Khoa học công nghệ điện - Số 3 - Năm 2019
Lưới điện mạng nơron đưa lưới
điện thông minh vào đám mây
Ngày nay, lưới điện thông minh hàm
ý các mạng lưới truyền tải và phân phối
điện cơ khí kế thừa, được cải thiện bởi các
khối biệt lập tự động hóa, kết nối và các
hệ thống công nghệ thông tin tập trung.
Lưới điện Mạng nơron sử dụng cỗ
máy lớn nhất thế giới - lưới điện - và cung
cấp cho cỗ máy này một bộ não, thay thế
các tài sản câm của mạng lưới (cột điện
và dây điện) bằng cơ sở hạ tầng thông
minh, đa chức năng, tương tác với trí tuệ
dựa vào đám mây vì các mục đích năng
lượng và phi năng lượng.
Ví dụ, hãy tưởng tượng rằng các cột
điện trong lưới phân phối điện tích hợp
các vùng phủ sóng nhỏ dùng cho các
mạng lưới 5G, qua đó mở đường cho
truyền thông băng rộng, có độ trễ thấp,
ở khắp nơi trên toàn mạng lưới. Điều này
có thể tạo ra vô số ứng dụng và luồng
doanh thu mới cho các chủ sở hữu tài
sản.
Lưới điện Mạng nơron cho phép
khách hàng tham gia sâu, lựa chọn và
tạo tiền đề cho các dịch vụ cấp cao và
tính giá. Sẽ có nhiều chủ thể khác nhau
trong hệ sinh thái chào bán các dịch vụ
gắn liền cũng như không gắn liền với
năng lượng nhờ phát huy được khả năng tiếp cận dữ liệu
của khách hàng và thị trường.
Khi Lưới điện Mạng nơron tiến hóa, vị thế hiện nay của
các công ty điện lực không đảm bảo cho họ có được vai trò
chi phối. Chuỗi giá trị đi theo một chiều chỉ có một nhà cung
cấp dịch vụ trong mô hình công ty điện lực ngày nay sẽ được
thay thế bằng nền tảng Lưới điện Mạng nơron đa chiều cho
phép những người tham gia thị trường và chủ sở hữu tài sản
rất đa dạng được hưởng lợi. Nền tảng Lưới điện Mạng nơron
có tiềm năng trao quyền cho các công ty điện lực khi mô
hình Đám mây Năng lượng xuất hiện.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khoa học công nghệ điện - Số 3 - Năm 2019
i chỗ • ví dụ trạm hydro Tiêu thụ năng lượng • Giao thông Hình 4. Minh họa hệ thống điện cục bộ (Ảnh minh họa) Ký hiệu màu: Đỏ: Phát điện Lam: Truyền tải Lục: Phân phối Đen: Khách hàng Nhà máy điện Máy biến áp tăng áp máy phát điện Đường dây truyền tải 765, 500, 345, 230, & 138kV Khách hàng điện áp dưới truyền tải 26kV & 69kV Khách hàng điện áp truyền tải 138kV hoặc 230kV Máy biến áp hạ áp trạm biến áp Khách hàng điện áp sơ cấp 13kV & 4kV Khách hàng điện áp thứ cấp 120V & 240V Hình 5. Hệ thống cấp điện truyền thống (Ảnh minh họa) Nhu cầu điện năng tăng có thể giảm nhẹ bằng cách lắp đặt công tơ thông minh, sử dụng các kỹ thuật quản lý lưới điện thích hợp và áp dụng biểu giá theo thời gian. Biểu giá này khuyến khích hộ tiêu thụ sử dụng điện ngoài giờ cao điểm để đỡ phải trả các khoản phí bổ sung. Cuối cùng, lưới điện thông minh được mang tải chức năng cốt lõi đối với các xe điện có phích cắm có khả năng thực hiện nhu cầu