Kiến thức, thái độ, và hành vi của nhân viên y tế về nghề công tác xã hội tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi của nhân viên y tế về nghề công tác xã hội tại

Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2019.

Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế mô tả cắt ngang với 90 nhân viên y tế làm việc tại các khoa lâm

sàng thuộc 3 nhóm bệnh: cấp tính, mãn tính và nhóm hồi sức tại Bệnh viện Nhi Trung ương (18/879 La

Thành, Đống Đa, Hà Nội) năm 2019.

Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân viên y tế tại bệnh viện Nhi Trung ương có kiến thức về nghề

công tác xã hội ở mức trung bình (48,9%). Phần lớn nhân viên y tế có thái độ tích cực về nghề công tác

xã hội (80%) đồng thời có hành vi trong việc tương tác phù hợp (75,6%) với nhân viên công tác xã hội.

Kết luận: Việc nâng cao kiến thức của nhân viên y tế về nghề công tác xã hội trong bệnh viện là hết sức

cần thiết. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất chượng cũng như vai trò

của các hoạt động công tác xã hội trong bệnh viện.

Kiến thức, thái độ, và hành vi của nhân viên y tế về nghề công tác xã hội tại Bệnh viện Nhi Trung ương trang 1

Trang 1

Kiến thức, thái độ, và hành vi của nhân viên y tế về nghề công tác xã hội tại Bệnh viện Nhi Trung ương trang 2

Trang 2

Kiến thức, thái độ, và hành vi của nhân viên y tế về nghề công tác xã hội tại Bệnh viện Nhi Trung ương trang 3

Trang 3

Kiến thức, thái độ, và hành vi của nhân viên y tế về nghề công tác xã hội tại Bệnh viện Nhi Trung ương trang 4

Trang 4

Kiến thức, thái độ, và hành vi của nhân viên y tế về nghề công tác xã hội tại Bệnh viện Nhi Trung ương trang 5

Trang 5

Kiến thức, thái độ, và hành vi của nhân viên y tế về nghề công tác xã hội tại Bệnh viện Nhi Trung ương trang 6

Trang 6

Kiến thức, thái độ, và hành vi của nhân viên y tế về nghề công tác xã hội tại Bệnh viện Nhi Trung ương trang 7

Trang 7

Kiến thức, thái độ, và hành vi của nhân viên y tế về nghề công tác xã hội tại Bệnh viện Nhi Trung ương trang 8

Trang 8

Kiến thức, thái độ, và hành vi của nhân viên y tế về nghề công tác xã hội tại Bệnh viện Nhi Trung ương trang 9

Trang 9

Kiến thức, thái độ, và hành vi của nhân viên y tế về nghề công tác xã hội tại Bệnh viện Nhi Trung ương trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 3820
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Kiến thức, thái độ, và hành vi của nhân viên y tế về nghề công tác xã hội tại Bệnh viện Nhi Trung ương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiến thức, thái độ, và hành vi của nhân viên y tế về nghề công tác xã hội tại Bệnh viện Nhi Trung ương

