện nay trang 7

Trang 7

Một số vấn đề về sinh viên khởi nghiệp hiện nay trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 3580
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề về sinh viên khởi nghiệp hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề về sinh viên khởi nghiệp hiện nay

Một số vấn đề về sinh viên khởi nghiệp hiện nay
sẽ rất dễ lạc lối 
ngay trong bước chân khởi đầu. Khi đã có ý tưởng và kế hoạch, các thành viên 
trong nhóm bắt tay vào thực hiện nó. 
Giai đoạn 2 – Thử thách: Sau khi kết thúc giai đoạn 1, đây sẽ là quãng thời 
gian khó khăn nhất cho các công ti khởi nghiệp. Hơn 80% các công ti khởi nghiệp 
tại Việt Nam không thể vượt giai đoạn này và nhanh chóng đi đến thất bại hoặc 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
276 
phải thay đổi mô hình. Thời điểm này, các thành viên thường sẽ bị "vỡ mộng" do 
kết quả đặt ra không như mong muốn, các yếu tố khách quan và chủ quan tác 
động khiến cho số lượng nhân sự giảm so với lúc khởi đầu. 
Giai đoạn 3 – Hòa nhập: Đây được xem như giai đoạn phục hồi sau khó 
khăn của các công ti khởi nghiệp. Năng suất lao động tăng, các thành viên làm 
việc ăn ý và hiểu nhau hơn. Công ti bắt đầu có doanh thu hoặc không bị thua lỗ 
quá nhiều. Các mục tiêu trong ngắn hạn dần đạt được, công ti sẽ hướng đến việc 
xây dựng các cơ sở hạ tầng, đội ngũ nhân sự để phục vụ cho các kế hoạch "dài 
hơi". 
Giai đoạn 4 – Phát triển: Là giai đoạn trong mơ, là mục tiêu hướng đến của 
bất kì công ti khởi nghiệp nào. Ở giai đoạn này, các co-founders sẽ đề ra những kế 
hoạch, nhưng mục tiêu dài hạn. Bộ máy doanh nghiệp bắt đầu đi vào "guồng". 
Kinh nghiệm, kĩ năng chuyên môn của đội ngũ nhân sự sẽ giúp công ti có bước 
phát triển rất nhanh [3]. 
3. THỰC TRẠNG SINH VIÊN KHỞI NGHIỆP 
Hiện nay, việc khởi nghiệp trong SV đã được Chính phủ, Trung ương Đoàn 
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quan tâm và hỗ trợ tận tình cho các SV có ý 
định khởi nghiệp. Điển hình là Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí 
Minh đã phát động chương trình “Thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2016 – 2021 
và đã có những hỗ trợ thiết thực để thanh niên, SV khởi nghiệp. Các trường đại 
học đã tổ chức các hội thảo về khởi nghiệp nhằm tạo điều kiện cho SV tiếp cận và 
nhận thức về khởi nghiệp. Tuy nhiên, nhìn từ khía cạnh khách quan, sự nhận thức 
và sự quan tâm về “khởi nghiệp” ở SV còn ở mức độ chưa tích cực; vậy vấn đề 
đặt ra ở đây là “lí do tại sao SV chưa thực sự quan tâm về khởi nghiệp?” Theo các 
chuyên gia, trước vấn đề khởi nghiệp, SV thường sợ thất bại, nảy sinh tâm lí an 
phận và muốn tìm kiếm công việc với mức lương phù hợp thay vì khởi nghiệp. 
Nhiều SV còn thiếu tự tin, tâm lí e ngại, nhất là với những cái mới. Bên cạnh đó, 
tại các trường, các hoạt động về khởi nghiệp chưa nhiều: Thường chỉ giới hạn ở 
mức “lâu lâu” mời các chuyên gia hoặc cựu SV thành đạt về báo cáo kinh nghiệm; 
các tổ chức đoàn, và hội SV chưa triển khai sôi động chương trình “Thanh niên 
khởi nghiệp” của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã phát 
động, hình thức chưa lôi cuốn, chưa kích thích sự tò mò và khám phá của SV. 
