Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm theo chuẩn nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non trường Cao đẳng Sơn La

Đối với mỗi sinh viên (SV), bên cạnh học các kiến

thức chuyên môn nghiệp vụ thì việc rèn luyện nghiệp vụ

sư phạm là một trong những yêu cầu cơ bản và quan

trọng. Bởi nghiệp vụ sư phạm cũng chính là một trong

những con đường, biện pháp để dạy học, để truyền tải

kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho SV; hướng dẫn SV

hoạt động tìm tòi, chiếm lĩnh, củng cố kiến thức và hình

thành các kĩ năng nghề nghiệp, kĩ năng sống. Hoạt động

rèn nghiệp vụ sư phạm trở thành điều kiện quan trọng để

rèn luyện kĩ năng sư phạm cho SV, là cầu nối giữa lí luận

đào tạo giáo viên mầm non với thực tiễn giáo dục mầm

non, góp phần thực hiện nhiệm vụ đào tạo đội ngũ giáo

viên mầm non có chất lượng cao đáp ứng những yêu cầu

của đổi mới giáo dục mầm non.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm theo chuẩn nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non trường Cao đẳng Sơn La trang 1

Trang 1

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm theo chuẩn nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non trường Cao đẳng Sơn La trang 2

Trang 2

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm theo chuẩn nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non trường Cao đẳng Sơn La trang 3

Trang 3

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm theo chuẩn nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non trường Cao đẳng Sơn La trang 4

Trang 4

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm theo chuẩn nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non trường Cao đẳng Sơn La trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 5260
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm theo chuẩn nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non trường Cao đẳng Sơn La", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm theo chuẩn nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non trường Cao đẳng Sơn La