Kiến thức, thái độ, và hành vi của nhân viên y tế về nghề công tác xã hội tại Bệnh viện Nhi Trung ương
này có liên quan 
đến định nghĩa về CTXH trong bệnh viện. 
Có 38,9% NVYT lưỡng lự và 38,9% NVYT 
cho rằng CTXH có liên quan/ hoàn toàn liên 
quan đến việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ 
sau xuất viện; chỉ có 20% NVYT cho rằng 
không liên quan/ hoàn toàn không liên quan.
Bảng 2. Kiến thức của NVYT về các nội dung liên quan với định nghĩa CTXH trong 
bệnh viện. 
STT Nội dung
Mức độ liên quan
Hoàn toàn 
không liên 
quan/ không 
liên quan
Lưỡng lự Liên quan/ 
hoàn toàn liên 
quan
n % n % n %
1 Một ngành nghề chuyên môn 11 12,2 23 25,6 56 62,2
2
Tập trung vào mối quan hệ giữa 
tình trạng bệnh của người bệnh và 
các vấn đề xã hội của họ
7 7,8 17 18,9 66 73,3
3 Cung cấp dịch vụ tham vấn và tâm lý giáo dục 14 15,5 25 27,8 51 56,7
4 Hoạt động từ thiện 2 2,2 9 10 79 87,8
5 Chăm sóc người bệnh thay người nhà 41 45,5 33 36,7 16 17,8
6 Cung cấp dịch vụ hỗ trợ sau xuất viện 20 22,2 35 38,9 35 38,9
Bảng 3 trình bày về nội dung đánh giá vai 
trò của nhân viên CTXH trong bệnh viện, 
qua kết quả khảo sát cớ thể thấy đại đa số 
(93,3%) NVYT cho rằng từ thiện (gây quỹ 
cho người bệnh nghèo) là một vai trò của 
nhân viên CTXH; đồng thời nhân viên 
CTXH có vai trò tổ chức các hoạt động vui 
chơi, giải trí, hỗ trợ NVYT có hoàn cảnh 
Dương Thị Minh Thu
102
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 01-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.01-2020)
khó khăn (81,1%) và Chăm sóc khách hàng 
(62,2%); tuy nhiên, chỉ có 18,9% NVYT cho 
rằng CTXH đánh giá kết quả điều trị. Đây là 
những nhận định chưa chính xác về vai trò 
của nhân viên CTXH trong bệnh viện. Kết 
quả nghiên cứu cũng cho thấy đã có số lượng 
lớn NVYT đánh giá cao về các vai trò: Cung 
cấp thông tin hướng dẫn (78,9%); đánh giá, 
lập kế hoạch và can thiệp các vấn đề tài 
chính của người bệnh (67,8%); dẫn dắt các 
nhóm đồng đẳng cho người bệnh mắc một số 
bệnh đặc biệt (61,1%); tham vấn cho người 
bệnh và gia đình (60%) hay cải tiến chất 
lượng y khoa của bệnh viện (54,4%); Các 
vai trò: can thiệp khủng hoảng (50%); quản 
lý trường hợp (45,6%); giáo dục người bệnh 
và gia đình người bệnh (44,4%) và đánh giá, 
chẩn đoán, lập kế hoạch và can thiệp các vấn 
đề tâm lý xã hội của người bệnh (41,1%) có 
tỷ lệ NVYT lựa chọn ở mức trung bình. 
Bảng 3. Kiến thức của NVYT về vai trò của nhân viên CTXH trong bệnh viện tại bệnh 
viện Nhi Trung ương
STT Nội dung
Tần số 
(n)
Tỷ lệ 
(%)
1
Đánh giá, chẩn đoán, lập kế hoạch và can thiệp các vấn đề tâm lý 
xã hội của người bệnh
37 41,1
2
Đánh giá, lập kế hoạch và can thiệp các vấn đề tài chính của người 
bệnh
61 67,8
3 Quản lý trường hợp 41 45,6
4 Tham vấn cho người bệnh và gia đình 54 60
5 Cung cấp thông tin hướng dẫn 71 78,9
6 Can thiệp khủng hoảng 45 50
7 Cải tiến chất lượng dịch vụ y khoa của bệnh viện 49 54,4
8
Giới thiệu, chuyển gửi và phát triển nguồn nhân lực cần có cho 
người bệnh
