Kỷ yếu Hoạt động khoa học & Giáo dục trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng

Luật so sánh là môn khoa học với đối tượng so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra những điểm tương đồng khác biệt giữa chúng (Michael Bogdan, 1994). Bài viết nghiên cứu khái niệm luật so sánh, và ứng dụng luật so sánh vào nghiên cứu và giảng dạy ở nước ta hiện nay. 1. Khái niệm luật so sánh “Luật so sánh” là thuật ngữ gây nhiều tranh luận trong khoa học pháp lý thế giới. Có thể thấy cho tới nay, tên gọi của ngành khoa học này vẫn chưa được sử dụng thống nhất giữa các học giả luật so sánh trên thế giới. Ví dụ “luật so sánh” (comparative) theo cách gọi của De Cruz, Michael Bogdan; “so sánh luật” (comparision of law) theo Konrad Zweigert and Hein Koetz; “luật học so sánh” (comparative jurisprudence) theo Jonh Salmon.(Nguyễn Thị Ánh Vân, 2006). Ở Việt Nam, tên gọi của ngành khoa học này chưa được sử dụng thống nhất trong khoa học pháp lý. Ví dụ “luật học so sánh” (Võ Khánh Vinh, 1992); “so sánh pháp luật” (Đỗ Văn Đại, 2007), “luật so sánh” (Trường Đại học Luật Hà Nội, 2017). Thực tế, thuật ngữ “luật so sánh” đã được sử dụng từ rất lâu đời và đến nay là thuật ngữ được sử dụng phổ biến nhất (Trường Đại học Luật Hà Nội, 2017). Tuy nhiên, theo tác giả Đỗ Văn Đại thì: “Thuật ngữ luật so sánh dường như là hậu quả của việc dịch máy móc một số tài liệu nước ngoài. Thực tế cho thấy không có luật so sánh mà chỉ có so sánh pháp luật mà thôi” (Đỗ Văn Đại, 2007). Tác giả Ngô Huy Cương quan niệm: “Không nên đồng nhất (*) Giảng viên khoa Kinh tế, Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng các khái niệm luật học so sánh và luật so sánh, khái niệm thứ nhất, theo nội dung, giàu có và có dung lượng lớn hơn nhiều và có tính chất tổng hợp” (Ngô Huy Cương, 2003). Theo chúng tôi, dù sử dụng dưới bất kỳ thuật ngữ nào thì những thuật ngữ này đều hàm chỉ một ngành khoa học nghiên cứu so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới. Bởi thế, Hội khoa học pháp lý quốc tế (IALS) khẳng định: “Khuyến khích việc phát triển khoa học pháp lý khắp thế giới thông qua việc nghiên cứu các luật nước ngoài, và sử dụng phương pháp so sánh”

Kỷ yếu Hoạt động khoa học & Giáo dục trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng trang 1

Trang 1

Kỷ yếu Hoạt động khoa học & Giáo dục trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng trang 2

Trang 2

Kỷ yếu Hoạt động khoa học & Giáo dục trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng trang 3

Trang 3

Kỷ yếu Hoạt động khoa học & Giáo dục trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng trang 4

Trang 4

Kỷ yếu Hoạt động khoa học & Giáo dục trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng trang 5

Trang 5

Kỷ yếu Hoạt động khoa học & Giáo dục trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng trang 6

Trang 6

Kỷ yếu Hoạt động khoa học & Giáo dục trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng trang 7

Trang 7

Kỷ yếu Hoạt động khoa học & Giáo dục trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng trang 8

Trang 8

Kỷ yếu Hoạt động khoa học & Giáo dục trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng trang 9

Trang 9

Kỷ yếu Hoạt động khoa học & Giáo dục trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 84 trang xuanhieu 5420
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Kỷ yếu Hoạt động khoa học & Giáo dục trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kỷ yếu Hoạt động khoa học & Giáo dục trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng

Kỷ yếu Hoạt động khoa học & Giáo dục trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
ư 41, 
ngoài rủi ro tín dụng, ngân hàng phải tính cả 
tài sản có rủi ro về thị trường, tài sản có về 
rủi ro hoạt động. Nghĩa là dựa trên tỷ lệ Vốn 
chủ sở hữu (VCSH)/Tổng tài sản có rủi ro 
thì mẫu số có rủi ro sẽ được làm “phình” ra 
vì phải tính đến rủi ro tín dụng, rủi ro thị 
trường và rủi ro hoạt động”. 
- Hơn nữa, các ngân hàng cũng cần xác 
định đúng hệ số hiệu chỉnh áp dụng (Hc, 
Hfx) tương ứng. Việc phân bổ giá trị tài sản 
đảm bảo cho các khoản phải đòi đúng và 
hợp lý để tối ưu hóa RWA cho rủi ro tín 
dụng cũng là một bài toán đặt ra với các 
ngân hàng. 
- Về phần rủi ro tín dụng, nếu theo 
Thông tư 36 hệ số rủi ro là 0-150% (còn 
theo thông tư 06 thì hệ số rủi ro cao nhất là 
200% đối với cho vay bất động sản áp dụng 
từ 1/1/2017), thì hệ số rủi ro theo thông tư 
41 là từ 0-250%, và phân chia cụ thể chi tiết 
hơn nhằm phản ánh mức độ rủi ro của từng 
khoản vay và từng đối tác. Tác động đối với 
ngân hàng là tài sản có rủi ro (RWA) cho rủi 
ro tín dụng về cơ bản sẽ tăng lên, cùng với 
việc xác định hệ số rủi ro cho từng khoản 
vay sẽ phức tạp hơn, đòi hỏi độ chính xác 
cao hơn. 
- Phụ lục 2 – Thông tư 41, điều chỉnh 
hệ số rủi ro đối với một số khoản phải đòi 
(Mục 23 và 31): Quy định này thể hiện 
mạnh mẽ thông điệp của NHNN kiểm soát 
cho vay cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống 
liên quan đến bất động sản để mua nhà ở 
phân khúc cao cấp, gián tiếp yêu cầu ngân 
hàng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài cần 
dự trữ thêm vốn đối với lĩnh vực bất động 
sản có tiềm ẩn rủi ro. Do đó, ngân hàng, chi 
nhánh ngân hàng nước ngoài cần kiểm soát 
dư nợ cho vay cá nhân để phục vụ nhu cầu 
đời sống liên quan đến bất động sản ở phân 
khúc cao cấp. 
1.3.Điều chỉnh giảm tỷ lệ tối đa nguồn 
vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung 
dài hạn: 
Thông tư 41 giảm dần tỷ lệ tối đa 
nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay 
trung dài hạn từ 40% (hiện nay) xuống còn 
30% (đến 01/7/2021- phương án 1 hoặc đến 
01/7/2022 – phương án 2). Theo tình hình 
hiện nay, việc kéo dài thời gian thêm 2 – 3 
năm tới theo các chuyên gia tài chính là 
hoàn toàn hợp lý, các ngân hàng có đủ thời 
gian và điệu kiện để chuẩn bị. Theo thống 
kê của NHNN, tại thời điểm cuối tháng 
1/2019, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay 
trung dài hạn của các NHTM Nhà nước là 
31,56%, của các NHTMCP là 32,94%. 
Việc điều chỉnh giảm này giúp các 
ngân hàng giảm rủi ro kỳ hạn, rủi ro thanh 
khoản trong hoạt động kinh doanh của 
mình. Giúp các ngân hàng chủ động tiếp cận 
nguồn vốn khác: phát hành cổ phiếu tăng 
vốn, phát hành trái phiếu, hợp tác với các 
đối tác nước ngoài phù hợp với chủ 
trương phát triển thị trường trái phiếu. 
2. Lợi ích cho các NHTM khi thực hiện 
Thông tư 41: 
Mục tiêu thực hiện Thông tư 41 là 
minh bạch hoạt động ngân hàng, giúp các 
ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả 
theo tiêu chuẩn quốc tế. Lợi ích từ việc thực 
hiện Thông tư 41 là rất rõ ràng: 
