Một số khó khăn và vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ lao động nhập cư tiếp cận dịch vụ y tế tại làng Eahdil, tỉnh Đắk-Lăk

Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm mô tả các khó khăn mà lao động nhập cư (LĐNC) trong việc tiếp cận

các dịch vụ y tế; và phân tích vai trò của nhân viên công tác xã hội (CTXH) trong việc hỗ trợ lao động

nhập cư tiếp cận dịch vụ y tế tại làng Eahdil, tỉnh Đắk-Lắk.

Phương pháp nghiên cứu: Thông qua phỏng vấn bán cấu trúc 30 LĐNC, thảo luận nhóm hai phiên

cùng các đại diện LĐNC đến từ Núi phía Bắc, Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và

Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu thực hiện tại làng Eahdil, tỉnh Đắk-Lắk từ tháng 1 - 4 năm 2015.

Kết quả: Nghiên cứu đã mô tả bốn nhóm yếu tố: Kinh tế-xã hội, điều kiện chính trị - xã hội, văn hóa -

xã hội và môi trường - khí hậu khắc nghiệt là rào cản khiến LĐNC gặp khó khăn trong việc tiếp cận các

dịch vụ y tế. Ngoài ra, nghiên cứu đã phân tích vai trò nhân viên CTXH trong việc hỗ trợ LĐNC thông

qua các hoạt động sau: vai trò truyền thông-nâng cao nhận thức, tham vấn tâm lý, và kết nối nguồn lực.

Kết luận: Hiểu được các yếu tố cản trở LĐNC tiếp cận dịch vụ y tế và sự cần thiết của nhân viên CTXH

trong lỉnh vực sức khỏe y tế trong cộng đồng. Khuyến nghị cơ quan quản lý nhà nước cần tạo điều kiện

thuận lợi cho LĐNC đăng ký tạm trú, các chương trình, chính sách việc làm, để họ để dàng tiếp cận các

dịch vụ y tế tại địa phương cho LĐNC. Tại xã (phường) cần thiết có nhân viên CTXH chuyên nghiệp để

hỗ trợ trực tiếp nhóm LĐNC.

Một số khó khăn và vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ lao động nhập cư tiếp cận dịch vụ y tế tại làng Eahdil, tỉnh Đắk-Lăk trang 1

Trang 1

Một số khó khăn và vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ lao động nhập cư tiếp cận dịch vụ y tế tại làng Eahdil, tỉnh Đắk-Lăk trang 2

Trang 2

Một số khó khăn và vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ lao động nhập cư tiếp cận dịch vụ y tế tại làng Eahdil, tỉnh Đắk-Lăk trang 3

Trang 3

Một số khó khăn và vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ lao động nhập cư tiếp cận dịch vụ y tế tại làng Eahdil, tỉnh Đắk-Lăk trang 4

Trang 4

Một số khó khăn và vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ lao động nhập cư tiếp cận dịch vụ y tế tại làng Eahdil, tỉnh Đắk-Lăk trang 5

Trang 5

Một số khó khăn và vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ lao động nhập cư tiếp cận dịch vụ y tế tại làng Eahdil, tỉnh Đắk-Lăk trang 6

Trang 6

Một số khó khăn và vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ lao động nhập cư tiếp cận dịch vụ y tế tại làng Eahdil, tỉnh Đắk-Lăk trang 7

Trang 7

Một số khó khăn và vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ lao động nhập cư tiếp cận dịch vụ y tế tại làng Eahdil, tỉnh Đắk-Lăk trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 5060
Bạn đang xem tài liệu "Một số khó khăn và vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ lao động nhập cư tiếp cận dịch vụ y tế tại làng Eahdil, tỉnh Đắk-Lăk", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số khó khăn và vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ lao động nhập cư tiếp cận dịch vụ y tế tại làng Eahdil, tỉnh Đắk-Lăk

