Lượng ăn vào và khả năng sinh trưởng của ba tổ hợp bò lai giữa đực Charolais, Droughtmaster và Red angus với cái lai Brahman nuôi trong nông hộ tỉnh Quảng Ngãi

Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá hiện trạng nuôi dưỡng và khả năng sinh trưởng của các tổ

hợp bò lai giữa đực Charolais, Droughtmaster và Red Angus phối tinh với cái lai Brahman nuôi trong nông

hộ. Đánh giá hiện trạng nuôi dưỡng được tiến hành trên 90 hộ (30 hộ/tổ hợp bò lai và 10 tổ hợp lai/xã).

Đánh giá khả năng sinh trưởng thông qua khối lượng và kích thước một số chiều đo cơ thể của 246 bê/bò

từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng vật chất khô, protein và năng lượng trao

đổi ăn vào của bê/bò là phù hợp với khối lượng của bê/bò. Khối lượng, kích thước các chiều đo của các tổ

hợp lai từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi cao nhất là tổ hợp lai Charolais x Lai Brahman: sơ sinh 28,6 kg và 18

tháng tuổi là 361,7 kg; tiếp đến là tổ hợp lai Red Angus x Lai Brahman: sơ sinh 27,5 kg và 18 tháng tuổi là

339,7 kg; thấp nhất là tổ hợp lai Droughtmaster x Lai Brahman: sơ sinh 27,2 kg và 18 tháng tuổi là 319,0 kg.

Bê/bò đực có khối lượng, kích thước các chiều đo cao hơn bê/bò cái ở tại các độ tuổi khác nhau. Các chỉ số

hình thể (dài thân, tròn mình, khối lượng) phản ánh đây là 3 tổ hợp bò lai theo hướng sản xuất thịt rất rõ rệt. Như vậy, khả năng sinh trưởng của 3 tổ hợp bò lai giữa đực Charolais, Droughtmaster và Red Angus với cái lai Brahman nuôi trong nông hộ tỉnh Quảng Ngãi là tương đối tốt.

Lượng ăn vào và khả năng sinh trưởng của ba tổ hợp bò lai giữa đực Charolais, Droughtmaster và Red angus với cái lai Brahman nuôi trong nông hộ tỉnh Quảng Ngãi trang 1

Trang 1

Lượng ăn vào và khả năng sinh trưởng của ba tổ hợp bò lai giữa đực Charolais, Droughtmaster và Red angus với cái lai Brahman nuôi trong nông hộ tỉnh Quảng Ngãi trang 2

Trang 2

Lượng ăn vào và khả năng sinh trưởng của ba tổ hợp bò lai giữa đực Charolais, Droughtmaster và Red angus với cái lai Brahman nuôi trong nông hộ tỉnh Quảng Ngãi trang 3

Trang 3

Lượng ăn vào và khả năng sinh trưởng của ba tổ hợp bò lai giữa đực Charolais, Droughtmaster và Red angus với cái lai Brahman nuôi trong nông hộ tỉnh Quảng Ngãi trang 4

Trang 4

Lượng ăn vào và khả năng sinh trưởng của ba tổ hợp bò lai giữa đực Charolais, Droughtmaster và Red angus với cái lai Brahman nuôi trong nông hộ tỉnh Quảng Ngãi trang 5

Trang 5

Lượng ăn vào và khả năng sinh trưởng của ba tổ hợp bò lai giữa đực Charolais, Droughtmaster và Red angus với cái lai Brahman nuôi trong nông hộ tỉnh Quảng Ngãi trang 6

Trang 6

Lượng ăn vào và khả năng sinh trưởng của ba tổ hợp bò lai giữa đực Charolais, Droughtmaster và Red angus với cái lai Brahman nuôi trong nông hộ tỉnh Quảng Ngãi trang 7