KỶ YẾU HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC & GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG 12/2019 
 81 
- Thứ nhất: áp dụng tỷ lệ an toàn vốn 
theo định hướng Basel II là rất cần thiết, 
giúp các ngân hàng hoạt động an toàn hơn, 
tăng lượng vốn đáp ứng theo thông lệ tiên 
tiến để trang trải các rủi ro có thể xảy ra 
(bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường 
và rủi ro hoạt động). 
- Thứ hai thông qua việc đưa ra các yêu 
cầu tính toán vốn, Thông tư đã phần nào 
định hướng các ngân hàng hướng tới phân 
khúc khách hàng ít rủi ro hơn để được 
hưởng hệ số rủi ro thấp hơn và ưu tiên các 
loại hình giảm thiểu rủi ro đủ điều kiện để 
được giảm trừ vốn yêu cầu. Chẳng hạn, một 
món nợ có hệ số rủi ro bằng 0 thì không đòi 
hỏi ngân hàng phải có vốn chủ sở hữu bảo 
đảm, nhưng một món nợ có hệ số rủi ro 
100%, ngân hàng phải “trích lập” vốn chủ 
sở hữu tương đương với tối thiểu 8% của 
món nợ để bảo đảm ngân hàng hoạt động an 
toàn. Còn nếu một món nợ có hệ số rủi ro 
200%, ngân hàng phải “trích lập” vốn chủ 
sở hữu tương đương với 16% giá trị sổ sách 
của món nợ. Một ngân hàng phải có vốn chủ 
sở hữu tối thiểu 8% trên tổng tài sản có rủi 
ro. 
- Thứ ba: khi thực hiện tính toán vốn, 
ngân hàng có dịp rà soát lại rủi ro cũng như 
công tác rủi ro theo phân khúc khách hàng, 
các yêu cầu về TSĐB từ đó có thể cải 
thiện công tác quản lý rủi ro và định hướng 
quản trị để đáp ứng yêu cầu. Theo Cơ quan 
Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN), với 
việc áp dụng Thông tư 41 sẽ tăng cường tính 
minh bạch hoạt động kinh doanh của các 
NHTM, giám sát của các nhà đầu tư, đối tác, 
người gửi tiền, tạo điều kiện thuận lợi cho 
các NHTM hoạt động lành mạnh trong việc 
huy động vốn, nâng cao năng lực tài chính. 
Theo yêu cầu của chuẩn mực vốn Basel II, 
Thông tư 41 có quy định về việc công bố 
công khai thông tin về tỷ lệ an toàn vốn, 
trạng thái rủi ro, các chính sách quản lý rủi 
ro... để nâng cao kỷ luật thị trường. Điều 
này sẽ giúp các lực lượng thị trường (các 
nhà đầu tư, đối tác, người gửi tiền, người có 
lợi ích liên quan) có điều kiện để giám sát 
NHTM, đồng thời tạo điều kiện các NHTM 
đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn, có chính sách 
quản lý rủi ro phù hợp, hoạt động lành mạnh 
sẽ huy động vốn với chi phí thấp, thu hút 
nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia 
vốn, từ đó nâng cao năng lực tài chính để 
hoạt động. 
- Thứ tư, việc thực hiện Thông tư 41, 
giúp các ngân hàng đạt tiêu chuẩn Basel II 
được giao hạn mức tăng trưởng tín dụng cao 
hơn so với các ngân hàng khác (VCB, VIB, 
OCB). Tiếp đến nhóm 5 ngân hàng MB 
bank, TP bank, Techcombank, ACB, VP 
bank đã được nới hạn mức tăng trưởng tín 
dụng thêm 4% từ cuối tháng 6/2019. Như 
vậy tạo điều kiện cho tăng trưởng doanh thu, 
tăng thu nhập cho các NHTM. 
- Thứ năm, việc tuân thủ quy định tại 
Thông tư 41 tạo điều kiện cho các NHTM 
tiếp cận thị trường quốc tế. Basel II là chuẩn 
mực quan trọng nhất để đánh giá mức độ an 
toàn của các NHTM. Do đó, các NHTM áp 
dụng Basel II sẽ có điều kiện thuận lợi khi 
