Khoa học công nghệ điện - Số 22 - Năm 2018

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Chủ tịch Hội

Điện lực miền Nam Hồ Quang Ái đánh giá mảng

hoạt động khoa học công nghệ được Hội Điện

lực miền Nam thực hiện khá tốt, nhiều đề tài

nghiên cứu, ứng dụng vào thực tế đã góp phần

tích cực mang lại hiệu quả cao cho hoạt động

sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Bên cạnh

đó, phát huy kết quả của hoạt động hỗ trợ nghề

nghiệp, Hội Điện lực miền Nam cần khẳng định

mục tiêu trong thời gian đến cuối năm 2018,

mỗi Chi hội thành viên sẽ đăng bạ thành công ít

nhất 1 kỹ sư chuyên nghiệp ASeAN 2018, đồng

thời các Chi hội cũng cần tăng cường hoạt động

truyền thông các hoạt động của Hội đến các

hội viên cũng như quảng bá mạnh mẽ hơn ra

cộng đồng.

Thống nhất với phương án nhân sự do Ban

Thương vụ trình trước Hội nghị: Ông Hồ Quang

Ái (nghỉ hưu từ ngày 01/8/2018) sẽ thôi giữ

chức Chủ tịch Hội Điện lực miền Nam và ông

Nguyễn Tấn Tài (chuyển công tác khác) sẽ thôi

giữ chức Chánh văn phòng Hội Điện lực miền

Các đại biểu dự Hội nghị Ban Chấp hành Hội Điện lực miền Nam lần thứ 4 - Nhiệm kỳ II (2015-2020)

Nam; Ban Chấp hành Hội điện lực miền Nam đã

bầu ông Nguyễn Phước Đức - Phó Tổng Giám đốc

eVN SPC làm Chủ tịch Hội Điện lực miền Nam và

ông Nguyễn Tấn Tài làm Trưởng Ban kiểm tra của

Hội Điện lực miền Nam kể từ ngày 10/7/2018.

Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Nguyễn Phước

Đức - Tân Chủ tịch Hội Điện lực miền Nam cho

biết sẽ cần phải nỗ lực nhiều cùng với Ban Chấp

hành để hoàn thành nhiệm vụ của Hội Điện lực

miền Nam trong thời gian tới. Cảm ơn những

cống hiến của Nguyên chủ tịch Hội Điện lực miền

Nam trong nhiệm kỳ II, ông Nguyễn Phước Đức

cũng mong rằng ông Hồ Quang Ái sẽ tiếp tục có

nhiều đóng góp quan trọng để Hội Điện lực miền

Nam tiếp tục duy trì được hoạt động ổn định và

thành công hơn nữa.

Khoa học công nghệ điện - Số 22 - Năm 2018 trang 1

Trang 1

Khoa học công nghệ điện - Số 22 - Năm 2018 trang 2

Trang 2

Khoa học công nghệ điện - Số 22 - Năm 2018 trang 3

Trang 3

Khoa học công nghệ điện - Số 22 - Năm 2018 trang 4

Trang 4

Khoa học công nghệ điện - Số 22 - Năm 2018 trang 5

Trang 5

Khoa học công nghệ điện - Số 22 - Năm 2018 trang 6

Trang 6

Khoa học công nghệ điện - Số 22 - Năm 2018 trang 7

Trang 7

Khoa học công nghệ điện - Số 22 - Năm 2018 trang 8

Trang 8

Khoa học công nghệ điện - Số 22 - Năm 2018 trang 9

Trang 9

Khoa học công nghệ điện - Số 22 - Năm 2018 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 36 trang duykhanh 6200
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khoa học công nghệ điện - Số 22 - Năm 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khoa học công nghệ điện - Số 22 - Năm 2018