Trang 7

Lượng ăn vào và khả năng sinh trưởng của ba tổ hợp bò lai giữa đực Charolais, Droughtmaster và Red angus với cái lai Brahman nuôi trong nông hộ tỉnh Quảng Ngãi trang 8

Trang 8

Lượng ăn vào và khả năng sinh trưởng của ba tổ hợp bò lai giữa đực Charolais, Droughtmaster và Red angus với cái lai Brahman nuôi trong nông hộ tỉnh Quảng Ngãi trang 9

Trang 9

Lượng ăn vào và khả năng sinh trưởng của ba tổ hợp bò lai giữa đực Charolais, Droughtmaster và Red angus với cái lai Brahman nuôi trong nông hộ tỉnh Quảng Ngãi trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang xuanhieu 2700
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Lượng ăn vào và khả năng sinh trưởng của ba tổ hợp bò lai giữa đực Charolais, Droughtmaster và Red angus với cái lai Brahman nuôi trong nông hộ tỉnh Quảng Ngãi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lượng ăn vào và khả năng sinh trưởng của ba tổ hợp bò lai giữa đực Charolais, Droughtmaster và Red angus với cái lai Brahman nuôi trong nông hộ tỉnh Quảng Ngãi

Lượng ăn vào và khả năng sinh trưởng của ba tổ hợp bò lai giữa đực Charolais, Droughtmaster và Red angus với cái lai Brahman nuôi trong nông hộ tỉnh Quảng Ngãi
mới sinh 
có dạng cao hơn dài và bò trưởng thành có dạng dài 
hơn cao (Nguyễn Đức Hưng và cs, 2008). 
Bảng 7. Cao vây của các tổ hợp bò lai qua các tháng tuổi (Trung bình ± SD, cm) 
Giống bò đực 
Tuổi (tháng) Giới tính 
Charolais Droughtmaster Red Angus 
p 
Đực 71,2 ± 3,4 69,8
A ± 4,1 70,0a ± 3,7 0,135 
Cái 69,9
a ± 3,9 67,4bB ± 3,9 68,6a ± 3,6 0,021 Sơ sinh 
Trung bình 70,7
a ± 3,7 68,8b ± 4,2 69,4ab ± 3,7 0,007 
Đực 91,9
aA ± 5,3 87,1b ± 4,2 91,0abA ± 5,9 0,001 
Cái 88,9
B ± 4,2 86,9 ±4,9 87,8cB ± 3,9 0,126 3 
Trung bình 90,5
a ± 5,0 87,0b ±4,5 89,7a ± 5,4 0,001 
Đực 103,7
aA ± 4,8 100,2b ± 4,4 102,8a ± 6,4 0,005 
Cái 100,7
B ± 5,5 99,6 ± 5,2 101,3 ± 3,9 0,40 6 
Trung bình 102,3
a ± 5,3 99,9b ± 4,8 102,2a ± 5,5 0,006 
Đực 111,8
aA ± 4,3 108,6b ± 4,9 109,2b ± 6,6 0,016 
Cái 108,7
B ± 5,8 107,5 ± 5,7 108,3 ± 4,4 0,589 9 
Trung bình 110,4
a ± 5,3 108,1b ± 5,4 108,9b ± 5,8 0,024 
Đực 115,4
a ± 5,3 112,8b ± 5,5 114,7a ± 3,9 0,033 
Cái 113,6
a ± 3,9 110,7b ± 5,0 113,7ab ± 3,6 0,005 12 
Trung bình 114,6
a ± 4,8 111,9b ± 5,4 114,3a ± 3,8 0,001 
Đực 119,9
aA ± 3,9 117,7bA ± 4,7 118,7abA ± 2,8 0,021 15 
Cái 117,9
aB ± 2,5 114,7bB ± 4,5 116,8abB ± 4,4 0,001 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 105 
Trung bình 119,0
a ± 3,5 116,4b ± 4,8 117,9a ± 3,3 0,001 
Đực 124,1
aA ± 3,5 121,5b ± 4,1 122,4bA ± 2,8 0,002 
Cái 121,1
B ± 2,1 120,2 ± 3,1 121,0B ± 1,6 0,178 18 
Trung bình 122,7
a ± 3,3 120,9b ± 3,7 121,9ab ± 2,5 0,002 
SD độ lệch tiêu chuẩn; a, b, c Các giá trị cao vây trong cùng hàng có chữ cái trên đầu khác nhau thì khác 
