Khoa học công nghệ điện - Số 28 - Năm 2020

Hiện nay, một số nước trên thế giới đã đạt đến mức độ xâm nhập cao của năng lượng tái tạo (NLTT) trong hệ thống điện quốc gia, thậm chí ở mức rất cao đến 100% , như Iceland đang cung cấp 100% nhu cầu điện với nguồn địa nhiệt hoặc thủy điện. Một

số quốc gia khác với lưới điện đang có mức độ xâm nhập cao của năng lượng tái tạo dựa trên

thủy điện bao gồm Na Uy (97%), Costa Rica (93%), Brazil (76%), và Canada (62%). Trong

nhiều thập kỷ các nhà máy thủy điện cung cấp nguồn điện từ năng lượng tái tạo tương đối rẻ

tiền, tuy vậy các hệ thống này tùy thuộc nhiều vào lượng mưa tự nhiên và các yếu tố địa lý.

Thực tế, trên phạm vi thế giới đến nay đã khai thác gần hết các địa điểm với tiềm năng tốt về

thủy điện. Trong xu hướng các hệ thống điện (HTĐ) các nước dần đưa các nguồn năng lượng

tái tạo vào làm việc, các hệ thống phát quang điện và điện gió sẽ có đóng góp to lớn, và cùng

với chi phí đầu tư cho các công nghệ này trong các năm gần đây giảm nhanh, việc triển khai

các nhà máy điện mặt trời và điện gió công suất lớn đang xảy ra trên khắp thế giới. Điển hình,

tại Ireland, Đan Mạch, Đức đều đang vận hành hệ thống điện quốc gia với mức độ xâm nhập

hàng năm của NLTT trên 20%.

Thường dùng thuật ngữ mức độ xâm nhập hàng năm (annual penetration level) trong

việc tính toán mức độ tham gia của NLTT vào hệ thống điện trên cơ sở năng lượng điện sản

xuất trong một năm, tuy vậy một thuật ngữ khác, mức độ xâm nhập tức thời (instantaneous

penetration level) là một yếu tố nhiều khi còn quan trọng hơn, được dùng để đánh giá độ ổn

định của HTĐ khi sự tham gia của NLTT tăng cao.

Khoa học công nghệ điện - Số 28 - Năm 2020 trang 1

Trang 1

Khoa học công nghệ điện - Số 28 - Năm 2020 trang 2

Trang 2

Khoa học công nghệ điện - Số 28 - Năm 2020 trang 3

Trang 3

Khoa học công nghệ điện - Số 28 - Năm 2020 trang 4

Trang 4

Khoa học công nghệ điện - Số 28 - Năm 2020 trang 5

Trang 5

Khoa học công nghệ điện - Số 28 - Năm 2020 trang 6

Trang 6

Khoa học công nghệ điện - Số 28 - Năm 2020 trang 7

Trang 7

Khoa học công nghệ điện - Số 28 - Năm 2020 trang 8

Trang 8

Khoa học công nghệ điện - Số 28 - Năm 2020 trang 9

Trang 9

Khoa học công nghệ điện - Số 28 - Năm 2020 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 36 trang duykhanh 3380
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khoa học công nghệ điện - Số 28 - Năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khoa học công nghệ điện - Số 28 - Năm 2020