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm theo chuẩn nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non trường Cao đẳng Sơn La
vụ sư phạm theo năng lực nghề cho 
sinh viên ngành đào tạo giáo viên mầm non, Trường 
Cao đẳng Sơn La 
2.3.1. Lựa chọn nội dung rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 
theo năng lực nghề cho sinh viên ngành đào tạo giáo viên 
mầm non 
Nội dung rèn nghiệp vụ sư phạm theo năng lực nghề 
cho SV ngành đào tạo giáo viên mầm non, Trường Cao 
đẳng Sơn La hiện nay được cụ thể hóa trong từng năm 
học như sau: 
* Đối với SV năm thứ nhất: tập trung vào rèn luyện 
năng lực thiết kế môi trường và sử dụng thiết bị, đồ dùng 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 29-32; 23 
31 
dạy học; năng lực tổ chức hoạt động nuôi dưỡng và chăm 
sóc trẻ mầm non. 
* Đối với SV năm thứ hai: tập trung vào rèn năng 
lực năng lực tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp theo 
chủ đề. 
* Đối với SV năm thứ ba: tập trung rèn năng lực triển 
khai chương trình giáo dục mầm non; năng lực thuyết 
trình, tư vấn. 
Việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm theo năng lực nghề 
mới bắt đầu triển khai nên nội dung rèn nghề bước đầu 
giúp cho học sinh SV nhận ra được ưu - nhược điểm của 
cá nhân khi rèn nghề. Từ đó, SV thường xuyên trao đổi 
với bạn bè, GV, giáo viên mầm non để tìm ra những giải 
pháp phù hợp với cá nhân trong quá trình rèn luyện 
nghiệp vụ sư phạm thường xuyên và có phối hợp với các 
kĩ năng cơ bản chung của người giáo viên một cách hợp 
lí sao cho SV khi ra trường có được các năng lực cơ bản 
đáp ứng được nhu cầu của xã hội (yêu cầu của người sử 
dụng lao động, điều kiện hành nghề...). 
2.3.2. Một số giải pháp rèn luyện nghiệp vụ sư phạm theo 
năng lực nghề cho sinh viên ngành giáo dục mầm non tại 
Trường Cao đẳng Sơn La 
- Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên trong 
giờ học 
Hiện nay Trường Cao đẳng Sơn La đang thực hiện 
quy trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho SV, gồm các 
bước sau: 
+ Bước 1: GV hướng dẫn SV nghiên cứu sách giáo 
khoa, tài liệu tham khảo để SV định hướng cho việc tiến 
hành các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và 
giáo dục trẻ mà mình cần thực hiện. 
+ Bước 2: GV thao tác mẫu các hoạt động nuôi 
dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục, SV dự hoạt động 
mẫu và tiến hành phân tích hoạt động mẫu, rút kinh 
nghiệm hoạt động mẫu. 
+ Bước 3: SV xây dựng kế hoạch hoạt động theo yêu 
cầu (soạn giáo án) và chuẩn bị đồ dùng, phương tiện thực 
hiện hoạt động. 
+ Bước 4: SV tổ chức luyện tập thực hiện hoạt động 
nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục trẻ. 
Luyện tập có thể tiến hành ở nhóm trên lớp học với 
các điều kiện như thật về thời gian, không gian, đồ dùng, 
các tình huống có thể và SV đóng vai trẻ,... cũng có thể 
tiến hành với trẻ tại trường mầm non. GV và SV cùng dự 
bài giảng tập của SV. Ghi chép cẩn thận, chi tiết bài giảng 
tập để rút kinh nghiệm. 
+ Bước 5: Rút kinh nghiệm và đánh giá hoạt động 
nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục trẻ theo 
những tiêu chí được ghi trong phiếu mẫu. 
Các bước của quy trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 
này được tiến hành ngay trong thời gian SV học lí thuyết 
nhằm bước đầu hình thành cho SV những kĩ năng thiết 
kế, thực hiện và đánh giá các hoạt động nuôi dưỡng, 
chăm sóc sức khỏe và giáo dục trẻ. 
Quy trình này cần đảm bảo sự thống nhất với các tri 
thức về lí luận dạy học và phương pháp dạy học bộ môn, 
SV cần nắm được các tri thức về lí luận dạy học mầm 
non, về phương pháp dạy học bộ môn trước khi thực 
hành rèn nghề. Trên cơ sở đó đưa ra các mục tiêu luyện 
tập và quy trình luyện tập sao cho tạo ra sự tích cực hóa 
việc vận dụng tri thức của SV thống nhất với sự chỉ đạo 
của giáo viên hướng dẫn. Hơn nữa, đó là cơ sở để thống 
nhất việc hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá từng kĩ năng và 
toàn bộ quá trình rèn nghiệp vụ sư phạm một cách chính 
