Kỹ năng lắng nghe tích cực, chủ động để giao tiếp tốt hơn

Để nâng cao chất lượng mối quan hệ

Kỹ năng lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng trong việc phát triển

mối quan hệ thông qua giao tiếp . Làm thế nào để lắng nghe tốt là một việc không

thể thiếu trong việc nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng trong những mối

quan hệ với người khác.

 Chúng ta lắng nghe để có được thông tin.

 Chúng ta lắng nghe để hiểu.

 Chúng ta lắng nghe để cảm nhận.

 Chúng ta lắng nghe để tìm hiểu sâu sắc hơn.

Kỹ năng lắng nghe tích cực, chủ động để giao tiếp tốt hơn trang 1

Trang 1

Kỹ năng lắng nghe tích cực, chủ động để giao tiếp tốt hơn trang 2

Trang 2

Kỹ năng lắng nghe tích cực, chủ động để giao tiếp tốt hơn trang 3

Trang 3

Kỹ năng lắng nghe tích cực, chủ động để giao tiếp tốt hơn trang 4

Trang 4

Kỹ năng lắng nghe tích cực, chủ động để giao tiếp tốt hơn trang 5

Trang 5

Kỹ năng lắng nghe tích cực, chủ động để giao tiếp tốt hơn trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 6020
Bạn đang xem tài liệu "Kỹ năng lắng nghe tích cực, chủ động để giao tiếp tốt hơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kỹ năng lắng nghe tích cực, chủ động để giao tiếp tốt hơn

