Khoa học công nghệ điện - Số 25 - Năm 2019

Trong các năm qua sự xâm nhập của các nguồn phát từ năng lượng tái tạo vào hệ

thống điện đã không ngừng tăng lên trong tổng thể các nguồn phát điện tại các nước. Mức độ thâm

nhập ngày càng cao của các nhà máy điện mặt trời, nhà máy năng lượng gió đã và đang đặt ra các

vấn đề, cùng với nguy cơ đến sự mất ổn định của hệ thống điện do tính không ổn định nguồn công

suất phát phụ thuộc nhiều vào thời tiết, đặc biệt trong trường hợp xảy ra các sự cố trên lưới điện. Từ

nhiều năm trước, tại các nước đã ban hành các qui định kĩ thuật cho việc đấu nối các nhà máy điện

năng lượng mặt trời với lưới điện, ở mức điện áp đấu nối trung áp hay hạ áp. Trong bài báo sẽ trình

bày các qui định đấu nối của các nhà máy điện mặt trời vào hệ thống tại các nước, cũng như Việt

Nam, cùng với các đặc điểm kĩ thuật liên quan. Các qui định đấu nối đều có điểm chung ở việc phản

ánh mức xâm nhập ngày càng tăng của các nguồn phát năng lượng tái tạo vào hệ thống điện, và tập

trung vào các vấn đề tần số, điều khiển công suất tác dụng, điện áp, điều khiển công suất phản kháng,

chất lượng điện (họa tần, mức nhấp nháy điện áp), và đặc biệt về yêu cầu lướt qua sự cố.

Khoa học công nghệ điện - Số 25 - Năm 2019 trang 1

Trang 1

Khoa học công nghệ điện - Số 25 - Năm 2019 trang 2

Trang 2

Khoa học công nghệ điện - Số 25 - Năm 2019 trang 3

Trang 3

Khoa học công nghệ điện - Số 25 - Năm 2019 trang 4

Trang 4

Khoa học công nghệ điện - Số 25 - Năm 2019 trang 5

Trang 5

Khoa học công nghệ điện - Số 25 - Năm 2019 trang 6

Trang 6

Khoa học công nghệ điện - Số 25 - Năm 2019 trang 7

Trang 7

Khoa học công nghệ điện - Số 25 - Năm 2019 trang 8

Trang 8

Khoa học công nghệ điện - Số 25 - Năm 2019 trang 9

Trang 9

Khoa học công nghệ điện - Số 25 - Năm 2019 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 36 trang duykhanh 7040
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khoa học công nghệ điện - Số 25 - Năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khoa học công nghệ điện - Số 25 - Năm 2019