nhau (p<0,05); A, B Các giá trị chiều cao vây giữa con đực và con cái trong cùng giống và cùng thời điểm tuổi 
có chữ cái trên đầu khác nhau thì khác nhau (p<0,05). 
3.2.6. Các chỉ số cấu tạo thể hình qua các tháng 
tuổi 
Kết quả đánh giá chỉ số hình thể của các tổ hợp 
bò lai nuôi trong nông hộ được trình bày ở bảng 8. 
Qua bảng 8 cho thấy, chỉ số dài thân, tròn mình, khối 
lượng của ba tổ hợp bò lai tăng dần từ sơ sinh đến 18 
tháng tuổi. Lúc sơ sinh chỉ số dài thân của các tổ hợp 
bò lai giữa đực Charolais, Droughtmaster, Red 
Angus và cái lai Brahman tương ứng là 92,4; 93,2 và 
90,3% đến 18 tháng là 109,8; 107,5 và 108,6% và có sự 
khác nhau đáng kể giữa các tổ hợp bò lai (p<0,05). 
Chỉ số dài thân của tất cả các tổ hợp bò lai từ 12-18 
tháng đều lớn hơn 100%, điều này cho thấy chiều dài 
thân chéo luôn lớn hơn chiều cao vây. Theo Nguyễn 
Xuân Trạch và cs (2006) trong giai đoạn sinh trưởng 
thì cường độ phát triển của xương trục mạnh hơn 
xương ngoại vi, làm cho cơ thể phát triển theo chiều 
dài nhanh hơn chiều rộng và chiều cao. 
Chỉ số tròn mình phản ánh độ rộng, sâu của cơ 
thể và liên quan mật thiết với sức sản xuất thịt của 
bò. Chỉ số tròn mình của ba tổ hợp bò lai (Charolais 
x lai Brahman), (Droughtmaster x lai Brahman) và 
(Red Angus x lai Brahman) tăng dần theo lứa tuổi và 
phụ thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng. Thời điểm 
sơ sinh, chỉ số tròn mình của các tổ hợp bò lai dao 
động 116,3-119,1% (p>0,05). Thời điểm này chỉ số 
tròn mình của các tổ hợp bò lai đều lớn hơn 100%, 
điều này cho thấy các tổ hợp bò lai đã thể hiện hướng 
sản xuất thịt ngay từ khi còn non, chiều đo vòng 
ngực lớn hơn chiều đo dài thân chéo. Thời điểm 12 
tháng tuổi, chỉ số tròn mình của các tổ hợp bò lai 
giao động từ 123,4 - 124,9% sự khác biệt về chỉ số tròn 
mình giữa các tổ hợp bò lai là không đáng kể 
(p>0,05). Thời điểm 18 tháng tuổi, chỉ số tròn mình 
của các tổ hợp bò lai giao động từ 126,2-128,8%. 
Chênh lệch về chỉ số này của các tổ hợp lai so với lúc 
12 tháng tuổi lần lượt là 2,3; 1,0; 4,2%. Tương tự, chỉ 
số khối lượng của các tổ hợp bò lai tăng dần qua các 
tháng tuổi, giai đoạn 6 tháng tuổi chỉ số khối lượng 
bò lai (Charolais x lai Brahman), (Droughtmaster x 
lai Brahman) và (Red Angus x lai Brahman) là 108,2; 
108,2; 107,4%, đến giai đoạn 18 tháng tuổi lần lượt là 
140,2; 135,6; 139,9%. Chỉ số khối lượng cho thấy bò 
lai hướng thịt phát triển mạnh chiều sâu hơn chiều 
cao và đây là đặc trưng của nhóm bò hướng thịt. 
Bảng 8. Chỉ số cấu tạo thể hình (Trung bình ± SD, %) 
Giống bò đực 
Tuổi (tháng) Chỉ số 
Charolais Droughtmaster Red Angus 
p 
Dài thân 92,4
a ± 7,7 93,2a ± 5,6 90,3b ± 4,7 0,015 
Tròn mình 117,6 ± 9,5 116,3 ± 8,0 119,1 ± 7,1 0,127 Sơ sinh 