Một số khó khăn và vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ lao động nhập cư tiếp cận dịch vụ y tế tại làng Eahdil, tỉnh Đắk-Lăk
g bệnh 
dịch, ý thức bảo vệ mội trường sống, thông 
tin chính sách vv giúp LĐNC. Theo lời kể 
của nữ LĐNC liên quan đến vai trò nhân viên 
CTXH trong việc truyền thông nâng cao nhận 
như sau, “Tất cả thông tin trên loa tại làng 
dùng tiếng bảng địa, LĐNC không hiểu, nhờ 
có nhân viên CTXH nên mỗi khi có đoàn phát 
nhu yếu phẩm và vật dụng y tế thì chị dẫn các 
con nhỏ đến xin, thuốc và các vật phẩm y tế 
đó đã giúp gia đình tôi trụ lại, và có thể sống 
được nơi rừng thiêng, nước độc này”. Trùng 
với chia sẻ trong thảo luận nhóm các đại diện 
và lãnh đạo nhóm cho rằng các thông tin về 
chính sách và các chiến dịch vệ sinh dịch tể 
trong cộng đồng, cũng như các chương trình 
phát vécxin miễn phí (chăn màn, thuốc sốt 
rét, kháng viêm, nhiễm trùng vv) thì được 
nhân viên CTXH báo, đồng thời hỗ trợ cùng 
LĐNC tới điểm cấp phát xin. Tại thảo luận 
nhóm các đại điện LĐNC nhận định nhân 
viên CTXH đã lồng ghép nâng cao nhân thức 
và năng lực cho LĐNC thông qua việc tổ chức 
các buổi chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm trong 
sản xuất sạch, hợp vệ sinh, bảo vệ (trong các 
lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt tại 
các hộ gia đình) với mục tiêu hướng chúng tôi 
(LĐNC) đến các mục tiêu vì sức khỏe cộng 
đồng, có thái độ và hành vi tích cực, phù hợp 
để xây dựng cộng đồng.
Nhân viên CTXH cũng trang bị cho LĐNC 
các hiểu biết và nhận thức về các vấn đề liên 
quan đến sức khỏe, y tế, vệ sinh an toàn thực 
phẩm, kết hợp với ý thức bảo vệ môi trường 
(đất, nguồn nước, vệ sinh chung nơi công cộng), 
Lê Văn Công
74
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 01-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.01-2020)
nhằm hạn chế tối đa các bệnh dịch và truyền 
nhiễm (sốt rét, sốt xuất huyết và các bệnh nhiễm 
trùng da). Chia sẻ nữ LĐNC “...việc nâng cao ý 
thức sức khỏe cộng đồng tại làng là các chương 
trình làm vệ sinh, làm sạch nơi ở, chấm dứt tình 
trạng làm ô nhiễm nước, xóa điểm nước tù đọng 
và bãi rác thải để bảo đảm sức khỏe cá nhân, 
gia đình và cộng đồng vv”. 
Bên cạch đó, 23 LĐNC nhận định nhân viên 
CTXH có vai trò hỗ trợ tâm lý cho LĐNC. 
Việc hỗ trợ tâm lý thể hiện qua việc nhân viên 
CTXH: tìm hiểu, lắng nghe các khó khăn, 
động viên, đồng hành cùng LĐNC vượt khó 
khăn. Trong thảo luận nhóm cho thấy trong 
giai đoạn đầu, nhân viên CTXH chủ động 
gặp gỡ người LĐNC, lắng nghe và chia sẻ 
các khó khăn của họ, biết được các nhu cầu 
người LĐNC. Phỏng vấn sâu cho thấy nhân 
viên CTXH giúp LĐNC vượt qua các sốc 
văn hoá, cảm giác cô lập và nhân viên CTXH 
chỗ dựa tinh thần của LĐNC tại làng Eahdil. 
Chia sẻ của nam LĐNC “...nơi ở mới không 
người thân, cảm giác xa lạ với môi trường 
sống, sinh hoạt của cộng đồng, không hiểu 
ngôn ngữ, tập tục địa phương, khi ốm đau, 
đói khát, tôi trải lòng với cảm giác lạc lõng, 
bị tách biệt, không có người thân, nhưng khi 
