Một số định hướng mới để phát triển môi trường thực hành kỹ năng giao tiếp cho câu lạc bộ giao tiếp tiếng Anh của viện đào tạo quốc tế Hutech

TÓM TẮT

Ở thời điểm hiện tại, một trong những yêu cầu cơ bản của các nhà tuyển dụng đối với sinh viên là

phải có kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh vì nó là ngôn ngữ giao dịch toàn cầu.

Chính vì thế, để phục vụ cho yêu cầu của việc làm và mưu cầu phát triển sự nghiệp, cộng đồng sinh

viên nói chung đều luôn khao khát môi trường để phát triển và trau dồi khả năng ngôn ngữ. Trên

tinh thần đó, một nhóm sinh viên ngành ngôn ngữ anh (Viện Đào tạo Quốc tế) đã đưa ra ý tưởng và

cùng nhau thành lập nên Câu lạc bộ Giao tiếp tiếng Anh - English Communication Club (ECC) nhằm

mục đích hỗ trợ cho quá trình học tập của các bạn sinh viên đa chuyên ngành tại Viện. Bản thân tôi

cũng đang theo học chương trình quốc tế tại đây, tôi cảm thấy việc đưa vào hoạt động một câu lạc

bộ tại Viện là một hành động hết sức cần thiết và ý nghĩa, vì trước đó vẫn chưa có nơi thực hành kỹ

năng giao tiếp chuyên nghiệp cho sinh viên các ngành theo học. Ý nghĩa lớn nhất mà nơi đây có

thể mang lại cho sinh viên là chia sẻ kiến thức chuyên môn, gặp gỡ và giao lưu giữa đa dạng

ngành học, cải thiện nguồn kiến thức tiếng Anh. Các yếu tố này mang lại giá trị thiết thực, tác động

tích cực đến quá trình học tập, phát triển kỹ năng mềm hiệu quả.

Một số định hướng mới để phát triển môi trường thực hành kỹ năng giao tiếp cho câu lạc bộ giao tiếp tiếng Anh của viện đào tạo quốc tế Hutech trang 1

Trang 1

Một số định hướng mới để phát triển môi trường thực hành kỹ năng giao tiếp cho câu lạc bộ giao tiếp tiếng Anh của viện đào tạo quốc tế Hutech trang 2

Trang 2

Một số định hướng mới để phát triển môi trường thực hành kỹ năng giao tiếp cho câu lạc bộ giao tiếp tiếng Anh của viện đào tạo quốc tế Hutech trang 3

Trang 3

Một số định hướng mới để phát triển môi trường thực hành kỹ năng giao tiếp cho câu lạc bộ giao tiếp tiếng Anh của viện đào tạo quốc tế Hutech trang 4

Trang 4

Một số định hướng mới để phát triển môi trường thực hành kỹ năng giao tiếp cho câu lạc bộ giao tiếp tiếng Anh của viện đào tạo quốc tế Hutech trang 5

Trang 5

Một số định hướng mới để phát triển môi trường thực hành kỹ năng giao tiếp cho câu lạc bộ giao tiếp tiếng Anh của viện đào tạo quốc tế Hutech trang 6

Trang 6

Một số định hướng mới để phát triển môi trường thực hành kỹ năng giao tiếp cho câu lạc bộ giao tiếp tiếng Anh của viện đào tạo quốc tế Hutech trang 7

Trang 7

Một số định hướng mới để phát triển môi trường thực hành kỹ năng giao tiếp cho câu lạc bộ giao tiếp tiếng Anh của viện đào tạo quốc tế Hutech trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 3080
Bạn đang xem tài liệu "Một số định hướng mới để phát triển môi trường thực hành kỹ năng giao tiếp cho câu lạc bộ giao tiếp tiếng Anh của viện đào tạo quốc tế Hutech", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số định hướng mới để phát triển môi trường thực hành kỹ năng giao tiếp cho câu lạc bộ giao tiếp tiếng Anh của viện đào tạo quốc tế Hutech