xác và khách quan. 
- Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ngoài giờ học có 
hướng dẫn của GV 
Vào đầu năm học, tổ chuyên môn ngành Giáo dục 
mầm non xây dựng kế hoạch rèn luyện kĩ năng cho từng 
môn học trong một thời điểm nhất định và trình Ban chủ 
nhiệm khoa, Phòng Đào tạo và Ban Giám hiệu phê duyệt. 
Thời gian tổ chức hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư 
phạm sắp xếp ngoài thời gian mỗi môn học trong học kì 
để SV có sự liên kết, vận dụng lí thuyết vào thực hành 
rèn luyện nghiệp vụ sư phạm theo năng lực nghề. 
GV tham gia hướng dẫn SV rèn luyện nghiệp vụ sư 
phạm theo năng lực nghề bằng hình thức bắt tay chỉ việc 
(GV làm mẫu cho SV trong các hoạt động hướng dẫn kĩ 
năng sư phạm) và nhận xét đánh giá cho từng cá nhân 
SV trong quá trình rèn nghiệp vụ sư phạm theo thời gian 
đã xây dựng trong kế hoạch của tổ chuyên môn. 
- Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ngoài giờ học không 
có hướng dẫn của GV 
Công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm được thực 
hiện bằng nhiều cách như: 
+ Khuyến khích SV tự rèn kĩ năng nghề vào thời 
gian ngoài giờ học chính khóa và hoạt động nhóm theo 
ý thích. 
+ Khích lệ SV chủ động đi thực tế ở trường mầm non 
theo nhóm nhỏ hoặc cá nhân. 
+ Tự học, tự bồi dưỡng qua mạng internet. 
+ SV báo cáo nội dung tự rèn nghiệp vụ ngoài giờ 
học của mình qua video và gửi cho GV để xin ý kiến 
nhận xét. Từ đó tự rút ra những bài học kinh nghiệm, 
khắc phục những mặt còn hạn chế. 
- Tổ chức hội thi nghiệp vụ sư phạm 
Để tổ chức tốt hội thi “Nghiệp vụ sư phạm” thì Ban 
lãnh đạo khoa, tổ xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí, lựa 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 29-32; 23 
32 
chọn nội dung mang tính chuyên môn cao giúp SV hiểu 
biết về ngành, nghề sư phạm, về vai trò, yêu cầu của giáo 
dục mầm non, về những phẩm chất và năng lực giáo viên 
mầm non cần có. 
Bên cạnh phần thi hiểu biết thì ở phần thi kĩ năng SV 
được thực hành tổ chức các hoạt động giáo dục (thi 
giảng, làm đồ chơi, thi hát, múa, đọc, kể diễn cảm tác 
phẩm văn học...), các hoạt động ngoại khóa cho trẻ, kĩ 
năng đánh giá trẻ, kĩ năng chăm sóc sức khỏe cho trẻ... 
và các kĩ năng mềm khác của người giáo viên mầm non 
như kĩ năng giao tiếp và ứng xử với trẻ (vừa nhẹ nhàng, 
âu yếm, mềm mỏng, vừa nghiêm để giáo dục trẻ), với 
đồng nghiệp, với phụ huynh học sinh, kĩ năng rèn luyện 
các tài lẻ của giáo viên như thiết kế đồ dùng dạy học, đồ 
chơi, trang trí lớp học, xây dựng và dẫn chương trình vui 
chơi, ngoại khóa..., kĩ năng sống khác như làm chủ cảm 
xúc của bản thân, xây dựng hình ảnh của bản thân trước 
trẻ, chia sẻ với đồng nghiệp... 
Đánh giá kết quả của hội thi rèn luyện nghiệp vụ sư 
phạm được dựa trên các tiêu chí rõ ràng, cụ thể của từng 
kĩ năng công việc để đánh giá đúng năng lực người học. 
Tham gia hội thi nghiệp vụ sư phạm cũng là 1 tiêu chí 
trong đánh giá kết quả rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 
thường xuyên cho các SV và được theo dõi từ các tuần 
rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Bảng đánh giá kết quả 
này do bộ phận phụ trách thực hành sư phạm của khoa 
quản lí. Nếu tổng điểm rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 
cuối cùng của SV qua 5 học kì không đạt điểm từ 5 trở 
lên thì không được đi thực tập sư phạm. Điều này sẽ 
giúp SV ý thức hơn về nhiệm vụ rèn luyện nghiệp vụ 
sư phạm của bản thân. 
- Tăng cường phối hợp giữa Trường Cao đẳng Sơn 
La và các trường mầm non để rèn luyện nghiệp vụ sư 
phạm theo năng lực nghề cho SV 
+ Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít giữa 
nhà trường sư phạm với trường mầm non thực hành, tạo 
điều kiện thuận lợi cho SV xuống các trường mầm non 
thực hành để rèn nghiệp vụ sư phạm thường xuyên tại 
trường mầm non sau các buổi học; được trực tiếp quan 
sát, thường xuyên tiếp xúc với các công việc của người 
giáo viên mầm non và tiếp xúc với trẻ để rèn nghề qua 
hoạt động thực tế sư phạm; SV bước đầu tập làm giáo 