điện cho các loại xe này. Do vậy, cơ chế của lưới điện thông minh cho phép đạt hiệu suất cao hơn và giảm lãng phí nguồn lực, cho phép lưới điện thông minh đáp ứng nhu cầu điện năng ngày một tăng. Tuy nhiên, lưới điện thông minh vẫn còn phải đối mặt với một số thách thức như: • Vẫn còn yêu cầu sự hỗ trợ của chính phủ và không dễ dàng đối với một số trường hợp, • Cần khoản đầu tư ban đầu rất lớn để lắp đặt hệ thống tự động hóa, • Thay thế các thiết bị lỗi thời bằng các hệ thống số hóa mới, và • Đối mặt với các quy tắc và quy định khác nhau do các cơ quan chức năng riêng lẻ đặt ra. Biên dịch: Thu Lan Theo “Electricity Today”, số 2/2019 Các cuộn chì thử nghiệm tùy chọn mới được bổ sung vào DET2/3 giúp giảm đáng kể thời gian và sự thất vọng Được thiết kế để thử nghiệm các hệ thống truyền thông và nối đất, thiết bị thử nghiệm này có màn hình đồ họa để phân tích dữ liệu tốt hơn, có khả năng phát hiện lỗi tuyệt vời, cũng như dải tần số thử nghiệm rộng nhất để đảm bảo chống ồn. DET2/3 có độ chính xác và độ ổn định được cải thiện. Thiết bị này có dải tần số thử nghiệm từ 10Hz đến 200Hz với các bước tần số 0,5Hz, với tính năng chọn tần số tự động cho phép người dùng đảm bảo các thử nghiệm được thực hiện ở tần số có độ ồn thấp nhất. Thiết bị này có bộ nhớ trong lớn cho phép tính toán tức thời điện trở suất và có thể lưu trữ kết quả thử nghiệm trong hơn một ngày. DET2/3 đáp ứng tiêu chuẩn IEEE 81 và phù hợp để thử nghiệm nối đất và bảo vệ chống sét. Thiết bị thử nghiệm này là công cụ chẩn đoán tuyệt vời cho bất cứ ai thực hiện thử nghiệm nối đất. DET2/3 hỗ trợ các phép đo điện trở đất hai, ba và bốn cực. Biên dịch: Chu Hải Yến Theo “Utilityproducts”, số 3/2019 MEGGER NÂNG CẤP BỘ KIỂM TRA ĐIỆN TRỞ NỐI ĐẤT HIỆU SUẤT CAO Thiết bị thử nghiệm điện trở đất DET2/3 (Ảnh st) Công ty Megger (Vương quốc Anh) đã nâng cấp thiết bị thử nghiệm điện trở đất DET2/3 bằng cách bổ sung các cuộn dây nối thử nghiệm tùy chọn mới giúp giảm đáng kể thời gian và sự thất vọng cho người thao tác. Thiết bị thử nghiệm nối đất tính năng cao này thay thế máy DET2/2 có một không hai, vốn đã là tiêu chuẩn của ngành trong 25 năm. LƯỚI ĐIỆN THÔNG MINH 30 31 KHCN Điện, số 3.2019 SÁNG KIẾN KỸ THUẬT A. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1. Tình trạng kỹ thuật khi chưa áp dụng giải pháp Vành điều khiến cánh hướng là cơ cấu trung gian kết nối giữa secvomotor và các cánh hướng dòng của tổ máy, biến chuyển động tịnh tiến của đầu trục secvo- motor thành chuyển động quay của các cánh hướng. So sánh kết cấu của vành điều khiển cánh hướng của Thủy điện Sơn La và Thủy điện Hòa Bình Đối với nhà máy thủy điện Sơn La, khi hệ thống làm việc, gọi: + P1 là áp lực khi làm việc của khoang mở secvomo- tor (khoang đẩy mở cánh hướng). P1max = 64 kg/cm 2. + P2 là áp lực khi làm việc của khoang đóng secvomo- tor (khoang đẩy đóng cánh hướng). P2max = 64 kg/cm 2. + D là đường kính của pit-tông secvomotor, D = 70cm. + d là đường kính trục pit-tông, d = 25 cm. + S1 là diện tích tiết diện chịu lực của đáy pít-tông, S1 = πD 2/4. + S2 là diện tích tiết diện chịu lực của đỉnh pít-tông, S2 = π(D 2-d2)/4. Hình 1 thể hiện sơ đồ nguyên lý hoạt động khi mở cánh hướng. - Theo sơ đồ ta có, lực tác dụng của mỗi secvomotor là: + F1 = P1.S1-P2.S2 + F2 = P1.S2-P2.S1 (Lực cho kết quả “+” tức là chiều lực đúng như sơ đồ, cho kết quả “-” thì chiều lực ngược chiều với sơ đồ). - Mô-men xoắn (làm quay mở) tác dụng lên vành điều khiển là: MX = F1.RV+F2.RV = (P1-P2)(S1+S2).RV (RV – Bán kính của vành điều khiển). - Lực đẩy tịnh tiến theo phương X: FX = 0. - Lực đẩy tịnh tiến theo phương Y: FY = F1 - F2 = (P1+P2)(S1-S2) = π (P1+P2) d 2/4 > 0 Như vậy, khi mở cánh hướng, vành điều khiển ngoài chịu tác động lực mô-men xoắn để quay mở còn luôn bị một lực có tác dụng đẩy tịnh tiến vành điều khiển, lực này có phương và chiều từ +Y đến -Y, có độ lớn là π(P1+P2)d 2/4, điểm lực tác dụng là vị trí –X của vành điều khiển (như trên sơ đồ). Hình 2 thể hiện Sơ đồ nguyên lý hoạt động khi đóng cánh hướng. - Theo sơ đồ ta có, lực tác dụng của mỗi secvomotor là: + F1 = P2.S2-P1.S1 + F2 = P2.S1-P1.S2 (Lực cho kết quả “+” tức là chiều lực đúng như sơ đồ, cho kết quả “-” thì chiều lực ngược chiều với sơ đồ). - Mô-men xoắn (làm quay mở) tác dụng lên vành điều khiển là: MX = F1.RV+F2.RV = (P2-P1)(S1+S2).RV (RV – Bán kính của vành điều khiển). - Lực đẩy tịnh tiến theo phương X: FX = 0. - Lực đẩy tịnh tiến theo phương Y: FY = F2 – F1 = (P1+P2)(S1-S2) = π (P1+P2) Như vậy, khi đóng cánh hướng, vành điều khiển ngoài chịu tác động lực mô-men xoắn để quay đóng còn luôn bị một lực có tác dụng đẩy tịnh tiến vành điều khiển, lực này có phương và chiều từ +Y đến -Y, có độ lớn là π(P1+P2)d 2/4, điểm lực tác dụng là vị trí +X của vành điều khiển (như trên sơ đồ). Lực tác dụng lên hai secvomotor tại cùng một thời điểm (khi vận hành) là không giống nhau. Trong quá trình vận hành, vành điều khiển ngoài chịu tác động lực mô-men xoắn để quay còn luôn bị một lực có tác dụng đẩy tịnh tiến vành điều khiển, lực này có phương và chiều từ +Y đến -Y, có độ lớn là π(P1+P2) d2/4. Điều này làm cho bề mặt làm việc của vành điều khiển luôn tỳ chặt vào các tấm séc-măng tỳ đứng phía +Y (thực tế tại các tổ máy cho thấy vành điều khiển luôn tì sát vào 2÷3 tấm séc-măng tỳ đứng phía +Y, còn phía –Y thì bị hở). Lực này quá lớn khi chuyển động sẽ sinh ra ma sát lớn gây mài mòn, cháy hỏng séc-măng tỳ đứng. Vị trí điểm tỳ làm việc của vành điều khiển cánh hướng với séc-măng tỳ đứng được đặt thấp hơn so với cao độ vị