* Thuận lợi và khó khăn trong khởi nghiệp 
Sự phát triển của xã hội ngày nay, sự quan tâm từ Chính phủ cũng như 
Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã tạo ra không ít những cơ 
hội cho SV. Tuy nhiên, nó cũng gây ra không ít những thách thức mà SV cần phải 
đối mặt và vượt qua. SV có lợi thế là sức trẻ, không ngại khó và sẵn sàng "làm 
lại" nếu có thất bại. Nếu bạn cần một đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động với 
giá rẻ thì các bạn có thể dễ dàng tìm được từ bạn bè, những người bạn đồng hành 
sẵn sàng hỗ trợ khi bạn cần. Vì chúng ta biết, thật sự SV khó có thể tìm ra đội ngũ 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
277 
nhân viên nhiệt tình, năng động và có sẵn kiến thức với giá rẻ hơn giá thị trường 
rất nhiều. SV không bị áp lực về gánh nặng gia đình hoặc tài chính nên dễ dàng 
chấp nhận rủi ro. Nếu dự án kinh doanh của SV thành công, nó sẽ mang lại không 
những về mặt vật chất mà còn chứng minh được năng lực và sự nhạy bén của bản 
thân. Trường hợp thất bại, SV sẽ nhanh chóng quay trở lại với cuộc sống thường 
ngày của mình. Quan trọng hơn cả, khi thất bại, cũng tức là nhận được bài học 
quý về cách quản lí, kinh doanh, đây cũng là một điểm "sáng" trong hồ sơ ứng 
tuyển với các nhà tuyển dụng của SV. 
Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành khác đã phát động 
cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp thanh niên”. Cuộc thi giúp cho nhiều SV 
có thể thỏa sức đam mê với những ý tưởng khởi nghiệp. Những cuộc thi thực tế 
như thế sẽ giúp SV tích lũy thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm để tiến xa hơn 
nữa trong sự nghiệp khởi nghiệp. 
Thời gian qua, các cấp Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (LHTNVN) 
Thành phố Hồ Chí Minh đã đồng hành với bạn trẻ trong quá trình lập nghiệp, khởi 
nghiệp, làm ăn, cụ thể hóa bằng những hỗ trợ về vốn, kĩ năng và môi trường kết 
nối. Các cấp hội đã khai thác hàng nghìn tỉ đồng để hỗ trợ cho bạn trẻ làm ăn, lập 
nghiệp, khởi nghiệp. Tại các cơ sở hội cũng có nhiều mô hình hỗ trợ thanh niên 
khởi nghiệp như Không gian khởi nghiệp thanh niên, Câu lạc bộ hỗ trợ thanh 
niên khởi nghiệp... của Hội LHTN VN Quận 4, Quận 10, quận Bình Thạnh – TP. 
HCM. Các bạn trẻ khởi nghiệp của Quận 4 đã có hẳn không gian khởi nghiệp 
thanh niên "đóng đô" tại một cao ốc. Ở đó, các bạn cần thuê mặt bằng giá ưu đãi 
hoặc tìm kiếm cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm cũng được Hội LHTN VN 
quận hỗ trợ. Chị Tô Phương Thảo – Phó Chủ tịch Hội LHTN VN Quận 4, Chủ 
nhiệm Câu lạc bộ thanh niên khởi nghiệp, cho hay [4]: ‘Chúng tôi tạo nhiều điều 
kiện nhất có thể để các bạn khởi nghiệp, từ việc tín chấp các nguồn vốn để các 
bạn vay cho đến việc tổ chức những lớp đào tạo kĩ năng quản lí cho doanh 
nghiệp’. Nói riêng về nguồn quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trong nhiệm kì qua 
đã được nâng quy mô từ 30 tỉ đồng lên 100 tỉ và như thế đã có nhiều dự án được 
tiếp cận vốn vay ưu đãi. Nhiều dự án được vay đến 600 triệu đồng cũng không 
cần tài sản thế chấp [4]. 