Khối lượng 108,2 ± 6,3 108,2 ± 6,1 107,4 ± 6,6 0,668 
Dài thân 92,7 ± 6,2 93,1 ± 5,6 91,8 ± 4,9 0,338 
Tròn mình 123,3 ± 9,4 121,6 ± 8,1 120,7 ± 9,5 0,097 3 
Khối lượng 114,4
a ± 8,5 112,9ab ± 7,5 110,5b ± 7,9 0,009 
Dài thân 95,8 ± 4,3 95,1 ± 4,4 95,7 ± 5,3 0,571 
Tròn mình 124,8 ± 6,6 124,9 ± 7,2 123,4 ± 9,2 0,415 6 
Khối lượng 119,5 ± 6,8 118,7 ± 6,5 118,2 ± 10,6 0,565 
9 Dài thân 98,9 ± 3,9 98,2 ± 4,1 98,6 ± 3,6 0,477 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 106 
Tròn mình 125,5 ± 5,8 123,6 ± 6,7 125,9 ± 6,6 0,055 
Khối lượng 124,1
a ± 6,3 121,2b ± 6,6 124,2a ± 7,8 0,010 
Dài thân 104,9
a ± 3,9 103,9ab ± 4,7 103,3b ± 3,9 0,045 
Tròn mình 123,0
a ± 5,2 121,2b ± 6,4 123,6a ± 6,1 0,029 12 
Khối lượng 129,1
a ± 6,1 125,8b ± 7,2 127,7ab ± 7,1 0,009 
Dài thân 107,7
a ± 3,4 106,2b ± 2,9 106,7ab ± 3,8 0,009 
Tròn mình 125,3
a ± 5,1 122,0b ± 5,5 125,1ab ± 5,9 0,001 15 
Khối lượng 134,9
a ± 5,4 129,5b ± 6,9 133,4a ± 5,4 0,001 
Dài thân 109,8
a ± 3,4 107,5b ± 4,0 108,6c ± 2,5 0,001 
Tròn mình 127,7 ± 5,2 126,2 ± 7,3 128,8 ± 16,5 0,286 18 
Khối lượng 140,2
a ± 5,5 135,6b ± 6,3 139,9a ± 17,4 0,009 
SD là độ lệch tiêu chuẩn; a, b, c là các giá trị trong cùng hàng có chữ cái trên đầu khác nhau thì khác nhau 
(p<0,05). 
4. KẾT LUẬN 
Lượng vật chất khô, protein thô và năng lượng 
trao đổi ăn vào của các tổ hợp bò lai giữa đực 
Charolais, Droughtmaster và Red Angus và cái lai 
Brahman được nuôi tại các nông hộ của tỉnh Quảng 
Ngãi đảm bảo theo khuyến cáo về dinh dưỡng cho 
chăn nuôi bò thịt. 
Khối lượng trung bình, kích thước một số chiều 
đo chính từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi cao nhất ở tổ 
hợp bò lai (Charolais x lai Brahman) tiếp đến là tổ 
hợp lai (Red Angus x lai Brahman), và thấp nhất ở tổ 
hợp bò lai (Droughmaster x lai Brahman). Các tổ 
hợp lai này có khả năng sinh trưởng tốt trong điều 
kiện chăn nuôi nông hộ của tỉnh Quảng ngãi. Các chỉ 
số chiều đo (dài thân, tròn mình, khối lượng) đã 
phản ánh đây là 3 tổ hợp bò lai theo hướng sản xuất 
thịt rất rõ rệt. 
Cần tiếp tục nghiên cứu giai đoạn vỗ béo/kết 
thúc và đánh giá thành phần thân thịt và chất lượng 
thịt để có đánh giá toàn diện sức sản xuất thịt của 3 
tổ hợp lai hướng thịt này trong điều kiện chăn nuôi 
nông hộ ở tỉnh Quảng Ngãi và từ đó có chính sách 
nhân rộng, phát triển ra các vùng có điều kiện tương 
tự. 
LỜI CẢM ƠN 
Tập thể tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự 
hỗ trợ tinh giống và cơ sở vật chất của dự án “Hỗ trợ 
ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển đàn 
bò lai hướng thịt trên nền bò cái lai Zebu tại các xã 
miền núi huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi” cho 
