Khoa học công nghệ điện - Số 4 - Năm 2018
SỰ LỰA CHỌN TỐT NHẤT LÀ GÌ?
Khi xác định xem việc sử dụng nước được thu hồi có
hợp lý với một nhà máy điện hay không, cần phải đặt ra
một loạt các câu hỏi về hoàn cảnh, bao gồm:
■ Nhà máy có phải đáp ứng yêu cầu pháp lý hoặc
quy định cụ thể nào không? Điều bắt buộc là quản lý
nhà máy phải hiểu tất cả các nghĩa vụ pháp lý và quy
định trước khi thực hiện các sửa đổi. Không nên vi phạm
pháp luật.
■ Chi phí là bao nhiêu? Chi phí của các công nghệ
có thể rất khác nhau. Ví dụ đầu tư vào lọc đĩa, chỉ tốn từ
500.000 đến 1 triệu USD để xử lý một lưu lượng rất lớn.
Trong khi chi phí siêu lọc có thể đắt gấp 3-4 lần số tiền
đó, các khoản tiết kiệm khác như là đưa nước sạch hơn
qua hệ thống hoặc giảm chi phí hóa học cũng có thể tác
động thuận lợi đến chi phí vòng đời. Chi phí tài nguyên
nước ngọt cũng đang tăng ở một số nơi và bắt đầu phản
ánh chi phí thực sự của nước.
■ Những lợi ích mang lại là gì? Có thể chưa thấy
lợi ích hữu hình ngay lập tức, nhưng vẫn quan trọng,
mang lại lợi ích về hình ảnh của công ty điện lực với các
bên liên quan quan trọng. Việc giảm lượng nước thải
thứ cấp và giảm áp lực đối với các nguồn tài nguyên
nước vì lợi ích của các cộng đồng địa phương có thể
là một ví dụ tích cực về trách nhiệm xã hội đối với các
công ty điện lực.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khoa học công nghệ điện - Số 4 - Năm 2018
0,4 0,1 -0,1 -0,4 -0,8 -0,1 0 0,1 0,2 0,3 0,4 CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG 30 31 KHCN Điện, số 4.2018 SÁNG KIẾN KỸ THUẬT A. SỰ RA ĐỜI CỦA GIẢI PHÁP Việc áp dụng công nghệ vận hành lưới diện phân phối qua hệ thống giám sát, điều khiển và thu thập dữ liệu từ xa (Supervisory Control and Data Acquisition - SCADA) là một xu hướng tất yếu nhằm nâng cao chất lượng cung cấp điện cũng như chất lượng công tác dịch vụ khách hàng. Tuy nhiên Hệ thống MicroSCADA của ABB chỉ hỗ trợ duy nhất giao thức truyền thông IEC 60870-5-101, với giao diện kết nối RS-232 (V24). Nhà sản xuất cấp phép số lượng line tín hiệu truyền thông IEC 60870-5-101 mà phần mềm có khả năng quản lý theo bản quyền phần mềm, line tín hiệu chỉ được mở rộng khi nâng cấp phần mềm, chi phí đầu tư license line cho hệ thống tương đối lớn (2000 USD/1 line IEC 101). Phương thức truyền thống được sử dụng cho các điểm điều khiển trên lưới bằng giải pháp radio điểm-điểm trên băng tầng UHF, phương thức này có nhược điểm cơ bản là khoảng cách truyền nhỏ (dưới 10km), xử lý phức tạp, chi phí thuê bao tần số cao, chi phí đầu tư thiết bị, hệ thống ăng ten, nối đất có chi phí đầu tư lớn nên rất khó triển khai mở rộng trên các địa bàn có địa hình phức tạp và trong thành phố mật độ nhà cao tầng lớn. Hệ thống SCADA của 4 thành phố Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Buôn Mê Thuột đầu tư hoàn toàn sử dụng thiết bị RTU của ABB. Giải pháp của nhà thầu đối với các thiết bị của hãng thứ 3 là rời rạc hoá tín hiệu, ghép nối với một RTU trung gian (của ABB), giải pháp này rất phức tạp trong việc đấu nối, hạn chế số lượng tín hiệu thu thập từ thiết bị điều khiển, các tín hiệu STI, DTI, AM1 đều thể hiện chính xác trên phần mềm kiểm tra COMPROTware. Thực hiện hiệu chỉnh các thông số bắt tay trên lớp kết nối (link layer), thông số lớp ứng dụng (application layer) của bộ điều khiển để đảm bảo đáp ứng tính tương đồng với chuẩn giao thức IEC 6870-5-101 của ABB. Xây dựng CSDL mô tả đối tượng điều khiển mới trên phần mềm SYS600 và DMS. Thực hiện kết nối trực tiếp recloser với MicroSCADA qua hệ thống truyền thông hiện có, tất cả các tín hiệu giám sát, điều khiển, đo lường đều hiển thị chính xác, thời gian đáp ứng đúng yêu cầu. Trên cơ sở nghiên cứu thành công phương thức kết nối trực tiếp giữa bộ điều khiển recloser với hệ thống MicroSCADA của ABB. PCTTH đã triển khai kết nối cho toàn bộ các recloser hỗ trợ giao thức IEC 60870-5-101 không qua các thiết bị RTU trung gian. Tiến hành thu hồi RTU REC523 và các thiết bị trung gian như TI, TU trên lưới nhằm giảm nguy cơ sự cố trên lưới điện. Giải pháp này đã được áp dụng cho toàn bộ các Công ty Điện lực trực thuộc CPC có triển khai dự án SCADA. Phát triển từ kết quả nghiên cứu kết nối trực tiếp recloser với hệ thống SCADA, hiện B. NỘI DUNG GIẢI PHÁP Các giải pháp mở rộng hệ thống SCADA tại Công ty Điện lực Thừa Thiên-Huế (PCTTH) đã được thực hiện như sau: 1/ Giải pháp kết nối trực tiếp các recloser với hệ thống SCADA bằng giao thức truyền thông Hiện nay, trên lưới điện của các đơn vị trực thuộc CPC đang sử dụng nhiều chủng loại recloser, các recloser này đều hỗ trợ giao diện kết nối R232(V24) với các giao thức truyền thông phổ biến như DNP3, Modbus, v.v., tuy nhiên đa số các nhà sản xuất chưa tích hợp giao thức truyền thông IEC 60870-5-101 vào thiết bị. Các tác giả đã được sự hỗ trợ từ các bộ phận kỹ thuật của các nhà sản xuất thiết bị để cập nhật phiên bản firmware mới nhất cho các bộ điều khiển có hỗ trợ giao thức truyền thông IEC 60870-5-101. Sau khi nâng cấp phiên bản mới đã tiến hành thử nghiệm tính tương đồng giữa giao thức IEC 60870-5-101 của bộ điều khiển recloser với hệ thống MicroSCADA của ABB, bằng công cụ COMPROTware của hãng Real Thoughts kiểm tra tính đáp ứng giao thức IEC 101 của bộ điều khiển recloser, các biện pháp mô phỏng các tín hiệu từ tủ nay các tác giả đã triển khai giải pháp kết nối trực tiếp tất cả các thiết bị điện tử thông minh (IED) trực tiếp với SCADA hoặc thông qua RTU Gateway bằng các giao thức truyền thông phổ biến như IEC 61850, IEC 103, DNP3, Mod- bus, không sử dụng RTU trung gian, tăng số lượng tín hiệu thu thập, nâng cao độ ổn định của hệ thống, giảm chi phi đầu tư. 2/ Giải pháp kết nối điều khiển các trạm RMU bằng RTU REC523 (ABB) Trên cơ sở khảo sát, lựa chọn các tủ RMU (Ring Main Unit) có bộ truyền động loại (RM6, SM6 - Schncider, C10M - Alstom) tích LTS: Ban biên tập ấn phẩm Khoa học Công nghệ Điện xin giới thiệu sáng kiến “Các giải pháp kết nối mở rộng hệ thống giảm sát, điều khiển và thu thập dữ liệu (SCADA) cho lưới điện trung áp” do nhóm tác giả Phan Vinh, Hoàng Ngọc Hoài Quang, Nguyễn Hoàng Xuân Lợi của Công ty Điện lực Thừa Thiên-Huế giúp bảo đảm nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp điện thông qua việc giảm thiểu thời gian gián đoạn cấp điện, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, nâng cao điều kiện an toàn lao động cho công nhân. Các giải pháp kết nối mở rộng hệ thống giảm sát, điều khiển và thu thập dữ liệu (SCADA) cho lưới điện