Nhiệm kì 2014 – 2019, các cấp hội đã hỗ trợ phát vay cho thanh niên làm 
kinh tế, khởi nghiệp với hơn 1.000 tỉ đồng từ các nguồn quỹ; tổ chức hơn 700 lớp 
tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng khởi nghiệp, quản trị doanh nghiệp nhỏ và 
vừa, kĩ năng quản lí và sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả; duy trì 86 câu lạc bộ, 
đội, nhóm thanh niên khởi nghiệp [4]. 
Bên cạnh đó, trường học là nơi cung cấp kiến thức nền tảng, SV liên tục 
được giảng viên trau dồi kiến thức là cơ sở lí thuyết vững chắc để họ dễ dàng lập 
ra kế hoạch cụ thể cho các dự án khởi nghiệp của mình. Ngoài ra, trường học là 
nơi sản sinh ý tưởng kinh doanh và thúc đẩy sự sáng tạo, tiền đề cho các dự án 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
278 
khởi nghiệp. Có rất nhiều mô hình kinh doanh được nảy sinh từ nhu cầu học tập, 
cá nhân của SV hoặc phục vụ cộng đồng xã hội. Nếu trường học thực sự là môi 
trường tốt thì đây sẽ là nơi giúp ích cho rất nhiều SV. Tuy nhiên, để có thể khởi 
nghiệp, SV cũng gặp không ít khó khăn khi đang ở độ tuổi còn ở giảng đường đại 
học. 
Thứ nhất: Để khởi nghiệp, việc tìm cho mình một ý tưởng là hết sức quan 
trọng. Bên cạnh đó, SV còn phải biết đánh giá được tính khả thi của ý tưởng để có 
thể bắt đầu thực hiện. Bởi vì SV là những người trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm. 
Vì vậy, để đưa ra một ý tưởng đã khó mà còn phải đánh giá được tính khả thi của 
ý tưởng thì quả thật là cả một vấn đề. 
 Thứ hai, SV là những người trẻ về mọi mặt, là những người đầy nhiệt huyết 
nhưng nhiệt huyết không là yếu tố tất yếu để quyết định SV thành công khi họ 
không có nguồn vốn cũng khó có nguồn vốn hỗ trợ thích hợp. Có thể ý tưởng của 
SV rất hay và độc đáo, thậm chí có tính khả thi rất cao nhưng SV lại không có 
nguồn vốn thực hiện. 
4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 
Để khắc phục, thu hút và tạo cơ sở cho các bạn SV trên hành trang khởi 
nghiệp, việc tìm ra giải pháp là hết sức cần thiết. 
Một là: Đối với SV, hãy trau dồi, học hỏi thêm những kiến thức từ thầy cô 
truyền đạt, từ kinh nghiệm trong cuộc sống, từ những người đi trước và hãy biến 
thất bại của người đi trước thành thành công của mình. 
Hai là: Chuẩn bị cho mình các kĩ năng cần thiết như kĩ năng làm việc nhóm, 
quản lí thời gian và công việc, khả năng thuyết phục và lãnh đạo. Những kĩ 
năng này SV có thể rèn luyện cho mình từ trong học tập và tham gia các phong 
trào do đoàn – hội phát động để giúp SV rèn luyện được nhiều kĩ năng cần thiết. 
Để có kiến thức tốt, SV phải không ngừng học tập, trau dồi kiến thức từ giảng 
viên, chuyên gia cố vấn, doanh nhân, liên tục học sách chuyên ngành để rút ra 
kinh nghiệm cho bản thân. Ngoài ra, khi khởi nghiệp, chính những bài học rút ra 
từ thực tế sẽ cho SV kiến thức vững vàng nhất. Việc vận dụng các kiến thức 
chuyên môn vào thực tiễn sẽ giúp SV nắm bắt và hiểu rõ hơn những gì được thầy 
cô truyền đạt. 
