Làm thêm khi đang học đại học - Phân tích định tính và đề xuất giải pháp đối với sinh viên viện đào tạo quốc tế trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech)

TÓM TẮT

Câu chuyện có nên đi làm thêm khi còn đang học đại học luôn là vấn đề nan giải đặt ra cho các

bạn sinh viên hiện nay. Hầu hết các bạn sinh viên cũng đã từng phải suy nghĩ, cân nhắc xem có

nên đi làm thêm khi còn đang học đại học hay không? Hiện nay ở nước ta có khoảng gần 900.000

sinh viên ở các Trường Đại học và Cao đẳng trên cả nước, con số này không dừng lại ở đó mà nó

tăng theo hàng năm [Báo VOV- Đài tiếng nói Việt Nam]. Và có khoảng 60% sinh viên đang có công

việc làm thêm ngoài giờ học. Với những nhu cầu, mục đích khác nhau mà sinh viên tìm kiếm cho

mình một công việc làm thêm. Vậy sinh viên có nên hay không nên đi làm thêm khi còn đang học

đại học. Bài viết này nhằm nghiên cứu và quyết định xem sinh viên có nên hay không nên đi làm

thêm khi còn đang học đại học.

Làm thêm khi đang học đại học - Phân tích định tính và đề xuất giải pháp đối với sinh viên viện đào tạo quốc tế trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech) trang 1

Trang 1

Làm thêm khi đang học đại học - Phân tích định tính và đề xuất giải pháp đối với sinh viên viện đào tạo quốc tế trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech) trang 2

Trang 2

Làm thêm khi đang học đại học - Phân tích định tính và đề xuất giải pháp đối với sinh viên viện đào tạo quốc tế trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech) trang 3

Trang 3

Làm thêm khi đang học đại học - Phân tích định tính và đề xuất giải pháp đối với sinh viên viện đào tạo quốc tế trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech) trang 4

Trang 4

Làm thêm khi đang học đại học - Phân tích định tính và đề xuất giải pháp đối với sinh viên viện đào tạo quốc tế trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech) trang 5

Trang 5

Làm thêm khi đang học đại học - Phân tích định tính và đề xuất giải pháp đối với sinh viên viện đào tạo quốc tế trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech) trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 6420
Bạn đang xem tài liệu "Làm thêm khi đang học đại học - Phân tích định tính và đề xuất giải pháp đối với sinh viên viện đào tạo quốc tế trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Làm thêm khi đang học đại học - Phân tích định tính và đề xuất giải pháp đối với sinh viên viện đào tạo quốc tế trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech)