trung áp Bài và ảnh: Nhóm tác giả Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế hợp mô tơ, các tác giả đã cải tạo các bộ truyền động RMU bổ sung thêm các chức năng về lựa chọn chế độ điều khiển (Local/ Remote), chức năng liên động, và xuất các tín hiệu trạng thái của DCL, DTĐ, bổ sung các CT giám sát dòng điện qua các xuất tuyến. Trong quá trình thực hiện phương án các tác giả đã phục hồi và cải tạo 24 bộ truyền động của các tủ RMU. Thiết bị RTU REC 523 được cung cấp theo dự án SCADA với chức năng điều khiển cho các recloser, để kết nối với các thiết bị RMU các tác giả đã thực hiện cấu hình lại các khối chức năng của RTU thành một bộ điều khiển tích hợp cho phép giám sát điều khiển ba đối tượng DCL, đồng thời tiến hành cài tạo mạch giao tiếp đầu vào, bổ sung thêm một số rơle đầu ra để phù hợp với mạch giao tiếp của tủ RMU. Để bộ điều khiển REC 523 có thể kết nối với hệ thống SCADA, phải cấu hình các chức năng của bộ điều khiển, xây dựng danh sách tín hiệu, tạo tham chiếu giao thức truyền thông IEC 60870-5-101 với hệ thống SCADA. Các thiết bị của hệ thống có khả năng làm việc liên tục 8 giờ trong trường hợp mất nguồn điện lưới bằng thiết bị lưu điện UPS Online có công suất 700W với dung lượng acqui 60Ah. Hiện nay phương án kết nối các trạm RMU với hệ thống SCADA bằng thiết bị RTU REC523 đã được lắp đặt và hoạt động ổn định tại 11 trạm trên địa bàn Tp.Huế, tạo thuận tiện trong việc thao tác chuyển phương thức cũng như theo dõi trào lưu công suất trên lưới, giúp phát huy tối đa năng lực các thiết bị công nghệ hiện có, giảm đáng kể chi phí đầu tư mua mới. 3/ Giải pháp kết nối các recloser qua đường truyền PSTN Xây dựng modul kết nối PSTN (Pub- lic Switched Telephone Network - Mạng chuyển mạch điện thoại công cộng) trên phần mềm SYS600 của hệ thống MicroSCA- DA bằng ngôn ngữ lập trình SCIL của ABB, xử lý các lệnh dịch vụ của modem theo cấu trúc lệnh AT command. Modul này cho phép người vận hành chọn lựa trạm kết nối Minh họa phương thức kết nối trực tiếp từ recloser đến hệ thống MicroSCADA Thiết bị REC523 và hệ thống radio được lắp mới tại trạm RMU Thiết bị RMU được cải tạo bộ truyền động có khả năng ghép nối với SCADA 32 SÁNG KIẾN KỸ THUẬT 33 KHCN Điện, số 4.2018 trên cơ sở địa chỉ trạm và số điện thoại của modem đầu cuối, đồng thời xây dựng CSDL của đối tượng điều khiển và giao diện thao tác thiết bị trên máy tính vận hành. Thiết lập đường điện thoại có dây (Viettel hoặc VNPT) kết nối vào modem PSTN tại Trung tâm điều khiển, thiết lập kết nối theo chuẩn RS-232 giữa modem với hệ thống SCADA qua line tín hiệu IEC 60870-5-101 dự phòng.Tại các thiết bị recloser, nâng cấp firmware mới hỗ trợ giao thức truyền thống IEC 60870-5-101, cấu hình chức năng truyền thông cho thiết bị theo giao diện RS-232, đồng thời lắp đặt một modem PSTN với dịch vụ điện thoại có dây do VNPT cung cấp. Thiết lập mật khẩu kết nối của thiết bị để đảm bảo khả năng bảo mật của đường truyền. Khi cần thực hiện giám sát điều khiển Recloser, người vận hành sẽ khởi động modul kết nối PSTN, thiết lập kết nối giữa hai modem tại trung tâm điều khiển và tại thiết bị bằng phương thức quay số, khi kết nối được thiết lập SCADA có thể giám sát điều khiển thiết bị tương tự các phương