Khoa học công nghệ điện - Số 3 - Năm 2018

Trong thế kỷ trước, năng lượng tái

tạo là nguồn năng lượng quan trọng

của Thụy Sĩ nhờ có những tài nguyên

thủy điện. Tuy nhiên, khó có thể bổ sung

thêm công suất lắp phát điện từ năng

lượng gió và mặt trời vì tác động bất lợi

của chúng tới cảnh quan của Thụy Sĩ.

Động lực chính thúc đẩy các nguồn năng

lượng tái tạo mới ở quốc gia này là các

tấm pin mặt trời lắp đặt trên mái nhà. Với

sự hỗ trợ của chính phủ Thụy Sĩ, số lượng

các công trình lắp đặt này đã tăng theo

cấp số nhân từ năm 2011.

Vì hầu như tất cả các công trình lắp

đặt pin mặt trời (PV) trên mái nhà đều

được kết nối với hệ thống điện hạ áp, nên

các DSO cần phải thường xuyên đầu tư

nâng cấp hệ thống điện. Đây là một hoạt

động cần nhiều vốn do địa hình nông

thôn của hệ thống điện hạ áp ở Thụy Sĩ,

bao gồm các lộ xuất tuyến hạ áp dài cấp

điện cho số lượng ít khách hàng có tiềm

năng PV cao. Hiện tại, các DSO phân tích

cụ thể từng yêu cầu kết nối PV mới và xác

định xem có cần nâng cấp hệ thống điện

hay không. Nếu cần nâng cấp, DSO phải

chọn giải pháp hợp lý nhất.

Giải pháp này được cơ quan quản lý

đề xuất và đảm bảo các khách hàng có

thể lắp đặt hệ thống PV của họ với chi phí

thấp nhất.

Khoa học công nghệ điện - Số 3 - Năm 2018 trang 1

Trang 1

Khoa học công nghệ điện - Số 3 - Năm 2018 trang 2

Trang 2

Khoa học công nghệ điện - Số 3 - Năm 2018 trang 3

Trang 3

Khoa học công nghệ điện - Số 3 - Năm 2018 trang 4

Trang 4

Khoa học công nghệ điện - Số 3 - Năm 2018 trang 5

Trang 5

Khoa học công nghệ điện - Số 3 - Năm 2018 trang 6

Trang 6

Khoa học công nghệ điện - Số 3 - Năm 2018 trang 7

Trang 7

Khoa học công nghệ điện - Số 3 - Năm 2018 trang 8

Trang 8

Khoa học công nghệ điện - Số 3 - Năm 2018 trang 9

Trang 9

Khoa học công nghệ điện - Số 3 - Năm 2018 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 19 trang duykhanh 3320
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khoa học công nghệ điện - Số 3 - Năm 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khoa học công nghệ điện - Số 3 - Năm 2018