Ba là: Thật kiên trì và chăm chỉ. Khởi nghiệp là SV đã nghĩ đến thành công, 
phải nhanh chóng kiếm được lợi nhuận. Để đạt được thành công, trong mọi công 
việc cũng như trong quá trình học tập, hãy tạo cho mình sự trung thực, uy tín để 
có được lòng tin với khách hàng, đối tác. Phẩm chất luôn là yếu tố quan trọng mà 
SV cần rèn giũa bản thân. 
Bốn là: Có ý chí và khát vọng được làm giàu. Khi ý chí và khát vọng làm 
giàu luôn chảy trong tim bạn thì không có thất bại nào có thể làm bạn chùn bước, 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
279 
thất bại chỉ là động lực và là cơ hội để bạn có thể vươn lên khởi đầu lại để đạt 
được thành công. 
Năm là: Lập rõ kế hoạch khởi nghiệp. Khi bạn có ý tưởng kinh doanh, để 
khởi nghiệp, bạn phải xác định ý tưởng đó có phù hợp với sở thích và khả năng 
của mình hay không. Bạn phải phác thảo sơ bộ và lập mục tiêu, kế hoạch rõ ràng 
để biến ý tưởng thành việc kinh doanh. Thậm chí, khi có kế hoạch cụ thể, bạn có 
thể kêu gọi các nhà đầu tư cho ý tưởng kinh doanh của mình. Việc học hỏi kinh 
nghiệm từ những người đi trước sẽ giúp doanh nghiệp non trẻ tránh khỏi những 
“vết xe đổ” và những thất bại không đáng có. 
Sáu là: Không sợ thất bại, ‘thất bại là mẹ thành công’. Phải trải qua những 
khó khăn, thử thách mới có thể gặt hái được thành công. Thành quả sẽ đến với 
những người không ngừng nỗ lực. Nếu SV đang có ý tưởng kinh doanh, hãy cứ 
mạnh dạn bắt tay vào khởi nghiệp. 
Bảy là: Nhà trường và tổ chức đoàn – hội cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động 
tuyên truyền, nâng cao nhận thức của SV đối với hoạt động khởi nghiệp; chú 
trọng truyền thông trên các kênh SV thường tiếp cận và tương tác, trong đó, có cả 
mạng xã hội. Ngoài ra, các tổ chức cũng cần triển khai nhiều hơn các hoạt động 
về khởi nghiệp liên quan đến các ngành đang đào tạo, cách làm cần đa dạng về 
hình thức và hấp dẫn về nội dung, có thể tổ chức nhiều các buổi giao lưu với 
doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực khởi nghiệp nhằm thu hút sự quan tâm của 
SV. 
Tám là: Với góc độ quản lí nhà nước, trong thời gian tới, việc xây dựng các 
hành lang pháp lí và hệ sinh thái khởi nghiệp thật sự cần thiết để hỗ trợ cho SV 
mới bước vào cuộc chơi. Đồng thời, nếu được chuẩn bị kĩ kiến thức pháp lí và 
kinh nghiệm thương trường, những vấn đề pháp lí sẽ không còn là rào cản, thậm 
chí sẽ trở thành bước đệm đưa doanh nghiệp tiến xa hơn và thành công trong hoạt 
động kinh doanh khởi nghiệp. 
Triển khai sâu rộng vào thực tiễn Đề án “Hỗ trợ học sinh – sinh viên khởi 
nghiệp đến năm 2025” được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1665/QĐ-
TTg ngày 30/10/2017. Mục đích của đề án bao gồm: thúc đẩy tinh thần khởi 
nghiệp của học sinh – sinh viên trên toàn quốc; tạo môi trường hỗ trợ học sinh – 
sinh viên khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục; thúc đẩy hình thành các dự án 
kinh doanh, dự án khởi nghiệp của học sinh – sinh viên thông qua các cuộc thi [5]. 
5. KẾT LUẬN 
Hiện nay, các quốc gia trên thế giới nghiên cứu đề tài khởi nghiệp rất nhiều 
với định hướng về một xã hội, đất nước tốt đẹp, giàu mạnh khi có những doanh 
nghiệp mới được thành lập để cung cấp các giá trị mới cho toàn xã hội. Đối tượng 
nghiên cứu khởi nghiệp đặc trưng là thanh niên – sinh viên. Vì đối tượng này là 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
280 
thành phần có nhiều tiềm năng khi có các tính cách đặc trưng về sự năng động và 
sáng tạo. 