34 37,8
9 Lập kế hoạch xuất viện cho người bệnh 23 25,6
10
Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, hỗ trợ NVYT có hoàn cảnh 
khó khăn
73 81,1
11 Chăm sóc khách hàng 56 62,2
12 Đánh giá kết quả điều trị 17 18,9
13
Dẫn dắt các nhóm đồng đẳng cho người bệnh mắc một số bệnh đặc 
biệt
55 61,1
14 Giáo dục người bệnh và gia đình 40 44,4
15 Từ thiện ( gây quỹ cho người bệnh nghèo) 84 93,3
Dương Thị Minh Thu
103
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 01-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.01-2020)
Thực trạng thái độ của NVYT về nghề 
CTXH trong bệnh viện tại bệnh viện Nhi 
Trung ương 
Biểu đồ 2 cho thấy phần lớn NVYT đều có thái 
độ tích cực với các hoạt động CTXH trong bệnh 
viện (80%), thái độ chưa tích cực chiếm 20%. 
Biểu đồ 2. Thái độ của NVYT về CTXH trong bệnh viện tại bệnh viện Nhi Trung ương. 
Đơn vị %
Kết quả bảng 4 cho thấy số NVYT đồng ý/ 
hoàn toàn đồng ý với nhận định người bệnh 
cần được trợ giúp về mặt xã hội của nhân viên 
CTXH chiếm tỷ lệ cao (83,3%), chỉ có 2,2% 
NVYT hoàn toàn không đồng ý/ không đồng 
ý với nhận định này. 63,3% NVYT cho rằng 
CTXH có thể giúp nâng cao kết quả điều trị. 
Trong số các nội dung về thái độ “tiêu cực“ 
(nội dung 2, 3, 4, 5 bảng 4): 54,5% NVYT 
hoàn toàn không đồng ý/ đồng ý với quan 
điểm nhân viên CTXH không nên làm việc 
trong nhóm điều trị. 48,9%, NVYT hoàn toàn 
không đồng ý/ không đồng ý với quan niệm 
cho rằng nhân viên CTXH không có đủ kiến 
thức để làm việc trong nhóm điều trị. 45,6% 
cho rằng nhân viên CTXH có đủ kỹ năng để 
làm việc trong nhóm điều trị tuy nhiên số 
NVYT còn lưỡng lự về nội dung này chiếm 
tới 34,4%; 46,7% NVYT không đồng ý/ hoàn 
toàn không đồng ý với nhận định Bác sỹ và 
điều dưỡng nên ra quyết định cho nhân viên 
CTXH (NVYT còn lưỡng lự chiếm 32,2%). 
Bảng 4. Thái độ của NVYT với một số nhận định về CTXH trong bệnh viện tại bệnh 
viện Nhi Trung ương
STT Nội dung
Hoàn toàn không 
đồng ý/ Không 
đồng ý
Lưỡng lự Đồng ý/ hoàn toàn 
đồng ý
n % n % n %
1
CTXH có thể giúp nâng 
cao chất lượng điều trị
8 8,9 25 27,8 57 63,3
Dương Thị Minh Thu
104
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 01-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.01-2020)
2
NV CTXH không có đủ 
kiến thức để làm việc 
trong nhóm điều trị
44 48,9 21 23,3 25 27,8
3
NV CTXH không có 
đủ kỹ năng để làm việc 
trong nhóm điều trị
41 45,6 31 34,4 18 20
4
Bác sỹ và điều dưỡng 
nên ra quyết định cho 
nhân viên CTXH
42 46,7 29 32,2 19 21,1
5
NV CTXH không nên 
làm việc trong nhóm 
điều trị
49 54,5 30 33,3 11 12,2
6
Người bệnh cần được trợ 
giúp về mặt xã hội của 
NV CTXH
2 2,2 13 14,5 75 83,3
Thực trạng hành vi của NVYT trong việc 
tương tác với nhân viên CTXH tại bệnh 
viện Nhi Trung ương
Biểu đồ 3 cho thấy mức độ tương tác phù 
hợp của NVYT với nhân viên CTXH tại bệnh 
viện Nhi Trung ương chiếm tỷ lệ cao (75,6%). 
Mức độ tương tác chưa phù hợp chiếm 24,4%. 
Con số này khá tương đồng với tỷ lệ NVYT 