Khoa học công nghệ điện - Số 28 - Năm 2020
er System Protection (DPSP), pp. 132-137, Mar. 2008. 
[3] Etap user guide 18.0 – Protection
[4] K. Maki, S. Repo, P. Jarventausta, ”Methods for assessing the protection impacts of distributed generation 
in network planning activities”, in Proc. IET 9th International Conference on Developments in Power System 
Protection (DPSP), pp. 484-489, March 2008.
[5] N. Hadjsaid, J. F. Canard, F. Dumas ”Disperse generation impact on distribution network”, IEEE 
Computer Application In Power, Vol. 12, Issue 2, pp. 22-28, Apr. 1999.
[6] P. P. Barker, R. W. de Mello, ”Determining the impact of distributed generation on power systems: part 
I-radial distribution systems”, IEEE Trans. on Power Delivery, vol. 15, pp. 486-493, Apr. 2000.
 BẢN TIN HỘI ĐIỆN LỰC MIỀN NAM - THÁNG 6 / 2020 23
Trong bất kỳ hệ thống điện nào, đáp ứng nhu cầu phát triển phụ tải ngày càng tăng cao thì việc đầu tư xây dựng hệ thống phát điện phải được ưu tiên phát triển trước và đồng thời phải xem xét khả năng truyền tải của lưới điện cao thế cũng như lưới điện phân 
phối. Thông thường lưới truyền tải điện của mỗi nước đều đã vận hành ngoài 30 năm. Việc 
xây dựng các đường dây mới thường mất nhiều thời gian nên nếu không có giải pháp kịp thời 
thì dễ gây ra sự cố lưới cao thế vì quá tải .
HÌNH MÔ TẢ ĐỘ VÕNG CỦA DÂY DẪN ACCC VÀ ACSR Ở CÙNG
DÒNG TẢI
I/ LƯỚI TRUYỀN TẢI DÙNG CÁP 
ACSR :
Trong lưới điện truyền thống người 
ta thường xử dụng dây dẫn cáp ACSR 
(Aluminum Cable Steel Reinforce) - Dây 
dẫn nhôm lõi thép tăng lực: Các sợi dây 
nhôm được xoắn quanh lõi cáp thép. Cáp 
nhôm dùng dẫn điện trong khi cáp thép chịu 
lực bền kéo. Dây nhôm dễ uốn cong nhưng 
cũng dễ bị biến dạng dưới ứng suất kéo. Lõi 
thép giúp cho dây nhôm giảm bị dãn nở dài 
và làm tăng độ võng của đường dây.
Mặc dù các đường dây truyền tải điện 
dùng cáp ACSR có giá tương đối rẻ nhưng 
nhược điểm của nó là hệ số dãn nở nhiệt làm 
cho đường dây dài ra và chùng xuống (độ 
võng tăng), điện trở dây tăng cao làm tăng 
tổn thất điện năng khi tăng tải. 
KS. VÕ THANH ĐỒNG
Hội Điện lực miền Nam
DÂY DẪN ĐIỆN CHỊU NHIỆT ĐỘ CAO &
ĐỘ VÕNG THẤP

 BẢN TIN HỘI ĐIỆN LỰC MIỀN NAM - THÁNG 6 / 202024
 Điện trở đường dây tăng cao đồng nghĩa 
là truyền tải điện với tổn hao công suất lớn. 
Tuy nhiên việc xử dụng cáp ACSR cũng có 
mặt hạn chế về kỹ thuật là giảm độ tin cậy 
truyền tải khi vận hành vượt qua dòng định 
mức của cáp (trong điều kiện thời tiết giả 
định nào đó)
Tổn hao công suất đường dây (tổn thất khi 
truyền tải điện) có thể chấp nhận trong phạm 
vi : 0 ÷ 20% tùy theo chế độ vận hành truyền 
tải và điều kiện thời tiết . Mức độ tổn hao tính 
bình quân tương đương với mức 8% công suất 
phát từ các trung tâm phát điện đến tâm phụ tải. 
Tổn hao công suất này chuyển đổi từ điện năng 
thành nhiệt năng chỉ làm ô nhiễm môi trường 
(tổn thất lớn nhất khi huy động công suất trong 
giờ cao điểm – điều kiện nhiệt độ môi trường 
cao và không có gió).
Công thức tính độ võng của đường dây 
trong 1 khoảng cách giữa 2 trụ điện : 
D = W. S.S / 8. H
D : độ võng cho phép (mét )
W : trọng lượng 1m cáp
H : Chiều dài khoảng trụ (mét )
S : Lực căng cho phép của cáp
CÁP ACSR : 2 LỚP DÂY NHÔM BÊN NGOÀI & LÕI THÉP BÊN TRONG
MẶT CẮT CỦA CÁP 
ACSR
Aluminum conductor : 
Dây dẫn nhôm
Steel core : Lõi thép