Khoa học công nghệ điện - Số 22 - Năm 2018
ịa 
nhiệt, cung cấp 1.7 MW (tương đương 10.1% nhu cầu hiện hữu) và 
dầu khí sẽ cung cấp phần 89.9% còn lại. Năng lượng dư được thu 
hoạch từ tuabin gió được bán cho điện lực, giúp cho vùng có thêm 
thu nhập hằng năm là 0.7 triệu đô la. 
Hình 3: Tỉ lệ thành 
phần của các hệ thống 
năng lượng tái tạo 
Grid: Lưới điện quốc 
gia; Wind: Gió; GHP 
(Geothermal Heat 
and Power): địa 
nhiệt; Petrolium: dầu 
khí; Biomass: năng 
lượng sinh học; 
PV( Photovoltaics): 
năng lượng mặt trời; 
Electricity: Điện; 
Heat: làm ấm.
Bảng 1 thể hiện chi tiết các 
thành phần của chi phí cho 
năng lượng trong vùng. Từ bảng 
trên, ta thấy được chi phí xây 
dựng và lắp đặt (C&I) là 2.8 triệu 
đô-la cho hệ thống năng lượng 
tái tạo. Chi phí cho vận hành và 
bảo dưỡng (O&M) cho các công 
trình này là 0.16 triệu đô la cho 
mỗi năm, chi cho nhiên liệu đã 
giảm xuống tới ngưỡng 1.2 triệu 
đô la 1 năm, chi cho mua điện 
từ lưới điện quốc gia đã giảm 
71% xuống còn 2.0 triệu đô la 
một năm. Tổng cộng hằng năm, 
người dân trong vùng tiết kiệm 
được 5.3 triệu đô la, và số tiền 
này được cho rằng sẽ chảy vào 
nền kinh tế qua sức mua trong 
vùng. Ngoài ra, tỉ lệ tiêu dùng và 
sức mua trong vùng Kuzumaki 
được giả định là ngang với trung 
bình trong quận Iwate. 
Kết quả
Ảnh hưởng của việc chi cho 
năng lượng tái tạo lên nền kinh 
tế và việc làm
Hình 4 cho thấy những ngành 
công nghiệp và dịch vụ được 
hưởng lợi từ những chi phí cho 
công trình năng lượng tái tạo. 
Lưu ý rằng chi phí cho vân hành 
và bảo dưỡng (O&M) là hằng 
năm. Ngành xây dựng và lắp 
đặt chiếm một phần lớn những 
lợi ích trên, cụ thể là ngành xây 
dựng tuabin thu hoạch năng 
lượng gió. Tác động kinh tế tích 
cực còn có thể thấy trong ngành 
dịch vụ kinh doanh. Tác động 
này bắt nguồn từ nhu cầu cho 
tư vấn kinh tế và bảo dưỡng của 
các công trình năng lượng tái 
tạo. Những xu hướng tích cực 
cũng có thể thấy trong ngành 
ngân hàng và bảo hiểm, nguyên 
nhân là lãi từ việc cho vay vốn 
thi công. Trong bài viết này, giả 
định là một nửa chi phí cho thi 
công và lắp đặt hệ thống năng 
lượng tái tạo được cung cấp bởi 
nguồn vay từ những hình thức 
tín dụng. Kết quả là 2.0 triệu 
đô la hiệu quả kinh tế được bắt 
nguồn từ chi phí 2.8 triệu đô la 
cho xây dựng và lắp đặt. Tương 
tự, 0.3 triệu đô-la hiệu quả kinh 
tế được chuyển hóa từ 0.2 triệu 
Bảng 1: Kinh phí 
cho hệ thống 
năng lượng trong 
vùng Kuzumaki;
BảN TiN HộI ĐIỆN LỰC MIềN NAM - THáNg 4 / 2018 29 
kinh phí cho bảo dưỡng và vận hành. Vì quận 
Iwate không có ngành công nghiệp sản xuất, gia 
công thiết bị cho năng lượng gió, toàn bộ tuabin 
được nhập từ ngoài quận, những ảnh hưởng kinh 
tế trong quận từ thi công và lắp đặt năng lượng 
gió đã được ước tính thấp hơn.
Hình 6 thể hiện ảnh hưởng của việc đổi mới 
sang năng lượng tái tạo lên việc làm cho quận 
Iwate. 2.1 triệu đô-la được chảy vào nền kinh tế 
của quận vì nhu cầu cho xây dựng cơ sở hạ tầng 
cho năng lượng tái tạo. 0.3 triệu đô-la lợi nhuận 
được sinh ra từ nhu cầu vận hành và bảo dưỡng. 
Tiết kiệm được 3.5 triệu đô-la cho việc mua điện 
và 0.4 triệu đô la cho dầu khí. Sức mua, chi tiêu 