có thái độ tích cực và chưa tích cực với nghề 
CTXH trong bệnh viện. 
Biểu đồ 3. Mức độ tương tác của NVYT với nhân viên CTXH trong bệnh viện tại bệnh 
viện Nhi Trung ương. 
Bảng 5 cho thấy: 61,1% số NVYT được khảo 
sát trả lời họ thường xuyên/ rất thường xuyên 
tìm kiếm những dịch vụ hỗ trợ xã hội từ nhân 
viên CTXH và chuyển gửi người bệnh có nhu 
cầu đến phòng CTXH (56,7%). 45,5% NVYT 
trả lời họ thường xuyên/ rất thường xuyên 
thảo luận với nhân viên CTXH về vấn đề xã 
hội của người bệnh. Kết quả bảng 5 cũng cho 
thấy vẫn còn tỷ lệ lớn (40%) NVYT không 
bao giờ/ hiếm khi thảo luận với NV CTXH về 
các vấn đề sức khỏe tâm thần của người bệnh, 
34,4% không bao giờ/ hiếm khi làm việc 
Dương Thị Minh Thu
105
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 01-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.01-2020)
trong cùng một nhóm với nhân viên CTXH. 
5,5% NVYT còn lưỡng lự, 27,8% không bao 
giờ/ hiếm khi thảo luận với nhân viên CTXH 
về bệnh lý của người bệnh. Trong khi việc 
thảo luận này là một trong những nội dung 
không thể thiếu giúp nhân viên CTXH bệnh 
viện lên kế hoạch trợ giúp người bệnh cũng 
như gia đình người bệnh.
Bảng 5. Hành vi của NVYT trong việc tương tác với nhân viên CTXH tại bệnh viện Nhi 
Trung ương
STT Nội dung
Mức độ tương tác
Không bao 
giờ/ Hiếm khi
Thỉnh thoảng Thường xuyên/ 
rất thường 
xuyên
n % n % n %
1
Thảo luận với NV CTXH về vấn đề xã 
hội của người bệnh
14 15,6 35 38,9 41 45,5
2
Thảo luận với NV CTXH về bệnh lý của 
người bệnh
25 27,8 41 45,5 24 26,7
3
Thảo luận với NV CTXH về các vấn đề 
sức khỏe tâm thần của người bệnh
36 40 25 27,8 29 32,2
4
Làm việc trong cùng một nhóm với Nv 
CTXH
31 34,4 29 32,2 30 33,3
5
Chuyển gửi người bệnh có nhu cầu đến 
phòng CTXH
11 12,2 28 31,1 51 56,7
6
Tìm kiếm những dịch vụ hỗ trợ xã hội từ 
NV CTXH cho người bệnh
7 7,8 28 31,1 55 61,1
7 Yêu cầu sự tư vấn của NV CTXH 21 23,4 40 44,4 29 32,2
BÀN LUẬN
Về kiến thức
Qua kết quả khảo sát có thể thấy kiến thức của 
đội ngũ NVYT về CTXH trong bệnh viện tại 
Bệnh viện Nhi Trung ương ở mức trung bình 
(48,9%), tỷ lệ NVYT có kiến thức thấp vẫn 
còn cao ( 45,5%), tỷ lệ NVYT có kiến thức tốt 
mới chỉ chiểm 5,6%. Tỷ lệ nhân viên y tế tại 
Bệnh viện Nhi Trung ương có kiến thức tốt về 
CTXH cao hơn so với nghiên cứu của tác giả 
Trương Nguyễn Xuân Quỳnh năm 2017 (5). 
Tuy nhiên theo thang điểm các NVYT có số 
điểm dao động trong khoảng từ 14 đến 15,5 
điểm, đồng thời điểm của nhóm NVYT có 
kiến thức trung bình dao động trong khoảng 
20 đến 22,5 điểm chiếm tỷ lệ cao. Điều này 
cho thấy việc tổ chức tập huấn nâng cao kiến 
thức về nghề CTXH cho đội ngũ NVYT là hết 
sức cần thiết nhằm giúp họ hiểu đúng và đầy 
đủ về nghề CTXH trong bệnh viện. Việc nhận 
thức không đầy đủ và kỹ lưỡng dẫn đến việc 
NVYT đã đánh đồng các hoạt động công tác 
xã hội với hoạt động từ thiện từ đó đánh giá 
Dương Thị Minh Thu
106
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 01-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.01-2020)