 BẢN TIN HỘI ĐIỆN LỰC MIỀN NAM - THÁNG 6 / 2020 25
Vấn đề trên có thể giải quyết bằng kỹ thuật 
làm tăng khả năng truyền tải điện của đường 
dây cao thế nhưng giảm tổn hao công suất và 
giảm độ võng: Phương án được chọn là thay 
thế dây dẫn ACSR bằng loại dây nhôm lõi 
sợi tổng hợp ACCC (Aluminum Conductor 
Composite Core). 
 Việc thay đổi cấu trúc dây dẫn có ưu điểm 
là vẫn sử dụng trụ điện hiện hữu và hành 
lang tuyến như cũ. Công tác thay đổi dây dẫn 
đòi hỏi phải có kế hoạch cắt điện phù hợp để 
không gây ảnh hưởng lớn đến độ tin cậy cung 
cấp điện, tùy thuộc chiều dài của phân đoạn 
truyền tải điện người ta sẽ bố trí các phương 
tiện thi công như vận chuyển cáp, rãi cáp, kéo 
cáp và nhân công thích hợp nhằm giảm thiểu 
thời gian cắt điện.
 Cấu trúc của cáp ACCC gồm các sợi dây 
nhôm để dẫn điện được quấn xung quanh 
lõi gồm các sợi carbon (hoặc sợi thủy tinh) 
chịu sức căng của đường dây. Ưu điểm của 
sợi Carbon là chịu lực cao hơn 25% so với sợi 
thép nhờ thế làm giảm độ võng của đường 
dây ACCC khi tải điện ở nhiệt độ cao. Ngoài 
ra trọng lượng của cáp ACCC chỉ bằng 60% 
trọng lượng của cáp ACSR nên khi thiết kế 
đường dây mới có thể chọn khoảng cách trụ 
dài hơn cũng như vật tư chế tạo cánh xà ít 
hơn và gọn nhẹ hơn khiến giá thành đầu tư 
dự án truyền tải điện thấp hơn.
 Vì độ võng ít hơn, chiều dài đường 
dây trong một khoảng cách trụ ngắn hơn 
nên điện trở dây dẫn cũng nhỏ hơn cho nên 
đường dây truyền tải bằng cáp ACCC có tổn 
hao công suất có thể giảm từ 25 ÷ 40 % so 
với cáp ACSR. Khi tổn hao công suất truyền 
tải giảm đồng nghĩa với các trung tâm phát 
điện (sử dụng nhiên liệu hóa thạch) giảm 
công suất phát đồng thời giảm phát thải khí 
gây hiệu ứng nhà kính khiến cho môi trường 
sống được cải thiện.
 Cáp ACCC làm suy giảm các tác hại 
như: rung lắc đường dây, tác động ăn mòn, 
tia cực tím, vầng quang điện, tác động oxy 
hóa – nhiệt, tác động mỏi theo chu kỳ.
 Cùng tiết diện nhưng cáp ACCC chứa 
nhôm nhiều hơn cáp ACSR 28% nên khả 
năng tải dòng điện cao hơn và tổn hao công 
suất ít hơn
MẶT CẮT CÁP ACCC - CÁP NHÔM XOẮN CHÉO BÊN NGOÀI - LÕI SỢI TỔNG HỢP 
BÊN TRONG
 II/ LƯỚI TRUYỀN TẢI DÙNG CÁP ACCC :