nghiên cứu này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bergh L and Gerhard R. G. (2010). National 
beef record and improvement scheme annual reports 
in period from 1993 to 2008 from (ARC) Animal 
Production Institute, Irene, South Africa. 
2. Đinh Văn Cải (2006). Nghiên cứu chọn lọc và 
lai tạo nhằm nâng cao khả năng sản xuất bò thịt ở 
Việt Nam giai đoạn 2002-2005. Báo cáo tổng kết đề 
tài: Chương trình giống cây trồng vật nuôi giai đoạn 
2002-2005. 
3. Dương Nguyên Khang, Bùi Văn Hưng, Thái 
Quốc Hiếu và Nguyễn Thanh Hải (2019). Khả năng 
sinh trưởng và thức ăn thu nhận của một số nhóm bê 
lai hướng thịt tại Tiền Giang. Kỷ yếu hội nghị khoa 
học chăn nuôi - thú y toàn quốc năm 2019. Nhà xuất 
bản Nông nghiệp, tr. 513-517. 
4. Dương Nguyên Khang, Lê Huỳnh Nhật Tân, 
Veerle F. và Els Goossens (2019). Khảo sát khả năng 
sử dụng thức ăn và tăng trưởng của các giống bò lai 
BBB, Red Angus và Brahman tại thành phố Hồ Chí 
Minh. Kỷ yếu hội nghị khoa học chăn nuôi - thú y 
toàn quốc năm 2019. Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 
171-174. 
5. Kearl L. C. (1982). Nutrient requirements of 
ruminants in development countries, International 
feedstuffs institude, Utah Agricultural experiment 
station, Utah State University, Loga, Utah, USA. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 107 
6. Lê Viết Ly, Nguyễn Thiện, Vũ Văn Nội, Vũ 
Chí Cương, Phạm Kim Cương và Nguyễn Văn Niêm 
(1995). Tổng hợp kết quả nghiên cứu bò lai hướng 
thịt. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ 
thuật chăn nuôi (1969-1995). Nhà xuất bản Nông 
nghiệp. 
7. Maarof N. N and Gerhard S. I. (1989). Birth 
weight and gestation period in Simmental Holstein 
and Friesien cattle in Iraq. The Iraq Journal o 
Agricultural Sciences. Vol 20 (2), pp. 167-169. 
8. Nguyễn Đức Hưng, Nguyễn Minh Hoàn và 
Lê Đình Phùng (2008). Giáo trình chọn giống và 
nhân giống vật nuôi. Trường Đại học Nông Lâm Huế. 
9. Nguyễn Hữu Văn, Nguyễn Hữu Nguyên và 
Nguyễn Xuân Bả (2012). Nghiên cứu sử dụng một số 
hỗn hợp thức ăn giàu protein cho bò lai Brahman 
trong giai đoạn vỗ béo. Tạp chí Khoa học - Đại học 
Huế, số 71(2), tr. 321-333. 
10. Nguyễn Thanh Hải và Đỗ Hòa Bình (2019). 
Khả năng sinh trưởng của bê lai F1(BBB x 
Droughtmaster), Droughtmaster thuần, F1(Angus x 
Brahman) và Brahman thuần giai đoạn sơ sinh đến 4 
tháng tuổi. Kỷ yếu hội nghị khoa học chăn nuôi - thú 
y toàn quốc năm 2019. Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 
465-469. 
11. Nguyễn Thị Mỹ Linh, Đinh Văn Dũng, Lê 
Đình Phùng và Nguyễn Xuân Bả (2019). Đánh giá hệ 
thống chăn nuôi bò sinh sản và năng suất sinh sản 
của bò cái lai Brahman trong nông hộ huyện Sơn 
Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Tạp chí Khoa học - Đại học 