Khoa học công nghệ điện - Số 3 - Năm 2018
lao động; công tác 5S, 
ISO; công tác kiểm tra; công tác xây dựng 
quy chế/quy định, v.v.
b) Nhiệm vụ chuyên môn: Gồm hai tiêu 
chí là mục tiêu (chỉ tiêu) và giải pháp. Các 
CBNV có cùng chức danh (ví dụ: Giám đốc/
Phó Giám đốc Điện lực; nhân viên thu 
ngân/nhân viên ghi chữ, v.v.) có cùng tiêu 
chí mục tiêu và tiêu chí giải pháp, còn khác 
chức danh thì tiêu chí mục tiêu có thể có 
khác nhau nhưng tiêu chí giải pháp sẽ khác 
nhau hoàn toàn.
b.1) Đối với tiêu chí mục tiêu: Thời điểm 
đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu 
như sau:
+ Cuối tháng 12: Đánh giá các tiêu chí: 
Kế hoạch lợi nhuận sản xuất kinh doanh 
điện; Năng suất lao động bình quân; Tỷ lệ 
tổn thất điện năng; Giá bán điện bình quân; 
Thanh xử lý tài sản cố định, vật tư thiết bị; 
Định mức tồn kho; Sửa chữa lớn; Đầu tư xây 
dựng; Thanh xử lý nợ: tiền điện, phải thu, 
khó đòi, v.v.; Tiết kiệm điện; Giá trị quyết 
toán SCL.
+ Cuối tháng 3, 6, 9 và 12: Đánh giá các 
tiêu chí: Tỷ lệ thu tiền điện; Suất sự cố có 
thời điểm đánh giá.
+ Cuối tháng 6 và tháng 12: Đánh giá 
tiêu chí độ tin cậy.
b.2) Đối với tiêu chí giải pháp: Thời điểm 
để đánh giá kết quả thực hiện được thực 
hiện hàng tháng.
3. Nguyên tắc xác định trọng số (tầm 
quan trọng) cho từng tiêu chí:
Để xác định giá trị trọng số các tiêu 
chí cho một chức danh Công ty sử dụng 
phương pháp sắp xếp thứ tự (là phương 
pháp sắp xếp thứ tự các tiêu chí theo mức 
độ tầm quan trọng cho chức danh đó và 
cho điểm (giá trị) từng trọng số từ tiêu chí 
có tầm quan trọng cao nhất đến tiêu chí có 
tầm quan trọng thấp hoặc ngược lại), cụ thể 
như sau:
Giữa các chức danh:
- Nếu các CBNV khác nhau chức danh: 
Có các tiêu chí đánh giá giống nhau về nội 
dung:
 + Nếu tầm quan trọng như nhau thì có 
cùng giá trị trọng số (Ki).
 + Nếu khác nhau về tầm quan trọng thì 
chức danh nào có tiêu chí giữ vai trò quan 
trọng hơn thì giá trị trọng số (Ki) lớn hơn.
- Nếu các CBNV cùng chức danh (ví dụ 
Giám đốc Điện lực): Có cùng tiêu chí và 
cùng trọng số.
Trong cùng một bảng phân loại của 
CBNV:
- Nếu các tiêu chí có tầm quan trọng 
như nhau thì có giá trị trọng số Ki bằng 
nhau. Đối với các tiêu chí thuộc nhiệm vụ 
chung: Các chức danh lãnh đạo phòng, 
Văn phòng có trọng số Ki giống nhau và 
lãnh đạo Ban QLDA, PXCĐ, Điện lực có 
trọng số Ki giống nhau.
- Các tiêu chí còn lại, nếu tiêu chí này 
quan trọng hơn tiêu chí kia thì có giá trị 
trọng số Ki lớn hơn.
II. Cách chấm điểm đánh giá mức độ 
hoàn thành công việc tháng của CBNV
1. Thang điểm chấm cho mỗi tiêu chí
a. Tiêu chí thuộc nhiệm vụ chung
Nếu hoàn thành công việc, không có sai 
sót thì được chấm tối đa là 8 điểm; ngoài ra 
sẽ được thưởng thêm 2 điểm cho mỗi tiêu 
chí nếu có cải tiến công việc tốt hơn hoặc 
thưởng thêm từ 1 đến 2 điểm cho các công 
việc, mục tiêu hoàn thành vượt mức kế 
hoạch (quy định cụ thể tại Bảng phân loại 
mức độ hoàn thành công việc tháng). 
b. Tiêu chí thuộc nhiệm vụ chuyên môn:
Điểm chấm tối đa cho mỗi tiêu chí là 10 
điểm, cụ thể như sau:
- Đối với các tiêu chí mục tiêu Tổng công 
ty giao (kể cả các tiêu chí mục tiêu do Công 
ty giao cho các đơn vị): Nếu hoàn thành vừa 
đúng chỉ tiêu kế hoạch giao, không có sai 
sót thì được chấm tối đa 8 điểm; ngoài ra sẽ 
được thưởng thêm 2 điểm nếu hoàn thành 
vượt mức các công việc, mục tiêu kế hoạch.
- Đối với các tiêu chí giải pháp (xét 
hàng tháng): Nếu hoàn thành đạt kế hoạch 
tháng, không có sai sót thì được chấm tối 
đa 8 điểm; ngoài ra sẽ được thưởng thêm 2 
điểm cho mỗi tiêu chí nếu có cải tiến công 
việc tốt hơn.
2. Điểm chấm các tiêu chí:
2.1. Điểm chấm cho CBNV:
a) Các tiêu chí thuộc nhiệm vụ chung: 
Điểm giảm như nhau cho các tiêu chí 
giống nhau.
 b) Các tiêu chí thuộc nhiệm vụ chuyên 
môn:
- Đối với các tiêu chí mục tiêu: Áp dụng 
chung cho CBNV có cùng tiêu chí đánh giá 
(như Giám đốc, Phó Giám đốc Điện lực; nhân 
viên thu ngân, ghi chữ; v.v.) và một số CBNV 
thuộc các đơn vị có cùng tiêu chí mục tiêu (như 
tỷ lệ tổn thất điện năng của Phòng KH/KT và 
Phòng Kinh doanh, v.v.), hoặc CBNV có tiêu chí 
tương tự nhau (như tỷ lệ thanh xử lý vật tư thiết 
bị của Phòng Vật tư và tỷ lệ thanh xử lý tài sản 
của Phòng TC/KT, v.v.). Các tiêu chí này điểm 
giảm giống nhau, cụ thể như sau:
Nếu thực hiện vượt mức kế hoạch giao: 
Chấm 10 điểm (trong đó, thưởng 2 điểm do 
vượt kế hoạch).
Nếu thực hiện bằng mức kế hoạch giao: 
Chấm 8 điểm (không có điểm thưởng).
Nếu thực hiện < mức kế hoạch giao: Giảm 
6 điểm.
- Đối với các tiêu chí giải pháp: Điểm giảm 
như nhau cho các tiêu chí giống nhau.
2.2. Điểm chấm các tiêu chí trong cùng 
một bảng chấm điểm của một CBNV:
Tùy theo tầm quan trọng (trọng số Ki) 
của từng tiêu chí của mỗi CBNV mà người 
tham gia chấm điểm (lãnh đạo Công ty, 
Trưởng các đơn vị, v.v.) sẽ quyết định điểm 
giảm phù hợp cho mỗi tiêu chí để bảo đảm 
cho việc hoàn thành mục tiêu kế hoạch 
của đơn vị và của Công ty. Trong cùng một 
bảng chấm điểm, chỉ giảm điểm một lần 
(nếu có) cho cùng một nội dung công việc. 
Đồng thời, đối với các công việc có cải tiến 
(đã được lãnh đạo Công ty duyệt) thì được 
điểm thưởng, cụ thể như sau:
- Nếu CBNV có cải tiến thì được cộng 
điểm thưởng vào tiêu chí thuộc nhiệm vụ 
chung/chuyên môn và đồng thời sẽ được 
cộng 2 điểm vào tiêu chí hành vi, nếu cải 
tiến công việc đó không thuộc tiêu chí 
nhiệm vụ chung/chuyên môn thì chỉ cộng 
điểm thưởng vào tiêu chí hành vi.
- Riêng cán bộ quản lý, nếu đơn vị mình 
có cải tiến công việc thì được xem xét cộng 
điểm thưởng như sau:
 + Nếu cải tiến công việc đó thuộc 
nhiệm vụ chung/chuyên môn của đơn vị 
mình thì được cộng điểm thưởng vào tiêu 
chí đó (không cộng điểm thưởng vào tiêu 
chí hành vi nếu bản thân không có cải tiến 
công việc).
Bài và ảnh: Nhóm tác giả Công ty Điện lực Ninh Thuận
Xây dựng và tổ chức chấm điểm đánh giá 
kết quả thực hiện công việc của cán bộ nhân viên
LTS: Ban biên tập ấn phẩm Khoa học Công nghệ Điện xin giới thiệu sáng kiến “Xây dựng và tổ chức chấm điểm 