của người dân trong quận được tăng thêm 4.3 
triệu đô-la.
Hình 4: Ảnh hưởng lên kinh tế của năng lượng tái tạo 
trong các ngành công nghiệp và dịch vụ trong quận 
Iwate Construction and installation: Xây dựng và lắp đặt; 
Business services: Dịch vụ kinh doanh; Transportation: 
Vận tải; Real estate: Bất động sản; Trade: Thương mại; 
Personal serives: dịch vụ cá nhân;
Hình 5 thể hiện ảnh hưởng lên việc làm từ 
các chi phí cho năng lượng tái tạo. Những ngành 
được khảo sát đều có tín hiệu tích cực giống như 
kinh tế chung của ngành. Có khá ít những ảnh 
hưởng của lên việc làm trong ngành kinh doanh 
được giải thích bởi vốn dĩ ngành này có hệ số việc 
làm thấp, khoảng 1.4 (việc làm/triệu đô la), vốn dĩ 
thấp hơn trung bình của quận Iwate (8.7 việc làm/
triệu đô la). Hệ số việc làm của các ngành kinh 
doanh là 17.1 việc làm/triệu đô la, ngân hàng và 
bảo hiểm là 11 việc làm/triệu đô la, giao thông 
vận tải là 6.9 việc làm/triệu đô la. Tác động vào 
việc làm trong ngành kinh doanh được ước tính 
là lớn hơn ngành ngân hàng và giao thông vận tải
Hình 5: Ảnh hưởng lên việc làm của năng lượng tái tạo 
trong các ngành công nghiệp và dịch vụ trong quận 
Iwate So sánh ảnh hưởng kinh tế và việc làm giữa năng 
lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo
Hình 6: Tác động vào nền kinh tế và việc làm của việc 
thay đổi cơ cấu chi tiêu cho năng lượng
Changes in the economic effect in Iwate 
prefecture derived by the changes in the expense 
in Kuzumaki town: Những thay đổi kinh tế của 
quận Iwate phát sinh từ những thay đổi trong cơ 
cấu chi tiêu của vùng Kuzumaki Changes in the 
employment effect in Iwate prefecture derived by 
the changes in the expense in Kuzumaki town: 
Những thay đổi trong việc làm của quận Iwate 
phát sinh từ những thay đổi trong cơ cấu chi tiêu 
của vùng Kuzumaki
C&I Cost: Chi phí cho xây dựng và lắp đặt; Annual Cost: 
Chi phí hằng năm; Additonal consumption: Sức mua 
được tăng thêm; Renewable Energy: Năng lượng tái tạo; 
Petroleum, Gas: Dầu Khí; Grid electricity: Lưới điện.
Việc có nguồn đầu tư cho xây dựng, lắp đặt,và 
bảo dưỡng đã tạo ra 18 việc làm. 33.8 việc làm 
được tạo ra nhờ vào 4.3 triệu đô la chi tiêu thêm. 
Tuy nhiên, vì nhu cầu mua điện qua lưới điện 
quốc gia giảm, 11.4 công việc đã mất đi. Như vậy, 
tổng cộng đã có 2.7 triệu đô-la chảy vào nền kinh 
tế của quận, cùng với 35.1 công việc được tạo 
thêm vì sử dụng năng lượng tái sinh. 
So sánh những thay đổi về kinh tế và việc 
làm trong từng ngành phát sinh từ việc tái cơ 
cấu chi phí cho năng lượng
Hình 7 cho thấy sự thay đổi trong ảnh hưởng 
kinh tế lên từng nhóm ngành. Phần tăng thêm 
của sức mua có ảnh hưởng đáng kể lên nhiều 
30 BảN TiN HộI ĐIỆN LỰC MIềN NAM - THáNg 4 / 2018
lãnh vực, trong đó cần kể đến 1.1 triệu đô-la chảy vào ngành bất động sản. 
Khu vực kinh tế bị ảnh hưởng xấu nhiều nhất vẫn là dầu khí và điện, với 2.7 
triệu đô-la mất đi. Ảnh hưởng tích cực do sức mua tăng và tiêu cực do giảm 
nhu cầu xăng dầu xảy ra cùng lúc cho ngành thương mại. 
Kết Luận
Việc lắp đặt hệ 
thống năng lượng tái 
tạo trong vùng Kuzu-
maki tạo nên nhu cầu 
trong ngành xây dựng 
và ngành bảo dưỡng, 