có sự đồng hành và động viên của anh chị 
CTXH tôi cố vượt qua và lấy lại thăng bằng 
trong cuộc sống”. Sự hỗ trợ và đồng hành của 
nhân viên CTXH theo lời kể của nam LĐNC 
“Chúng tôi không thể tìm được việc làm nhân 
viên CTXH hỗ trợ tìm việc tạm thời, nghèo 
đói và không đủ tài chính chi trả cho các dịch 
vụ y tế, gia đình có người ốm chỉ nằm nhà thì 
nhân viên CTXH vận động đi khám bệnh, xin 
thuốc trạm xá, hay tìm các nhà hảo tâm hỗ trợ 
thuốc men và chi phí điều trị.”
Không chỉ hỗ trợ về tinh thần và vật chất, nhân 
viên CTXH đồng hành cùng LĐNC đã giúp 
LĐNC hội nhập vượt qua khó khăn chính trị 
- xã hội. Thông tin theo lời kể của nữ LĐNC 
cho thấy “Chúng tôi là LĐNC không thể tiếp 
cận dịch vụ y tế miễn phí, hay hỗ trợ thuốc 
khi ốm đau như người dân bản xứ không vì 
không có giấy tờ hợp pháp, biết được các khó 
khăn trên nhân viên CTXH tập trung chúng 
tôi, hướng dẫn đào tạo nghề, khi thành thục 
nghề chúng tôi được giới thiệu làm việc tại 
trang trại, có hợp đồng lao động, có người 
bảo lãnh tất cả chúng tôi được đăng ký tạm 
trú dài hạn và tiếp cận được dịch vụ y tế và 
chương trình hỗ trợ khác tại làng”. 
Trong đó nhận định vai trò kết nối nguồn 
lực của nhân viên CTXH, 28/30 LĐNC cho 
rằng nhân viên CTXH là cầu nối liên kết các 
nguồn lực giúp LĐNC hội nhập và tiếp cận 
các dịch vụ y tế. Theo chia sẻ của nữ LĐNC 
“Nhân viên CTXH tìm đến nơi sống của các 
gia đình nhập cư có trẻ em và người bị ốm 
để hỗ trợ thuốc (sốt rét, cảm, và kháng sinh), 
chăn màn. Khi chúng tôi cảm ơn thì nhân viên 
CTXH nói hãy cảm ơn những người cho các 
vật phẩm này, bằng việc vươn lên và vượt qua 
khó khăn, chúng tôi (nhân viên CTXH) chỉ 
là cầu nối vv”. Chia sẻ khác về vai trò kết 
nối nguồn lực của nhân viên CTXH “nhân 
viên CTXH nhờ người có chuyên môn hướng 
nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, cạo mủ 
cao su và chăm sóc cây cà phê. Khi có tay 
nghề, chúng tôi được nhân viên CTXH giới 
thiệu ký hợp đồng làm việc tại các nông trại, 
từ hợp đồng lao động này gia đình tôi có cơ 
hội tạm trú hợp pháp tại địa phương, khi có 
quyền tạm trú hợp pháp, và có thể tiếp cận 
các dịch vụ y tế và bảo hiểm y tế miễn phí tại 
địa phương”. Tâm sự về kết nối nguồn lực 
của cộng đồng theo chia sẻ của nam LĐNC 
như sau: “Các gia đình không thể tự đào 
giếng nước với độ sâu 20 mét do thiếu nguồn 
Lê Văn Công
75
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 01-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.01-2020)
lực, nhân viên CTXH hướng LĐNC chúng tôi 
tính tới việc hợp tác và sắp xếp nhân công, 
cũng như học hỏi kỹ thuật đào giếng, họ luân 
phiên giữa các gia đình cùng nhau đào giếng 
nước để có nước sạch dùng trong sinh hoạt 
và trồng cấy.”
BÀN LUẬN
Bốn nhóm khó khăn chính là rào cản LĐNC 
tiếp cận các dịch vụ y tế, thì khó khăn về kinh 
tế - xã hội, và chính trị - xã hội là khó khăn 
then chốt cản trở LĐNC tiếp cận các dịch vụ 
y tế. Dưới góc độ kinh tế - xã hội, thiếu thốn 
tài chính, thất nghiệp, không có đất canh tác, 
