Kĩ năng quản lý xung đột trong làm việc nhóm của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế

Làm việc nhóm là một “kỹ năng mềm” quan trọng đối với con người trong cuộc sống

hiện đại. Kĩ năng làm việc nhóm là khả năng thực hiện thành thạo và có kết quả một

hành động nào đó bằng cách vận dụng những kiến thức, những kinh nghiệm đã có để

hành động phù hợp với ngữ cảnh và điều kiện cụ thể của nhóm làm việc [1], [2], [4].

Quản lý xung đột trong nhóm là một trong những kĩ năng thành phần của kĩ năng làm

việc nhóm. Nó được hiểu là khả năng kiểm soát tốt các mâu thuẫn trong nhóm được tạo

nên bởi nhiều người có tư tưởng, quan điểm, văn hóa, nguồn gốc xã hội, cách làm việc,

nhu cầu, giá trị, mục đích khác nhau [1], [2], [3]. Kĩ năng quản lý xung đột có vai trò

quan trọng trong việc giúp sinh viên tăng cường sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa

các thành viên trong nhóm; nâng cao khả năng phối hợp nhóm thông qua việc thảo luận,

thương thảo khi giải quyết mâu thuẫn; hiểu rõ hơn về các mục tiêu của công việc.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, bên cạnh những sinh viên có kĩ năng quản lý xung đột

trong nhóm tốt, còn một bộ phận không nhỏ sinh viên vẫn yếu về kĩ năng này, vì thế, họ

đã gặp không ít khó khăn, lúng túng khi gặp phải những mâu thuẫn, xung đột trong quá

trình làm việc nhóm. Để đề xuất được các biện pháp nâng cao kĩ năng quản lý xung đột

cho sinh viên, cần thiết phải tìm hiểu thực trạng kĩ năng này ở họ.

Để tìm hiểu kĩ năng quản lý xung đột của sinh viên, nghiên cứu đã sử dụng bảng hỏi

khảo sát trên 157 sinh viên thuộc hai khối năm 2 và 3 của trường ĐHSP – ĐH Huế. Kết

quả điều tra bằng bảng hỏi được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 16.0. Ngoài ra,

chúng tôi còn sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia để bổ trợ cho phương pháp

điều tra.

Kĩ năng quản lý xung đột trong làm việc nhóm của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế trang 1

Trang 1

Kĩ năng quản lý xung đột trong làm việc nhóm của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế trang 2

Trang 2

Kĩ năng quản lý xung đột trong làm việc nhóm của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế trang 3

Trang 3

Kĩ năng quản lý xung đột trong làm việc nhóm của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế trang 4

Trang 4

Kĩ năng quản lý xung đột trong làm việc nhóm của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế trang 5

Trang 5

Kĩ năng quản lý xung đột trong làm việc nhóm của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế trang 6

Trang 6

Kĩ năng quản lý xung đột trong làm việc nhóm của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế trang 7

Trang 7

Kĩ năng quản lý xung đột trong làm việc nhóm của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế trang 8

Trang 8

pdf 8 trang duykhanh 5420
Bạn đang xem tài liệu "Kĩ năng quản lý xung đột trong làm việc nhóm của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kĩ năng quản lý xung đột trong làm việc nhóm của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế

Kĩ năng quản lý xung đột trong làm việc nhóm của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
i dung chi tiết 
 của xung đột, không quy kết, dán nhãn, tố cáo. 
 KN2: Lắng nghe nhau, sẵn sàng thay đổi quan điểm của chính mình, phát hiện những khác 
 biệt giữa hai bên: sẵn sàng hợp tác, xây dựng vì mục đích chung. 
 KN3: Tìm hiểu hoàn cảnh và điều kiện của người có xung đột với mình để hiểu quan điểm 
 của họ. 
 KN4: Có gắng tiến dần tới sự thỏa thuận giữa hai bên. 
Dù ở mức trung bình nhưng mức độ thực hiện các kĩ năng thành phần trong kĩ năng 
quản lý xung đột của sinh viên trường ĐHSP - ĐH Huế là không đồng đều, trong đó, 
sinh viên thực hiện kĩ năng “lắng nghe nhau, sẵn sàng thay đổi quan điểm của chính 
mình, phát hiện những khác biệt giữa hai bên: sẵn sàng hợp tác, xây dựng vì mục đích 
chung” tốt nhất và kĩ năng “cố gắng tiến dần tới sự thỏa thuận giữa hai bên” ở mức thấp 
KỸ NĂNG QUẢN LÝ XUNG ĐỘT TRONG LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN... 81 
nhất. Kết quả này có thể là do mức độ sử dụng và tính chất của mỗi kĩ năng đối với sinh 
viên trong quá trình làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Mặt khác, thực 
trạng trên cũng có thể do mức độ hiểu biết và sự nhận thức về vai trò của mỗi kĩ năng 
thành phần ở sinh viên là khác nhau. Thông thường, những kĩ năng được sinh viên nhận 
thức đúng đắn vai trò; có tri thức hiểu biết liên quan và thực hành thường xuyên thì họ 
thực hiện kĩ năng đó tốt hơn. Ngược lại, những kĩ năng sinh viên nhận thức chưa đúng 
đắn vai trò; thiếu tri thức, hiểu biết liên quan và ít được thực hành thì họ thực hiện nó ở 
mức thấp hơn. 
* Xét theo khối lớp và học lực 
Kinh nghiệm trong một hoạt động là một trong những yếu tố quyết định mức phát triển kĩ 
năng của hoạt động đó. Kinh nghiệm có thể được truyền từ người này sang người khác 
hoặc được tích lũy thành bài học. Kinh nghiệm phụ thuộc vào thời gian, sản phẩm, năng 
lực cá nhân, trình độ, khả năng tư duy, sáng tạo. Do đó, những sinh viên có thời gian tiếp 
xúc, làm quen, rèn luyện với làm việc nhóm nhiều hơn thì có kinh nghiệm hơn trong việc 
quản lý và giải quyết xung đột trong làm việc nhóm. Có lẽ vì vậy mà kĩ năng quản lý 
xung đột trong làm việc nhóm của sinh viên năm thứ 3 tốt hơn so với nhóm sinh viên năm 
thứ 2 (xem bảng 2). Ngoài ra, số liệu bảng 3 cho thấy mức độ làm việc nhóm của sinh 
viên năm thứ 3 thường xuyên hơn sinh viên năm thứ 2. Đây có thể là một lí do dẫn đến sự 
khác biệt về kĩ năng quản lý xung đột giữa nhóm sinh viên năm thứ 2 và thứ 3. 
 Bảng 3. Mức độ làm việc nhóm của sinh viên trường Đại học Sư phạm - ĐH Huế 
 Mức độ làm Chung Năm 2 Năm 3 
 việc nhóm Số lượng % Số lượng % Số lượng % 
 Thường xuyên 94 59,9 40 42,6 54 57,4 
 Ít khi 59 37,6 35 59,3 23 38,9 
 Không bao giờ 5 3,1 5 100 0 0 
Học lực của sinh viên phản ánh nhận thức, thái độ và kĩ năng của các em đối với các 
vấn đề của cuộc sống nói chung và quản lý xung đột trong nhóm nói riêng. Trình độ học 
lực của sinh viên sẽ chi phối đến khả năng tư duy, tính linh hoạt, sự khôn khéo, thời 
gian và mức kiểm soát xung đột trong nhóm. Có thể vì vậy mà mức độ thực hiện các nội 
dung trong kĩ năng quản lý xung đột của nhóm sinh viên có học lực khá giỏi tốt hơn 
nhóm sinh viên có học lực trung bình. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai nhóm sinh viên 
có học lực khá giỏi và trung bình không có ý nghĩa thống kê. 
2.3. Các nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế về kĩ năng quản lý xung đột trong làm 
việc nhóm của sinh viên trường Đại học sư phạm – Đại học Huế 
Với mục đích tìm ra các giải pháp khắc phục những khó khăn, nâng cao kĩ năng quản lý 
xung đột trong làm việc nhóm cho sinh viên, ở nghiên cứu này, chúng tôi tập trung tìm 
hiểu những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế về kĩ năng quản lý xung đột trong làm việc 
nhóm của sinh viên. Nghiên cứu đã xác định 7 nguyên nhân, các nguyên nhân này được 