Khoa học công nghệ điện - Số 25 - Năm 2019
induction wind generator control 
scheme for reactive power control and torque 
pulsation compensation under unbalanced 
grid voltage conditions,” IEEE PESC Conf 
Proc., vol. 2, pp. 760 - 764, 2003.
3. T. Brekken, N. Mohan, and T. Undeland, 
“Control of a doubly-fed induction wind generator 
under unbalanced grid voltage conditions,” 
in Proc. Europe Conf. Power Electronics 
Applications, Sep. 2005.
4. T. Brekken and N. Mohan, “Control of 
a doubly fed induction wind generator under 
unbalanced grid voltage conditions,” IEEE Trans. 
On Energy Conv., vol. 22, no. 1, pp. 129-135, 
March 2007.
5. K.-H. Kim, T. L. Van, D.-C. Lee, S.-
H. Song, and E.-H. Kim, “Maximum Output 
Power Tracking Control in Variable-Speed Wind 
Turbine Systems Considering Rotor Inertial 
Power”, IEEE Trans. Ind. Electro., Vol. 60, No. 8, 
, pp. 3207-3217, Aug. 2013.
6. T. L. Van, L. M. T. Huynh, T. T. Trang, D. 
C. Nguyen, “Improved Control Strategy of Three-
Phase Four-Wire Inverters Using Sliding Mode 
Input-Ouput Feedback Linearization under 
Unbalanced and Nonlinear Load Conditions”, 
The International Conference on. Advanced 
Engineering – Theory and Applications 2015 
(AETA 2015), Vietnam, Dec. 2015.
7. J. J. E. Slotine and W. Li, Applied Nonlinear 
Control. Englewood Cliffs, NJ: Prentice-Hall, 
1991, pp. 207–271.
Chúng ta thường nghe nói rằng các loại năng lượng tái tạo ví dụ điện gió hoặc điện mặt trời không thể cung cấp điện 
cho phụ tải nền ( nghĩa là cung cấp điện 24/7). 
Người ta nói rằng: “ Mặt trời không chiếu sáng 
vào ban đêm và không phải lúc nào gió cũng 
thổi”. Muốn biết sự thật về việc này, chúng ta 
cần hiểu sâu một số vấn đề.
Như chúng ta đã biết, việc tích trữ điện trên 
quy mô lớn thì quá tốn kém, cho nên các nhà 
máy phát điện phải tuân sự biến đổi của biểu 
đồ phụ tải. Để làm được điều này, các hệ thống 
điện truyền thống có hai loại nhà máy điện chủ 
yếu: chạy nền và chạy đỉnh. Các nhà máy điện 
chạy nền thì vận hành 24 giờ một ngày, bảy 
ngày một tuần, trừ phi bị sự cố. Các nhà máy đó 
có chi phí vốn lớn và chi phí vận hành thấp. Các 
nhà máy điện chạy nền truyền thống thường 
là chạy bằng than, hoặc tại một số nước, điện 
nguyên tử. Muốn khởi động từ trạng thái lạnh 
thì các nhà máy đó mất cả ngày và không linh 
hoạt trong việc đáp ứng sự biến đổi của biểu đố 
phụ tải hàng ngày. Trái lại, các nhà máy điện 
chạy đỉnh thì vận hành tốn kém, nhưng rất linh 
hoạt trong việc đáp ứng phụ tải giờ cao điểm và 
thay thế cho các nhà máy điện chạy nền bị sự 
cố. Các nhà máy điện chạy đỉnh truyền thống là 
tua-bin khí chạy bằng khí thiên nhiên hoặc dầu, 
hoặc các nhà máy thủy điện. Để đáp ứng sự biến 
KS. CV cao cấp LÊ HẢI SƠN
Hội Điện lực miền Nam
NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO KHÔNG THỂ 
CUNG CẤP ĐIỆN CHO PHỤ TẢI NỀN, CÓ 
ĐÚNG KHÔNG?
(LƯỢC DỊCH)
 BẢN TIN HỘI ĐIỆN LỰC MIỀN NAM - THÁNG 3 / 201926
đổi của biểu đồ phụ tải, một hệ thống phát điện 
truyền thống cần có cả các nhà máy điện chạy 
