Kỹ năng thực hành của sinh viên ngành Công tác xã hội, trường Đại học Đồng Tháp

Kỹ năng thực hành công tác xã hội là một thành phần quan trọng góp phần hình thành năng

lực thực hành công tác xã hội tổng quát. Bài viết làm sáng tỏ thực trạng những kỹ năng công tác

xã hội của sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp đã đạt được trong thời gian qua và những kỹ năng

mong đợi đạt được. Đồng thời, bài viết làm rõ một số kinh nghiệm trong việc nâng cao kỹ năng

công tác xã hội cho sinh viên góp phần đào tạo nguồn nhân lực công tác xã hội có chất lượng cao

đáp ứng nhu cầu xã hội.

Kỹ năng thực hành của sinh viên ngành Công tác xã hội, trường Đại học Đồng Tháp trang 1

Trang 1

Kỹ năng thực hành của sinh viên ngành Công tác xã hội, trường Đại học Đồng Tháp trang 2

Trang 2

Kỹ năng thực hành của sinh viên ngành Công tác xã hội, trường Đại học Đồng Tháp trang 3

Trang 3

Kỹ năng thực hành của sinh viên ngành Công tác xã hội, trường Đại học Đồng Tháp trang 4

Trang 4

Kỹ năng thực hành của sinh viên ngành Công tác xã hội, trường Đại học Đồng Tháp trang 5

Trang 5

Kỹ năng thực hành của sinh viên ngành Công tác xã hội, trường Đại học Đồng Tháp trang 6

Trang 6

Kỹ năng thực hành của sinh viên ngành Công tác xã hội, trường Đại học Đồng Tháp trang 7

Trang 7

Kỹ năng thực hành của sinh viên ngành Công tác xã hội, trường Đại học Đồng Tháp trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 2860
Bạn đang xem tài liệu "Kỹ năng thực hành của sinh viên ngành Công tác xã hội, trường Đại học Đồng Tháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kỹ năng thực hành của sinh viên ngành Công tác xã hội, trường Đại học Đồng Tháp