Làm thêm khi đang học đại học - Phân tích định tính và đề xuất giải pháp đối với sinh viên viện đào tạo quốc tế trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (Hutech)
1001 
LÀM THÊM KHI Đ NG HỌC ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH 
ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI SINH VIÊN 
VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ 
TP.HCM (HUTECH) 
Hoàng Hồng Thư 
Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: ThS. Nguyễn Lan Hương 
TÓM TẮT 
Câu chuyện có nên đi làm thêm khi còn đang học đại học luôn là vấn đề nan giải đặt ra cho các 
bạn sinh viên hiện nay. Hầu hết các bạn sinh viên cũng đã từng phải suy nghĩ, cân nhắc xem có 
nên đi làm thêm khi còn đang học đại học hay không? Hiện nay ở nước ta có khoảng gần 900.000 
sinh viên ở các Trường Đại học và Cao đẳng trên cả nước, con số này không dừng lại ở đó mà nó 
tăng theo hàng năm [Báo VOV- Đài tiếng nói Việt Nam]. Và có khoảng 60% sinh viên đang có công 
việc làm thêm ngoài giờ học. Với những nhu cầu, mục đích khác nhau mà sinh viên tìm kiếm cho 
mình một công việc làm thêm. Vậy sinh viên có nên hay không nên đi làm thêm khi còn đang học 
đại học. Bài viết này nhằm nghiên cứu và quyết định xem sinh viên có nên hay không nên đi làm 
thêm khi còn đang học đại học. 
Từ khóa: Sinh viên Việt Nam, làm thêm, nhu cầu tìm việc, lợi ích. 
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hiện nay, đông đảo sinh viên nhận thức được rằng có nhiều cách học khác nhau và họ chọn cách 
học ngoài thực tế. Đó là đi làm thêm. 
Một nhóm sinh viên ĐH Bách khoa TP.HCM (2004) đã thực hiện một điều tra về tình hình đi làm 
thêm của sinh viên trên địa bàn. 
1002 
Theo một cuộc khảo sát của các bạn sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội 
(2009), kết quả thu được như sau: 
Thực trạng Tần số Tỷ trọng (%) 
Có 201 50,3 
Không 199 49,8 
Tổng 400 100 
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015 
Thực trạng đi làm thêm của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ (2015): 
Đại đa số sinh viên cho thấy nhu cầu tìm việc làm thêm là cần thiết. Cho thấy rằng, làm thêm là một 
nhu cầu lớn của sinh viên. Việc làm thêm đã trở thành xu thế, gắn chặt với đời sống học tập, sinh 
hoạt của sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường. 
2 QUAN NIỆM CỦA SINH VIÊN VỀ CÔNG VIỆC LÀM THÊM 
Anh Quách Minh Cường - Quản lý nhân sự công ty TV Plus lại cho rằng: “Việc làm thêm theo quan 
điểm của tôi chỉ đơn giản chính là các bạn sinh viên chủ động tham gia các hoạt động xã hội ở các 
tổ chức trong và ngoài trường để tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân” (1). 
Và theo bạn Quang sinh viên năm 3 Trường Đại học Sao Đỏ (2018): “Việc làm thêm không đơn giản 
là tham gia học tập hay làm việc ở bên ngoài mà còn mang đến tiền bạc, hơn thế là những mối 
quan hệ tuyệt vời và những bài học, giúp thay đổi nhận thức về môi trường bên ngoài.”(2). 
Theo Công ước số 175, năm 1994 về việc làm thêm của ILO (Internationak Labour Office) là một dạng 
lao động được thực hiện vài giờ trên tuần ít hơn so với hợp đồng làm việc toàn thời gian. Người đi 
làm được xem như người làm việc bán thời gian nếu họ thường làm việc ít hơn 30 hay 35 giờ hàng 
tuần (3). 
Việc làm thêm đối với sinh viên có nghĩa là sự tham gia làm việc ngay khi vẫn đang học ở trường tại 
các công ty, các tổ chức, các đơn vị, các hộ gia đình mà không bị pháp luật ngăn cấm, không làm 
ảnh hưởng nhiều đến học tập... với mục đích có thêm thu nhập hoặc với mục tiêu học hỏi, tích luỹ 
kinh nghiệm, cọ sát hơn với thực tế cuộc sống.. 
1003 
3 NHỮNG LỢI ÍCH KHI LÀM THÊM 
Với các kiến thức trong sách vở thì khó áp dụng được vào đời sống. Hiện nay, sinh viên được tự do 