Một số định hướng mới để phát triển môi trường thực hành kỹ năng giao tiếp cho câu lạc bộ giao tiếp tiếng Anh của viện đào tạo quốc tế Hutech
thực hành các kỹ năng mềm thông qua tiêu chí thoải mái khi 
học tiếng Anh cùng bạn bè bằng các hoạt động vận động trên tinh thần vừa chơi vừa học. Những 
hoạt động này sẽ cung cấp nguồn kiến thức phong phú cho những người tham gia thông qua 
việc truyền thụ từ vựng theo từng chủ để khác nhau và thực hành giao tiếp theo ngữ cảnh. Từ đó, 
sự tổ chức giảng dạy và hoạt động hợp lý sẽ giúp các bạn nâng cao khả năng giao tiếp và làm 
việc nhóm. Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu, tôi cảm thấy ECC cần những định hướng 
929 
phát triển mới hơn, nhiều người biết đến hơn để lan tỏa môi trường học tập và tinh thần sáng tạo 
đến nhiều nguồn sinh viên. Tạo nên sự thay đổi to lớn và đáng kể trong hành trình xây dựng, tiếp 
thu kiến thức cho mỗi sinh viên. 
Khi học ngoại ngữ, đặc biệt là ở kỹ năng nói người học cần giao tiếp với người thật: “Nếu như có 
một bí quyết để thông thạo một ngôn ngữ mới, thì đó chính là: thực hành giao tiếp vất vả nhiều giờ 
với những người nắm ngôn ngữ đó tốt hơn bạn. Một giờ thực hành giao tiếp (có người sửa lỗi và 
dùng từ điển hỗ trợ) có giá trị bằng 5 giờ học theo giáo trình trên lớp và 10 giờ tự học.” – Theo Mark 
Manson (Chuyên gia ngôn ngữ, tác giả, blogger, doanh nhân người Mỹ). [4] 
1.2 Cơ sở lý luận 
Trong số rất nhiều khái niệm hay định nghĩa khác nhau về kỹ năng giao tiếp như: Sapir (1921), 
Bloomfield (1933) hay Swain (1981), các tác giả chủ yếu phân tích kỹ năng giao tiếp độc lập dựa trên 
năng lực về kiến thức ngôn ngữ và tách rời vai trò của ngữ cảnh trong giao tiếp. Trong khi đó, kỹ 
năng giao tiếp được Chomsky (1965), Hymes (1972) và Canale and Swain (1981) phân tích trong mối 
tương quan giữa kiến thức ngôn ngữ và tương tác xã hội. Đồng thời, các tác giả không những đưa 
ra những tiêu chí cần thiết để có được kỹ năng giao tiếp tốt mà còn đưa ra được những nhân tố ảnh 
hưởng đến kỹ năng giao tiếp. 
Canale và Swain (1981) có cái nhìn mới hơn về năng lực giao tiếp. Họ cho rằng, kỹ năng giao tiếp là 
sự tổng hợp các kiến thức về các quy tắc ngữ pháp cơ bản và kiến thức về ngôn ngữ trong mối 
tương quan với môi trường xã hội. Canale và Swain đã làm rõ quan điểm của mình bằng cách 
phân tích kỹ năng giao tiếp dựa trên các yếu tố được cho là cấu thành nên năng lực giao tiếp. 
Năng lực về ngữ pháp có nghĩa là việc thụ đắc các quy tắc âm vị học, quy tắc hình thái học, quy tắc 
cú pháp, các quy tắc ngữ nghĩa và các đơn vị từ vựng. Năng lực về ngôn ngữ xã hội có nghĩa là khả 
năng thụ đắc các đặc tính ngữ dụng của các đơn vị hành ngôn (speech acts) khác nhau, chẳng 
hạn như: giá trị văn hóa, nghi thức xã hội và các tục lệ văn hóa xã hội khác trong một ngữ cảnh cụ 
thể. Các đơn vị hành ngôn có thể là các ngữ cảnh, chủ đề của ngôn bản, địa vị xã hội, tuổi tác, giới 
tính của tác ngôn và một số các nhân tố khác ảnh hưởng đến phong cách hay phạm vi từ vựng. 
Năng lực về ngôn bản là khả năng kết nối các câu đơn thành một ngôn bản mang ý nghĩa. Năng 
lực về thủ thuật giao tiếp là cách nhận biết và sửa chữa các hạn chế trong giao tiếp như: Làm thế 
nào để khắc phục những hạn chế về kiến thức ngôn ngữ? và Làm thế nào để hiểu được ý nghĩa lời 
nói trong bối cảnh giao tiếp cụ thể? Như vậy, có thể nói, đã có nhiều quan điểm khác nhau về kỹ 
năng giao tiếp. Với lý thuyết ngữ pháp tạo sinh (generative grammar) của mình, Chomsky (1965) 
cho rằng, “kỹ năng giao tiếp là sự kết hợp của kiến thức về ngôn ngữ (bao gồm kiến thức về các quy 
luật của ngữ pháp) và các quy tắc sử dụng ngôn ng”. Đồng thời, ông còn nổi tiếng với quan điểm về 
tính bẩm sinh của con người. Theo ông, “con người vốn sinh ra đã có sẵn khả năng thụ đắc ngôn 
ngữ cũng như sử dụng ngôn ngữ”. Hymes (1972) đã không đồng tình với quan điểm về tính bẩm 
sinh của con người mà Chomsky đưa ra. Theo Hymes, “kỹ năng giao tiếp phải đồng thời bao gồm 
cả kiến thức về ngôn ngữ và các quy tắc xã hội mà ở đó, ngôn ngữ được sử dụng”. Tuy nhiên, trong 
quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, tác giả nhận thấy quan điểm về kỹ năng giao tiếp mà Canale và 
Swain (1980) đưa ra là đầy đủ bởi nó là sự kết hợp những quan điểm mà Chomsky và Hymes đã đề 
930 
cập như kiến thức về ngôn ngữ và quy tắc xã hội, đồng thời bổ sung những mặt còn hạn chế như 
khả năng phân tích diễn ngôn và khả năng sử dụng thủ thuật trong giao tiếp. Với mục đích nghiên 
cứu và phân tích kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên trong bối cảnh ở Đại học Công nghệ 
TP.HCM, tôi đã chọn quan điểm của Canale và Swain làm khung lý thuyết chủ đạo trong nghiên 
cứu này. 
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng khảo sát là các bạn sinh viên năm 1,2 đang theo học Viện Đào tạo Quốc tế Trường Đại 
học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian khảo sát từ 21/03/2020 đến 19/04/2020. Tổng 
cộng có 189 phiếu khảo sát được thu về, dựa vào phương pháp chọn mẫu đã có 101 phiếu hợp lệ. 
Nhóm nghiên cứu đã áp dụng phương pháp thu thập số liệu được thực hiện thông qua công cụ 
Google Form. Công cụ khảo sát dựa vào ba loại câu hỏi: 
1. Câu hỏi mở (2 câu): Mục đích câu hỏi là tìm ra trở ngại của sinh viên khi giao tiếp. 
2. Câu hỏi mức độ (3 câu): Mục đích đưa ra là để đánh giá phương pháp mà các bạn nghiên 
cứu đưa ra. 
3. Câu hỏi đóng (5 câu): Mục đích câu hỏi là để khảo sát tỷ lệ người tham gia có cùng sự đồng 
tình đối với phương pháp đó hay không. 
3 KẾT QUẢ 
3.1 Động cơ học tiếng Anh của sinh viên Viện Đào tạo Quốc tế 
Biểu đồ 1: Tỷ lệ sinh viên đã từng lập kế hoạch cụ thể cho việc cải thiện kỹ năng nói 
Từ Biểu đồ 1 có thể đưa ra nhận định các bạn có thái độ nghiên cứu và học tập nghiêm túc nhưng 
vẫn chưa tìm được phương pháp trau dồi và môi trường thực hành thích hợp. Việc thiết lập kế 
hoạch cụ thể giúp bạn có thể tìm ra cách đạt được mục đích nhanh hơn hoặc ít nhất tìm nguồn lực 
về mặt kiến thức hỗ trợ trong quá trình hoàn thiện kỹ năng. Hiểu được tâm lý và nhu cầu lớn của 
các bạn sinh viên, Viện Đào tạo Quốc tế đã phê duyệt cho các bạn sinh viên Ngành Ngôn ngữ Anh 
thành lập nên ECC, một câu lạc bộ khác so với những các Câu lạc bộ tiếng Anh trong trường, mà 
CLB sẽ tìm hiểu những mong muốn của bạn trước, và xác định điều gì phù hợp và không phù hợp 
với bạn. 
931 
Biểu đồ 2: Tỷ lệ sinh viên suy nghĩ về phương pháp học tiếng Anh 
Biểu đồ 2 thể hiện suy nghĩ về phương pháp học và tư tưởng chung theo định hướng học truyền 
thống và không mang lại hiểu quả, đó là phương pháp chuyển đổi theo từng chữ giữa hai ngôn 
ngữ Anh – Việt, những loại ngôn ngữ vốn dĩ có văn phong khác nhau. Các bạn vẫn chưa tìm ra 
được phương pháp học tiếng Anh phù hợp theo từng cá nhân, không thể phát huy đúng sở trường, 
tận dụng năng lực có sẵn. 
Biểu đồ 3: Tỷ lệ sinh viên nhận thức về tầm quan trọng tiếng Anh đối với công việc tương lai 
Biểu đồ 3 thể hiện được sự nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của tiếng Anh đối với công 
việc tương lai của mình. Đem đến động lực để tôi viết bài báo cáo này nhằm giúp các bạn biết đến 
sân chơi năng động, được tổ chức bởi các thành viên đầy năng lực lượng tích cực và tâm huyết, 
mang lại sự cải thiện đáng kể về cả mặt tư duy ngôn ngữ lẫn kỹ năng mềm. 
3.2 Kỹ năng giao tiếp 
Biểu đồ 4: Tỷ lệ sinh viên tự đánh giá năng lực học tiếng Anh của bản thân 
Biểu đồ 4 thể hiện người làm khảo sát có khả năng tự đánh giá năng lực của bản thân, đối mặt với 
những trở ngại của chính mình. Một trong những yếu tố quan trọng trong giai đoạn học ngoại ngữ 
932 
chính là dám nói, dám hỏi và không tự ái khi được mọi người góp ý. Từ đó, các bạn trong CLB có thể 
nhanh chóng xác định được những hướng đi cần thiết phù hợp với trình độ học và góp phần nâng 
cao hiệu quả trong hình trình hoàn thiện ngoại ngữ của các bạn. 
Biểu đồ 5: Tỷ lệ sinh viên quan tâm đến những phương pháp học tiếng Anh mới 
Biểu đồ 5 thể hiện việc có thể giúp CLB biết được những bạn được khảo sát luôn có một mối quan 
tâm rất lớn về những phương pháp học mới nhằm cải thiện được khả năng tiếng Anh của chính 
mình. Đồng thời, thu thập thêm được dữ liệu để xác nhận phương pháp này có thật sự thực tế, hiệu 
quả với đa số người khảo sát. 
3.3 Khó khăn sinh viên HUTECH gặp phải khi học kỹ năng giao tiếp 
Bảng 1: Kết quả khảo sát các khó khăn sinh viên HUTECH gặp phải khi học kỹ năng giao tiếp 
Các khó khăn Tỷ lệ % 
Các khó khăn trong cách phát âm 19.78 
Các khó khăn sở hữu vốn từ vựng 38.46 
Các khó khăn trong việc thiếu tự tin giao tiếp 21.98 
Các khó khăn trong việc chuyển từ tiếng Việt sang tiếng Anh 5.49 
Các khó khăn trong việc sử dụng ngữ pháp 12.09 
Các khó khăn trong việc không phát triển được ý tưởng 5.49 
Các khó trong việc không có môi trường để thực hành 9.89 
Các khó khăn trong việc giao tiếp lưu loát 3.30 
Theo các số liệu (Bảng 1) đã thống kê được những vấn đề sinh viên HUTECH gặp phải trong quá 
trình học tập và thực hành kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chiếm tỷ lệ cao lần lượt ở các hạng mục: Sở 
hữu vốn từ vựng, thiếu tự tin trong giao tiếp, phát âm và ngữ pháp. 
Thứ nhất, vấn đề về việc sở hữu vốn từ vựng (Bảng 1) chiếm 38.46%, các bạn sinh viên dù có khả 
năng giao tiếp bằng tiếng Anh nhưng vẫn chưa sở hữu được vốn từ vựng cần thiết để có thể giao 
tiếp về các chủ đề xung quanh cuộc sống. Lượng từ vựng chưa được phong phú và chưa có 
phương pháp để bản thân trau dồi nguồn từ vựng một cách hiệu quả. 
933 
Thứ hai, vấn đề thiếu tự tin trong giao tiếp (Bảng 1) chiếm 21.98%, các bạn có những cảm xúc ngại, 
mắc cỡ hay tự ti khi giao tiếp vì các bạn có những suy nghĩ theo hướng tiêu cực. Các bạn sợ không 
thể nghe được hết nội dung câu nói của đối phương, sợ hiểu lầm ý nghĩa câu nói, ngại phải hỏi lại 
khi không thể nghe hết được câu nói, phản xạ chậm (suy nghĩ quá lâu để trả lời sau khi phân tích 
nội dung câu nói trong đầu), các bạn sợ khi vừa không có nhiều vốn từ vựng vừa bị thiếu kiến thức 
tổng quát về một lĩnh vực nào đó. 
Thứ ba, vấn đề về phát âm (Bảng 1) chiếm 19.78%, đối với các bạn sinh viên không thuộc chuyên 
ngành các bạn vẫn chưa có thói quen luyện tập với cường độ thường xuyên, nên việc nhìn vào từ 
vựng đọc và tưởng tượng cách phát âm vẫn là một khó khăn lớn. 
Thứ tư, vấn đề về ngữ pháp (Bảng 1) chiếm 12.09%, các khó khăn về ngữ pháp được nêu ra trong 
khảo sát chủ yếu tập trung vào nguyên nhân không nắm vững kiến thức ngữ pháp nền: 12 loại thì. 
Việc không nắm vững và không luyện tập sử dụng thông thạo sẽ dẫn đến việc bị nhầm lẫn cách sử 
dụng giữa các loại thì, áp dụng thì không đúng ngữ cảnh, không thể diễn đạt ý của câu nói theo 
suy nghĩa người nói. 
4 KẾT LUẬN 
Từ kết quả, tôi có thể rút ra được kết luận: Các sinh viên HUTECH thực hiện cuộc khảo sát đã cho 
thấy sự cố gắng vượt qua trở ngại về sự thiếu tự tin để đối mặt với chính hạn chế của bản thân, để 
tiếp tục luyện tập và cải thiện kỹ năng trong quá trình học tập. Theo nhận định của tôi, phương 
pháp và kinh nghiệm học tập của các bạn có mang lại hiệu quả trong quá trình học tập nhưng 
chúng vẫn còn đi theo xu hướng riêng lẻ, luyện tập cá nhân. 
5 KIẾN NGHỊ 
Viện Đào tạo Quốc tế của Trường Đại học Công nghệ Tp.HCM đã tổ chức một Câu lạc bộ Giao tiếp 
tiếng Anh ECC (English Communication Club) với mục đích tạo ra môi trường học tập và luyện tập kỹ 
năng giao tiếp chuyên nghiệp cho sinh viên trường. Khi các bạn sinh viên tham gia, các bạn sẽ 
được thực hành kỹ năng giao tiếp với rất nhiều mô hình hoạt động khác nhau, giúp các bạn có 
thêm động lực và hứng thú với kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh. 
Các cách thức được xây dựng để giải quyết các khó khăn đã được khảo sát. Đồng thời tôi sẽ cũng 
tiếp thu thêm các phương pháp học của các bạn để có thể đưa ra các cách thức tổ chức hoạt động 
nâng cao hơn, mang lại hiểu quả hoạt động tốt hơn cho câu lạc bộ. 
5.1 Hoạt động trên tinh thần chủ động, thoải mái khi giao tiếp tiếng Anh 
Tạo ra môi trường trò chơi theo nhóm, sử dụng nhiều năng lượng để vận động, dùng phương cách 
hoạt náo để các thành viên có sự liên tưởng giữa từ vựng và hoạt động, tạo ấn tượng sâu sắc để 
sau khi tham gia trò chơi các bạn có thể nhớ những từ vựng đó. 