 BẢN TIN HỘI ĐIỆN LỰC MIỀN NAM - THÁNG 6 / 202026
 CÁP ACSR TRUYỀN THỐNG 
 Aluminum : Nhôm
Steel core : Lõi thép
Efficiency: Mật độ dòng 
điện ( A/ mm2 )
Current rating Amps: 
Dòng điện định mức 
(Amps )
• Vùng trên đặc tuyến 
màu đỏ: Cáp ACCC
• Vùng dưới đặc tuyến 
màu đỏ: Cáp ACSR
 CÁP ACCC
28% more Aluminum : Nhôm nhiều hơn 28%
Composite Core : Lõi sợi tông hợp
ĐỒ THỊ MÔ TẢ MẬT 
ĐỘ TẢI ĐIỆN CỦA 
CÁP ACCC & ACSR
Sau đây là bảng so sánh giá trị kinh tế về mức độ tổn hao công suất của 100Km chiều dài 
của 2 loại cáp trên :
LOẠI CÁP DÒNG Max: AMPERE
NHIỆT ĐỘ
TỐI ĐA:
° C 
CÔNG 
SUẤT 
MVA
ĐIỆN NĂNG 
TỔNTHẤT
MWH/NĂM
ĐIỆN NĂNG 
TỔNTHẤT
MWH/NĂM
ACSR 1000 95 398 76.917
ACCC 1000 82 398 56.588 1.016.450
 BẢN TIN HỘI ĐIỆN LỰC MIỀN NAM - THÁNG 6 / 2020 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1/ High Temperature Low Sag Conductors của Clean Energy Grid.Net 
2/ Analysis of High Temperature Low Sag Conductors của Researchgate. Net 
3/ ACCC Conductor của Wikipedia
 4/ High Temperature & Low Sag Conductors của Mike Rycroft Nhà xuất bản EE
 Từ đồ thị trên ta thấy Cáp ACCC có mật độ tải điện cao hơn các cáp thuộc họ ACSR 
(AAAC, AAAC-UHC, ACSS,G(Z) TACSR) nên mang lại hiệu quả kinh tế rõ ràng cho việc 
truyền tải điện. Ngoài ra ở một số ngưởng dòng tải điện giá cáp ACCC không đắt hơn cáp 
ACSR .
BẢNG SO SÁNH GIÁ CÁC LOẠI CÁP THEO KHẢ NĂNG TẢI ĐIỆN
 Curent Requirement : Dòng tải yêu cầu ( Amp )
 Conductor Size : Kích cở dây (được đặt tên thay vì ghi tiết diện mm2 )
 Cost / foot : Giá thành USD / 0,3048 m
Ở 3 mức dòng tải 1.520 – 1.760 – 1.960 Amp giá cáp ACCC rẻ hơn giá cáp ACSR
III/ NHẬN XÉT :
Việc xử dụng cáp ACCC mang lại các lợi ích thiết thực như :
✳ Tăng khả năng truyền tải điện , giảm sự quá tải trong mạch vòng 
✳ Giảm tổn hao công suất truyền tải cũng như giảm sự huy động thêm các nguồn phát 
điện ( đồng nghĩa với giảm nguồn phát thải hiệu ứng khí nhà kính )
✳ Thay thế cáp ACSR hiện hữu bằng cáp ACCC giúp mạng điện tăng khả năng truyền 
tải mà không cần phải cải tạo bất cứ phần tử nào của lưới
✳ Đối với dự án truyền tải mới việc xử dung cáp ACCC giúp kết cấu trụ ít hơn, ngắn hơn 
nên giá thành đầu tư giảm ngoài ra còn giảm sự tác động đến môi trường./ 
ACCC ACSR
Current 
Requiremrnt
Conductor
Size Cost/Foot
Conductor
Size Cost/Foot
1000 Linnet $ 3.80 Gannet $ 3.06
1260 Hawk $ 3.36 Rail $ 2.84
1400 Dove $ 3.69 Bunting $ 3.50
1520 Grosbeak $ 4.01 Martin $ 4.63
1760 Drake $ 4.78 Lapwing $ 4.90
1960 Cardinal $ 5.17 2032 $ 7.20
 BẢN TIN HỘI ĐIỆN LỰC MIỀN NAM - THÁNG 6 / 202028
1. Mô tả giải pháp
Trước khi bàn giao tuyến cáp quang cho 
Viettel, Công ty Điện lực Kiên Giang đã đầu tư 
cáp quang đến tất cả các huyện trên địa bàn tỉnh 
bằng loại cáp F8 kéo trên trụ điện trung hạ thế 
do các Điện lực huyện quản lý. Cáp quang F8 
treo trực tiếp là loại cáp quang có kèm cáp thép 
gia cường, lực kéo bền khá tốt, tầm nhiệt độ làm 
việc rộng, được treo trên các loại trụ thấp, trụ 
điện hạ thế và trung thế có khoảng vượt ngắn 
(< 100m). Nhược điểm: việc lắp đặt tuyến cáp 
quang cần nhiều vật tư phụ kiện phụ trợ kèm 
theo (gông, kẹp bắt dây gia cường, biển báo, tiếp 
địa lặp lại...) và cao độ treo cáp thấp (dưới dây 
dẫn hạ thế) dẫn đến thời gian thi công dài và 
thường xảy ra sự cố đứt cáp do nhiều nguyên 
nhân như: vướng xe, cháy cáp do chạm chập. 
Ngoài ra còn phải thực hiện bó gọn cùng với cáp 
thông tin khác, vướng công trình cây xanh  .
Từ năm 2017, sau khi bàn giao các tuyến cáp 
quang cho Viettel, Công ty Điện lực Kiên Giang 
bắt đầu thực hiện đầu tư xây dựng lại mạng cáp 
quang nội hạt nhằm phục vụ điều hành sản xuất 
của Công ty Điện lực Kiên Giang. 
2. Nội dung giải pháp
Từ những kinh nghiệm khi còn quản lý vận 
hành cáp quang F8, Công ty Điện lực Kiên Giang 