Kỹ năng thực hành của sinh viên ngành Công tác xã hội, trường Đại học Đồng Tháp
được học tại trường” (PVS, 
sinh viên năm cuối).
Thu hút sự tham gia của các cá nhân, gia 
đình, nhóm, các tổ chức và các cộng đồng nhằm 
nâng cao hiệu quả thực hành (bao gồm các kỹ 
năng cụ thể: 11;12;13;22;23;24;25;26;27 trong 
Bảng 1):
Phối hợp kiến thức hành vi con người và 
môi trường xã hội, bối cảnh thực hành để tương 
tác với thân chủ.
Quản lý được các kỹ năng thấu cảm, tự điều 
chỉnh và giao tiếp liên cá nhân để thu hút sự tham 
gia của các thân chủ. “Kỹ năng giao tiếp có vai 
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 10, Số 2, 2021, 69-76
72
Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn
trò rất quan trọng trong việc thu hút sự tham gia 
của các cá nhân, gia đình, nhóm và các tổ chức 
trong cộng đồng, nếu giao tiếp tự tin sẽ có nhiều 
thuận lợi và ngược lại” (PVS, cựu sinh viên).
Lượng định cá nhân, gia đình, nhóm, tổ 
chức và cộng đồng (bao gồm các kỹ năng cụ 
thể: 15;16;17;18;19;20;32;33;34 trong Bảng 1):
Thực hiện thu thập, tổ chức, phân tích một 
cách khoa học và giải thích những thông tin từ 
thân chủ rõ ràng.
Tổng hợp các kiến thức về hành vi con 
người và môi trường xã hội, con người trong môi 
trường, các khung lý thuyết liên ngành khác vào 
việc đánh giá những thông tin từ thân chủ. “Khi 
thực hành CTXH với cá nhân em đã xây dựng 
các mục tiêu can thiệp dựa trên những đánh giá 
khoa học về các điểm mạnh, nhu cầu và thách 
thức của thân chủ. Vấn đề chỉ có thể giải quyết 
khi đáp ứng đúng nhu cầu của thân chủ và dựa 
trên những căn cứ đã được đánh giá” (PVS, cựu 
sinh viên).
Lựa chọn các chiến lược can thiệp phù hợp 
dựa trên kết quả phân tích định lượng, định tính, 
các giá trị và sự ưu tiên của các thân chủ.
Can thiệp với cá nhân, gia đình, nhóm, tổ 
chức và cộng đồng (bao gồm các kỹ năng cụ 
thể: 35;36;37;38;39;40;41;42;43;44;45 trong 
Bảng 1):
Thiết kế các can thiệp nhằm đạt được các 
mục đích thực hành và nâng cao khả năng của 
thân chủ.
Tích hợp các kiến thức về hành vi con 
người và môi trường xã hội, con người trong môi 
trường, các khung lý thuyết liên ngành khác vào 
các can thiệp với thân chủ.
Phối hợp liên ngành khi cần thiết để đạt được 
những kết quả thực hành tốt nhất.
Điều chỉnh thương lượng và biện hộ thân 
chủ. “Em thích kĩ năng biện hộ cho thân chủ 
vì em có thể kết hợp nhiều kiến thức đã học và 
nhìn thấy được sự thay đổi của thân chủ trong 
một khoảng thời gian phù hợp” (PVS, sinh viên 
năm cuối).
Phát triển thúc đẩy sự chuyển giao và kết 
thúc hiệu quả nhằm nâng cao các mục đích kế 
hoạch can thiệp đã đề ra.
Lượng giá việc thực hành với cá nhân, gia 
đình, nhóm, tổ chức và cộng đồng (bao gồm các 
kỹ năng cụ thể:41;42;43;44;45; 46;47;48;49; 
trong Bảng 1):
Điều chỉnh giám sát và lượng giá một cách 
khoa học đối với tiến trình can thiệp và kết quả.
Lựa chọn các phương pháp lượng giá khác 
nhau nhằm nâng cao hiệu quả thực hành. “Việc 
lượng giá là rất quan trọng, khi lượng giá cần kết 