Cùng với những quyết tâm trong điều hành của Chính phủ, sự nỗ lực của 
các cơ quan hữu quan, phong trào hướng dẫn SV khởi nghiệp đang được thực hiện 
rộng rãi trong nhiều trường đại học và cơ sở đào tạo. 
SV có lợi thế là sức trẻ, không ngại khó và sẵn sàng "làm lại" nếu có thất 
bại. SV không bị áp lực về gánh nặng gia đình hoặc tài chính nên dễ dàng chấp 
nhận rủi ro. Nếu dự án kinh doanh của SV thành công -– chứng minh được năng 
lực và sự nhạy bén của bản thân; trường hợp thất bại, SV sẽ nhanh chóng quay trở 
lại với cuộc sống thường ngày của mình. Quan trọng hơn cả, khi thất bại SV nhận 
được bài học quý về cách quản lí, kinh doanh; đây cũng là một điểm "sáng" trong 
hồ sơ ứng tuyển với các nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, SV luôn có những người 
bạn đồng hành, sẵn sàng hỗ trợ khi cần trong khi các bạn khó có thể tìm ra đội 
ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động và có sẵn kiến thức với giá rẻ hơn giá thị 
trường rất nhiều. Các tố chất cần thiết cho một sinh viên khởi nghiệp là một quá 
trình khó khăn và có rất nhiều trở ngại. Chính vì thế, SV cần phải trang bị cho 
mình những yếu tố cơ bản trên để giúp khởi nghiệp tốt hơn. 
Cuối cùng, các bạn SV đã, đang và sẽ có ý tưởng kinh doanh, các bạn hãy 
cứ mạnh dạn bắt tay vào việc khởi nghiệp, bắt tay vào việc thực hiện ước mơ của 
mình giống như một câu nói của shark Lê Đăng Khoa [6], ‘Muốn khởi nghiệp, 
hãy cứ dấn thân, hãy cứ đam mê và hãy cứ liều một cách có tính toán’. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Trương Gia Bình. Đừng nhầm lẫn, bán cà phê, bán phở thì không thể gọi là 
khởi nghiệp!. Truy cập từ https://baodautu.vn/chu-tich-fpt-truong-gia-binh-
dung-nham-lan-ban-ca-phe-ban-pho-thi-khong-the-goi-la-khoi-nghiep-
d54889.html [Ngày truy cập 22/11/2020]. 
[2] Bộ Khoa học và Công nghệ. Lập nghiệp không đồng nghĩa với khởi nghiệp. 
Truy cập từ: https://khoinghieptre.vn/bo-khoa-hoc-lap-nghiep-khong-dong-
nghia-voi-khoi-nghiep [Ngày truy cập 22/11/2020]. 
[3] Khởi nghiệp là gì, cần những yếu tố nào và làm sao để khởi nghiệp thành 
công? Truy cập từ https://enternews.vn/khoi-nghiep-la-gi-can-nhung-yeu-to-
nao-va-lam-sao-de-khoi-nghiep-thanh-cong-130630.html [Ngày truy cập 
22/11/2020]. 
[4] Hồ Đức Đoàn. Đồng hành với bạn trẻ khởi nghiệp. Truy cập từ: 
[Ngày truy cập 22/11/2020]. 
Hội thảo Khoa học 
“Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 
281 
[5] Cam kết hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp. Truy cập từ 
https://nhandan.com.vn/baothoinay-xahoi-songtre/cam-ket-ho-tro-sinh-vien-
khoi-nghiep-361041/ [Ngày truy cập 22/11/2020]. 
[6] Khởi nghiệp trong sinh viên, những cơ hội – thách thức. Truy cập từ 
9944&Itemid=118 [Ngày truy cập 22/11/2020]. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_ve_sinh_vien_khoi_nghiep_hien_nay.pdf