viên mầm non qua thực tế sư phạm, thực tập sư phạm lần 
1 và thực tập sư phạm lần 2. Giáo viên mầm non và GV 
trường cao đẳng cùng tham gia hướng dẫn SV rèn nghiệp 
vụ sư phạm theo năng lực nghề nhằm nâng cao kĩ năng, 
năng lực của người giáo viên mầm non cho SV. 
+ Cần thiết tổ chức các buổi hội thảo đánh giá về việc 
tổ chức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho SV ngoài 
trường mầm non giữa Ban chủ nhiệm khoa, các GV trực 
tiếp phụ trách công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và 
các trường mầm non thực hành. Các buổi hội thảo này là 
cơ hội để trao đổi cởi mở yêu cầu của các cơ sở mầm non 
cũng như chất lượng thực tế của SV thực hành, nhằm 
giúp các nhà quản lí và GV của khoa nắm bắt kĩ hơn và 
điều chỉnh công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm phù 
hợp, hiệu quả hơn. 
- Xây dựng chế độ chính sách phù hợp cho hoạt động 
rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của GV 
+ GV hướng dẫn cho học sinh SV rèn nghiệp vụ sư 
phạm thực hiện theo đúng tiến trình, đúng mục tiêu đề ra. 
Sau mỗi buổi rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, GV kí xác 
nhận đã lên lớp rèn luyện cho SV theo đúng kế hoạch. 
+ Thống kê số giờ rèn nghiệp vụ sư phạm cho SV của 
GV để tính giờ lao động cho GV theo quy định chuyên 
môn và quy định chế độ làm việc của nhà giáo của 
Trường Cao đẳng Sơn La. 
+ Trường sư phạm xây dựng quy chế phân bổ kinh 
phí hợp lí cho hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ở 
các trường mầm non thực hành, đảm bảo một khoản thù 
lao xứng đáng cho giáo viên hướng dẫn, đảm bảo một 
phần kinh phí khấu hao các phương tiện kĩ thuật dạy học, 
các đồ dùng dạy học mà SV được sử dụng. Ngoài ra, 
hàng năm, nhà trường sư phạm cần hỗ trợ xây dựng cơ 
sở vật chất cho các trường mầm non thực hành; cơ sở vật 
chất đầy đủ là điều kiện cơ bản để SV tiến hành các hoạt 
động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm đúng mục tiêu, nội 
dung, kế hoạch đã xây dựng. 
+ Bổ sung cơ sở vật chất: Xây dựng kế hoạch và 
xin ý kiến lãnh đạo về việc tăng số lượng phòng thực 
hành tại nhà Trường Cao đẳng Sơn La và bổ sung đồ 
dùng đồ chơi trong các phòng thực hành đảm bảo đủ 
về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu rèn luyện 
nghiệp vụ sư phạm, phù hợp với đặc thù của ngành 
học giáo dục mầm non. 
3. Kết luận 
Thành công của việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên 
mầm non hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào kết quả cuối 
cùng của công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Năng 
lực sư phạm của mỗi SV có được là do kết quả rèn luyện 
nghiệp vụ sư phạm mà nên. Bởi vậy, rèn luyện nghiệp vụ 
sư phạm theo năng lực nghề là nét đặc thù, là hoạt động 
cơ bản để rèn luyện tay nghề cho SV. Những giải pháp 
mà chúng tôi đưa ra ở trên hi vọng sẽ góp phần tạo nên 
những thay đổi căn bản trong chất lượng đào tạo giáo 
viên mầm non trong thời điểm hiện nay. 
(Xem tiếp trang 23) 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 450 (Kì 2 - 3/2019), tr 20-23 
23 
bồi dưỡng, nâng cao đạo đức của giảng viên ở các nhà 
trường quân đội. 
Lành mạnh hóa các quan hệ đạo đức thông qua xây 
dựng môi trường dân chủ bảo đảm sự bình đẳng cống hiến 
và hưởng thụ; đây chính là điều kiện để mỗi giảng viên 
phát huy vai trò của cá nhân, nâng cao phẩm giá con người, 
hướng tới giá trị chân thiện mĩ, nâng cao đạo đức nghề 
nghiệp. Quá trình thực hiện dân chủ ở các nhà trường phải 
đi đôi với kỉ cương, trật tự, quyền hạn gắn với trách nhiệm, 
lợi ích kết hợp với nghĩa vụ, đồng thời tích cực chống quan 
liêu, mệnh lệnh. Cần tăng cường thanh tra, kiểm tra của 
các cấp trong nhà trường nhằm chủ động phát hiện, ngăn 
chặn những biểu hiện tiêu cực trong GD-ĐT, giữ vững 
môi trường đạo đức ở nhà trường, thực hiện gắn kết chặt 
chẽ giữa giáo dục và tự giáo dục đạo đức với thực hiện các 
biện pháp hành chính - quân sự để xây dựng các quan hệ 
đạo đức lành mạnh ở nhà trường. 
3. Kết luận 
Bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo 
quân đội là yêu cầu vừa cấp thiết, vừa cơ bản, lâu dài, ảnh 
hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy nói riêng và 
chất lượng đào tạo của các nhà trường quân đội nói 
chung. Vì vậy, mỗi thầy giáo, cô giáo của nhà trường 
quân đội càng hiểu sâu sắc hơn lời dạy của Chủ tịch Hồ 
Chí Minh “Cô giáo, thầy giáo trong chế độ ta cần phải 
góp phần vào xây dựng công cuộc xây dựng xã hội chủ 
nghĩa. Phải có chí khí cao thượng phải “tiên ưu hậu lạc” 
nghĩa là khó khăn phải chịu trước thiên hạ, sung sướng 
hưởng sau thiên hạ. Đây là đạo đức cách mạng” [6; tr 
332]. Mỗi nhà giáo cần thường xuyên rèn luyện đạo đức, 
năng lực tự học và sáng tạo theo gương Chủ tịch Hồ Chí 
Minh sẽ là bước đột phá, góp phần xây dựng đội ngũ nhà 
giáo cũng như đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục trong sạch 
và vững mạnh, tạo động lực thúc đẩy đổi mới mạnh mẽ 
sự nghiệp GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội 
cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại 
trong tình hình mới. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh 
toàn tập (tập 9). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[2] Quốc hội (2005). Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, 
ban hành ngày 14/06/2005. 
[3] Thư của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gửi các nhà giáo 
Quân đội nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 
20/11/2018. 
[4] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh 
toàn tập (tập 1). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[5] Ban Chấp hành Trung ương (2018). Quy định trách 
nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết 
là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên 
Ban Chấp hành Trung ương, ban hành ngày 
25/10/2018. 
[6] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh 
toàn tập, tập 11. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. 
[7] Quốc hội (2009). Luật sửa đổi, bổ sung một số điều 
của Luật Giáo dục số 44/2009/QH12, ban hành 
ngày 25/11/2009. 
[8] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 
29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản toàn 
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị 
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập 
quốc tế. 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO... 
(Tiếp theo trang 32) 
Tài liệu tham khảo 
[1] Bộ GD-ĐT (1986). Chương trình rèn nghiệp vụ sư 
phạm thường xuyên cho sinh viên đại học sư phạm. 
Số 125 ngày 15/4/1986. 
[2] Bộ GD-ĐT (2003). Điều lệ trường đại học (Ban 
hành theo Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg, ngày 
30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ). 
[3] Bộ GD-ĐT (2003). Quy chế thực hành, thực tập sư 
phạm áp dụng cho các trường đại học, cao đẳng. 
Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2003/QĐ-
BGDĐT, ngày 01/8/2003. 
[4] Bộ GD-ĐT (2008). Quy định về chuẩn nghề nghiệp 
giáo viên mầm non, được ban hành kèm theo Quyết 
định số 02/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 22/1/2008. 
[5] Bộ GD-ĐT (2011). Chương trình phát triển ngành 
sư phạm và các trường sư phạm từ năm 2011 đến 
năm 2020. Quyết định số 6290/QĐ-BGDĐT, ngày 
13/12/2011. 
[6] Dương Giáng Thiên Hương (chủ biên, 2017). Rèn 
luyện nghiệp vụ sư phạm. NXB Đại học Sư phạm. 
[7] Hoàng Đức Minh - Nguyễn Thị Mỹ Trinh (2017). 
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực 
chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cán 
bộ quản lí và giáo viên mầm non. NXB Giáo dục 
Việt Nam. 
[8] Nguyễn Việt Bắc (chủ biên, 2007). Rèn luyện 
nghiệp vụ sư phạm thường xuyên. NXB Giáo dục. 
[9] Lê Thị Luận - Chu Thị Hồng Nhung (2013). Kĩ năng 
và nghiệp vụ sư phạm giáo viên chủ nhiệm nhóm lớp 
mầm non. NXB Đại học Sư phạm. 
[10] Phạm Trung Thanh (chủ biên, 2008). Rèn luyện nghiệp 
vụ sư phạm thường xuyên. NXB Đại học Sư phạm.

File đính kèm:

  • pdfmot_so_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_ren_luyen_nghiep_vu.pdf