thiếu thốn và đói khổ nên khi ốm đau LĐNC 
không thể tìm đến các dịch vụ y tế tại địa 
phương. Nghiên cứu của Dang, Nguyen và Le 
Van Thanh cho thấy LĐNC khi đối mặt với 
khó khăn về kinh tế, chính trị - xã hội LĐNC 
không có bảo hiểm y tế, không được sự hỗ trợ 
tài chính và không thể tiếp các dịch vụ y tế tại 
địa phương (2, 4, 5). Tại làng Eahdil LĐNC 
bị loại ra khỏi đời sống chính trị - xã hội do 
không thể đăng ký tạm trú. Do không có giấy 
tờ cư trú hợp pháp nên không có quyền chính 
trị - xã hội, dẫn đến LĐNC không thể tiếp cận 
các dịch vụ y tế tại làng Eahdil. Trong nghiên 
cứu của Lê Bạch Dương và cộng sự cho thấy 
LĐNC khi di chuyển đến nơi mới thường 
thiếu những giấy tờ hợp pháp, điển hình là 
giấy chứng nhận vắng tạm trú (cư trú bất hợp 
pháp). Điều này khiến cho LĐNC khó có thể 
tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, y tế, tình 
trạng thất nghiệp buộc LĐNC phải hợp đồng 
với mức lương thấp (6). 
Ngoài ra yếu tố văn hóa - xã hội cũng là khó 
khăn không nhỏ đối với LĐNC. Do LĐNC 
hoàn toàn xa lạ với môi trường, với nét sinh 
hoạt, ngôn ngữ, phong tục tập quán của người 
dân tộc Êđê, điều này khiến họ trải qua cảm 
giác lạc lõng, bị tách biệt. Mặt khác, việc 
thiếu thông tin, không tiếp cận được cơ quan 
chức năng khi cần được giúp đỡ, không có 
trường học cho con cái hay dịch vụ chăm sóc 
sức khỏe khi đau bệnh. Các nghiên cứu của 
Dang, N.A. và Anh, Dang Nguyen, đã cảnh 
báo yếu tố văn hóa cũng là vấn đề khó khăn 
phổ biến mà LĐNC gặp phải, thành kiến văn 
hóa và sự phân biệt đối xử giữa người bản 
địa và người nhập cư, nhiều gia đình nhập 
cư buộc phải di chuyển ra khỏi nơi họ đã 
định cư vì mâu thuẫn với dân bản địa, do 
thiếu hiểu biết về các tập tục văn hóa tại các 
vùng núi tây nguyên (2, 7). Bên cạch đó môi 
trường sống làng khắc nghiệt khiến LĐNC 
luôn trong tình trạng bị đe dọa bởi bệnh sốt 
rét, sốt xuất huyết, nhiễm trùng da vv... Do 
không nhà, không nước sạch, không điện, 
không nhà vệ sinh, thiếu vật dụng tối thiểu 
để giữ ấm, mùa đông lạnh giá, lo sợ bị tấn 
công bởi động vật hoang dã. Vì phải vật lộn 
với thiên nhiên để thích nghi nên việc tìm 
kiếm thông tin, dịch vụ chăm sóc sức khỏe 
không phải là ưu tiên hàng đầu. UNFPA 
Vietnam và Le Bach Duong cho hay LĐNC 
phải đối với môi trường tại Đắk-Lắk, đặc 
thù về địa lý, khí hậu khắc nghiệt mà LĐNC 
phải đối mặt khi tới Đắk Lắk, bệnh sốt rét 
và yếu tố địa lý với mối nguy hiểm tiềm ẩn 
không thể đoán trước, sự rình rập của các 
loại thú hoang trong khi điều kiện nhà ở tạm 
bợ không an toàn, điều kiện sống thiếu thốn 
về điện, nước, nhà vệ sinh là các khó khăn 
cho LĐNC khi đến đây (6, 8).
Vai trò của nhân viên CTXH trong việc hỗ 
trợ LĐNC 
Như vậy nghiên cứu đã chỉ ra cho chúng ta 
thấy LĐNC từ chỗ bị loại trừ ra khỏi đời 
sống kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội 
Lê Văn Công
76
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 01-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.01-2020)
khi mới tới làng Eahdil. Thông qua sự hỗ 