chia thành 2 nhóm khách quan và chủ quan. Kết quả được trình bày ở bảng 4. 
82 HỒ THỊ TRÚC QUỲNH 
2.3.1. Các nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự hạn chế về kĩ năng quản lý xung đột 
trong làm việc nhóm của sinh viên 
Những nguyên nhân chủ quan là những vấn đề thuộc về khả năng, nhận thức, ý thức, 
thái độ của sinh viên trong học tập và rèn luyện kĩ năng quản lý xung đột trong làm 
việc nhóm. Kết quả bảng 4 cho thấy, nguyên nhân chủ quan cơ bản làm hạn chế kĩ năng 
quản lý xung đột của sinh viên là do “sinh viên chưa thấy rõ vai trò của kĩ năng làm việc 
nhóm trong thời đại ngày nay”. Cần khẳng định rằng, việc sinh viên nhận thức đúng đắn 
về vai trò, ý nghĩa của kĩ năng làm việc nhóm, lợi ích của việc hình thành và phát triển 
kĩ năng làm việc nhóm có ảnh hưởng quan trọng, quy định trực tiếp tính tích cực của 
sinh viên đến việc hình thành và rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm nói chung và kĩ năng 
quản lý xung đột trong làm việc nhóm nói riêng. Có thể vì sinh viên chưa thấy rõ vai trò 
của kĩ năng làm việc nhóm trong cuộc sống hiện đại nên nhiều sinh viên tham gia làm 
việc nhóm một cách hình thức vì bị bắt buộc, chưa tìm thấy được sự thích thú trong làm 
việc nhóm, hiện tượng “ăn theo” điểm của nhóm, hiện tượng sinh viên học yếu, thụ 
động ỷ lại vào số sinh viên khá, giỏi, năng động vẫn tiếp tục tồn tại trong nhiều môn học 
ở các trường đại học, cao đẳng. 
Bảng 4. Các nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế về kĩ năng quản lý xung đột trong làm việc nhóm 
 của sinh viên trường ĐHSP- ĐH Huế 
 Các nguyên nhân ĐTB 
 Nguyên nhân chủ quan 
 Sinh viên chưa thấy rõ vai trò của kĩ năng quản lý xung đột trong nhóm 1,59 
 Sinh viên chưa có hiểu biết và kinh nghiệm cần thiết trong quản lý, xử lý 
 1,55 
 xung đột 
 Sinh viên chỉ chú trọng chuyên môn mà chưa chú ý đúng mức đến việc phát 
 1,38 
 triển các kĩ năng mềm 
 Do học lực của sinh viên chưa cao 1,38 
 Nguyên nhân khách quan 
 Sinh viên ít được bồi dưỡng, thực hành làm việc nhóm thường xuyên 1,68 
 Giáo viên chưa quan tâm đúng mức việc rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm 
 cho sinh viên, ít tổ chức cho sinh viên làm việc theo nhóm do thời gian hạn 1,43 
 chế 
 Nhà trường ít tạo điều kiện, ít quan tâm rèn luyện kĩ năng này cho sinh viên 1,24 
Nguyên nhân thứ hai được sinh viên đánh giá cao trong việc làm hạn chế kĩ năng quản 
lý xung đột của họ là “sinh viên chưa có tri thức, hiểu biết và kinh nghiệm cần thiết 
trong quản lý, xử lý xung đột”. Trong khi đó những tri thức, hiểu biết và kinh nghiệm 
cần thiết về kĩ năng quản lý xung đột trong làm việc nhóm sẽ ảnh hưởng lớn đến mức 
thực hiện kĩ năng này. Bởi giữa tri thức, hiểu biết và kinh nghiệm về một hoạt động sẽ 
ảnh hưởng đến kĩ năng thực hiện hoạt động đó. 
Ngoài ra, các nguyên nhân chủ quan như “sinh viên chỉ chú trọng chuyên môn mà chưa 
chú ý đúng mức đến việc phát triển các kĩ năng mềm” và “học lực của sinh viên chưa 
cao” cũng được sinh viên đánh giá ít nhiều có ảnh hưởng đến kĩ năng quản lý xung đột 
KỸ NĂNG QUẢN LÝ XUNG ĐỘT TRONG LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN... 83 
trong làm việc nhóm. Lâu nay, trong cấu trúc chương trình của các nhà trường ở Việt 
Nam thường thiên về dạy lý thuyết, ít thực hành, chỉ chú trọng chuyên môn mà ít quan 
tâm phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên. Chính điều này đã làm cho sinh viên không 
thấy rõ tầm quan trọng của việc hình thành kĩ năng mềm từ đó dẫn đến tâm lý sinh viên 
chỉ chú trọng chuyên môn và lơ là trong việc phát triển kĩ năng làm việc nhóm nói 
chung và kĩ năng quản lý xung đột nói riêng. Mặt khác, như đã phân tích ở trên, học lực 
có liên quan đến kĩ năng quản lý xung đột trong làm việc nhóm của sinh viên, vì vậy mà 
học lực chưa cao cũng là nguyên nhân làm cản trở việc nâng cao kĩ năng quản lý xung 