nền và các nhà máy điện chạy đỉnh.
Ngày nay có một số loại nguồn phát điện 
năng lượng tái tạo có thể thay thế một cách trực 
tiếp các nhà máy điện chạy nền truyền thống. 
Điện sinh học (điện sinh ra từ việc đốt các chất 
hữu cơ ví dụ các tàn dư cây trồng), nhiệt điện 
mặt trời với bộ tích trữ nhiệt chi phí thấp, và địa 
nhiệt điện có thể đảm nhận vai trò của nhà máy 
chạy nền. Một số vùng (như Thụy Điển, Ai-xơ-
len và Tasmania tại Úc) có tiềm năng thủy điện 
lớn đến mức cũng có thể làm nhà máy chạy nền. 
Hiệu suất năng lượng và nước nóng mặt trời 
cũng có thể thay thế cho một số nhà máy điện 
chạy nền. Ở một số nước, các nhà máy điện chạy 
nền bằng than được dùng để cấp nước nóng giờ 
thấp điểm từ lúc nửa đêm đến rạng sáng, khi đó 
nhu cầu điện rất thấp. Điều này cho phép các 
nhà máy điện chạy nền kém linh hoạt có thể 
hoạt động 24/7. Tuy nhiên, nếu việc dùng điện 
cấp nước nóng giờ thấp điểm bị chấm dứt và 
thay bằng điện mặt trời, khí đốt và bơm nhiệt 
điện nước nóng thì có thể cho một số nhà máy 
điện chạy than về hưu hoặc không cần xây dựng 
và có thể giảm được hàng triệu tấn khí thải CO2 
hàng năm.
Thậm chí các nhà máy điện gió quy mô lớn, 
từ các trạm phát điện gió phân tán theo địa lý có 
thể được làm thành có độ tin cậy như nhà máy 
điện chạy nền bằng cách thêm một ít công suất 
cao điểm, công suất này không cần hoạt động 
thường xuyên. Càng phân tán địa lý thì tổng 
lượng phát điện gió càng được làm mịn.
Bởi vì các tua-bin khí có thể đốt các chất 
lỏng tái tạo và nhiên liệu khí được làm từ sinh 
khối (biomass) (vật liệu hữu cơ), năng lượng tái 
tạo có thể cung cấp phụ tải đỉnh cũng như phụ 
tải nền. Hơn nữa, bởi vì hầu hết điện được sử 
dụng vào ban ngày, phụ tải ban ngày ( cung cấp 
từ các nhà máy điện tải trung và tải đỉnh) ít nhất 
cũng quan trọng như phụ tải nền. Thậm chí khi 
không có việc tích trữ điện chi phí thấp, điện 
do pin năng lượng mặt trời (solar photovoltaic-
PV) sẽ có khả năng đóng góp phần lớn cho phụ 
tải ban ngày do giá của nó giảm trong tương 
lai. Ngoài ra, các nhà máy nhiệt mặt trời (solar 
thermal) có tích trữ nhiệt chi phí thấp có thể 
được vận hành ở cả hai chế độ phụ tải nền và 
phụ tải đỉnh, tùy thuộc vào giá điện vào các thời 
điểm khác nhau trong ngày. 
Như vậy, hiệu suất năng lượng và năng 
lượng tái tạo có thể cung cấp cả phụ tải nền 
và phụ tải đỉnh. Tuy nhiên cần phải nói rằng 
các khái niệm về phụ tải nền và phụ tải đỉnh 
đã được phát triển cho các hệ thống phát điện 
truyền thống dựa trên nhiên liệu hóa thạch. 
Năng lượng tái tạo làm mờ đi ranh giới giữa hai 
khái niệm này. Điều quan trọng là sự kết hợp 
hiệu suất năng lượng và nhiều loại năng lượng 
tái tạo có thể cung cấp một hệ thống phát điện 
100% tái tạo được và cũng có độ tin cậy như 
một hệ thống phát điện truyền thống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cimate Action- A Campain Manual For 
Greenhouse Solutions- Mark Diesendorf- 
University of New South Wales, Sydney, 
Australia, 2009.
1. Tình trạng kỹ thuật hiện tại