thấp vai trò của CTXH trong bệnh viện cũng 
như vai trò của các nhân viên CTXH trong 
bệnh viện. Hai vai trò được NVYT đánh giá 
cao nhất là: Từ thiện 93,3%, tổ chức các hoạt 
động vui chơi, giải trí, hỗ trợ NVYT có hoàn 
cảnh khó khăn 81,1%. Hai vai trò này không 
nằm trong danh sách vai trò chuyên nghiệp 
của nhân viên CTXH ở nhiều nước trên thế 
giới (2, 3). Tuy nhiên vai trò cung cấp thông 
tin hướng dẫn được quy định trong thông tư 
43 của Bộ Y tế cũng đã được đánh giá cao 
(78,9%).
Mặc dù CTXH trong bệnh viện còn là một 
nghề mới ở Việt Nam. Song, Bệnh viện Nhi 
Trung ương là một trong những bệnh viện 
tiên phong phát triển các hoạt động CTXH 
trong cả nước. Tổ CTXH được thành lập tại 
bệnh viện từ năm 2008. Sau 1 quá trình phấn 
đấu không ngừng của đội ngũ làm CTXH, 
tháng 5 năm 2011 Phòng CTXH được thành 
lập (trước khi đề án “Phát triển nghề CTXH 
trong ngành Y tế giai đoạn 2011 – 2020” còn 
chưa được ban hành 15/7/2011). Phòng vinh 
dự được Bộ Y tế chọn làm mô hình điểm của 
khu vực phía Bắc về CTXH trong bệnh viện 
đồng thời nhận được sự quan tâm chỉ đạo rất 
sát sao từ các cấp lãnh đạo. Bệnh viện cũng 
đã tổ chức các khóa tập huấn, hội thảo nhằm 
nâng cao nhận thức của đội ngũ NVYT về 
CTXH trong bệnh viện đặc biệt là đội ngũ cán 
bộ chủ chốt. Theo số liệu thu thập được đã có 
32,2% số NVYT đã tham gia tập huấn CTXH 
(Tỷ lệ này thuộc về đội ngũ lãnh đạo chủ chốt 
của các khoa). Đây là một lợi thế trong việc 
nâng cao kiến thức của NVYT về nghề CTXH 
trong bệnh viện cũng như phát triển CTXH 
trong bệnh viện theo hướng chuyên nghiệp.
 Kết quả nghiên cứu cho thấy đội ngũ NVYT 
của bệnh viện có sự tương tác thường xuyên 
với nhân viên CTXH. Tuy nhiên NVYT có 
kiến thức thấp về nghề CTXH trong bệnh viện 
chiếm tỷ lệ còn cao (45,5%) do bệnh viện mới 
chú trọng tập huấn cho đội ngũ cán bộ chủ 
chốt là lãnh đạo và điều dưỡng trưởng của 
khoa, đội ngũ nhân viên chưa được tiếp cận 
nhiều với các lớp tập huấn này. Theo khảo sát 
có tới 61% số NVYT được phỏng vấn trả lời 
là học chưa từng được tham gia bất kỳ khóa 
đào tạo nào liên quan đến CTXH. Các khóa 
tập huấn cũng chưa được mở thường xuyên 
và còn hạn chế. 
Về thái độ
Mặc dù kiến thức về nghề CTXH trong bệnh 
viện còn ở mức trung bình nhưng thái độ tích 
cực liên quan tới CTXH trong bệnh viện vẫn 
chiếm tỷ lệ cao (80%). Tỷ lệ này cao hơn so 
với nghiên cứu của Trương Nguyễn Xuân 
Quỳnh năm 2017 (5). Trong tiến trình hoạt 
động của mình, phòng CTXH đã khẳng định 
được vai trò và vị trí của mình trong các hoạt 
động hỗ trợ người bệnh, gia đình người bệnh 
và NVYT. 100% bệnh nhi có hoàn cảnh khó 
khăn điều trị tại bệnh viện được Phòng CTXH 
tiếp nhận và kết nối hỗ trợ về mọi mặt: Chi 
phí chữa bệnh, chi phí sinh hoạt, các hoạt 
động vui chơi giải trí... góp phần nâng cao 
chất lượng điều trị. Từ khi phòng CTXH được 
thành lập bệnh viện không còn hiện tượng 
trốn viện hay không có tiền phải bỏ dở điều 
trị. Với những kết quả mà phòng CTXH mang 