hợp nhiều cách thức, phương pháp lượng giá khác 
nhau như thời điểm lượng giá (bắt đầu, giữa giai 
đoạn, kết thúc can thiệp); thân chủ tự lượng giá, 
lượng giá của gia đình, người thân; lượng giá cá 
nhân; lượng giá nhóm và lượng giá của nhân 
viên xã hội” (PVS, cựu sinh viên).
Nâng cao quyền con người, công bằng kinh 
tế và công bằng xã hội (bao gồm các kỹ năng cụ 
thể: 1;5;6;7;10 trong Bảng 1):
Tích hợp những hiểu biết về công bằng kinh 
tế và công bằng xã hội để biện hộ cho các quyền 
con người.
Phát triển thực hành thúc đẩy công bằng kinh 
tế và công bằng xã hội. “Khi em thực hành với 
thân chủ là trẻ em khuyết tật thì việc hiểu biết 
rõ về các văn bản pháp qui liên quan đến quyền 
trẻ em là rất quan trọng, từ đó có thể biện hộ và 
nâng cao quyền con người và công bằng cho thân 
chủ” (PVS, sinh viên năm cuối).
Tham gia vào thực hành chính sách (bao 
gồm các kỹ năng cụ thể: 8;9;10;11;12;13;14 
trong Bảng 1):
Xây dựng các đánh giá tác động của các 
chính sách phúc lợi xã hội và kinh tế đến việc 
cung cấp và tiếp cận các dịch vụ xã hội.
Sắp xếp một cách khoa học và thúc đẩy các 
chính sách nhằm tăng cường quyền con người, 
công bằng kinh tế và công bằng xã hội.
“Khi tham gia các hoạt động hội nghị, tọa 
đàm, hội thảo thì tôi đưa ra các ý kiến của mình 
nhằm biện hộ và bảo vệ những thân chủ dễ bị 
73
tổn thương bằng những căn cứ khoa học. Đó là 
cách mà tôi đã làm” (PVS, sinh viên năm cuối).
3.2. Các kỹ năng CTXH cụ thể và mức độ 
đạt được của sinh viên đại học ngành CTXH, 
tại Trường Đại học Đồng Tháp
Barry R. Cournoyer (2013, tr. 312) đã trình 
bày 65 kỹ năng CTXH. Chúng tôi lựa chọn, phân 
tích những kỹ năng này dựa vào đững điều kiện 
đặc thù của sinh viên CTXH tại Trường Đại học 
Đồng Tháp.
Bảng 1. Mức độ đạt được của sinh viên về các kỹ năng CTXH
Nhóm Kỹ năng CTXH
Điểm 
TB
Nhóm kỹ năng 
liên quan đến tính 
chuyên nghiệp của 
CTXH
1. Thể hiện được là một nhân viên xã hội 4,1
2. Áp dụng kiến thức chuyên môn và thể hiện được tính hiệu quả 3,5
3.
Tự nhận thức bản thân mình và duy trì được sự tự kiểm soát trong 
mọi tình huống
3,5
4. Cung cấp và tiếp nhận các hỗ trợ xã hội cần thiết 3,3
5. Đảm bảo sự công bằng xã họi cho mọi thân chủ 33
Nhóm kỹ năng liên 
quan đến việc ra 
quyết định
6. Làm rõ được các giá trị đạo đức của nghề CTXH 3,9
7. Thành thạo các vai trò và nhiệm vụ của nhân viên CTXH 3,3
8.
Phân biệt được những vấn đề nhạy cảm liên quan đến đạo đức và 
luật pháp
3,5
9. Xác định được những tình huống khó xử liên quan đến đạo đức nghề 3,0
Nhóm kỹ năng nói 
và lắng nghe 
10.
Nhận diện được sự đa dạng trong quá trình truyền thông và nhạy 
cảm về văn hóa
3,3
11. Giao tiếp tốt bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ 4,0
12. Lắng nghe, quan sát và ghi chép hiệu quả 3,3
13. Tương tác hiệu quả trong giao tiếp và tăng hiệu quả giao tiếp 3,5
Nhóm kỹ năng liên 
quan đến giai đoạn 
chuẩn bị
14.
Rà soát lại những thông tin về thân chủ phục vụ cho công việc và 
cơ quan
3,3
15. Khảo sát trước khi làm việc với thân chủ 2,8
16. Tham khảo ý kiến trước khi làm việc với thân chủ 2,8