trợ, can thiệp kịp thời của nhân viên CTXH 
đã giúp LĐNC hội nhập một cách toàn diện 
tại địa phương. Nghiên cứu cho thấy, nhân 
viên CTXH đồng cảm, và đồng hành với 
LĐNC. Họ đóng vai trò làm cầu nối, trong 
việc giúp LĐNC tiếp cận các dịch vụ y tế 
tại địa phương, thông qua việc: 1/ Thông 
tin chính sách của Đảng và Nhà Nước cho 
LĐNC. 2/ Hỗ trợ tâm lý, nâng cao năng lực 
và nhận thức cho LĐNC. 3/ Vai trò kết nối 
các nguồn lực, tìm kiếm sự hỗ trợ của các 
mạnh thường quân chung tay giúp LĐNC. 
Nhân viên CTXH không làm thay thân chủ 
(9), tham vấn, hỗ trợ tâm lý và nâng cao 
năng lực là vai trò trọng yếu của nhân viên 
CTHX (10).
Nghiên cứu này cho thấy nhân viên CTXH đã 
làm rất tốt vai trò kết nối nguồn lực. Do nhân 
viên CTXH đã trải nghiệm và từng là người 
nhập cư nên họ đồng cảm với LĐNC, họ có 
thời gian cư ngụ tại địa phương lâu, vốn xã 
hội rộng, bên cạch đó là sự nhiệt huyết, lòng 
yêu nghề đã giúp họ làm tốt vai trò này. Việc 
kết nối nguồn lực đã giúp LĐNC được học 
nghề, ký kết hợp đồng lao động, LĐNC hợp 
pháp cư trú tại địa phương. Từ đó họ có thể 
tiếp cận dịch vụ y tế theo luật định. Vai trò 
kết nối nguồn lực giúp nâng cao năng lực cho 
LĐNC, nó không chỉ giúp LĐNC có được kế 
sinh nhai (9, 11). Kết nối nguồn lực giúp nâng 
cao năng lực cho LĐNC tại làng Eahdil đã 
mở ra cho LĐNC cách cửa hội nhập toàn diện 
về kinh tế - chính trị - xã hội tại địa phương, 
mang lại cho LĐNC quyền về chính trị - xã 
hội, LĐNC ký được hợp đồng lao động, có 
hợp đồng thì LĐNC có thể đăng ký cư trú 
hợp pháp và quyền chính trị - xã hội tại làng 
Eahdil. Nâng cao nhận thức và kết nối nguồn 
lực của nhân viên CTXH, đã giúp LĐNC 
được bảo vệ, tiếp cân dịch vụ y tế, và hội nhập 
để phát triển (9, 12). Trong đó, vai trò hỗ trợ 
tâm lý của nhân viên CTXH là cần thiết và hết 
sức quan trọng, nhưng trong nghiên cứu cho 
thấy nhân viên CTXH chưa thật sự hiệu quả 
vai trò này, bởi lẽ họ chưa được đào tạo bài 
bản qua trường lớp về CTXH, chưa có kiến 
thức chuyên sâu về tâm lý và tham vấn hỗ 
trợ thân chủ. Nhân viên CTXH cần có chuyên 
môn giáo dục, y tế, tâm lý để đảm bảo an sinh 
cho thân chủ (13).
Mặt dù nghiên cứu đã góp phần chỉ ra các 
khó khăn của LĐNC và cho thấy được vai 
trò hết sức quan trọng của nhân viên CTXH, 
nhưng nghiên cứu vẫn tồn tại các hạn chế sau: 
Do nghiên cứu này thuần túy là nghiên cứu 
định tính, mẫu nghiên cứu nhỏ, một số người 
LĐNC không rõ tiếng và phạm vi nghiên cứu 
chỉ trong một làng. Bên cạch đó khi hỏi về 
thu nhập và điều kiện sống, thì LĐNC không 
trả lời cụ thể bao nhiêu, họ chỉ nói họ có gì. 
Việc này làm cho thống kê về điều kiện kinh 
tế hiện tại chỉ mang tính liệt kê.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu cho thấy LĐNC phải đối diện với 
bốn nhóm khó khăn chính (kinh tế, chính trị 
- xã hội, văn hóa, môi trường) khi di chuyển 
đến Eahdil. Trong đó kinh tế, chính trị - xã hội 
là rào cản chính hạn chế cơ hội tiếp cận các 
dịch vụ y tế tại địa phương của LĐNC. Nhân 
viên CTXH đã hỗ trợ và giúp LĐNC hội nhập 