đánh giá kết quả thực hiện công việc của CBNV” do nhóm tác giả Nguyễn Thanh Tuấn, Đỗ Nguyên Hưng của Công ty 
Công ty Điện lực Ninh Thuận (PCNT) và Nguyễn Văn Hợp, Đào Hoàng Dũng, Nguyễn Đình Bình của Tổng công ty Điện 
lực miền Nam (EVN SPC) giúp bảo đảm đánh giá chính xác thành tích công tác của CBNV, từ đó trả lương tương xứng 
với kết quả thực hiện công việc của từng người và bảo đảm tính công bằng hơn trong việc trả lương.
32 
SÁNG KIẾN KỸ THUẬT
33 KHCN Điện, số 3.2018
 + Nếu cải tiến công việc đó không thuộc nhiệm 
vụ chung/chuyên môn của đơn vị mình thì không 
được cộng điểm thưởng.
III. Cách tính điểm để xét mức độ hoàn thành 
công việc tháng:
1. Cách xác định trọng số bình quân của một tiêu 
chí:
Dựa vào trọng số bình quân các tiêu chí của cá 
nhân tại tháng xét lương để xác định mức lượng sản 
phẩm khi cá nhân đó có một tiêu chí có điểm đánh 
giá yếu hoặc kém.
Ví dụ: Xét chức danh Trưởng phòng Tài chính - 
Kế toán:
- Tổng số tiêu chí tại tháng 12: n12 = 14
- ∑Ki = 112
→ Như vậy, trọng số bình quân/tiêu chí = 8,0: Căn 
cứ vào giá trị này so sánh với trọng số của tiêu chí có 
điểm đánh giá yếu hoặc kém để xác định mức lương 
sản phẩm của tháng 12.
2. Cách đánh giá kết quả thực hiện công việc:
2.1. Điểm đánh giá của từng tiêu chí (Gi) để phân loại 
hoàn thành từng tiêu chí:
- Xuất sắc : 9,5 ≤ Gi ≤ 10 điểm.
- Khá : 8,0 < Gi < 9,5 điểm.
- Trung bình : 5,0 ≤ Gi ≤ 8,0 điểm.
- Yếu : 3,0 ≤ Gi < 5 điểm.
- Kém : Gi < 3 điểm.
2.2. Cách tính điểm để xét lương sản phẩm (căn cứ 
vào điểm trung bình của các tiêu chí Gtb):
a) Công thức tính điểm đánh giá như sau:
 Gtb =
Trong đó: 
i : Tiêu chí thứ i.
Ki : Trọng số của tiêu chí thứ i.
Gi: Điểm chấm phân loại mức độ hoàn thành tiêu 
chí thứ i.
nt: Tổng số tiêu chí của tháng t được xét lương; t = 
1, 2, ,12.
Gtb: Điểm trung bình của các tiêu chí (để xét lương 
sản phẩm).
b) Kết quả chấm điểm Gtb để xét lương sản phẩm 
được quy định như sau:
Lương sản phẩm được xác định theo công thức:
Trong đó:
Tiền lương: Tiền lương của người thứ i trong tháng 
(đồng/tháng).
Hcbi: Hệ số lương cấp bậc của người thứ i.
Hpccvi: Hệ số phụ cấp chức vụ của người thứ i (nếu có).
Hđctti: Hệ số điều chỉnh tăng thêm của người thứ i.
TLminđv: Mức lương tối thiểu do Công ty cân đối từ quỹ 
tiền lương của Công ty (chọn bằng mức lương cơ sở hiện 
hành của nhà nước).
Ncđi: Ngày công chế độ trong tháng của người thứ i.
TLminttv: Mức lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy 
định (Công ty sẽ chọn mức lương vùng IV để chi trả cho 
tất cả người lao động trong toàn Công ty).
Ntti: Ngày công thực tế làm việc trong tháng của người thứ i.
Kđc: Hệ số điều chỉnh theo từng thời kỳ.
Htđi: Hệ số trình độ của người thứ i. 
Hqli: Hệ số quản lý của người thứ i.
TLpci: Tiền lương phụ cấp của người thứ i (theo quy 
định của nhà nước), bao gồm: Phụ cấp trách nhiệm; phụ 
cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp độc hại, nguy 
hiểm và tiền lương làm đêm (ca 3).
Hhqi: Hệ số đánh giá hiệu quả công việc của người thứ 