17. Chuẩn bị tốt cho cuộc gặp gỡ đầu tiên 3,0
18. Chuẩn bị sự thấu cảm với các vấn đề của thân chủ 3,0
19. Chuẩn bị sự tự khám phá của bản thân trước khi làm việc với thân chủ 3,2
20. Lập kế hoạch chi tiết và ghi chép sơ bộ trước khi làm việc với thân chủ 3,0
Nhóm kỹ năng liên 
quan đến giai đoạn 
bắt đầu
21. Giới thiệu bản thân nhân viên xã hội hiệu quả 4,0
22. Khuyến khích thân chủ giới thiệu về bản thân 3,8
23. Mô tả rõ mục tiêu chung của những buổi làm việc ban đầu 4,0
24.
Định hướng vai trò và tâm quan trọng của thân chủ trong quá trình 
can thiệp
3,3
25. Thảo luận về chính sách và những vấn đề liên quan đến đạo đức 3,4
26. Khuyến khích thân chủ phản hồi về những vấn đề đã trao đổi 3,2
27. Giúp thân chủ hiểu rõ về vai trò của nhân viên xã hội 4,0
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 10, Số 2, 2021, 69-76
74
Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn
Nhóm kỹ năng liên 
quan đến giai đoạn 
khám phá
28. Đặt các câu hỏi tìm hiểu thông tin và các vấn đề của thân chủ 3,5
29. Làm rõ những thông tin mà hai bên cảm thấy mơ hồ 3,4
30.
Phản ánh lại những nội dung, sự hiểu biết của nhân viên xã hội đảm 
bảo nhân viên xã hội hiểu đúng thông tin được cung cấp
3,3
31. Xếp hạng các vấn đề ưu tiên cùng thân chủ 4,0
32. Làm rõ các ý nghĩa của các vấn đề, thông tin thân chủ cung cấp 3,1
Nhóm kỹ năng liên 
quan đến giai đoạn 
đánh giá
33.
Tổ chức, lưu giữ, sắp xếp những thông tin thu thập được theo hệ 
thống hợp lý mà nhân viên xã hội và cơ quan có thể dễ dàng theo dõi
2,9
34.
Đánh giá vấn đề của thân chủ dựa trên các bằng chứng thu thập, vận 
dụng các lý thuyết, có sự tham gia tích cực của thân chủ
3,0
Nhóm kỹ năng liên 
quan đến giai đoạn 
làm hợp đồng
35.
Làm rõ vấn đề mà nhân viên xã hội và thân chủ cùng thỏa thuận làm 
việc cùng nhau để ưu tiên giải quyết
3,2
36. Thiết lập các mục tiêu can thiệp có sự tham gia tích cực của thân chủ 3,3
37. Xây dựng kế hoạch can thiệp nhằm đạt mục tiêu can thiệp 3,3
38. Xác định các hoạt động cụ thể để can thiệp và các nguồn lực cần thiết 3,3
39.
Lập kế hoạch đánh giá sự tiến bộ của thân chủ hướng đến mục tiêu 
và cách giải quyết vấn đề của thân chủ
2,9
40. Tổng kết hợp đồng với thân chủ và cơ quan 2,9
Nhóm kỹ năng liên 
quan đến giai đoạn 
can thiệp và lượng giá
41. Lượng giá sự tiến bộ của thân chủ 3,0
42.
Tư vấn nhằm cung cấp thông tin, đề nghị, dặn dò đối với thân chủ 
nếu xét thấy cần thiết
3,5
43.
Đại diện cho thân chủ trong việc theo đuổi các mục tiêu đã cùng 
nhau thiết lập
3,0
44.
Chỉ ra được những việc cần thiết trước khi kết thúc. Khi đó mối quan 
hệ nghề nghiệp kết thúc.
3,2
45. Ghi chép toàn bộ các quá trình can thiệp theo qui định của tổ chức 3,6
Nhóm kỹ năng liên 
quan đến giai đoạn 
kết thúc
46. Đánh giá lại quá trình can thiệp với thân chủ 2,9
47. Lượng giá tổng kết với sự tham gia của thân chủ 2,8
48. Chia sẻ cảm xúc khi kết thúc và nói lời chào thân chủ 2,9
49. Ghi chép tổng kết, kết thúc 2,8
Ghi chú: Thang điểm gồm các mức độ: Hoàn toàn không vận dụng = 1,0; Không vận dụng = 2,0; Vận 