Huế. Số 128(3D), tr. 95-106. 
12. Nguyễn Xuân Bả, Đinh Văn Dũng, Nguyễn 
Thị Mùi, Nguyễn Hữu Văn, Phạm Hồng Sơn, Hoàng 
Thị Mai, Trần Thanh Hải, Rowan Smith, David 
Parsons và Jeff Corfield (2015). Hiện trạng hệ thống 
chăn nuôi bò sinh sản trong nông hộ ở vùng duyên 
hải Nam Trung bộ, Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp 
và PTNT. Số 21, tr. 107–119. 
13. Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm và Lê 
Viết Ban (2006). Giáo trình Chăn nuôi trâu bò. Nhà 
xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội. 
14. Phạm Thế Huệ (2010). Khả năng sinh 
trưởng, sản xuất thịt bò lai Sind, F1 (Brahman x Lai 
Sind), F1 (Charolais x Lai Sind) nuôi tại Đắk Lắk. 
Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà 
Nội. 
15. Phạm Văn Quyến (2001). Khảo sát khả năng 
sinh trưởng và phát triển một số nhóm bò lai hướng 
thịt tại Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Chăn 
nuôi Sông Bé. Luận văn thạc sĩ, Viện Khoa học Kỹ 
thuật miền Nam. 
16. Phạm Văn Quyến (2009). Nghiên cứu khả 
năng sản xuất của bò Droughtmaster thuần nhập nội 
và bò lai F1 giữa bò lai Droughtmaster với bò lai Sind 
tại miền Đông Nam bộ. Luận án tiến sỹ, Viện Khoa 
học Kỹ thuật miền Nam. 
17. Phạm Văn Quyến, Giang Vi Sal, Bùi Ngọc 
Hùng, Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Ngọc Hải, Trần 
Văn Phong, Huỳnh Văn Thảo và Trần Thanh Hải 
(2019). Khả năng sản xuất của một số nhóm bê lai 
chuyên thịt trong điều kiện chăn nuôi tại huyện Trà 
Cú, tỉnh Trà Vinh. Kỷ yếu hội nghị khoa học chăn 
nuôi - thú y toàn quốc năm 2019, tr. 485-488. 
18. Phạm Văn Quyến, Phí Như Liễu và Đinh Văn 
Cải (2017). Kết quả nhân thuần và lai tạo bò thịt tại 
Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Chăn nuôi gia súc 
lớn. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. Số 76, tr. 
9-20. 
19. Phạm Văn Quyến, Trần Thị Cẩm, Lê Thị Mỹ 
Hiếu, Giang Vi Sal và Bùi Ngọc Hùng (2018). Khả 
năng sản xuất của bò lai hướng thịt F1 (Red Angus x 
lai Sind) và F1 (Brahman x lai Sind) tại tỉnh Tây 
Ninh. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. Số 
86, tr. 19-34. 
20. Phí Như Liễu, Nguyễn Văn Tiến và Hoàng 
Thị Ngân (2017). Kết quả lai tạo và nuôi dưỡng bê lai 
hướng thịt tại An Giang. Tạp chí Khoa học Công 
nghệ Chăn nuôi. Số 76, tr. 91-100. 
21. Tổng cục Thống kê (2020). Niên giám 
Thống kê. Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội. 
22. Trương La (2008). Nghiên cứu ứng dụng các 
biện pháp kỹ thuật trong sản xuất chăn nuôi bò lai 
hướng thịt chất lượng cao tại tỉnh Đắk Lắk. Báo cáo 
khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk. 
23. Văn Tiến Dũng (2012). Khả năng sinh trưởng, 
sản xuất thịt của bò lai Sind và các con lai 1/2 
Droughtmaster, 1/2 Red Angus, 1/2 Limousin nuôi tại 
huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk. Luận án tiến sĩ, Viện Chăn 
nuôi. 
24. Viện Chăn nuôi (2000). Thành phần và giá trị 
dinh dưỡng thức ăn gia súc, gia cầm Việt Nam. Nhà 
xuất bản Nông nghiệp. 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1 - TH¸NG 12/2020 108 
25. Vũ Chí Cương (2007). Báo cáo tổng kết đề 
tài: “Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học 
công nghệ nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt và xác 
định một số bệnh nguy hiểm đối với bò để xây dựng 
biện pháp phòng dịch bệnh ở Tây Nguyên”. 
FEED INTAKE AND GROWTH PERFORMANCE OF CROSSBRED CATTLE BETWEEN BRAHMAN 
CROSSBRED COWS AND CHAIROLAIS, DROUGHTMASTER AND RED ANGUS BULLS AT 
SMALLHOLDER IN QUANG NGAI PROVINCE 
Nguyen Thi My Linh, Dinh Van Dung, Tran Ngoc Long, 
Van Ngoc Phong, Le Dinh Phung, Pham Hong Son, Nguyen Xuan Ba 
Summary 
This study was conducted to evaluate the feeding status and the growth performance of crossbred cattle 
between Brahman crossbred cows and Charolais, Droughtmaster and Red Angus bulls at smallholders in 
Quangngai province. Feeding status study was conducted on 90 households (30 households/crossbred 
genotype). Growth performance was assessed by live body weight and body dimensional measurements of 
246 cattle from birth to 18 months of age. Results showed that dry matter, crude protein and metabolic 
energy intake of cattle is consistent with their live body weight. The live body weight and body dimensions 
of cattle from birth to 18 months of age are the highest in crossbred genotype (Charolais bulls x Brahman 
crossbred cow: birthweight 28.6 kg and 361.7 kg at 18 months of age), followed by crossbred genotype (Red 
Angus bulls x Brahman crossbred cows: birthweight 27.5 kg and 339.7 kg at 18 months of age), the slightly 
lower in crossbred genotype (Droughtmaster bulls x Brahman crossbred cows: birthweight 27.2 kg and 
319.0 kg at 18 months of age). Male crossbred cattle grow faster than female ones. The body shape indexes 
(body length index, round body index, weight index) indicated that these crossbred cattle genotypes are 
beef oriented genotypes. It can be concluded that the growth ability of crossbred cattle between Charolais, 
Droughtmaster and Red Angus bulls crossbred with Brahman crossbred cows at smallholder farmers in 
Quang Ngai province are good. 
Keywords: Charolais x Lai Brahman, Droughmaster x Lai Brahman, Red Angus x Lai Brahman, Growth, 
Quang Ngai. 
Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Văn Đức 
Ngày nhận bài: 27/7/2020 
Ngày thông qua phản biện: 28/8/2020 
Ngày duyệt đăng: 4/9/2020 

File đính kèm:

  • pdfluong_an_vao_va_kha_nang_sinh_truong_cua_ba_to_hop_bo_lai_gi.pdf