Hiện nay, công tác theo dõi tình hình vận 
hành các phát tuyến 22kV chủ yếu thông qua 
Chương trình đọc thông số vận hành trạm 
110kV (AppMeter). Thông qua Chương trình 
này, các thông số dòng điện (Ia, Ib, Ic), công 
suất tác dụng (P), công suất phản kháng (Q), hệ 
số công suất (cosφ) được truy xuất để phục vụ 
công tác QLVH-QLKT tại các đơn vị trực thuộc.
Tuy nhiên, Chương trình AppMeter chỉ có 
thể truy xuất từng ngày và từng máy biến áp 
thuộc trạm biến áp 110kV. Do đó, việc truy 
suất dữ liệu phục vụ công tác QLVH-QLKT 
chưa hiệu quả, chưa tận dụng được dữ liệu từ 
Chương trình, gây mất nhiều thời gian và nhân 
Nhóm tác giả: 
ThS. LÊ QUỐC VIỆT
KS. NGÔ TRUNG HƯNG
ThS. LỢI NGUYỄN PHÚC ÂN
ThS. PHAN CHÂU NAM
Công ty Điện lực Bình Dương
PHẦN MỀM QUẢN LÝ DỮ LIỆU THÔNG 
SỐ VẬN HÀNH CÁC PHÁT TUYẾN 22KV
(SÁNG KIẾN CẤP TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM NĂM 2018)
 BẢN TIN HỘI ĐIỆN LỰC MIỀN NAM - THÁNG 3 / 2019 27
lực. Đặc biệt cán bộ phụ trách gặp nhiều khó 
khăn trong quá trình thực hiện báo cáo định kỳ 
công tác giảm tổn thất điện năng theo yêu cầu 
của Tổng công ty Điện lực miền Nam tại công 
văn số 6543/EVN SPC-KT ngày 28/8/2017.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận 
là sáng kiến
Từ những hạn chế trên, nhóm tác giả đã đưa 
ra giải pháp là sử dụng phần mềm quản lý dự 
liệu thông số vận hành các phát tuyến 22kV.
Công dụng của phần mềm: gồm 02 chức 
năng chính 
−	Thống kê tải của từng phát tuyến 22kV, 
phân loại các phát tuyến đầy tải/quá tải/bình 
thường.
+ Quá tải: bao gồm các phát tuyến 22kV có 
Ivh > 100%Iđm, từ 02 giờ/ngày và liên tục từ 03 
ngày/tuần trở lên.
+ Đầy tải: bao gồm các phát tuyến 22kV có 
100%Iđm ≥ Ivh > 75%Iđm, từ 02 giờ/ngày và liên 
tục từ 03 ngày/tuần trở lên.
+ Bình thường: bao gồm các phát tuyến 
22kV còn lại.
+ Đối với các phát tuyến 22kV quá tải/đầy 
tải, phần mềm thực hiện thống kê thời gian quá 
tải/đầy tải (số giờ, số ngày trong 01 tháng hoặc 
nhiều tháng).
+ Theo dõi các phát tuyến vận hành 
>400A, hiển thị biểu đồ phụ tải điển hình của 
phát tuyến.
−	Thống kê tình hình bù của từng phát tuyến 
22kV, phân loại các phát tuyến dư bù/thiếu bù/
bình thường và đề xuất biện pháp xử lý
+ Dư bù: bao gồm các phát tuyến 22kV có 
Q < -0,3MVAr, từ 02 giờ/ngày và liên tục từ 03 
ngày/tuần trở lên.
+ Thiếu bù: bao gồm các phát tuyến 22kV 
có (Q>0MVAr & cosφ - 0,98) hoặc (Q >1MVAr 
& cosφ≥0,98), , từ 02 giờ/ngày và liên tục từ 03 
ngày/tuần trở lên.
+ Bình thường: bao gồm các phát tuyến 
22kV còn lại.
+ Đối với các phát tuyến 22kV dư bù/thiếu 
bù, phần mềm thực hiện thống kê thời gian dư 
bù/thiếu tải, cảnh báo theo thứ tự ưu tiên.
+ Đánh giá bù từng phát tuyến theo giờ 
điển hình trong ngày.
3. Quá trình áp dụng giải pháp trên 
thực tiễn
- Từ tháng 9/2018 đến nay, phần mềm 
đã được các Điện lực sử dụng để thực hiện 
báo cáo theo biểu mẫu do Tổng công ty ban 
hành tại công văn số 6543/EVN SPC-KT ngày 
28/8/2017.
- Giao diện đánh giá tình trạng vận hành 
phát tuyến >400A:
+ Giao diện đánh giá vận hành đầy tải/quá tải phát tuyến:
+ Giao diện đánh giá vận hành đầy tải/quá tải phát tuyến:
 BẢN TIN HỘI ĐIỆN LỰC MIỀN NAM - THÁNG 3 / 201928
+ Giao diện đánh giá bù công suất theo từng tuyến:
+ Giao diện đánh giá bù công suất theo từng tuyến:
+ Giao diện đánh giá bù công suất theo từng tuyến:
 BẢN TIN HỘI ĐIỆN LỰC MIỀN NAM - THÁNG 3 / 2019 29
4. Hiệu quả thực tế thu được khi áp dụng 
giải pháp
+ Kết quả phần mềm đã góp phần giúp 
CBCNV nhanh chóng làm quen với các biểu 
mẫu mới, giảm bớt thời gian thực thu thập số 
liệu và đảm bảo thời hạn theo quy định Tổng 
công ty.
+ Với các tính năng và hiệu quả mang lại, 
phần mềm có thể triển khai áp dụng rộng rãi 
trong toàn Công ty Điện lực Bình Dương nói 
riêng và toàn Tổng công ty Điện lực miền Nam 
nói chung
Sáng ngày 31/5, Tại 
văn phòng Công ty 
Điện lực Bình Phước 
đoàn công tác của 
Hội Điện lực miền 
Nam (SEEA) do ông 
Nguyễn Phước Đức – 
Chủ tịch SEEA, Tổng 
giám đốc EVNSPC 
làm trưởng đoàn đã 
đến thăm và làm việc 
với 04 Chi hội Điện 
lực thành viên tại 
Công ty Công ty Điện 
lực Bình Phước (PC 
Bình Phước).
NGỌC THẮNG
Chi hội ĐL Bình Phước
HỘI ĐIỆN LỰC MIỀN NAM 
THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI 04 CHI 
HỘI ĐIỆN LỰC TẠI BÌNH PHƯỚC
Ông Nguyễn Phước Đức – Chủ tịch Hội Điện lực miền Nam phát biểu tại buổi làm việc.
 BẢN TIN HỘI ĐIỆN LỰC MIỀN NAM - THÁNG 3 / 201930
Tham dự và tiếp đoàn công tác có ông Đỗ Văn Hờn – Chi hội trưởng Chi hội Điện lực Bình Phước, Giám đốc PC 
Bình Phước và đại diện lãnh đạo các Chi hội 
Điện lực Bình Dương, Tây Ninh và Trung tâm 
Chăm sóc khách hàng. 
Tại buổi làm việc, các Chi hội đã báo cáo 
tổng kết hoạt động năm 2018 và kế hoạch 
hoạt động năm 2019. Theo đó, SEEA và các 
Chi hội đã tập trung trao đổi, thảo luận xoay 
quanh những nội dung về công tác tổ chức, 
phát triển hội viên; hoạt động khoa học công 
nghệ; công tác đào tạo, hỗ trợ nghề nghiệp 
và công tác truyền thông.
Các chi hội cũng đã nêu lên một số mặt 
hạn chế trong quá trình hoạt động của chi 
hội tại đơn vị như việc đăng bạ kỹ sư chuyên 
nghiệp ASEAN gặp một số khó khăn do các 
ứng viên chưa có chứng chỉ hành nghề và 
trình độ ngoại ngữ còn hạn chế; việc triển 
khai ứng dụng các đề tài, sáng kiến chưa 
được phổ biến, áp dụng rộng rãi, công tác 
phát triển hội viên còn hạn chế ở một số Chi 
hội,
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn 
Phước Đức – Chủ tịch SEEA đã ghi nhận 
và đánh giá cao hoạt động của các Chi hội. 
Đồng thời nhấn mạnh, trong năm 2019 
các Chi hội cần khắc phục những hạn chế, 
tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo, phát 
triển hội viên cũng như tăng cường công tác 
nghiên cứu, ứng dụng những sáng kiến vào 
hoạt động sản xuất tại đơn vị, quan tâm hơn 
trong việc lắp đặt và hòa lưới các dự án điện 
năng lượng mặt trời.
Về phía SEEA, ông Nguyễn Phước Đức 
cũng cho biết sẽ củng cố tổ chức nhằm xây 
dựng hội ngày càng vững mạnh, mở rộng 
sáng kiến ở các mảng công tác khác (ngoài 
phần khoa học kỹ thuật), hỗ trợ công tác đào 