dụng được = 3,0; Vận dụng tốt 4,0; Vận dụng rất tốt = 5,0.
Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 9 năm 2019
Kết quả khảo sát trong Bảng 1 cho thấy, kỹ 
năng thực hành của sinh viên CTXH đã vận dụng 
nhiều kiến thức chuyên ngành và liên ngành, 
trong đó bao gồm các ngành như tâm lý học, xã 
hội học và nhân học. Các kỹ năng sinh viên vận 
dụng thành thạo tốt là những kỹ năng thể hiện 
được là một nhân viên xã hội; Giúp thân chủ 
hiểu rõ về vai trò của nhân viên xã hội; Các kỹ 
75
năng giao tiếp thường có điểm trung bình từ 
4,0 trở lên. Để có được kết quả này là do kết quả 
của quá trình thực hành các môn học của sinh 
viên trong 4 năm đào tạo. Sinh viên có nhiều cơ 
hội làm việc và tiếp xúc với các nhóm đối tượng 
thân chủ khác nhau. Theo kết quả thu thập như 
trên, chúng tôi cho rằng các kỹ năng mà sinh 
viên đạt được trong quá trình đào tạo đáp ứng 
khá tốt các yêu cầu của nhân viên xã hội trong 
bối cảnh hiện nay.
3.3. Những kỹ năng thực hành mong đợi 
của sinh viên CTXH
Thông quan thực hành và kinh nghiệm thực 
tế của sinh viên CTXH, sinh viên CTXH nhận 
thấy cần đào tạo thêm các nhóm kỹ năng để góp 
phần hoàn thiện nhân cách, bản lĩnh chuyên 
nghiệp của một nhân viên xã hội, các kỹ năng 
bao gồm:
Bảng 2. Các kỹ năng thực hành mong đợi của 
sinh viên CTXH tại Trường Đại học Đồng Tháp
Các kỹ năng thực hành 
mong đợi
Tỷ lệ % sinh 
viên mong đợi
Kỹ năng giao tiếp 25,33
Kỹ năng làm việc nhóm 16,67
Kỹ năng lập kế hoạch 14,00
Kỹ năng xử lý mâu thuẫn 12,00
Kỹ năng lãnh đạo, quản lý 10,00
Kỹ năng tổ chức các cuộc họp, 
sự kiện
8,67
Kỹ năng quản lý thời gian 8,00
Các kỹ năng khác 5,33
Tổng 100
Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 9 năm 2019.
Trong những kỹ năng mà sinh viên mong 
đợi được học thêm, chúng tôi nhận thấy rằng đa 
số sinh viên đã tốt nghiệp có đề nghị học kỹ năng 
giao tiếp. Các kỹ khác như: kỹ năng quản trò, kỹ 
năng dẫn chương trình - MC cũng được nhóm 
cựu sinh viên đề nghị được học thêm.
Trên đây là nhóm những kỹ năng mà sinh 
viên CTXH mong được đào tạo thêm để phục vụ 
cho công việc. Mặc dù đã được đào tạo các kỹ 
năng này trong một số môn học liên quan nhưng 
cần phải đào tạo thêm, bổ sung thêm môn học, 
khối lượng học tập phù hợp để nâng cao những 
kỹ năng này cho sinh viên.
4. Kết luận
CTXH là một khoa học mang tính ứng dụng 
cao đòi hỏi cần có những hoạt động thực hành 
nghề mang tính chuyên nghiệp cao giúp người 
học có những kiến thức, kỹ năng tổng quát và 
kỹ năng chuyên sâu theo mục tiêu đào tạo đề ra. 
Kết quả khảo sát cho thấy, trong quá trình thực 
hành nghề sinh viên đã vận dụng các nhóm kỹ 
năng ở mức khá. Sinh viên hoàn toàn có thể áp 
dụng vào công việc và từng đối tượng cụ thể để 
xác định vấn đề và lập kế hoạch can thiệp. Bên 
cạnh đó, sinh viên cũng đề xuất thêm một số 
kỹ năng cần đào tạo với khối lượng, thời lượng 
nhiều hơn để thành thạo hơn nữa trong thực tế 
và đáp ứng tốt các yêu cầu của công việc và 
nhà tuyển dụng. 
Trong quá trình đào tạo trình độ cử nhân 