trí tác động lực của các secvomotor. Điều này làm cho lực đẩy tịnh tiến vành điều khiển cánh hướng khi bị đẩy tỳ vào các séc-măng tỳ đứng sẽ có xu hướng bị đẩy lên cao để bật ra khỏi các séc-măng tỳ. Vành điều khiển khi bị đẩy nâng lên sẽ bị cà sát vào tấm chặn trên (vật liệu bằng thép) gây hỏng tấm chặn và bản thân vành điều khiển. Trong quá trình vận hành, vành điều khiển cánh hướng bị nâng lên do lực tác dụng của hai secvomotor sinh ra. Khi vành điểu khiển bị nâng lên đã tỳ vào bề mặt của các tấm chặn trên (12 tấm) sinh ra ma sát lớn gây cầy xước hỏng bề mặt làm việc của vành điều khiển và các tấm chặn. Việc hỏng bề mặt làm việc của vành điều khiển sẽ ảnh hướng đến khả năng vận hành ổn định của tổ máy, tổ máy vận hành lâu ngày sẽ dẫn đến phá hỏng hoàn toàn bề mặt làm việc của vành điều khiển, gây kẹt và hư hỏng thiết bị. Mức độ hư hỏng của vành điều khiển phụ thuộc vào các chế độ vận hành của tổ máy. Đặc biệt trong quá trình điều tần, vành điều khiển làm việc liên tục sẽ làm cho hư hỏng nhanh hơn. Nếu không được xử lý cải tiến, vành điều khiển cánh hướng phải được sửa chữa phục hồi hiện trạng hàng năm. Việc sửa chữa vành điều khiển bắt buộc phải dừng máy nhiều ngày, khối lượng sửa chữa rất lớn. LTS: Ban biên tập ấn phẩm Khoa học Công nghệ Điện xin giới thiệu giải pháp “Thiết kế lắp đặt bổ sung cơ cấu bi tỳ ổn định vành điều khiển cánh hướng” do tác giả Hoàng Ngọc Minh của Công ty Thủy điện Sơn La thực hiện, đã giúp cho vành điều khiển không bị hỏng, khối lượng sửa chữa hàng năm phát sinh cho việc sửa chữa bảo dưỡng vành điều khiển không cần phải thực hiện, tổ máy vận hành an toàn và ổn định, tăng hệ số khả dụng của tổ máy. THIẾT KẾ LẮP ĐẶT BỔ SUNG CƠ CẤU BI TỲ ỔN ĐỊNH VÀNH ĐIỀU KHIỂN CÁNH HƯỚNG Bài và ảnh: Hoàng Ngọc Minh, Công ty TĐ Sơn La Khu vực bị tỳ sát vào séc-măng tỳ đứng Hình 1. Sơ đồ nguyên lý hoạt động khi mở cánh hướng Hình 2. Sơ đồ nguyên lý hoạt động khi đóng cánh hướng Khu vực bị tỳ sát vào séc-măng tỳ đứng 32 SÁNG KIẾN KỸ THUẬT 33KHCN Điện, số 3.2019 2. Nội dung của giải pháp a/ Những điểm khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ Khi cơ cấu bi tỳ ổn định vành điều khiển cánh hướng được lắp bổ sung sẽ làm cho vành điều khiển không còn bị tỳ trượt ma sát với các tấm chặn giúp cho bề mặt làm việc của vành điểu khiển không bị hỏng, khối lượng sửa chữa hàng năm phát sinh cho việc bảo dưỡng sửa chữa vành điều khiển sẽ không cần phải thực hiện, tăng hệ số khả dụng của tổ máy. Bản chất của giải pháp là thay đổi vị trí ma sát tỳ từ ma sát trượt (giữa bề mặt làm việc của vành điều khiển với tấm chặn trên) thành ma sát lăn (giữa bi tỳ và vành tỳ lăn) làm giảm thiểu ma sát cho vành điều khiển và không gây hư hỏng thiết bị. b/ Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp Cơ cấu bi tỳ ổn định vành điều khiển cánh hướng bao gồm sáu bộ bi tỳ được lắp đặt đều xung quanh phía trong vành điều khiển, gồm có: Tấm đế được hàn chắc chắn trên nắp hầm tuabin; giá đỡ vòng bi được lắp đặt trên tấm đế và có thể căn chỉnh cao độ lắp đặt; trên vành điều khiển được hàn bổ sung thanh tỳ lăn; các vòng bi được lắp đặt vào các giá đỡ theo phương thẳng đứng có tác dụng tỳ lăn trên thanh tỳ khi vành điều khiển bị nổi lên; khe hở giữa thanh tỳ lăn và vòng bi có thể căn chỉnh được nhờ các bu lông căn chỉnh giữa giá đỡ và tấm đế. * Tính toán chọn vòng bi Lực đẩy tịnh tiến vành điều khiển cánh hướng: FYmax = π(P1max+P2max)d 2/4 = π(64+64)252/4 = 62.832 kg ~ 630 kN. Lực nâng vành điều khiến cánh hướng: FNmax = k. FYmax = 0,1 x 63 = 63kN (k=0,1 – Hệ số ma sát của tấm séc măng tỳ). Tại một thời điểm, vành điều khiển khi bị nâng lên sẽ tỳ lên ít nhất hai vòng bi. Vì vậy tải trọng của bi cần có là: 63/2 = 31,5 kN. Ta chọn được loại vòng bi: + Loại : Vòng bi đũa 1 dãy + Đường kính ngoài : 160 mm + Đường kính trong : 80 mm + Bề rộng : 41 mm + Tải trọng : 35 kN. Từ thông số vòng bi thiết kế được giá đỡ và các chi tiết như bản vẽ đính kèm. B. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA GIẢI PHÁP 1. Lĩnh vực mà giải pháp có thể áp dụng Giải pháp có thể được ứng dụng để giúp vành điều khiển của một số tổ máy lớn như Sơn La và Lai Châu làm việc ổn định và an toàn. 2. Những điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp Giải pháp được áp dụng khi cần phải mở các nắp bể dầu ổ đỡ máy phát ra để kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị trong ổ. C. HIỆU QUẢ DỰ KIẾN CÓ THỂ THU ĐƯỢC KHI ÁP DỤNG GIẢI PHÁP 1. Hiệu quả dự kiến Giúp hệ thống vành điều khiển cánh hướng, secvomotor, cánh hướng vận hành được an toàn và ổn định. Cơ cấu này sẽ làm cho vành điều khiển không còn bị tỳ trượt ma sát với các tấm chặn giúp cho bề mặt làm việc của vành điểu khiển không bị hỏng, khối lượng sửa chữa hàng năm phát sinh cho việc bảo dưỡng sửa chữa vành điều khiển sẽ không cần phải thực hiện, tăng hệ số khả dụng của tổ máy. Tiết kiệm được chi phí nhân công và vật tư sửa chữa. 2. Tính toán giá trị làm lợi (tạm tính) Rất khó để tính được chính xác giá trị làm lợi bằng tiền, tuy nhiên có thể tạm ước tính như sau: Khi chưa lắp đặt cơ cấu bi tỳ ổn định vành điều khiển cánh hướng, hàng năm phải dừng tổ máy để sửa chữa, khắc phục hư hỏng vành điều khiển. Khối lượng công việc phải thực hiện bao gồm các công việc sau: Dừng tổ máy, hạ van hạ lưu tháo cạn nước tổ máy, xả áp bình dầu tích năng của hệ thống điều tốc; tháo tay biên secvo, tháo các tay biên của vành điều khiển; lắp đặt palang, dầm đỡ, nâng vành điều khiển cánh hướng lên để sửa chữa; sửa chữa, phục hồi hư hỏng của vành điều