lại đã làm thay đổi thái độ của đội ngũ NVYT. 
Bên cạnh đó, bệnh viện đã xây dựng và ban 
hành các quy trình về hoạt động CTXH trong 
bệnh viện và chỉ thị toàn bộ NVYT phải chấp 
hành nghiêm chỉnh. 
Về hành vi
Thái độ tích cực sẽ dẫn đến những hành vi tích 
cực. Tỷ lệ NVYT có hành vi tương tác phù 
hợp với nhân viên CTXH chiếm tới 75,6%. 
Có 24,4% NVYT có hành vi tương tác chưa 
phù hợp với nhân viên CTXH do nhận thức 
của họ chưa đầy đủ và chính xác chính vì vậy 
họ có thái độ tiêu cực và hành vi chưa phù 
Dương Thị Minh Thu
107
Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 01-2020)
Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.01-2020)
hợp. Tỷ lệ NVYT có hành vi tương tác chưa 
phù hợp trong nghiên cứu của chúng tôi thấp 
hơn so với nghiên cứu của tác giả Trương 
Nguyễn Xuân Quỳnh năm 2017 (5). 
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số nhân viên y 
tế tại Bệnh viện Nhi Trung ương có kiến thức 
về nghề CTXH ở mức trung bình (48,9%). Tuy 
nhiên phần lớn nhân viên y tế có thái độ tích 
cực về nghề CTXH (80%) đồng thời có mức độ 
tương tác phù hợp (75,6%) với nhân viên công 
tác xã hội. Nghiên cứu cũng cho thấy nhận thức 
của NVYT tại bệnh viện Nhi Trung ương có sự 
khác biệt so với định nghĩa về vai trò của CTXH 
trong bệnh viện trên thế giới và vẫn còn 1 số 
hiểu lầm về CTXH trong bệnh viện như việc 
đồng nhất các hoạt động từ thiện với các hoạt 
động CTXH. Hay từ chối việc làm việc trong 
cùng 1 nhóm với nhân viên CTXH Kiến 
thức, thái độ, hành vi về CTXH trong bệnh viện 
của những NVYT đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo 
có sự thay đổi rõ rệt sau khi được tham gia các 
buổi hội thảo cũng như tập huấn nâng cao năng 
lực CTXH trong bệnh viện. Từ kết quả này cho 
thấy cần thường xuyên duy trì tập huấn nhằm 
nâng cao nhận thức về công tác xã hội trong 
bệnh viện cho toàn bộ đội ngũ NVYT đặc biệt 
là nhóm nhân viên có các hoạt động tương tác 
trực tiếp với nhân viên CTXH tạo điều kiện phát 
triển việc hợp tác đa ngành trong các nhóm điều 
trị. Bên cạnh đó cần thường xuyên rà soát, đánh 
giá để có những điều chỉnh phù hợp góp phần 
đưa CTXH bệnh viện phát triển theo hướng 
chuyên nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ y tế, Quyết định số 2514 ban hành Đề án 
”Phát triển nghề CTXH trong ngành Y tế giai 
đoạn 2011 – 2020”, ngày 15/7/2011.
2. (OASW) OAoSW. Công tác xã hội trong chăm 
sóc sức khỏe tại bệnh viện. Toronto, Ontario, 
Canada2016.
3. NSwCF-MoH Singapore. Hiểu vai trò và năng 
lực của nhân viên y tế xã hội. Singapore2015.
4. Báo cáo hoạt động công tác xã hội năm 2018 
và phương hướng hoạt động năm 2020 – Phòng 
Công tác xã hội Bệnh viện Nhi Trung ương 
5. Trương Nguyễn Xuân Quỳnh (2017) Kiến thức, 
thái độ và hành vi về công tác xã hội trong 
y tế của cán bộ y tế tại bệnh viện Ung bướu 
TP Hồ Chí Minh: 
handle/123456789/60303
Dương Thị Minh Thu

File đính kèm:

  • pdfkien_thuc_thai_do_va_hanh_vi_cua_nhan_vien_y_te_ve_nghe_cong.pdf