i và được xác định như sau:
- Nếu Gtb ≥ 9,5 điểm : Mức 1 → hệ số hiệu quả Hhq = 150%.
- Nếu 8,0 < Gtb < 9,5 điểm: Mức 2 → hệ số hiệu quả 
Hhq = 125%.
- Nếu 5,0 ≤ Gtb ≤ 8,0 điểm: Mức 3 → hệ số hiệu quả 
Hhq = 100%.
- Nếu Gtb < 5,0 điểm : Mức 4 → hệ số hiệu quả Hhq = 80%.
- Nếu có 1 tiêu chí chủ yếu (Gi) đánh giá kém và trọng số 
của tiêu chí đó ≥ trọng số bình quân cho 1 tiêu chí tại tháng 
đang xét trả lương: Mức 5 → hệ số hiệu quả Hhq = 60%. 
* GHI CHÚ:
- Nếu có 1 tiêu chí có điểm đánh giá Yếu (Gi = 3 ÷ < 5 điểm) và 
trọng số ≥ trọng số bình quân cho 1 tiêu chí tại tháng đang xét trả 
lương: Hạ một mức lương sản phẩm.
- Nếu có 1 tiêu chí có điểm đánh giá Kém (Gi < 3 điểm) và trọng số 
< trọng số bình quân cho 1 tiêu chí tại tháng đang xét trả lương: Hạ 
một mức lương sản phẩm.
c) Các trường hợp khác:
- Các trường hợp CBNV có sáng kiến hoặc phát hiện vi 
hàng tháng phải ghi rõ giảm điểm ở tiêu chí nào, nội 
dung nào của Bảng phân loại mức độ hoàn thành công 
việc tháng và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Công ty 
về nội dung chấm điểm của mình.
5. Thông tin để lãnh đạo Công ty chấm điểm:
Để thuận tiện cho lãnh đạo Công ty nhận xét, đánh 
giá kết quả thực hiện công việc của các Trưởng đơn vị trực 
thuộc hàng tháng; chậm nhất ngày 6 hàng tháng, Phòng 
TC&NS có trách nhiệm hoàn tất các thủ tục cần thiết như:
- Bảng tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch công 
tác tháng, các sai sót của các đơn vị trực thuộc và cải tiến 
công việc hàng tháng đã được lãnh đạo Công ty duyệt.
- Bảng nhận xét, đánh giá kết quả điều hành công 
việc của các Trưởng đơn vị trực thuộc.
6. Trình tự chấm điểm cho CBNV hàng tháng như sau:
Phòng TC&NS là đơn vị đầu mối tiếp nhận thông tin 
của các đơn vị báo cáo về (kết quả thực hiện các chỉ tiêu 
kinh tế-kỹ thuật, các sai sót của các đơn vị, cải tiến công 
việc của CBNV, v.v.), điểm giảm của các đơn vị nếu có sai 
sót; sau đó Phòng TC&NS nhập điểm chấm trên chương 
trình “Hệ thống đánh giá mức độ hoàn thành công việc”. 
Trình tự các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Trưởng đơn vị tự chấm điểm và xếp mức 
hoàn thành công việc tháng cho mình. Thời gian: Chậm 
nhất đến ngày 4 của tháng sau.
- Bước 2: Căn cứ các thông tin do các Phòng được 
phân công cung cấp và kết quả lãnh đạo Công ty đánh 
giá, Phòng TC&NS nhập điểm chấm vào chương trình 
“Hệ thống đánh giá mức độ hoàn thành công việc”. Thời 
gian: Chậm nhất đến ngày 6 của tháng sau.
- Bước 3: Phòng TC&NS tổng hợp kết quả chấm điểm 
của các Trưởng đơn vị trực thuộc, trình lãnh đạo Công ty 
duyệt; sau đó thông báo đến các đơn vị biết. Thời gian: 
Chậm nhất đến ngày 7 của tháng sau.
KHẢ NĂNG ÁP DỤNG VÀ HIỆU QUẢ 
MANG LẠI CỦA GIẢI PHÁP MỚI
Giải pháp này đã được Công ty Điện lực Ninh Thuận 
xét chứng nhận sáng kiến vào ngày 17/7/2015. Tổng 
công ty Điện lực miền Nam xét chứng nhận sáng kiến 
ngày 21/8/2015.
Giải pháp trên đã được áp dụng trong Công ty Điện 
lực Ninh Thuận và Tổng công ty Điện lực miền Nam, giải 