giảm lệ thuộc vào việc 
mua điện trên lưới điện 
quốc gia, tiết kiệm chi 
phí năng lượng và gia 
tăng sức mua của người 
dân. Cụ thể là chi phí 
cho năng lượng giảm 
4.3 triệu đô la trong 
năm đầu tiên. 2.7 triệu 
đô-la được tạo ra chảy 
vào nền kinh tế cục bộ, 
và tạo thêm 35.1 việc 
làm. Những tác động 
kinh tế tiêu cực lên 
ngành dầu khí và điện 
lực của quận Iwate 
cũng sẽ ảnh hưởng lên 
ngành này ở các quận 
xung quanh. Quận 
Fukushima chịu ảnh 
hưởng xấu lớn nhất 
trong các quận khu 
vực Tohoku do quận 
này có nhiều nhà máy 
năng lượng hạt nhân. 
Tuy nhiên, nếu xem 
xét thêm chi phí vận 
hành và truyền tải lưới 
điện, các quận Akita 
và Miyagi cũng có nhà 
máy điện cũng sẽ chịu 
thiệt hại về kinh tế, 
do các nhà máy trong 
quận này đã cũ và hiệu 
suất thấp. 
thảo Luận
Dựa trên báo cáo 
của eWeA (european 
Wind energy Association, 
Hội Năng Lượng Gió 
Châu Âu, năm 2003) 
năng lượng gió tạo 
ra 30,000 việc làm ở 
Châu âu. Ủy ban Châu 
Âu trong một bài báo 
cáo kết luận rằng nếu 
trong năm 2020, 12% 
nhu cầu điện của thế 
giới được cung cấp bởi 
năng lượng gió thì 1.8 
triệu việc làm sẽ được 
Hình 7: So sánh ảnh hưởng kinh tế lên từng nhóm ngành, phát sinh từ chi phí của hệ 
thống năng lượng 
Agriculture: Nông nghiệp; Mining: Khai khonág; Food and beverages: Ăn uống; 
Construction and installation: Xây dựng và lắp đặt; Gas and electrictiy: Dầu khí và điện; 
Trade: Thương mại; Banking and Insurance: Ngân hàng và bảo hiểm; 
Communication: Truyền Thông; Government services: 
Dịch vụ công; Medical and social services: Dịch vụ y tế.
Những khác biệt về kinh tế và việc làm được tác động bởi năng lượng tái 
tạo trong sáu quận thuộc khu vực Tohoku
Bảng 2 cụ thể hóa những thay đổi kinh tế của sáu quận trực thuộc khu 
vực Tohoku phát sinh từ việc thay đổi cơ cấu kinh phí cho năng lượng tái 
tạo của quận Iwate. Một hệ thống phân tích nhập lượng xuất lượng cho 
cả khu vực Tohoku, được phân ra thành 52 phân khúc kinh tế, để đánh 
giá hiệu ứng lan tỏa từ quận Iwate.Bảng 2-(a) cho thấy quận Aomori và 
Miyagi được hưởng tác động tích cực lên kinh tế, góp phần tạo thêm việc làm. 
Quận Aomori được hưởng lợi từ nhu cầu cho các nguyên liệu kính, và quận 
Miyagi thừa hưởng được sức chi tiêu tăng của người dân trong quận Iwate 
cho các dịch vụ ăn uống. Quận Iwate vẫn nhập lưới điện từ các vùng lân cận, 
chủ yếu từ vùng Fukushima. Tuy nhiên, vì hệ số việc làm của ngành điện 
trong quận Iwate vốn dĩ đã thấp, ảnh hưởng kinh tế tiêu cực lên ngành này 
là nhỏ. 
Table 2: Bảng 2 so sánh ảnh hưởng kinh tế lên các quận trong khu vực Tohoku được phát 
sinh từ năng lượng tái tạo trong quận Iwate.
BảN TiN HộI ĐIỆN LỰC MIềN NAM - THáNg 4 / 2018 31 
tạo ra. Việc lắp đặt những cơ sở năng lượng tái 
tạo như năng lượng sinh khối và mặt trời sẽ nên 
rất nhiều việc làm. Những ảnh hưởng kinh tế từ 
nhu cầu cần được đáp ứng của những cơ sở năng 
lượng tái sinh sẽ khác nhau đối với từng vùng, 
tùy thuộc vào khả năng gia công và sản xuất của 
vùng đó. 
Quận Iwate có nền kinh tế chủ yếu là công 
nghiệp, với tỷ lệ tự túc năng lượng trong ngành 
sản xuất là 23.2%, vốn dĩ là khá thấp nếu so với 