khiển, tấm chặn, thay thế séc-măng tỳ hạ vành điều khiển, tháo dỡ palang, dầm đỡ; lắp đặt lại các tay biên secvo, tay biên cánh hướng, căn chỉnh khe hở cánh hướng; nâng cửa van hạ lưu, nạp nước khôi phục lại tổ máy. Tình trạng hư hỏng của vành điều khiển cánh hướng khi chưa áp dụng giải pháp Để xử lý khắc phục được hư hỏng của vành điều khiển cánh hướng của mỗi tổ máy hàng năm sẽ phải dừng máy 16 ngày/tổ máy và mất xấp xỉ 350 công để sửa chữa. Với 9 tổ máy, mỗi năm sẽ phải cần 144 ngày và 3.096 công để sửa chữa. Với tiền lương tối thiểu đối với bậc công nhân bậc 4/7 theo thông báo số 1806/TB-TĐSL ngày 16/12/2016 là 3,212 x 2.000.000 = 6.424.000 đồng/tháng (không tính các phụ cấp nếu có). Tiền nhân công sửa chữa tối thiểu sẽ là: 3.096 công x 6.424.000/22 đồng/công = 904.032.000 đồng. Chi phí trên chưa tính vật tư thiết bị phục vụ sửa chữa và tổn thất do tổ máy phải dừng (rất lớn). Như vậy, khi lắp đặt cơ cấu bi tỳ ổn định vành điều khiển cánh hướng, mỗi năm sẽ giảm được khoảng 144 ngày dừng máy và tiết kiệm được ít nhất 900 triệu đồng chi phí nhân công (chưa tính vật tư thiết bị phục vụ sửa chữa và khấu hao tài sản, công cụ, dụng cụ để phục vụ sửa chữa) THIẾT BỊ THEO DÕI NHIỆT ĐỘ FISO Technologies Inc. (FISO), nhà chế tạo hàng đầu các cảm biến sợi quang chất lượng cao và các giải pháp theo dõi, tự hào công bố ra mắt EasyGrid BASE (EGD-BASE), một hệ thống theo dõi kiểu mới được thiết kế để đo nhiệt độ tới hạn trong các máy biến áp điện lực, các cuộn kháng và các thiết bị điện áp cao khác. EGD-BASE được thiết kế để giải quyết nhu cầu của ngành điện về một hệ thống nhỏ gọn và kinh tế để mở rộng các ứng dụng lưới điện có thể đạt được và cung cấp một giải pháp dễ dàng tích hợp cho các nhà cung cấp hệ thống theo dõi máy biến áp (TMS). EGD-BASE bổ sung nhiều khả năng mới cho dòng sản phẩm EasyGrid vốn đã rất thành công, bao gồm EasyGrid, EasyGrid LT và EasyTest. Thiết bị theo dõi này có thể đo tới 12 kênh trong phạm vi đọc từ -80°C đến 300°C đồng thời có thể truyền thông qua cáp quang để truyền dữ liệu an toàn. Rất thích hợp để tích hợp trong TMS, dữ liệu nhiệt độ chính xác từ thiết bị theo dõi trực tiếp, trực tuyến và theo thời gian thực này làm tăng thêm giá trị và giúp thực hiện được bảo trì máy biến áp điện lực theo tình trạng (do đó tối đa hóa tính năng của chúng), cùng với các dữ liệu cách điện xuyên, khí hòa tan và phóng điện cục bộ. Biên dịch: Gia Hiếu Theo “Utilityproducts”, số 3/2019 Hệ thống theo dõi EGD-BASE (Ảnh: st) Ảnh của giải pháp Địa chỉ: Tầng 15, tháp A, tòa nhà EVN, 11 Cửa Bắc, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: 04.66946700 / 04.66946733 - Fax: 04.37725192 Email: evneic@evn.com.vn / tapchidienluc@gmail.com
File đính kèm:
- khoa_hoc_cong_nghe_dien_so_3_nam_2019.pdf