chọn giải pháp "TREO CÁP QUANG ADSS 
CẶP VỚI DÂY TRUNG HÒA TRÊN LƯỚI 
ĐIỆN TRUNG HẠ THẾ TRÊN KHÔNG" cho 
mạng cáp quang nội hạt xây dựng mới như sau:
Cáp quang ADSS là loại cáp quang phi kim 
loại, có độ bền cao, thường được sử dụng đối 
với các đường dây cao - trung thế. Đây là loại 
cáp quang có khả năng chịu được ảnh hưởng 
của điện từ trường tốt với lớp vỏ bảo vệ rất an 
toàn, khoảng vượt lớn. Ưu điểm: trong quá 
trình quản lý vận hành ít xảy ra sự cố như cáp 
F8, đảm bảo tính an toàn trong công tác Quản lý 
vận hành mạng viễn thông dùng riêng.
Các hình thức lắp đặt:
TREO CÁP QUANG ADSS CẶP VỚI 
DÂY TRUNG HÒA TRÊN LƯỚI ĐIỆN 
TRUNG HẠ THẾ TRÊN KHÔNG
(Sáng kiến cấp Tổng công ty Điện lực 
miền Nam năm 2018)
KS. LÊ NGỌC QUẢNG
KS. LÂM PHÚ HẬU
KS. LÊ THÀNH YÊN
KS. NGUYỄN THANH BÌNH
Công ty Điện lực Kiên Giang
KS. HUỲNH TRUNG HIẾU
Ban VTCNTT EVN SPC
 BẢN TIN HỘI ĐIỆN LỰC MIỀN NAM - THÁNG 6 / 2020 29
Giải pháp được thử nghiệm và áp dụng thực tiễn khi thi công các công trình của đơn vị từ 2017 
đến nay.
Hiệu quả thực tế thu được khi áp dụng giải pháp: Rất ít xảy ra sự cố đứt cáp, tính ổn định rất 
cao (từ lúc vận hành đến nay, không xảy ra sự cố )./ 
 BẢN TIN HỘI ĐIỆN LỰC MIỀN NAM - THÁNG 6 / 202030
1. TÌNH TRẠNG TỔ 
CHỨC SẢN XUẤT HIỆN TẠI
Điện lực Long Thành đang quản lý vận hành lưới điện trung, hạ thế 
và các Trạm biến áp phân phối 
trên địa bàn huyện Long Thành 
và 04 xã thuộc Tp. Biên Hòa 
(An Hòa, Long Hưng, Phước 
Tân và Tam Phước). Trong đó, 
số lượng TBA phân phối công 
cộng là 740 Trạm cấp điện cho 
trên 700km đường dây hạ thế. 
Trong đó, khối lượng cáp hạ thế 
ABC chiếm tỷ lệ khoảng 40%.
Trước đây, để đấu nối nhánh 
rẽ, đấu nối hộp phân phối mới 
lên đường dây cáp ABC hiện 
hữu, người công nhân thường 
sử dụng tuốc nơ vít hoặc các 
thanh kim loại, thanh gỗ để 
tách cáp tạo khoảng hở giữa 
các sợi dây với nhau rồi sau đó 
kẹp ghíp vào để đấu nối. Việc 
đấu nối như vậy gây mất thời 
gian, không đảm bảo an toàn 
khi đường dây đang vận hành, 
có nguy cơ tróc võ cáp, khoảng 
hở không đảm bảo dẫn tới việc 
xiết kẹp cáp không đạt kỹ thuật.
Từ thực tế nêu trên và để xử 
lý việc đấu nối vào đường dây 
hạ thế cáp ABC đảm bảo an 
toàn, đúng kỹ thuật cho đường 
dây và an toàn cho công nhân, 
Điện lực Long Thành đã chế 
tạo dụng cụ tách cáp phục vụ 
đấu nối đảm bảo an toàn đúng 
kỹ thuật và giá thành thấp.
2. NỘI DUNG GIẢI 
PHÁP VÀ THỰC HIỆN
a/ Mô tả dụng cụ tách cáp 
ABC được chế tạo
Phần 1 gồm có 01 giao tròn, 
một dao đỡ bằng nhựa cứng và 
cần trục để tách cáp. 
Phần 2 gồm có khối chèn 
giữ cáp bằng nhựa cứng, trên 
khối chèn cáp có 4 rãnh để giữ 
cố định sợi cáp.
b/ Thao tác tách cáp:
Người công nhân sử dụng 
dao đỡ phía dưới sợi cáp sau đó 
cài chốt giữ cố định và ấn nhẹ 
phần dao tròn từ trên xuống để 
tách rời 02 sợi cáp ra. Sau đó, 
Người công nhân sử dụng khối 
chèn bằng nhựa cứng để chèn 
vào giữa 2 dây dẫn giữ cố định 
khoảng hở giữa 2 sợi cáp.
Tiếp tục thao tác tương tự 
cho các pha còn lại tới khi tách 
rời 4 sợi cáp và cố định trên các 
rãnh của khối chèn cáp.
c/ Đấu nối nhánh rẽ, hộp 
phân phối:
Khi các sợi cáp đã được 
tách rời tạo khoảng hở và cố 
định trên rãnh của khối chèn 
cáp sẽ đưa kẹp cáp ABC vào để 
đấu nối.
Sau khi thực hiện đấu nối 
các kẹp cáp nhánh rẽ xong sẽ 
thực hiện các thao tác tương 
tự như công đoạn tách cáp để 
lấy khối chèn cáp ra hoàn và tất 
quá trình đấu nối.
PGS. TS. NGUYỄN HỮU PHÚ 
KS. ĐINH VĂN QUYẾT
KS. TRẦN NGỌC THÁI
KS. BÙI XUÂN LẪM
KS. NGUYỄN ĐÌNH TÁM
Công Ty Điện lực Đồng Nai
CHẾ TẠO DỤNG CỤ XỬ LÝ TÁCH CÁP ABC PHỤC VỤ 
ĐẤU NỐI NHÁNH RẼ VÀ HỘP PHÂN PHỐI
(SÁNG KIẾN CẤP TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM NĂM 2019)
 BẢN TIN HỘI ĐIỆN LỰC MIỀN NAM - THÁNG 6 / 2020 31
Bước 1:
Bước 2:
Bước 3:


 BẢN TIN HỘI ĐIỆN LỰC MIỀN NAM - THÁNG 6 / 202032


Bước 4:
Bước 5:
Bước 6:
 BẢN TIN HỘI ĐIỆN LỰC MIỀN NAM - THÁNG 6 / 2020 33
Bước 7:
Bước 8:
3. HIỆU QUẢ MANG LẠI
- Chi phí gia công dụng 
cụ tách cáp: Khoảng 1.200.000 
đồng.
- Thời gian thao tác tách 
cáp và đấu nối : 05 phút/01 vị trí.
- Việc sử dụng cụ tách 
cáp sẽ giúp cho người công nhân 
thao tác đấu nối đúng kỹ thuật, 
không làm hư cáp hiện hữu và an 
toàn cho quá trình thao tác.
- So sánh với việc người 
công nhân hay thực hiện bằng 
tuốc nơ vít, thanh gỗ, thanh kim 
loại .. sẽ nhanh hơn và hiệu quả 
hơn, việc gia công dụng cụ thi 
công tách cáp đơn giản, chi phí 
thấp và thời gian sử dụng lâu khó 
hư hỏng./ 
 Công ty Điện lực Bình Thuận (PC Bình Thuận) là đơn vị trực thuộc Tổng công ty 
Điện lực miền Nam (EVN SPC). Chức năng chủ yếu của Công ty là phân phối và kinh 
doanh điện năng đến cấp điện áp dưới 110kV. Ngoài ra, Công ty còn được phép hoạt 
động trên các lĩnh vực như: tư vấn, khảo sát, thiết kế, giám sát, thí nghiệm và các dịch 
vụ kỹ thuật điện, công nghệ thông tin,
 - Tên tiếng Việt: Công ty Điện lực Bình Thuận.
 - Tên tiếng Anh: BINH THUAN POWER COMPANY.
 - Tên viết tắt: PC BINH THUAN.
 - Địa chỉ: Đại lộ Tôn Đức Thắng, phường Xuân An, tp. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
 - Điện thoại: (0252) 3939777 - Fax: (0252) 3739630
 - Email: binhthuanpc@evnspc.vn 
 - Website:  pcbinhthuan. evnspc.vn 
 Tổ chức bộ máy Công ty gồm: Văn phòng, 12 phòng ban nghiệp vụ, 01 Đội 
Hotline, 01 Đội Quản lý lưới điện cao thế, 01 Phân xưởng cơ điện và 06 Điện lực đóng 
trên địa bàn các huyện, thành phố.
 Tổng số lao động có mặt là: 1.194 người, trong đó lao động nữ là 153 người. Về 
trình độ chuyên môn: Thạc sĩ: 18 người; Đại học:375 người; Cao đẳng: 85 người; Trung 
cấp: 292 người; Công nhân kỹ thuật và nhân viên: 424 người.

File đính kèm:

  • pdfkhoa_hoc_cong_nghe_dien_so_28_nam_2020.pdf