những phân khúc công nghiệp khác. Với việc lắp 
đặt cơ sở năng lượng tái tạo, nhu cầu cho xây 
dựng và bảo trì tăng cao. Nhu cầu mua điện từ 
lưới điện giảm, tuy nhiên, phần chi phí được tiết 
kiệm sẽ chảy vào nền kinh tế khu vực, tăng sức 
mua cho người dân trong quận Iwate. Nếu khả 
năng sản xuất của quận Iwate có khả năng đáp 
ứng nhu cầu điện gió, nền kinh tế của quận sẽ 
được phát triển hơn nữa.
Có 155 tuabin gió ở Nhật Bản. Đến thời điểm 
cuối năm 2010, công suất năng lượng gió được 
lắp đặt vào khoảng 3000MW, gấp 38 lần so với 
năm 1999. Hầu hết những tuabin gió ở Nhật Bản 
đều được nhập khẩu. Có thể kết luận rằng, nếu 
có khả năng tự sản xuất, gia công tuabin gió, 
nền kinh tế Nhật Bản sẽ nhận được những lợi ích 
khổng lồ và tạo ra rất nhiều việc làm. 
Quận Iwate có rất nhiều nguồn nguyên liệu 
cho năng lượng sinh khối. Nếu chi phí xây dựng 
cho cơ sở sinh khối giảm và việc lắp đặt được 
hoàn thành, lợi ích kinh tế cho quận Iwate là chắc 
chắn. Ngoài ra, sự hồi sinh của ngành lâm nghiệp 
sẽ giúp cho quận Iwate khôi phục rừng. Nguồn 
điện được sinh ra sẽ giảm thiểu gánh nặng cho hệ 
thống lưới điện cũng như giảm lượng khí thải CO2
tài Liệu tham Khảo
Bentzen, J.; Smith, V.; Dilling-Hansen, M., (1996), 
Regional income effects and renewable fuels. 
energy Policy 25 (2), 185–191.
Cosmi, C.; Macchiato, M; Mangiamele, L.; Marmo, 
G.; Pietrapertosa, F., (2003), environmental and 
economic effects of renewable energy sources use 
on a local case study. energy Policy 31, 443–457.
The european Biomass association, (1997), Green 
paper of the european Commission.
eC, (1997), energy for the future: Renewable 
sources of energy. White paper for a community 
strategy and action plan.
The european Photovoltaic Industry association, 
(2001), Solar generation.
The european Wind energy association, (2003), 
Wind force 12.
Nakata, T.; Kubo, K.; Lamont, a., (2003), Design 
for renewable energy systems with
application to rural area in Japan. energy Policy, 
article in press.
Northwest economic associates, (2003), assessing 
the economic Development Impacts of Wind 
Power. Vancouver, Wa.
Ziegelmann, a.; Mohr, M.; Unger, H., (2000), Net 
employment effects of an extension of renewable- 
energy systems in the Federal Republic of 
Germany. applied energy 65, 329–338. 
Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ công nhân viên và thực hiện theo chủ đề năm 2018 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam là “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” Chi hội Điện lực lực Sóc Trăng đã phối hợp cùng Công ty Điện lực Sóc Trăng tổ chức Chương trình huấn luyện 
tay nghề cho công nhân và cán bộ kỹ thuật của Công ty Điện lực Sóc Trăng
CHI HỘI ĐIỆN LỰC SÓC TRĂNG 
TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN 
TAY NGHỀ CHO CÔNG NHÂN 
VÀ CÁN BỘ KỸ THUẬT
kS. ngUYỄn ngỌC HiỀn
Chi hội Điện lực Sóc Trăng
32 BảN TiN HộI ĐIỆN LỰC MIềN NAM - THáNg 4 / 2018
Ông Nguyễn Ngọc Hiền- Thư ký Chi hội Điện lực- 
 TP Kỹ thuật PC Sóc Trăng 
trong một buổi huấn luyện công nhân.
Chương trình đào tạo được chia thành 04 
đợt với tổng số hơn 400 công nhân; cán bộ kỹ 
thuật; cán bộ/kỹ sư an toàn; