Mô hình đánh giá hiệu quả kinh tế - sinh thái phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững trên cây lúa tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

Trong xu thế đô thị hóa, công nghiệp hóa và gia tăng dân số tại các quốc gia

đang phát triển, hàng loạt vấn đề như ô nhiễm môi trường, suy thoái chất lượng hệ

sinh thái và suy giảm đa dạng sinh học. trở thành thách thức lớn đối với mục tiêu

phát triển bền vững [1]. Điển hình là tốc độ tăng trưởng kinh tế kéo theo chi phí phát

sinh từ quá trình hủy hoại sinh thái [2], phá hủy sự cân bằng giữa lợi ích của môi

trường và hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động sản xuất [3]. Điều này làm cho nhu

cầu duy trì “tính bền vững” của mục tiêu bảo vệ sinh thái và tăng trưởng kinh tế cũng

như đánh giá tính hiệu quả mối quan hệ đó trong thực tiễn trở nên hết sức cấp thiết.

Để thực hiện được điều đó, lý thuyết kinh tế sinh thái trở thành tiền đề cho quá

trình đánh giá tính hiệu quả khi đặt hệ thống kinh tế trong hệ thống sinh thái toàn

cầu, nhằm: (i) xác định giới hạn tự nhiên cho mục tiêu phát triển [4], (ii) phản ánh sự

phụ thuộc lẫn nhau giữa kinh tế và môi trường [5]; (iii) cho phép đánh giá theo thời

gian [6]; (iv) hướng tới giải quyết dựa trên các đánh giá tích hợp đa lĩnh vực, liên

ngành [7]. Tuy nhiên, mối quan hệ qua lại giữa đặc trưng sinh thái và kinh tế - xã

hội trong vấn đề ra quyết định phục vụ quy hoạch sản xuất tồn tại nhiều khó khăn do

mối quan hệ “hai chiều” với đặc thù đánh giá khác nhau [3], do phương án cân bằng

phải xuất phát từ những khác biệt của đối tượng được đánh giá phân bố trong không

gian [8] và thiếu phương thức chuyển đổi qua lại giữa các nhóm yếu tố đánh giá nên

không phản ánh được yếu tố chi phối kết quả tổng hợp [9]. Điều này gây khó khăn

trong việc định lượng nhiều nhóm thông tin phức tạp cũng như phản ánh chính xác

những thay đổi của kết quả đánh giá khi các yếu tố thành phần thay đổi liên tục.

Mô hình đánh giá hiệu quả kinh tế - sinh thái phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững trên cây lúa tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định trang 1

Trang 1

Mô hình đánh giá hiệu quả kinh tế - sinh thái phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững trên cây lúa tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định trang 2

Trang 2

Mô hình đánh giá hiệu quả kinh tế - sinh thái phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững trên cây lúa tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định trang 3

Trang 3

Mô hình đánh giá hiệu quả kinh tế - sinh thái phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững trên cây lúa tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định trang 4

Trang 4

Mô hình đánh giá hiệu quả kinh tế - sinh thái phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững trên cây lúa tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định trang 5

Trang 5

Mô hình đánh giá hiệu quả kinh tế - sinh thái phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững trên cây lúa tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định trang 6

Trang 6

Mô hình đánh giá hiệu quả kinh tế - sinh thái phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững trên cây lúa tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định trang 7

Trang 7

Mô hình đánh giá hiệu quả kinh tế - sinh thái phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững trên cây lúa tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định trang 8

Trang 8

Mô hình đánh giá hiệu quả kinh tế - sinh thái phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững trên cây lúa tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định trang 9

Trang 9

Mô hình đánh giá hiệu quả kinh tế - sinh thái phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững trên cây lúa tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang xuanhieu 5120
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Mô hình đánh giá hiệu quả kinh tế - sinh thái phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững trên cây lúa tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô hình đánh giá hiệu quả kinh tế - sinh thái phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững trên cây lúa tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

Mô hình đánh giá hiệu quả kinh tế - sinh thái phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững trên cây lúa tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
hấp từ 2-5m 
Địa hình 
thềm 5-40m Địa hình đồi cao 
Địa hình núi 
thấp trên 300m 
Thổ nhưỡng Pbc Xa, Ba D, M, E, Fa, Fs Cc, C 
Độ dốc I II - III, IV, V 
Thành phần cơ giới c b, d e a 
Khả năng đảm bảo 
nước tưới Rất cao Cao Trung bình Thấp 
3.1.3. Xác định trọng số AHP cho các chỉ tiêu 
Quá trình tính toán trọng số cho cây lúa để đánh giá thích nghi sinh thái tại 
huyện Phù Mỹ được thực hiện trên cơ sở so sánh tầm quan trọng của 5 chỉ tiêu là độ 
cao địa hình, thổ nhưỡng, độ dốc, thành phần cơ giới, khả năng đảm bảo nước tưới. 
Việc so sánh tầm quan trọng được dựa trên bảng so sánh ma trận và tham khảo ý 
kiến của 30 chuyên gia trong lĩnh vực địa lý, nông nghiệp. Kết quả tính toán AHP 
được thể hiện ở bảng 3. 
Bảng 3. Trọng số các chỉ tiêu sinh thái cây lúa 
Chỉ tiêu Trọng số Các thông số 
Độ cao địa hình 0,14 - Giá trị riêng của ma trận: 
λmax = 5,308 
- Số nhân tố n = 5 
- Chỉ số ngẫu nhiên: RI = 1,12 
- Chỉ số nhất quán: CI = 0,077 
- Tỷ số nhất quán: CR = 0,068 
Thổ nhưỡng 0,39 
Độ dốc 0,26 
Thành phần cơ giới 0,07 
Khả năng đảm bảo nước tưới 0,13 
Tổng 1,000 
Chỉ số thích nghi sinh thái cây lúa: 
Sth = 0,14M1 + 0,39M2 + 0,26M3 + 0,07M4 + 0,13M5 
Tiến hành đánh giá thích nghi thành phần theo chỉ tiêu, sau đó tổng hợp điểm 
theo trọng số và phân hạng thích nghi sinh thái cho cây lúa. 
Qua bản đồ tại hình 4 và dữ liệu tổng hợp mức độ thích nghi cho thấy, khu vực 
rất thích nghi (S1) cho cây lúa huyện Phù Mỹ có tổng diện tích 19687,64 ha (chiếm 
37,45%), tập trung dọc hệ thống sông La Tinh với thổ nhưỡng chủ yếu là đất phù sa, 
độ dốc thấp và chủ động được nước tưới. Khu vực thích nghi (S2) có diện tích 
15215,31 ha (chiếm 28,95%), phân bố tại thềm tích tụ với địa hình khá bằng phẳng 
(dốc từ 0-3o, đôi khi 3-8o); thổ nhưỡng chủ yếu là đất vàng đỏ trên đá mác ma axit 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 35
(Fa), trên đá sét và biến chất (Fs), đất xám (Xa) và một phần nhỏ là đất mặn (M); 
thành phần cơ giới thịt nhẹ đến sét; khả năng cấp nước tưới ổn định. Khu vực kém 
thích nghi (S3) có diện tích 11921,11 ha (chiếm 22,68%), phân bố chủ yếu tại những 
khu vực kém thuận lợi, thổ nhưỡng là đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs), đất 
dốc tụ (D) và một phần nhỏ là đất mặn (M); khả năng chủ động tưới tiêu hạn chế. 
Diện tích không thích nghi (N) là những khu vực gò, đồi cao và núi thấp với những 
yếu tố sinh thái tới hạn hoặc gần mức tới hạn cho cây lúa sinh trưởng và phát triển. 
3.2. Mô hình hóa giá trị giá trị kinh tế - xã hội cây lúa 
Tiến hành điều tra xã hội học (điều tra bảng hỏi) cho đối tượng là 190 nông hộ 
canh tác lúa trên địa bàn huyện Phù Mỹ. Phỏng vấn lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và 
phát triển nông thôn, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp và lãnh đạo một số xã trồng 
nhiều lúa như Mỹ Trinh, Mỹ Hòa, Mỹ Hiệp. Kết quả xử lý bảng hỏi, thu được thông 
tin ở các mức độ khác nhau cho các chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Theo đó, mức độ hiệu 
quả kinh tế - xã hội trong canh tác lúa được phân cấp và chỉ ra trong bảng 4. 
Bảng 4. Phân cấp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội 
Mức độ hiệu quả 
Chỉ tiêu 
Rất Cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp 
Giá trị sản xuất/1ha (triệu đồng) 95 - 100 90 - <95 70 - <90 50 - <70 < 50 
Giải quyết lao động nông hộ (%) 90 - 100 75 - <90 60 - <75 45 - <60 < 45 
Gán thông tin các chỉ tiêu và mức phân cấp hiệu quả theo vị trí các thửa đất 
của nông hộ canh tác, sau đó tiến hành nội suy bằng công cụ Kriging trên phần mềm 
ArGIS 10.4 thu được bản đồ chuyên đề hiệu quả kinh tế - xã hội tại hình 3. 
Từ bản đồ (hình 3) và dữ liệu phân tích kết quả điều tra về hiệu quả kinh tế - 
xã hội trong canh tác lúa cho thấy khu vực có hiệu quả kinh tế - xã hội của cây lúa 
khá cao và cao tập trung ở Tây Nam và Bắc của huyện Phù Mỹ. Đây là 2 tiểu vùng 
sản xuất nông nghiệp chính của huyện nhờ có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên 
và kinh tế - xã hội. Trên 2 tiểu vùng có thị trấn huyện, Quốc lộ 1A đi qua,... nên đã 
thu hút dân cư tập trung sinh sống và canh tác nông nghiệp. Tiểu vùng Tây Nam là 
phần chính của lưu vực sông La Tinh - lưu vực sông chính của tỉnh Bình Định. Các 
khu vực có hiệu quả kinh tế - xã hội thấp phần lớn do kém thuận lợi về điều kiện 
canh tác, chưa được đầu tư nhiều về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật. Các khu vực có hiệu 
quả rất thấp là những nơi không thích nghi về sinh thái, chủ yếu là nơi phân bố loại 
đất không phù hợp và dộ dốc lớn. 
3.3. Đánh giá tích hợp kinh tế - sinh thái đối với cây lúa 
Trong phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Phù Mỹ, việc xác định loại hình sử 
dụng đất phù hợp cho một khu vực để canh tác là hết sức ý nghĩa. Đánh giá thích 
nghi sinh thái cho cây lúa đã chỉ rõ mức thích nghi cho từng đơn vị đất đai, là cơ sở 
quan trọng nhất cho xác định không gian canh tác. Bên cạnh đó, đã điều tra hiệu quả 
kinh tế - xã hội tại các vùng trồng lúa hiện tại để có thêm cơ sở khẳng định sự thích 
hợp toàn diện cho một đơn vị đất đai. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 36
Hình 3. Bản đồ tích hợp thích nghi sinh thái và hiệu quả kinh tế - xã hội cây lúa 
huyện Phù Mỹ. (a) Thích nghi sinh thái; (b) Hiệu quả kinh tế - xã hội; 
(c) Tích hợp hiệu quả sinh thái và kinh tế - xã hội 
Tích hợp kết quả đánh giá thích nghi sinh thái và hiệu quả kinh tế - xã hội 
được thực hiện dựa trên tổ hợp kết quả đánh giá của 2 nhóm chỉ tiêu bằng công cụ 
GIS. Sử dụng biên tập hiển thị kết quả tích hợp theo phương pháp bivariate mapping 
(hình 3). 
Kết quả thống kê diện tích (ha và tỷ lệ %) theo các mức độ thích nghi sinh thái 
và hiệu quả kinh tế - xã hội không gian trồng cây lúa huyện Phù Mỹ được thể hiện 
chi tiết ở bảng 5. Việc tích hợp kết quả đánh giá thích nghi sinh thái và hiệu quả 
kinh tế - xã hội giúp nhận biết đồng thời các mức độ hiệu quả thích nghi tự nhiên và 
hiệu quả kinh tế - xã hội cho các khu vực trồng lúa. 
(a) 
(b) 
(c) 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 37
Bảng 5. Tổng hợp thích nghi sinh thái và hiệu quả kinh tế - xã hội 
cây lúa huyện Phù Mỹ (ha/%) 
HIỆU QUẢ 
 KT-XH 
Thích nghi sinh thái 
N S3 S2 S1 
RT 
12021,20 
(22,87%) 
1467,97 
(2,79%) 
1776,40 
(3,38%) 
T 
4556,81 
(7,67%) 
1506,95 
(2,87%) 
1539,76 
(2,93%) 
4060,71 
(7,73%) 
TB 
5338,9 
(9,16%) 
1516,03 
(2,28%) 
2548,74 
(4,85%) 
2834,83 
(5,39%) 
C 
1249,42 
(2,38%) 
2736,17 
(5,21%) 
3777,87 
(7,19%) 
RC 
3318,44 
(6,31%) 
4540,37 
(8,64%) 
Từ hình 3 và kết quả thống kê cho thấy, mức không thích nghi sinh thái và 
hiệu quả kinh tế - xã hội thấp chiếm diện tích lớn nhất với 12021,20 ha (chiếm 
22,87% diện tích huyện). Diện tích này phân bố chủ yếu ở các khu vực đồi, núi thấp 
phía Tây, khu vực trung tâm và dọc theo các cồn cát, đụn cát ven biển. 
Dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội nên những diện tích 
thuộc lưu vực sông La Tinh (tập trung ở các xã Mỹ Hiệp, Mỹ Tài, Mỹ Trinh và thị 
trấn Phù Mỹ) và đầm Trà Ổ (tập trung ở xã Mỹ Lộc và Mỹ Châu) có mức độ rất 
thích nghi sinh thái và hiệu quả kinh tế - xã hội cao với diện tích 4540,37 ha (chiếm 
8,64% diện tích huyện). Đây là những khu vực cần được đầu tư và bảo vệ quỹ đất 
trồng lúa, hướng đến sản xuất hàng hóa. Kết quả cũng chỉ ra rằng, mức thích nghi 
sinh thái và hiệu quả kinh tế - xã hội có xu hướng giảm dần từ khu vực trung tâm 
các tiểu vùng lưu vực sông La Tinh và Đầm Trà Ổ về phía phía đồi núi thấp phía 
Tây và ven biển. 
4. KẾT LUẬN 
- Trên cơ sở ứng dụng GIS và phương pháp phân tích thứ bậc AHP đã chỉ ra 
được các mức độ thích nghi sinh thái cho cây lúa huyện Phù Mỹ. Phần lớn lãnh thổ 
(65%) có mức từ thích nghi đến rất thích nghi sinh thái, phân bố chủ yếu dọc hệ 
thống sông La Tinh và ven Đầm Trà Ổ. 
- Tích hợp kết quả đánh giá thích nghi sinh thái và hiệu quả kinh tế - xã hội đã 
chỉ ra được 16 mức độ khác nhau tích hợp giữa thích nghi sinh thái và hiệu quả kinh 
tế - xã hội cây lúa huyện Phù Mỹ. Tiểu vùng hệ thống sông La Tinh có mức thích 
nghi sinh thái từ thích nghi đến rất thích nghi và hiệu quả kinh tế - xã hội từ cao đến 
rất cao với diện tích 14372,85 ha (chiếm 27,35%). 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 38
- Đánh giá kinh tế sinh thái của hoạt động sản xuất nông nghiệp trên cơ sở tích 
hợp các thuộc tính định lượng “đa chiều” (multi-dimension) là một phương thức 
hiệu quả để xác định tiềm năng thích nghi sinh thái và giới hạn thực tiễn về hiệu quả 
kinh tế - xã hội. Phương pháp phân tích thứ bậc AHP cho phép đánh giá các vấn đề 
ra quyết định đa chỉ tiêu với số lượng các chỉ tiêu tùy biến ở mức cao cũng như mở 
ra tiềm năng đánh giá tổng hợp hiệu quả kinh tế sinh thái cho nhiều loại hình sản 
xuất nông nghiệp khác nhau và có thể ứng dụng cho nhiều khu vực có cùng điều 
kiện trên lãnh thổ nước ta. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Wang J.Y., Wei X.M., Guo Q., A three-dimensional evaluation model for 
regional carrying capacity of ecological environment to social economic 
development: model development and a case study in China, Ecological 
Indicators, 2018, 89:348-355. 
2. Hu M.M., Li Z.T., Yuan M.J., Fan C., Xia B.C., Spatial differentiation of 
ecological security and differentiated management of ecological conservation 
in the Pearl River Delta, China, Ecological Indicators, 2019, 104:439-448. 
3. Sun M., Xiuhong L., Rongjin Y., Yi Z., Le Z., Zhenwei S., Qiang L., Dan Z., 
Comprehensive partitions and different strategies based on ecological security 
and economic development in Guizhou Province, China, Journal of Cleaner 
Production, 2020, 274tr. 
4. Hardisty P.E., Environmental and Economic Sustainability, CRC Press, 2010, 
337 pp. 
5. Martius C., Rudenko I., Lamers J.P.A., Vlek P.L.G., Cotton, Water, Salts and 
Soums: Economic and ecological restructuring in Khorezm, Uzbekistan, 
Springer Publisher, 2012, 436 pp. 
6. Rau A.L., Wehrden H.V., Abson D.J., Temporal Dynamics of Ecosystem 
Services, Ecological Economics, 2018, 151:122-130. 
7. Venkatachalam L., Environmental economics and ecological economics: 
Where they can converge? Ecological Economics, 2007, 61:550-558. 
8. Yang, Y., Hu, N., The spatial and temporal evolution of coordinated 
ecological and socioeconomic development in the provinces along the Silk 
Road Economic Belt in China. Sustainable Cities and Society, 2019, p.47. 
9. Serenella S., Biagio C., Peter N., A systemic framework for sustainability 
assessment. Ecological Economics, 2015, 119:314-325. 
10. Razieh M., Jan W., Rodger T., Hamid M., Uncertainty analysis in the 
application of multi-criteria decision-making methods in Australian strategic 
environmental decisions. Journal of Environmental Planning and 
Management, 2013, 56(8):1097-1124. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 39
11. Abbas M., Ahmad J., Khalil M.D.N., Zainab K., Norhayati Z., Alireza V., 
Multiple criteria decision-making techniques and their applications - a review 
of the literature from 2000 to 2014, Economic Research-Ekonomska 
Istraživanja, 2015, 28(1):516-571. 
12. Sánchez-Lozano J.M., Bernal-Conesa J.A., Environmental management of 
Natura 2000 network areas through the combination of Geographic 
Information Systems (GIS) with Multi-Criteria Decision Making (MCDM) 
methods. Case study in south-eastern Spain, Land Use Policy, 2017, 63:86-97. 
13. Saaty, T.L., Decision making-the Analytic Hierarchy and Network Processes 
(AHP/ANP). Journal of Systems Science and Systems Engineering, 2004, 
13:1-35. 
14. Abhishek K., Bikash S., Arvind R.S., Yan D., Xiangning H., Praveen K., 
Bansal R.C., A review of multi criteria decision making (MCDM) towards 
sustainable renewable energy development, Renewable and Sustainable 
Energy Reviews, 2017, 69:596-609. 
15. Biesecker C., Zahnd W.E., Brandt H.M., Adams S.A., Eberth J.M., A 
Bivariate Mapping Tutorial for Cancer Control Resource Allocation 
Decisions and Interventions. Preventing Chronic Disease: Public Health 
Research, Practice and Policy, 2020, tr.17. 
16. Saaty, T. L., and Vargas, L. G., Decision Making with the Analytic Network 
Process: Economic, Political, Social and Technological Applications with 
Benefits, Opportunities, Costs and Risks (2nd ed.), Springer US. Electronic 
ISBN 978-1-4614-7279-7, 1980. 
17. Ngo Duc Minh, Mai Van Trinh, Reiner Wassmann, Tran Dang Hoa, Nguyen 
Manh Khai, Farmer’s Perception and Farming Practices in Rice Production 
under Changing Climate: Case Study in Quang Nam Province, VNU Journal of 
Science: Earth and Environmental Sciences, 2014, 30:25-40. 
18. Carstensen, L. W., Bivariate choropleth mapping: The effects of axis scaling. 
The American Cartographer, 1986, 13(1):27-42. 
19. Strode, G., Thornton, B., Mesev, V. Johnson, N., Bivariate mapping: Examples 
on Florida covariance data using scatterplots from open source visual analytic 
tools, The Florida Geographer, 2016, 47:1-17. 
20. TCVN 8409:2012, Quy trình đánh giá đất nông nghiệp. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 40
SUMMARY 
AN EFFICIENCY ASSESSMENT MODEL INTEGRATING ECOLOGICAL AND 
SOCIO-ECONOMIC FACTORS FOR SUSTAINABLE AGRICULTURAL 
DEVELOPMENT: THE CASE OF RICE CULTIVATION IN PHU MY 
DISTRICT, BINH DINH PROVINCE 
For the sustainable agricultural development at the district scale, the 
assessment of ecological economic models allows the effects of natural resources 
and socio-economic limitations in the territory to the preservation of the production 
types’ efficiency. In the integration of Analytical Hierarchical Process method and 
Geographical Information System, we constructed an efficiency assessment model 
intergrating (i) ecological suitability evaluation, and (ii) socio-economic efficiency 
analysis. This study is applied with rice cultivation in Phu My district, Binh Dinh 
province in the year of 2019. The results was divided the study area into 20 
efficiency degrees based the multiplication of 04 ecological factors and 05 socio-
economic factors. In which, 8.64% of the territorial area at “very high degree” has 
the suitability of soil conditions, and 22.87% of them at ““very low degree” has a 
limitations of terrains. The methodological framework of this model has a highly 
customization capability, and provides the applications for many production types in 
different regions of Vietnam. 
Keywords: Efficiency assessment model, ecological suitability, socio-
economic analysis, rice cultivation, Phu My, đánh giá hiệu quả tổng hợp, sinh thái, 
hiệu quả kinh tế - xã hội, lúa, Phù Mỹ. 
Nhận bài ngày 14 tháng 12 năm 2020 
Phản biện xong ngày 07 tháng 3 năm 2021 
Hoàn thiện ngày 15 tháng 3 năm 2021 
(1) Trường Đại học Quy Nhơn 
(2) Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội 

File đính kèm:

  • pdfmo_hinh_danh_gia_hieu_qua_kinh_te_sinh_thai_phuc_vu_phat_tri.pdf