một cách toàn diện về kinh tế - văn hóa, chính 
trị, sớm thích nghi điều kiên tự nhiên tại địa 
phương. Bên cạch đó nghiên cứu này đã chỉ 
ra nhân viên CTXH đã làm tốt vai trò truyền 
thông thông tin chính sách - nâng cao nhận 
thức, và kết nối nguồn lực đã góp phần giúp 
LĐNC tiếp cận các dịch vụ tế. Trong đó vai 
Lê Văn Công
77
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 01-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.01-2020)
trò tham vấn tâm lý cho LĐNC thì nhân viên 
CTXH làm chưa thật tốt. 
Do vậy, tác giả có các kiến nghị sau: Cơ quan 
quản lý nhà nước cần phải nới lỏng tạo mọi 
điều kiện cho LĐNC đăng ký tạm trú, có 
chính sách lao động việc làm hỗ trợ LĐNC để 
họ có khả năng tài chính, bên cạch việc tiếp 
cận an sinh xã hội và các dịch vụ y tế của địa 
phương. Các chương trình đào tạo cần phải 
bổ sung và kết hợp kiến thức tâm lý và kỹ 
năng tham vấn cho nhân viên CTXH, để họ 
có thể hỗ trợ thân chủ hiệu quả hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyen, L.T. & M.J. White (2007) Health 
status of temporary migrants in urban areas in 
Vietnam, international Migration. (101-134).
2. Dang, N.A., C. Tacoli & X.T. Huang (2003) 
Migration in Vietnam.A review of information 
on current trends and patterns, and their policy 
implications. Paper presented at regional 
conference on Migration, Development and 
Pro-Poor Policy Choices in Asia. 22–24. Dhaka, 
Bangladesh.
3. Wheeler, Sabates, Myrtha Waite & Le V.T 
(2004), Migration and Social Protection: 
A Concept Paper, Institute of Development 
Studies, Sussex. 3. 
4. Anh, Nguyen N. (2008) UN Inter-Agency Project 
on Human Trafficking / Vietnam Office of United 
Nations Resident Coo,rdinator in Vietnam 
National Project Coordinator.3. Dang, 
N.A. (2001).Migration in Vietnam: Theoretical 
Approaches and evidence from a survey. Hanoi.
5. Le Van Thanh, Migrants and the Socio-
Economic Development of Ho Chi Minh City 
(Viet Nam), NIE-SEAGA Conference 2006: 
Sustainability and South East Asia, Singapore 
(28-30 November 2006), p3.
6. Duong, Le Bach, D. Belanger & T.H. Khuat, 
(2008).Female Migration and Trafficking from 
Vietnam. Hanoi, Vietnam.
7. Anh, Dang Nguyen, (2004) Forced Migration 
in Vietnam: Historical and Contemporary 
Perspective, Vietnam.
8. UNFPA Vietnam, (2004) Internal migration in 
Vietnam: the current situation, Vietnam, Hanoi.
9. Judith Milner, Steve Myers and Patrick 
O’Byrne (2015), “Assessment in social work”, 
Red Globe Press; Fourth Edition, 4th edition 
edition.
10. Thelma, Lee-Mendoza (1999) Social Work with 
groups, Megabook company, Philippines.
11. National Association of Social Workers 
(NASW) (2002) Qualified Clinical Social 
Worker (QCSW), 19.
12. Thelma Lee-Mendoza (2008) Social Welfare 
and Social Work, Central Book Supply, INC. 
Philippines.
13. Bùi Thị Xuân Mai (2010), Nhập môn Công tác 
xã hội, NXB Lao động Xã hội.
Lê Văn Công

File đính kèm:

  • pdfmot_so_kho_khan_va_vai_tro_cua_nhan_vien_cong_tac_xa_hoi_tro.pdf