lựa chọn ngành học, công việc. Họ trở nên tự tin và củng cố bản thân trong xã hội. Những bạn đã 
và đang làm thêm hoặc có ý định đi làm thêm đã hình dung ra được nhiều lợi ích từ một công việc 
ngoài giờ học. 
Khảo sát của các bạn sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội (2009). 
Stt Các lý do đi làm thêm Tần suất (người) Tỷ lệ (%) Thứ bậc 
1 Rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ 90 33,1 1 
2 Tăng thu nhập 84 31,3 2 
3 Thử sức với cuộc sống 34 12,5 3 
4 Tận dụng thời gian rỗi 33 12,1 4 
5 Muốn tự khẳng định mình 21 7,7 5 
6 Mở rộng giao tiếp 15 5,5 6 
7 Tìm cơ hội việc làm khi ra trường 8 2,9 7 
8 Do bạn bè lôi cuốn 0 0 8 
9 Các lý do khác 
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (1998): 
Theo như bảng khảo sát thống kê, đi làm thêm bạn sẽ có thêm một nguồn thu nhập nữa để trang 
trải cuộc sống, mua sách báo, tài liệu tham khảo Không phải ai cũng được học bổng để học đại 
học, vì vậy làm thêm giúp bạn đỡ eo hẹp hơn trong các chi phí của mình, đỡ đần được bố mẹ và lại 
có thể dành dụm chút ít cho các dịp sinh nhật, du lịch, hay đi chơi với bạn bè. Đi làm thêm, các mối 
quan hệ của bạn không còn gói gọn trong phạm vi nhà trường, gia đình. Bạn sẽ gặp nhiều người 
khác nhau, có các mối quan hệ khác như đồng nghiệp, sếp, khách hàng Tùy từng môi trường 
làm thêm mà bạn tiếp xúc với những người như thế nào. Từ đó, bạn sẽ học được cách nhìn người, 
phân biệt tốt xấu và cách bảo vệ sự an toàn cho bản thân. 
Tiếp đó, đi làm thêm, bạn sẽ có cái nhìn đa chiều hơn về cuộc sống. Bạn sẽ thấy những mặt khác 
của cuộc sống, thậm chí cả những mặt trái xấu xí. Bạn sẽ tiếp xúc với nhiều người, nhiều việc hơn. 
1004 
Những trải nghiệm này sẽ giúp bạn tích lũy vô số kỹ năng mềm cần thiết và tâm lý cũng trở nên 
vững vàng hơn. 
Ngoài ra, công việc làm thêm là một ưu thế để làm đẹp cho CV. Có kinh nghiệm sẽ là lợi thế của 
bạn trước nhà tuyển dụng. Trong CV của bạn, ở mục kinh nghiệm, thay vì trắng trơn thì bạn có thể 
tự tin liệt kê ra vô số kinh nghiệm bạn đã thực sự trải qua khi vẫn còn là sinh viên. Những dòng kinh 
nghiệm đó sẽ làm CV của bạn "đẹp" hơn và được đánh giá cao hơn trong mắt nhà tuyển dụng. 
4 NHỮNG HỆ LỤY TỪ VIỆC LÀM THÊM 
4.1 Gặp phải lừa đảo 
Sinh viên khi đi làm thêm sợ nhất là gặp phải các công ty lừa đảo. Đặc biệt, các bạn sinh viên năm 
nhất vẫn còn non nớt kinh nghiệm có dễ dàng né tránh được những công ty này? Bằng những lời 
mời chào ngon ngọt “không cần bằng cấp”, “không cần kinh nghiệm” vẫn thành công khiến các 
bạn sinh viên thiếu kinh nghiệm nếu không nhận ra sẽ sập vào bẫy ngay. 
Một hệ lụy nữa đó cũng chính là sự lừa đảo vì tâm lý ham đi làm thêm, muốn làm ít, lương cao, 
công việc ổn định, nhiều ca làm mà còn tương đối đơn giản. Các cơ sở lừa đảo này dùng fanpage 
tuyển dụng ảo rồi mượn tên các thương hiệu nổi tiếng như Ministop hay CGV để đăng tuyển thông 
tin việc làm nhiều ca, không giới hạn thời gian tuyển và lương cao khiến các bạn sinh viên, đặc biệt 
là sinh viên năm nhất thấy hấp dẫn. 
4.2 Ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học 
Một trong những hệ lụy tiếp theo của việc đi làm thêm là cảm thấy mệt mỏi, gây ảnh hưởng nhiều 
đến việc học. Sinh viên năm nhất thường không quen với nhịp độ và cách thức học mới tại giảng 
đường đại học nên nếu đi làm thêm sẽ rất dễ bị sốc và gây ra cảm giác mệt mỏi, stress và gặp 
nhiều khó khăn trong việc học tập. 
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (1998): 
Qua thống kê thì tỷ lệ ảnh hưởng đến việc học tập cao nhưng không đáng kể đến kết quả học tập 
(41,2%). Nhưng một số sinh viên khẳng định việc làm thêm ảnh hưởng đến chất lượng học tập 
(12,1%). Vì những kiến thức trên trường lóp la những kiến thức cơ bản mà chúng ta phải biết, mình 