CTXH, chúng tôi nhận thấy có những thuận lợi 
và khó khăn như sau:
Thuận lợi: Trong khu vực Đồng bằng sông 
Cửu Long, có nhiều cơ sở bảo trợ xã hội, trung 
tâm CTXH đang hoạt động hiệu quả, nhiều sinh 
viên CTXH đã ra trường làm việc tại những cơ 
quan, đơn vị này. Đây là nguồn kiểm huấn viên 
quan trọng hỗ trợ trong việc đào tạo kỹ năng nghề 
cho sinh viên CTXH. Chương trình đào tạo đã 
thiết kế nhiều môn học nhằm phát triển kỹ năng 
nghề nghiệp ở các cấp độ khác nhau: quan sát, 
đóng vai - thực hành tại lớp học, làm thử, thực 
hành, thực tập. Điều này giúp sinh viên dễ dàng 
tiếp thu và hình thành kỹ năng nghề nghiệp.
Khó khăn: Cán bộ là kiểm huấn viên tại các 
cơ sở thực hành, thực tập thường không ổn định. 
Nhiều kiểm huấn viên mới chưa có nhiều kinh 
nghiệm, chưa được tập huấn về công tác kiểm 
huấn, điều này có thể ảnh hưởng đến việc hoàn 
thiện kỹ năng thực hành nghề của sinh viên thực 
tập, thực hành.
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 10, Số 2, 2021, 69-76
76
Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn
Với khó khăn như trên, chúng tôi kiến nghị 
các giải pháp như sau:
Khoa và bộ môn cần đề xuất lên Nhà trường 
xây dựng chương trình đào tạo, tập huấn hàng 
năm cho những cán bộ thường xuyên hỗ trợ kiểm 
huấn sinh viên thực hành, thực tập nghề CTXH. 
Để thiết lập mối quan hệ chuyên nghiệp với kiểm 
huấn viên cần có những hoạt động cam kết, hợp 
đồng trong đào tạo thực hành. Cần xây dựng và 
hoàn thiện qui trình mô hình thực tập, thực hành 
để thực hiện giảng dạy các học phần thực hành, 
thực tập tốt hơn. Thực hành, thực tập ở các cơ sở 
sử dụng chuyên môn CTXH ở nước ngoài cũng 
cần được xem xét và thực hiện.
Giảng viên cần nâng cao kiến thức, năng 
lực nghiên cứu về CTXH, thiết kế và giảng dạy 
các học phần theo chuẩn đầu ra, tăng cường hoạt 
động dạy, học trực tuyến để có nhiều thời gian 
hướng dẫn thực hành.
Linh hoạt trong giảng dạy, áp dụng các 
phương pháp giảng dạy dựa vào tình huống, 
mô hình lớp học đảo ngược, đóng vai, thảo 
luận nhóm./.
Tài liệu tham khảo
Barry R. Cournoyer. (2013). The social work 
skills workbook (7th) U.S.A: Brooks Cole. 
Hoàng Thị Thu Hoài và cs. (2018). Thực trạng 
kỹ năng thực hành nghề của sinh viên ngành 
CTXH tại Trường Đại học Lao động - Xã hội 
(cơ sở 2) (5). Thành phố Hồ Chí Minh: Phân 
viện Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.
Kiều Văn Tu. (2015). Giáo dục CTXH theo chuẩn 
đầu ra, Tạp chí khoa học Đại học Đồng 
Tháp, 12, 55-61.
Nguyễn Hữu Tân. (2018). Khái quát hệ thống 
kỹ năng CTXH hướng đến sự hình thành 
khả năng thực hành CTXH tổng quát và đề 
xuất biện pháp hỗ trợ sinh viên phát triển 
kỹ năng (3). Thành phố Hồ Chí Minh: Phân 
viện Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.
Vũ Mộng Đóa. (2018). Kỹ năng CTXH của sinh 
viên Khoa CTXH Trường Đại học Đà Lạt 
(7). Thành phố Hồ Chí Minh: Phân viện Học 
viện Thanh thiếu niên Việt Nam.

File đính kèm:

  • pdfky_nang_thuc_hanh_cua_sinh_vien_nganh_cong_tac_xa_hoi_truong.pdf