Kỹ năng lắng nghe tích cực, chủ động để giao tiếp tốt hơn
 Kỹ năng lắng nghe tích cực, chủ động để giao tiếp tốt hơn 
Để nâng cao chất lượng mối quan hệ 
Kỹ năng lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng trong việc phát triển 
mối quan hệ thông qua giao tiếp . Làm thế nào để lắng nghe tốt là một việc không 
thể thiếu trong việc nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng trong những mối 
quan hệ với người khác. 
 Chúng ta lắng nghe để có được thông tin. 
 Chúng ta lắng nghe để hiểu. 
 Chúng ta lắng nghe để cảm nhận. 
 Chúng ta lắng nghe để tìm hiểu sâu sắc hơn. 
Trong thực tế , hầu như chúng ta không lắng nghe như vậy. Phụ thuộc vào việc 
chúng ta sàng lọc thông tin, chúng ta nhớ được trong khoảng từ 25% đến 50% từ 
những gì chúng ta nghe được. Điều đó có nghĩa là khi bạn nói chuyện với sếp của 
bạn, đồng nghiệp, khách hàng trong 10 phút, họ chú ý ít hơn 1 nửa của cuộc đàm 
thoại. Đó là cuộc nói chuyện ảm đạm. 
Điều đó cho thấy rằng khi bạn nhận được những hướng dẫn trực tiếp hoặc được 
trình bày với các thông tin, bạn không nghe được toàn bộ thông điệp. Hy vọng bạn 
ghi nhớ từ 25 – 50% những phần quan trọng của cuộc trò chuyện, nhưng nếu hiệu 
quả không như vậy thì thế nào nhỉ? Rõ ràng, kỹ năng lắng nghe đó là một kỹ năng 
mà chúng ta có thể có lợi từ việc cải tiến chúng. Bằng cách trở thành một người 
lắng nghehơn , bạn sẽ cải thiện được hiệu quả, cũng như khả năng gây ảnh hưởng – 
thuyết phục – đàm phán, hơn nữa bạn sẽ tránh được xung đột – hiểu lầm. Tất cả 
những điều này là cần thiết cho việc thành công của bạn trong công việc. 
Kỹ năng giao tiếp tốt đòi hỏi một mức độ cao của việc nhận thức bản thân. Bằng sự 
hiểu biết phong cách cá nhân của bạn trong giao tiếp, bạn sẽ đi một chặng đường 
dài hướng tới việc tạo ấn tượng tốt đẹp và lâu dài với những người khác. 
Cách để trở thành một người có kỹ năng lắng nghe tốt hơn là thực hành "lắng nghe 
tích cực”. Đây là cách bạn thực hiện một nỗ lực có ý thức để nghe không chỉ 
những từ mà người khác nói, nhưng quan trọng hơn, cố gắng để hiểu được thông 
điệp đầy đủ được gửi đi. 
Để làm điều này bạn phải chú ý đến người khác rất cẩn thận. 
Bạn không thể cho phép mình bị phân tâm bởi bất cứ điều gì khác có thể xảy ra 
xung quanh bạn, hoặc bằng cách nhảy vào miệng người khác để tranh luận ngay 
khi họ ngưng câu chuyện. Cũng không phải là bạn có thể cho phép bản thân cảm 
thấy buồn chán, và mất tập trung vào những gì người khác nói. 
MẸO 
Nếu bạn đang khó khăn trong việc tập trung vào những gì người khác nói, hãy cố 
gắng lặp đi lặp lại ý họ muốn đề cập theo ngôn ngữ của bạn – điều nàysẽ củng cố 
thông điệp của họ và giúp bạn tập trung. 
Để nâng cao kỹ năng lắng nghe của bạn, bạn cần phải để cho người khác biết rằng 
bạn đang lắng nghe những gì người đó nói. Để hiểu được tầm quan trọng của điều 
này, hãy tự hỏi bản thân sẽ cảm giác thích thú ra sao khi người khác chăm chú lắng 
nghe những gì bạn đang nói. 
Lời cảm ơn có thể là một cái gì đó đơn giản như một cái gật đầu hoặc đơn giản "à”, 
"thế à”, "thật vậy ư!”. Bạn không nhất thiết phải đồng ý với người đó, bạn chỉ 
đơn giản là chỉ ra rằng bạn đang lắng nghe. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể và các dấu 
hiệu khác để xác nhận bạn đang lắng nghe cũng nhắc nhở bạn phải chú ý và không 
để cho tâm trí của bạn đi lang thang. 
Bạn cũng nên cố gắng để phản ứng với người nói theo một cách mà cả hai sẽ 
khuyến khích anh ta hoặc cô ấy tiếp tục nói,để bạn có thể nhận được thông tin nếu 
bạn cần. Trong khi gật đầu và "thế à” nói rằng bạn đang quan tâm đến, một câu hỏi 
không thường xuyên hoặc bình luận để tóm lại những gì đã được nói cho biết rằng 
bạn cũng hiểu được thông điệp. 
Bắt đầu trở thành 1 người lắng nghe tích cực 
Có năm yếu tố quan trọng của lắng nghe tích cực. Tất cả đều giúp bạn đảm bảo 
rằng bạn nghe người khác, và rằng người khác biết bạn đang nghe những gì họ nói. 
1 - Hãy chú ý: Hãy để cho người nói cảm thấy được chú ý và đón nhận thông điệp 
một cách trọn vẹn. Nhận ra rằng giao tiếp không lời cũng "quan trọng không kém” 
đấy 
 Nhìn thẳng vào người nói 
 Tránh bị phân tâm bởi các yếu tố môi trường 
 "Lắng nghe” ngôn ngữ cơ thể của người nói 
2- Cho thấy rằng bạn đang lắng nghe: Sử dụng ngôn ngữ cơ thể và cử chỉ của bạn 
để chuyển tải sự chú ý của bạn 
 Hãy mỉm cười và sử dụng các sắc thái khác trên khuôn mặt 
 Lưu ý tư thế của bạn và chắc chắn rằng nó thể hiện sự cởi mở và khuyến 
 khích người khác nói 
 Khuyến khích người nói tiếp tục với ý kiến, lời nói như "à”, "thế à”, "thật 
 vậy ư!”  
3- Cung cấp thông tin phản hồi: Bộ lọc cá nhân, những giả định, đánh giá và niềm 
tin của chúng ta có thể bóp méo những gì chúng ta nghe. Là một người nghe, vai 
trò của bạn là để hiểu những gì đang được nói. Điều này có thể yêu cầu bạn phản 
ánh những gì đang được nói và đặt câu hỏi. 
 Phản ánh những gì đã được nói bằng cách diễn giải. "Những gì tôi đang 
 nghe là ” và "Có phải bạn đang nói ” là cách tuyệt vời để phản ánh lại 
 Đặt câu hỏi để làm rõ một số điểm nhất định. "Bạn nói  như vậy nghĩa là 
 gì” "Có phải ý bạn nói là ?” 
 Tóm tắt các ý kiến của người nói thường xuyên 
Mẹo: 
Hãy đặt những câu hỏi thêm thông tin như: "Có thể tôi không hiểu ý bạn một cách 
chính xác, và từ những gì bạn nói, tôi hiểu là, Điều đó có đúng ý bạn không?” 
4- Trì hoãn đánh giá: Cắt ngang là một sự lãng phí thời gian trong lắng nghe. Nó 
gây thất vọng cho người nói và giới hạn sự hiểu biết đầy đủ của thông điệp. 
 Để người nói nói xong câu chuyện của họ 
 Không ngắt lờivà đưa ra ý kiến tranh luận 
5- Phản ứng một cách thích hợp: Lắng nghe tích cực là một mô hình vì sự tôn trọng 
và thông hiểu. Bạn đang thu thập thông tin và quan điểm. Bạn đừng nên phản ứng 
bằng cách tấn công của người nói hay làm họ xuống tinh thần. 
 Hãy thẳng thắn, cởi mở và trung thực trong phản ứng của bạn 
 Khẳng định ý kiến của bạn thể hiện sự tôn trọng 
 Hãy đối xử với người khác như cách họ muốn 
Những điểm chính: 
Để trở thành người sở hữu kỹ năng lắng nghe chủ động, bạn cần đặt sự tập trung và 
quyết tâm. Thói quen cũ rất khó để phá vỡ, và nếu thói quen tổn hại đến nhiều mối 
quan hệ, thì bạn nên từ bỏ chúng và tạo nên một thói quen mới đột phá hơn! 
Luôn nhắc nhở mình để thực sự nghe những gì người khác nói. Bỏ qua một bên tất 
cả những suy nghĩ khác và tập trung vào thông điệp. Đặt câu hỏi, phản ánh, và diễn 
giải để đảm bảo bạn hiểu được thông điệp. 
Hãy bắt đầu luyện tập kỹ năng lắng nghe chủ động ngay từ hôm nay để trở thành 
một người giao tiếp tốt hơn, cải thiện năng suất làm việc của bạn, và phát triển mối 
quan hệ tốt hơn. 
 Theo IMA EDU 

File đính kèm:

  • pdfky_nang_lang_nghe_tich_cuc_chu_dong_de_giao_tiep_tot_hon.pdf