mở rộng hoạt động sang thị trường nước 
ngoài, đặc biệt đối với các quốc gia quy 
định tuân thủ Basel II là điều kiện bắt buộc 
khi gia nhập thị trường. Đồng thời, áp dụng 
Basel II là yếu tố tích cực để tổ chức xếp 
hạng quốc tế nâng hạng mức tín nhiệm, tạo 
điều kiện cho NHTM tiếp cận nguồn vốn 
với chi phí hợp lý từ các thị trường quốc tế. 
12/2019 KỶ YẾU HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC & GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG 
82 
3. Khó khăn cho các NHTM khi thực hiện 
Thông tư 41 khi thời gian hiệu lực của 
Thông tư đang đến gần. 
3.1.Khó khăn trước nhất và lớn nhất 
của các NHTM là tăng vốn phù hợp: 
Theo quy định của Thông tư 41, ngoài 
việc tính rủi ro tín dụng theo tỷ lệ tín dụng 
so với nguồn vốn thì các ngân hàng cần phải 
tính cả rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. 
Điều này sẽ khiến hệ số an toàn vốn tối 
thiểu (CAR) của các ngân hàng chịu sức ép 
lớn hơn so với trước. NHTM sẽ tính toán để 
có phương án tăng vốn cấp 1 hoặc cấp 2. 
Đối với huy động vốn cấp 1, huy động 
vốn nước ngoài gặp khó khăn do trần sở hữu 
nước ngoài. Theo quy định tại Nghị định 
01/2014/NĐ – CP thì tỷ lệ sở hữu cổ phần 
của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài 
hiện nay không được vượt quá 20% vốn 
điều lệ của một TCTD Việt Nam và tổng tỷ 
lệ sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước 
ngoài tại một TCTD trong nước không được 
vượt quá 30%. Trong khi đó huy động vốn 
trong nước còn hạn chế (tiềm lực tài chính). 
Ở thời điểm hiện tại, hầu hết các NHTM vẫn 
đang áp dụng biện pháp ngắn hạn là tăng 
vốn cấp 2 bằng phát hành trái phiếu: 
VPbank, ACB, VIB, HDB, Seabank, 
Vietinbank, AgribankTuy nhiên, biện 
pháp này chỉ giúp các NHTM giải quyết 
tình thế trong ngắn hạn và khiến chi phí vốn 
tại các NTHM tăng. 
Và nếu như các NHTM loay hoay 
không tìm ra cách tăng vốn một cách hợp lý 
thì sẽ dẫn đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 
không đáp ứng được. Như vậy buộc NH 
phải thu hẹp hoạt động kinh doanh (để giảm 
tài sản có rủi ro) hoặc sẽ bị NHNN sử dụng 
biện pháp đặc biệt được quy định trong Luật 
sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng: cho vay 
đặc biệt, sáp nhập và cuối cùng là phá sản. 
Do đó, yêu cầu tăng vốn là yêu cầu hết sức 
cấp bách cho các NHTM trong giai đoạn 
hiện nay để thực hiện tốt Thông tư 41. 
3.2.Cơ sở dữ liệu vừa thiếu vừa không 
đồng bộ 
Đây có thể coi là khó khăn lớn thứ 2 
cho các NHTM khi triển khai Basel II. Hệ 
thống công nghệ ngân hàng lõi (core 
banking system) tại các NHTM có quá 
nhiều hệ thống khác nhau và dữ liệu không 
được chú trọng thu thập và quản trị một 
cách có hệ thống một thời gian dài ( về 
khách hàng, về lịch sử giao dịch). Trong 
khi đó, yêu cầu tối thiểu độ dài dữ liệu cho 
một số mô hình phân tích là 3 năm. Do đó, 
việc xây dựng hệ thống và thu thập dữ liệu 
sẽ cần thời gian, công sức, tiền bạc của các 
NH trước khi triển khai. 
3.3.Yêu cầu các NHTM phải có một 
quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ và 
chiến lược để duy trì mức vốn an toàn. 