tạo của các chi hội để phấn đấu, đẩy mạnh 
việc đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN. 
Song song đó, hội sẽ tích cực làm cầu nối 
triển khai các đề tài, sáng kiến đến các Chi 
hội nhằm thực hiện tốt mục tiêu của SEEA 
là hỗ trợ kỹ năng, hỗ trợ nghề nghiệp cho 
hội viên.
Ông Nguyễn Phước Đức – Chủ tịch Hội Điện lực miền Nam phát biểu tại buổi làm việc.
 BẢN TIN HỘI ĐIỆN LỰC MIỀN NAM - THÁNG 3 / 2019 31
H.1 : Tải file.gpx lên Google Earth Pro                         
KS. ĐẶNG THÁI NGỌC
Điện lực Cần Đước - PC Long An
ĐIỆN LỰC CẦN ĐƯỚC ỨNG DỤNG GPS TRONG 
KHẢO SÁT LẬP PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ 
XÂY DỰNG LƯỚI ĐIỆN
Việc sử dụng công nghệ hệ thống định vị toàn cầu (GPS) trong công tác khảo sát lưới điện đã không còn xa lạ với các 
Đơn vị tư vấn. Tuy nhiên, tại các Điện lực việc 
sử dụng GPS để khảo sát lưới điện chưa phổ 
biến, hầu hết các Điện lực còn sử dụng phương 
pháp đo truyền thống.
Gần đây, Điện lực Cần Đước - PC Long An 
đã ứng dụng GPS khảo sát lập phương án đầu 
tư xây dựng (ĐTXD) lưới điện trên địa bàn. Sử 
dụng GPS trong công tác khảo sát có nhiều lợi 
thế hơn so với các phương pháp truyền thống. 
Theo phương pháp truyền thống, cần phải có hai 
nhân viên để làm công tác khảo sát. Ngoài ra, với 
phương pháp này nhóm khảo sát bị giới hạn tầm 
quan sát lưới điện. Trong khi đó, dùng GPS khảo 
sát chỉ cần một người thực hiện và không bị giới 
hạn tầm quan sát lưới điện. Tại mỗi điểm định vị 
đều có thể nhập được các thông tin thuộc tính 
chi tiết, bao gồm cả thuộc tính đường dây, tất cả 
tạo nên một dữ liệu minh bạch.
Việc sử dụng GPS khảo sát lưới cũng khá 
đơn giản:
1. Điện lực sử dụng GPSmap 62s (Công ty 
đã trang bị cho mỗi Điện lực) cài đặt hệ quy 
chiếu và hệ toạ độ quốc gia VN-2000.
2. Nhân viên khảo sát sử dụng GPS xác định 
các điểm mốc (điểm đầu, điểm cuối, góc lái,) 
tại hiện trường cần đầu tư lưới điện (GPS sẽ 
xuất ra dữ liệu file.gpx).
3. Tải phần mềm MapSource, sau đó cài đặt 
hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia VN-2000.
4. Tải file.gpx trên GPS vào phần mềm 
MapSource => xuất tọa độ điểm trên phần mềm 
đưa vào AutoCAD, ta được bản vẽ đơn tuyến 
đường dây khảo sát theo tỷ lệ 1:1.
5. Tải file.gpx trên GPS lên bản đồ Google 
Earth Pro => cắt hình ảnh khu vực đầu tư đưa 
vào AutoCAD vẽ địa dư khu vực để có bản vẽ 
hoàn chỉnh.
H.2 : Tọa độ điểm xuất ra từ 
MapSource
Tên 
điểm Tọa độ X,Y
1118 625022,1164571
1119 624983,1164565
1120 624976,1164537
1121 624889,1164543
1122 624886,1164503
1127 625036,1164642
1128 625064,1164646
 BẢN TIN HỘI ĐIỆN LỰC MIỀN NAM - THÁNG 3 / 201932
H.3: Nhập tọa độ điểm vào AutoCAD có được sơ đồ đơn tuyến 
H.4: Đưa hình ảnh vào AutoCAD vẽ địa dư khu vực
Bước đầu ứng dụng, Điện lực Cần Đước 
đánh giá GPS mang lại hiệu quả thiết thực như: 
tiết kiệm thời gian, nhân công và nâng cao chất 
lượng trong công tác khảo sát lưới điện, góp 
phần hoàn thành công tác ĐTXD tại Điện lực./.

File đính kèm:

  • pdfkhoa_hoc_cong_nghe_dien_so_25_nam_2019.pdf