đột trong nhóm của các em. 
2.3.2. Các nguyên nhân khách quan dẫn đến sự hạn chế về kĩ năng quản lý xung đột 
trong làm việc nhóm của sinh viên 
Những nguyên nhân khách quan là những vấn đề thuộc về công tác tổ chức, quản lý của 
nhà trường, công tác giảng dạy của giáo viên. Kết quả khảo sát ở bảng 4 cho thấy, nguyên 
nhân khách quan lớn nhất dẫn đến sự hạn chế kĩ năng quản lý xung đột trong làm việc 
nhóm là “sinh viên ít được bồi dưỡng, thực hành làm việc nhóm thường xuyên”. Điều 
này, một phần là do sinh viên thiếu ý thức tự học, tự rèn luyện kĩ năng này. Mặt khác, một 
phần cũng do nhà trường và giảng viên chưa có sự quan tâm thích đáng đến việc bồi 
dưỡng và tạo cơ hội cho sinh viên thực hành làm việc nhóm thường xuyên. 
Hơn nữa, do hạn chế về thời gian nên giảng viên khi yêu cầu sinh viên làm việc nhóm, 
có thể chỉ quan tâm đến kết quả của hoạt động nhóm mà ít quan tâm đến quá trình và 
quy trình làm việc nhóm của sinh viên hoặc ít tổ chức cho sinh viên làm việc nhóm. Có 
thể điều đó làm cho sinh viên không nắm được những tri thức, hiểu biết đúng đắn và 
không có kinh nghiệm về kĩ năng quản lý xung đột trong làm việc nhóm nói riêng và kĩ 
năng làm việc nhóm nói chung. Vì vậy mà nguyên nhân “giáo viên chưa quan tâm đúng 
mức việc rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm cho sinh viên, ít tổ chức cho sinh viên làm 
việc theo nhóm do thời gian hạn chế” và “nhà trường ít tạo điều kiện, ít quan tâm rèn 
luyện kĩ năng này cho sinh viên” cũng là hai nguyên nhân được sinh viên đánh giá cao 
dẫn đến sự hạn chế về kĩ năng quản lý xung đột trong làm việc nhóm. 
Như vậy, có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau làm hạn chế kĩ năng 
quản lý xung đột trong làm việc theo nhóm của sinh viên. Để phát triển kĩ năng quản lý 
xung đột trong làm việc nhóm cho sinh viên, cần thiết phải nâng cao nhận thức cho sinh 
viên về vai trò, ý nghĩa; nâng cao tri thức, hiểu biết của sinh viên về kĩ năng quản lý 
xung đột trong nhóm. Đồng thời nhà trường và giảng viên cần có sự quan tâm, đầu tư 
thích đáng, tăng cường cho sinh viên có cơ hội thực hành, bồi dưỡng thường xuyên kĩ 
năng làm việc nhóm. 
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh viên trường ĐHSP – ĐH Huế có kĩ năng quản lý 
xung đột trong làm việc nhóm ở mức trung bình. Trong đó, sinh viên khối năm 3 có kĩ 
năng quản lý xung đột trong nhóm tốt hơn nhóm sinh viên khối năm 2. Có nhiều nguyên 
nhân chủ quan và khách quan dẫn đến sự hạn chế về kĩ năng quản lý xung đột trong làm 
84 HỒ THỊ TRÚC QUỲNH 
việc nhóm của sinh viên, trong đó nổi bật là các nguyên nhân liên quan đến nhận thức 
của sinh viên về vai trò của kĩ năng quản lý xung đột; sinh viên chưa có hiểu biết và 
kinh nghiệm cần thiết trong quản lý, xử lý xung đột; sinh viên ít được bồi dưỡng, thực 
hành làm việc nhóm thường xuyên và giáo viên chưa quan tâm đúng mức việc rèn luyện 
kĩ năng làm việc nhóm cho sinh viên, ít tổ chức cho sinh viên làm việc theo nhóm do 
thời gian hạn chế. 
Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, chúng tôi đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao kĩ 
năng quản lý xung đột trong nhóm cho sinh viên trường ĐHSP – ĐH Huế như sau: 
* Đối với nhà trường 
- Cần quan tâm hơn nữa đến việc rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm nói chung và kĩ năng 
quản lý xung đột trong nhóm nói riêng cho sinh viên. 
- Trang bị cho sinh viên hệ thống lý thuyết liên quan đến làm việc nhóm và kĩ năng 
quản lý xung đột trong nhóm, tạo điều kiện để sinh viên vận dụng những tri thức đó vào 
việc giải quyết những tình huống cụ thể. 
- Cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc rèn luyện kĩ năng quản lý xung đột trong nhóm 
như: Đảm bảo tốt các phương tiện học tập, có đầy đủ tài liệu học tập, tài liệu tham khảo, 
tài liệu hướng dẫn cách thức làm việc nhóm và các kĩ năng cụ thể khi làm việc nhóm, 