thức kết nối bình thường khác. Sau khi thực hiện các thao tác cần thiết với thiết bị, người vận hành thực hiện ngắt kết nối (hand up) để sẵn sàng cho các thao tác kết nối đến trạm khác. 4/ Giải pháp ghép nhiều trạm trên 1 line tín hiệu IEC 60870-5-101 Trên cơ sở nghiên cứu chức năng truyền thông của giao thức IEC 60870-5-101 qua giao diện kết nối RS-232, hệ thống SCADA cho phép kết hợp nhiều nút điều khiến trên một line tín hiệu với điều kiện các tín hiệu từ các đối tượng Slave gửi lên phải đảm bảo trình tự trong một chu kỳ quét tín hiệu của Master. Để đảm bảo khả năng đáp ứng thời gian trong một chu trình quét của tín hiệu theo giao thức IEC 60870-5-101, các tác giả đã thực hiện thiết kế một mạch xử lý chia tín hiệu, cho phép bốn line RS-232 tín hiệu từ các RTU được ghép nối trên một line của hệ thống SCADA, nghĩa là cho phép dồn bốn nút điều khiển lên một line tín hiệu, không phải thực hiện mở rộng số line khi thực hiện bổ sung nút điều khiển Để giải quyết vẩn đề hạn chế sổ lượng line tín hiệu đầu vào trên hệ thống SCADA, đây là giải pháp hiệu quả với chi phí thấp, dễ dàng phát triển số điểm nút điều khiển trên lưới mà không cần nâng cấp cấu hình hệ thống. 5/ Giải pháp sử dụng giao thức truyền thông IEC 60870-5-104 trên nền tảng mạng truyền thông công cộng Tại các recloser, cấu hình các thông số truyền thông theo giao thức IEC 101 (xác lập địa chỉ trạm của các recloser), thiết lập giao diện RS-232 tương thích với giao diện RS-232 của modem IEC 104 Gateway GPRS. Thiết lập chuyển đổi giao thức IEC 101 sang IEC 104 qua thiết bị Gateway, tín hiệu truyền thông theo giao thức IEC 101 (giao diện RS- 232) được chuyển đổi sang giao thức IEC 104 theo chuẩn TPC/IP. Tại Phòng điều độ (DCC): Lắp đặt thiết bị M2M Gateway kết nối với Internet qua một router có cấp phát địa chỉ IP tĩnh. Thiết lập đường truyền VPN qua dịch vụ Office WAN của Viettel, từ thiết bị IEC 104 Gateway tại các recloser tới M2M Gateway tại phòng điều khiển theo cơ chế bảo mật SSH VPN. M2M Gateway được kết nối với mạng LAN của hệ thống SCADA. Địa chỉ IP của các modem từ các recloser được quy hoạch theo nhóm trạm và được định tuyến trên M2M Gateway để vào hệ thống mạng LAN của SCADA. Cấu hình line IEC 104 với các station tương ứng địa chỉ IP đã được thiết lập qua mạng VPN đến các thiết bị IEC 104 Gateway tại recloser. Với cơ chế đồng bộ hoá thời gian từ chuẩn giao thức TCP/IP, giao thức IEC 104 giải quyết được vấn đề đồng bộ thời gian của các đối tượng điều khiển khác nhau trên cùng một lớp mạng, với đặc điểm này sẽ cho phép ghép nhiều đối tượng điều khiển khác nhau (các recloser, RTU) lên cùng một line IEC 104 mà không xảy ra hiện tượng mất đồng bộ do chồng lấn kênh thời gian các đối tượng điều khiến như các giao thức truyền thông nối tiếp (IEC 101). Giải pháp này đã được PCTTH triển khai cho 13 điểm điều khiển trên lưới. Trên nền tảng giao thức mạng TCP/IP, giao thức IEC 104 cho phép thiết lập truyền thông một cách đơn giản, chi phí thấp, đồng thời dễ dàng khai thác hạ tầng viễn thông của các nhà cung cấp dịch vụ công cộng, cải thiện được đáng kể tốc độ truyền dữ liệu, cho phép thực hiện nhiều dịch vụ trên một đường truyền, đồng thời cho phép ghép nối nhiều địa chỉ trạm trên một line truyền thông, giảm chi phí đầu tư mở rộng license line. Bên cạnh đó, cơ chế dự phòng truyền thông và dự phòng hệ thống sẽ dễ dàng được thiết lập qua khả năng chia sẻ dữ liệu trên môi trường mạng. C. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG GIẢI PHÁP Bằng các giải pháp kết nối mở rộng hệ thống của đề tài đã áp dụng hiện nay số điểm nút hệ thống SCADA tại PC TTH đã phát triển từ 27 lên 68 nút điều khiển. Các giải pháp kết nối mở rộng hệ thống SCADA cũng đã được chia sẻ và áp dụng thành công tại các Công ty Điện lực trực thuộc CPC có hệ thống SCADA, đặc biệt là giải pháp kết nối trực tiếp recloser với hệ thống SCADA qua giao thức IEC 60870-5- 101, không sử dụng RTU trung gian, cụ thể như là tại PC Đà Nẵng có 56 vị trí, PC Bình Định có 27 vị trí, PC Đắc Lắc có 26 vị trí. D. HIỆU QUẢ DỰ KIẾN THU ĐƯỢC KHI ÁP DỤNG GIẢI PHÁP Việc thực hiện thành công các giải pháp kết nối mở rộng hệ thống SCADA đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác quản lý vận hành hệ thống điện của PCTTH, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng cung cấp điện đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, cụ thể như sau: Hiệu quả kinh tế: Các giải pháp kết nối mở rộng của PCTTH thực hiện có mức đầu tư chưa đến 100 triệu đồng trên một nút điều khiến, giảm đáng kể chi phí đầu tư, giảm chi phí về nhân lực trong công tác quản lý vận hành, hạn chế thời gian gián đoạn cung cấp điện tăng sản lượng điện cung cấp đến khách hàng. Bên cạnh đó, giải pháp đã khai thác được tối đa năng lực của các thiết bị cấp theo dự án miniSCADA 4 thành phố, góp phần đáng kể vào việc giảm chi phí đầu tư cho các dự án. Hiệu quả kỹ thuật: Giải pháp kết nối mở rộng hệ thống SCADA đã thực hiện cho phép các thiết bị của các hãng khác nhau có khả năng tương thích với hệ thống SCADA của hãng ABB, đồng thời mở rộng được số điềm nút của hệ thống thông qua các giải pháp truyền thông linh hoạt trong khả năng bản quyền hệ thống cho phép. Hiệu quả xã hội: Việc ứng dụng công nghệ SCADA trên lưới điện phân phối đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp điện thông qua việc giảm thiểu thời gian gián đoạn cấp điện, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, đặc biệt là chỉ số SAIDI, đồng thời cải thiện điều kiện làm việc của công nhân vận hành lưới điện, hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với các thiết bị mang điện, nâng cao điều kiện an toàn lao động cho công nhân. Các giải pháp kết nối mở rộng hệ thống SCADA đã được Tổng Công ty Điện lực miền Trung và PCTTH công nhận và khen thưởng. Năm 2012, các giải pháp sáng kiến trên đã được nhóm tác giả tổng hợp thành đề tài nghiên cứu khoa học, tham dự hội thi ‘“Sáng tạo KHCN Việt Nam năm 2012 - Giải thưởng VIFOTEC” và đã giành giải 3 cho lĩnh vực cơ khí tự động hoá. Minh họa phương thức kết nối điều khiển Recloser bằng modem Dialup Phương thức kết nối SCADA cho các recloser sử dụng giao thức IEC 104 Thiết bị Splitter 4/1 kênh RS-232 Địa chỉ: Tầng 15, tháp A, tòa nhà EVN, 11 Cửa Bắc, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: 04.66946700 / 04.66946733 - Fax: 04.37725192 Email: evneic@evn.com.vn / tapchidienluc@gmail.com
File đính kèm:
- khoa_hoc_cong_nghe_dien_so_4_nam_2018.pdf