Tạo ra những tình bạn mới với các bạn sinh viên trao đổi nước ngoài. Chủ động mời các bạn tham 
gia các hoạt động của CLB. Tăng tình bạn giữa các bạn bản xứ và các thành viên trong CLB. Từ đó, 
934 
làm giảm tâm lý ngại hỏi, ngại chủ động bắt chuyện với những người bạn đến từ nước ngoài, giúp 
các thành viên phản xạ nhanh khi gặp tình huống cần tiếng Anh. 
5.2 Cùng nhau duy trì học tập với những người bạn bản xứ 
Trò chuyện qua Skype, trao đổi về nhiều vấn đề gặp trong cuộc sống như: Học tập, sở thích, văn 
hóa các nước nhằm giúp duy trì tinh thần học hỏi và thói quen luyện tập mỗi ngày. 
Theo kinh nghiệm, việc chuyển đổi giọng điệu có ảnh hưởng với đối tượng được trò chuyện thường 
xuyên sẽ giúp cho sinh viên luyện tập chất lượng giọng của bản thân. Lưu ý cách nhấn nhá khi giao 
tiếp phụ thuộc vào việc phụ thuộc vào cảm xúc của người nói, ngữ cảnh giao tiếp. 
Thu âm giọng nói và gửi bản ghi âm cho người bạn thường xuyên trao đổi và trò chuyện. 
Cùng nhau đặt ra mục tiêu về việc học ngoại ngữ. Trao đổi kiến thức ngoại ngữ bằng cách áp dụng 
kỹ thuật bắt chước (Imitation Technique) [2] dựa trên phương diện bản năng nghe và nói trong thời 
gian dài. 
5.3 Tự giác cải thiện kỹ năng nghe 
Khi nghe nhạc và xem phim nên chú trọng trên hai phương diện: Âm thanh của giọng nói và ý 
nghĩa của từ vựng. 
Hình thành thói quen và phản xạ khi bắt đầu nghe một bài nhạc hoặc xem một phim. 
Duy trì việc ghi chú những câu thoại hoặc từ vựng gây ấn tượng khi nghe hoặc xem, diễn đạt lại câu 
nói theo đúng giọng điệu và tâm trạng của nhân vật. 
5.4 Luyện tập thói quen nói chuyện một mình 
Sử dụng tiếng Anh để diễn đạt cảm xúc và hành động thực hiện của bản thân hàng ngày. 
Nói chuyện một mình không đáng sợ, giúp bạn có thời gian suy nghĩ về những lỗi giao tiếp bản 
thân sai và được mọi người sửa nhằm giúp bản thân ôn tập và cải thiện sự ghi nhớ về nguồn vốn từ 
vựng 
5.5 Đề xuất 
Luyện tập hàng ngày. Nếu không thì bạn sẽ quên! 
Nói, học và luyện tập một cách tự tin. 
Đừng cố ép bản thân. Mỗi lần học một từ và luôn vui vẻ vì được học thêm từ mới. 
Chú tâm lắng nghe và ghi lại những từ mà bạn muốn tra trong từ điển. Đừng dừng lại để tra xem từ 
đó có nghĩa là gì trừ khi bạn hoàn toàn không hiểu gì cả. 
935 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Edie Schwager (2015),30 phút mỗi ngày để làm giàu thêm vốn từ vựng tiếng Anh, NXB Trẻ. 
[2] Nguyễn Thị Hồng Chuyên, Hà Thị Như Quỳnh (2018),Sử dụng kỹ thuật bắt chước trong việc 
nâng cao khả năng nói tiếng Anh của sinh viên năm 2 không chuyên Trường Đại học Sư 
phạm - Đại học Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên. 
[3] Nguyễn Ngọc Nam (2020), Học Đánh vần tiếng Anh, NXB Hồng Đức. 
[4] https://edu2review.com/reviews/bi-quyet-hoc-ngoai-ngu-sieu-dang-cua-10-chuyen-gia-
ngon-ngu-hang-dau-the-gioi-1451.html (Tác giả: Kim Thư tổng hợp; Phát hành: 16/05/2018) 
[5] Lottle Stride (2016), Những điều cực đỉnh về tiếng Anh – Các cách hay để cải thiện tiếng Anh, 
NXB Kim Đồng. 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_dinh_huong_moi_de_phat_trien_moi_truong_thuc_hanh_ky.pdf