Trong 3 trụ cột Basel II thì trụ cột thứ 2 
là yêu cầu các NHTM phải có một quy trình 
đánh giá an toàn vốn nội bộ và chiến lược 
để duy trì mức vốn an toàn. Đồng thời, 
NHNN sẽ chịu trách nhiệm rà soát, đánh giá 
lại và có thể can thiệp, điều chỉnh nếu vốn 
của NHTM dưới mức tối thiểu theo quy 
định. Điều này buộc các NHTM phải đầu tư 
một khoản không nhỏ cho việc đầu tư hệ 
thống công nghệ thông tin thông minh, đáng 
tin cậy và đủ đáp ứng theo yêu cầu đề ra. 
Theo chuyên gia tài chính TS.LS Bùi Quang 
Tín thì: “ Công nghệ thông tin phải thế nào, 
dữ liệu phải được lọc ra sao, chưa đảm bảo 
được chất lượng trong xây dựng các mô 
hình đo lường rủi ro và thiết lập các hệ 
thống báo cáo quản trị phục vụ giám sát rủi 
ro và ra các quyết định kinh doanh chính là 
KỶ YẾU HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC & GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG 12/2019 
 83 
điểm nghẽn gây khó khăn cho các ngân 
hàng”. 
3.4.Khó khăn trong công khai thông 
tin theo nguyên tắc thị trường 
Thông tư 41 đặt ra cho các NHTM một 
yêu cầu: công khai thông tin khi đó các 
NHTM sẽ biết được tất cả thông tin của các 
đối thủ cạnh tranh, khách hàng cũng sẽ nắm 
thông tin của các NHTM, do đó các NHTM 
có chất lượng sẽ dễ dàng tồn tại, còn các 
NHTM yếu kém sẽ buộc phải dừng cuộc 
chơi. 
4. Tình hình thực hiện thông tư 41 - tính 
đến tháng 10/2019 
Thông tư 41/2016/TT-NHNN được 
chia lộ trình gồm 2 giai đoạn: 
- Giai đoạn 1: Thí điểm áp dụng Basel 
II tại 10 ngân hàng (Vietcombank, 
VietinBank, BIDV, MB, Sacombank, 
Techcombank, ACB, VPBank, VIB và 
MSB). Chương trình thí điểm bắt đầu từ 
tháng 2/2016, mục tiêu là đến cuối năm 
2018 các ngân hàng này phải cơ bản đáp 
ứng các yêu cầu của Basel II. 
- Giai đoạn 2: Đến năm 2020 cơ bản 
các NHTM có mức vốn tự có theo chuẩn 
mực của Basel II, trong đó có ít nhất 12-15 
NHTM áp dụng thành công Basel II (theo 
nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ 
cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 
ngày 8/11/2016). 
Trong đó, Vietcombank và VIB là hai 
ngân hàng đầu tiên được NHNN chấp thuận 
tuân thủ Basel II từ ngày 1/1/2019. Tính đến 
tháng 10/2019 đã có 10 ngân hàng triển khai 
thành công: Vietcombank và VIB, OCB, 
MB, TPBank, ACB, Techcombank, 
VPbank, MSB, HDbank. 
Như vậy, trong số 10 cái tên được chọn 
để thí điểm Basel, thì cho đến hiện tại chỉ có 
Vietinbank, BIDV, Sacombank là không thể 
hoàn thành theo kế hoạch. Nếu như 
Vietinbank gặp khó khăn trong vấn đề tăng 
vốn tự có do đã hết "room" để bán cổ phần 
cho nhà đầu tư nước ngoài, thì Sacombank 
đã phải trải qua biết bao thăng trầm qua các 
cuộc đổi chủ, vướng vào nợ xấu và phải tự 
xây dựng lộ trình tái cấu trúc để phục hồi trở 
lại. Riêng BIDV đã hoàn tất việc bán vốn 
cho đối tác của Hàn Quốc là Hana KEB nên 
dự kiến cũng sẽ tăng mạnh được vốn tự có 
trong thời gian tới. 
Bảng 1.Tỷ lệ an toàn vốn của 10 ngân hàng thí điểm áp dụng Basel II 
giai đoạn 2014 – 2018 (%) 
Ngân 
hàng 
Vietin 
bank 
Vietcom 
bank 
BID
V 
Sacom 
bank 
Techcom 
bank 
ACB MB MSB VIB VPbank 
2014 10.40 11.61 9.27 9.39 15.65 14.08 10.07 15.73 17.7 11.03 