pháp đạt hiệu quả cao trong việc đánh giá hiệu quả 
công việc của CBNV, qua đó bảo đảm đánh giá chính 
xác thành tích công tác của CBNV, từ đó trả lương tương 
xứng với kết quả thực hiện công việc của từng người
phạm sử dụng điện: Được nâng lên một mức lương sản 
phẩm sau khi có kết quả chấm điểm Gtb.
- Riêng đối với trường hợp CBNV đã được chấm 
điểm đánh giá mức 1 (do hoàn thành tỷ lệ thu tiền điện 
và các đối tượng có định mức khối lượng công việc như: 
Ghi điện, lắp điện kế, v.v.) thì kết quả sáng kiến (hoặc 
phát hiện vi phạm sử dụng điện) nêu trên sẽ được bảo 
lưu vào tháng kế tiếp.
3. Nguyên tắc chấm điểm, đánh giá phân loại và 
xét mức hoàn thành công việc tháng:
- Khi tổ chức chấm điểm, mỗi nội dung bị giảm điểm 
chỉ giảm một lần cho một sai phạm và phải giảm điểm 
phần nhiệm vụ chuyên môn trước, nếu nội dung sai 
phạm không có trong phần nhiệm vụ chuyên môn thì 
sẽ giảm điểm trong phần nhiệm vụ chung của bảng 
chấm điểm. Riêng trường hợp đơn vị để Tổng công ty, 
lãnh đạo Công ty nhắc nhở bằng văn bản thì Trưởng 
đơn vị đó bị giảm điểm tương ứng tại tiêu chí số 1, nội 
dung “nhắc nhở bằng văn bản”. 
- Thời gian đánh giá kết quả thực hiện công việc 
được tính trong tháng (từ ngày 1 đến hết ngày cuối 
tháng). Riêng đối với tiêu chí mục tiêu, thời gian đánh 
giá kết quả thực hiện công việc được tính vào tháng 
cuối quý hoặc tháng cuối năm.
- Kết quả điểm chấm Gtb là cơ sở để xem xét mức 
lương sản phẩm của từng CBNV. 
- Đối với các đơn vị không hoàn thành mục tiêu kế 
hoạch trong tháng, hoặc bị lãnh đạo Công ty có văn 
bản nhắc nhở, phê bình, kết quả phân loại mức độ 
hoàn thành công việc như sau:
+ Nếu có lý do chính đáng: Chấm điểm và phân loại 
mức độ hoàn thành công việc tối đa ở mức 3.
+ Nếu không có lý do chính đáng: Thì chấm điểm và 
phân loại mức độ hoàn thành công việc theo quy định 
hiện hành.
4. Thông tin để các đơn vị tổ chức chấm điểm:
- Để có cơ sở chấm điểm đánh giá mức hoàn thành 
công việc của CBNV, các đơn vị trực thuộc báo cáo kết 
quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật, cải tiến công 
việc của CBNV, các sai sót, các tồn tại của các đơn vị, 
v.v.cụ thể như sau: Chậm nhất ngày 4 hàng tháng, các 
đơn vị được giao nhiệm vụ gửi file lên mạng để các đơn 
vị trực thuộc biết tình hình thực hiện công việc, cũng 
như các tồn tại, sai sót của đơn vị mình trong tháng và 
làm cơ sở chấm điểm cho CBNV.
- Lưu ý: Đối với các tồn tại, các sai sót của các đơn vị 
mà đơn vị chức năng kiểm tra phát hiện, khi tổng hợp 
Tiền 
lương =
(Hcbi + Hpccvi + Hđctti) x TLminđv x Ncđi
Số ngày công quy định trong tháng
+ TLpci
+
(Hcbi + Hpccvi + Hđctti) x TLminttv x Ntti x Kđc x Hhqi x Htđi x Hqli
Số ngày công quy định trong tháng
Địa chỉ: Tầng 15, tháp A, tòa nhà EVN, 11 Cửa Bắc, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 04.66946700 / 04.66946733 - Fax: 04.37725192
Email: evneic@evn.com.vn / tapchidienluc@gmail.com

File đính kèm:

  • pdfkhoa_hoc_cong_nghe_dien_so_3_nam_2018.pdf