phải nắm được những căn bản sau đó thì mới phát triển thêm. Họ còn cho rằng các bạn sinh viên 
đi làm thêmm sẽ quá coi trọng công việc và bỏ bê việc học tập của mình, dẫn đến rớt môn, thi lại. 
Điều này cũng hoàn toàn thực tế. Đặc biệt vào những ngày thi cử, sinh viên đi làm vào thời điểm 
1005 
này thường căng thẳng, cường độ làm việc và học tập quá lớn, ít thời gian nghỉ ngơi và ít thời gian 
nghiên cứu học tập. 
Tham gia hội thảo “định vị bản thân, làm chủ cuộc đời” TS. Lê Thẩm Dương đã đưa ra quan điểm: 
”Sinh viên Việt Nam không nên đi làm thêm, đừng tự lừa dối bàn thân. Vì tiền không làm cho các 
bạn giàu thêm và kinh nghiệm không phải chỉ làm thêm mới có”. 
5 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 
Trong chương trình Chào tân sinh viên 2016 diễn ra tại trường ĐH Kinh tế quốc dân, TS. Lê Thẩm 
Dương - Trưởng khoa Tài chính Ngân hàng, trường ĐH Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh - lưu ý các sinh 
viên năm thứ nhất: Nhiệm vụ của 4 năm học đại học là tại ra “lượng” để khi ra trường, sinh viên có 
thể bùng nổ về “chất”, trong đó có yếu tố kỹ năng. Một trong những cách giúp sinh viên trang bị kỹ 
năng là đi làm thêm. 
“Tôi hoàn toàn đồng ý việc đi làm thêm, nhưng quan trọng là làm thêm cái gì? Việc làm thêm phải 
đạt được đúng ý đồ của hướng đào tạo. Còn sinh viên nếu đi gia sư mà chỉ có được kinh nghiệm 
chống đỡ với sự lười học của con ông chủ chẳng hạn, tôi khong cho đó là kinh nghiệm” – TS. Lê 
Thẩm Dương nhấn mạnh điều này để cho các bạn sinh viên thấy rằng: Làm thêm là để hỗ trợ cho 
việc học, không thể là lý do để ngụy biện cho kết quả học tập không tốt. 
5.1 Luôn xem việc học là ưu tiên số 1 
Dù là đi làm công việc gì, kiếm được bao nhiêu tiền bạn cũng phải hiểu rằng ở độ tuổi của mình thì 
việc học tập phải được đặt lên hàng đầu. Những công việc làm thêm bây giờ có thể mang đến cho 
bạn một tháng 4, 5 triệu thì bạn cũng chẳng thể gắn bó với công việc làm thêm suốt cuộc đời được. 
Vì vậy, việc chính yếu của bạn là đi học, học hỏi kiến thức, tiếp thu nó và đó sẽ là gia tài quý giá 
nhất giúp bạn kiếm được tiền, xây được nhà, thực hiện được ước mơ. Đừng ham 1 chút lợi lộc ngắn 
hạn mà bỏ bê, chểnh mảng cả tương lai sau này. 
Công việc chính của bạn vẫn là học tập. Công việc làm thêm không giúp bạn đi đến mục tiêu mà 
bạn muốn hướng tới, có chăng chỉ là một trong những điều kiện để giúp tiến gần hơn tới tương lai. 
Chỉ có việc học ở giảng đường và với tấm bằng tốt nghiệp mới là hành trang để bạn bước tiếp. 
5.2 Chọn một công việc làm thêm không tốn quá nhiều thời gian của bạn 
Hãy chọn một công việc không làm mất quá nhiều thời gian của bạn để bạn có thể làm chủ thời 
gian và cân bằng giữa việc học và việc đi làm. Bạn phải sắp xếp thời gian thật hợp lý (không dễ 
chút nào) nhưng nên nhớ bạn phải ưu tiên cho việc học và thời gian nghỉ ngơi trong thời gian biểu 
của bạn. 
5.3 Sống có kế hoạch 
Nếu muốn vừa đi làm vừa học tập hiệu quả thì bạn phải sắp xếp lịch làm việc và lịch trên trường 
hợp lý, tạm dừng công việc khi kỳ thi sắp đến. Cân bằng giữa lịch học, làm việc và thời gian nghỉ 
ngơi lấy lại sức khỏe. 
1006 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] https://tuoitre.vn/sinh-vien-va-nhu-cau-viec-lam-them-68235.htm(26/02/2005). 
[2] Nguyễn Xuân Long (2005), Nhu cầu làm thêm của sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại 
học Quốc gia Hà Nội (2009). 
[3] Đại học Sao đỏ_Khoa ô tô: Cảm nhận về sinh viên đi làm thêm. (09/2018) 
file:///C:/Users/DELL/Downloads/14-KTXH-VUONG%20QUOC%20DUY(107-116).pdf 
[4] Trần Thị Minh Đức (1998), Sinh viên các Trường Đại học với việc làm hiện nay. 
[5] Hội thảo “ Định vị bản thân, làm chủ cuộc đời” (2/2017). 

File đính kèm:

  • pdflam_them_khi_dang_hoc_dai_hoc_phan_tich_dinh_tinh_va_de_xuat.pdf