2015 10.50 11.04 9.01 9.95 14.74 12.80 11.70 25.53 18.00 12.20 
2016 9.70 10.57 8.8 9.70 13.10 13.90 12.90 14.00 13.50 13.03 
2017 10.00 11.63 10.91 11.30 12.68 11.53 12.50 19.48 13.07 12.60 
2018 9.60 12.14 10.34 11.88 14.3 12.81 11.20 12.17 13.00 11.20 
(Nguồn: tổng hợp từ Báo cáo thường niên của các ngân hàng) 
12/2019 KỶ YẾU HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC & GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG 
84 
Theo bảng 1.1, tỷ lệ an toàn vốn của 10 
ngân hàng được chọn thí điểm áp dụng 
Basel II (giai đoạn 1) luôn đạt mức cao >8% 
và có xu hướng tăng qua các năm. Nhưng 
nếu áp dụng cách tính tỷ lệ an toàn vốn theo 
Thông tư 41, với việc tài sản có rủi ro được 
tính toán rất khác so với Thông tư 36 nên 
chắc chắn tỷ lệ an toàn vốn của các ngân 
hàng sẽ giảm đi rất nhiều nếu các ngân hàng 
không đẩy mạnh việc tăng vốn của mình. 
Với mục tiêu tăng “sức khỏe tài 
chính”, tăng khả năng cạnh tranh, lành mạnh 
hóa hoạt động ngân hàng theo Thông tư 41 
là khá rõ ràng. Tuy nhiên việc thực hiện và 
duy trì theo những quy định mới đặt các 
ngân hàng trước những khó khăn, thách thức 
mới buộc các ngân hàng phải có một cuộc 
cải tổ toàn diện, từ việc nâng cao vốn, thực 
hiện đổi mới hệ thống công nghệ thông tin 
phù hợp để giám sát, tính toán chính xác các 
dữ liệu liên quan: rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt 
động, rủi ro thị trường 
5. Kết luận 
Việc triển khai Basel II chắc chắn sẽ 
gặp rất nhiều khó khăn, buộc các NHTM 
phải có những sự đổi mới, bức phá và nâng 
cao năng lực quản trị rủi ro, quản trị nguồn 
vốn hiệu quả. Buộc các NHTM phải đầu tư 
nghiêm túc cho công nghệ thông tin để phục 
vụ cho công tác kiểm tra, giám sát và thực 
thi Thông tư 41. Tuy nhiên, đây là cách thức 
được xem là tối ưu nhất giúp các NHTM 
hoạt động an toàn hơn, lành mạnh hơn nhờ 
các mô hình rủi ro và xếp hạng nội bộ được 
chủ động áp dụng đồng thời vốn được quản 
lý hiệu quả hơn, có thể giúp ngân hàng trụ 
vững trước những biến động khó lường của 
nền tài chính. Bên cạnh đó, xu hướng hội 
nhập thế giới, các NHTM buộc phải đáp ứng 
tiêu chuẩn quốc tế như Basel II để có thể thu 
hút thêm đầu tư nước ngoài hoặc thâm nhập 
và các thị trường phát triển khác. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Các ngân hàng trong quá trình thực 
hiện các nguyên tắc của Basel II theo 
thông tư 41. Hữu Hùng – vneconomy - 
T10/2019 
[2]. Áp dụng Basel II: phân hóa ngân hàng 
sẽ ngày càng rõ nét – Minh Khôi – 
Thời báo ngân hàng (24/6/2019) 
[3]. Ngân hàng và đích đến Basel II – Minh 
Khôi – Thời báo ngân hàng (06/9/2019) 
[4]. An toàn vốn của các NHTM – Thực 
trạng Việt Nam và giải pháp cho việc 
áp dụng Hiệp ước tiêu chuẩn vốn Basel 
II và III – Ths Nguyên Đức Trung – 
Học viện Ngân hàng. 
[5]. Basel II: The new framework for bank 
capital – Goran Lind – Economic 
Review – 2/2005 
[6]. Basel II Pillar II Practice Study – 
World Bank Group – 01/6/2018 
[7]. website: sbv.gov, tapchitaichinh.vn, 
vneconomy 

File đính kèm:

  • pdfky_yeu_hoat_dong_khoa_hoc_giao_duc_truong_dai_hoc_kien_truc.pdf