trong đó có kĩ năng quản lý xung đột trong nhóm. 
- Cần tố chức những khóa tập huấn, hội thảo khoa học về chuyên đề rèn luyện các kĩ 
năng mềm và kĩ năng làm việc nhóm; có kế hoạch tổ chức mời các chuyên gia nói 
chuyện, thuyết trình về kĩ năng này như tổ chức Tâm Việt... 
- Cần phải cải tiến cấu trúc chương trình học cho phù hợp, bên cạnh việc trang bị những 
tri thức chuyên môn cần bổ sung và tăng thêm số tiết ngoài giờ giúp sinh viên được 
trang bị và tập luyện các kĩ năng mềm. 
* Đối với giáo viên 
- Cải tiến phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tự giác, tích cực của sinh 
viên, kết hợp giảng dạy lý thuyết với việc hướng dẫn sinh viên thực hành, khắc phục 
kiểu dạy lý thuyết suông, khắc phục hiện tượng đọc chép, cải tiến phương pháp kiểm 
tra, đánh giá. 
- Cần quan tâm đúng mức việc rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm cho sinh viên 
thông qua hình thức tổ chức học tập theo nhóm tại lớp và thông qua việc giao nhiệm vụ 
về nhà. 
- Cần phải luôn tự học, tự bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ cả chuyên môn, 
nghiệp vụ sư phạm lẫn những kĩ năng mềm, kĩ năng làm việc nhóm. Tăng cường hướng 
dẫn sinh viên làm việc nhóm ở lớp, ở nhà thông qua đó phát hiện kịp thời những xung 
đột của sinh viên khi làm việc nhóm để có thể giúp sinh viên quản lý và xử lý xung đột 
trong nhóm. 
KỸ NĂNG QUẢN LÝ XUNG ĐỘT TRONG LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN... 85 
* Đối với sinh viên 
- Sinh viên sư phạm cần nhận thức đúng đắn về vai trò của việc rèn luyện kĩ năng quản 
lý xung đột trong nhóm, có ý thức rèn luyện và có động cơ rèn luyện kĩ năng quản lý 
xung đột đúng đắn. 
- Cần phải rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm thường xuyên. Muốn hình thành kĩ năng 
phải chú ý đến mặt kỹ thuật của kĩ năng, rèn luyện theo đúng quy trình. 
- Cần tích cực, chủ động trong các khóa tập huấn, hội thảo về các kĩ năng mềm, kĩ năng 
làm việc nhóm. 
- Kĩ năng quản lý xung đột trong nhóm là kết quả của một quá trình rèn luyện lâu dài và 
gian khổ, vì vậy, sinh viên cần có ý thức rèn luyện ngay từ năm đầu tiên khi bước vào 
học, ngay ở lớp, ở nhà và sau khi ra trường. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 [1] Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (2008). 
 “Kĩ năng làm việc nhóm”, Dạy và học ngày nay, số 7. 
 [2] Đặng Đình Bôi (2010). Bài giảng kĩ năng làm việc nhóm, Tài liệu giảng dạy cho sinh 
 viên trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh. 
 [3] Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1992). Tâm lý học (sách Cao đẳng sư phạm), NXB Giáo 
 dục, Hà Nội. 
 [4] Ngô Công Hoàn (1992). Tâm lý học gia đình, NXB Giáo dục. 
 [5] Nguyễn Thị Quỳnh Phương (2008). “Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm cho học sinh 
 THPT thông qua hình thức tổ chức học tập theo nhóm tại lớp”, Tạp chí Giáo dục, số 186. 
Title: THE CONFLICT MANAGEMENT SKILLS IN TEAMWORK OF STUDENTS AT 
HUE UNIVERSITY’S COLLEGE OF EDUCATION 
Abstract:. People always belong to a certain social group. In teamwork, debate and conflict are 
inevitable . However, the failure of managing conflict will adversely affect to the effectiveness 
of teamwork. To be successful in teamwork, the pedagogical students need to have conflict 
management skills. Research results showed that students at Hue university’s College of 
Education has recognized the role of the conflict management skills towards learning and 
professional activities; however, the conflict management skills of the students is only at 
average level. On the basis of the research situation, we offer a number of measures to improve 
the conflict management skills for students. 
Keywords: skills, conflict; teamwork; students 
ThS. HỒ THỊ TRÚC QUỲNH 
Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế. 

File đính kèm:

  • pdfki_nang_quan_ly_xung_dot_trong_lam_viec_nhom_cua_sinh_vien_t.pdf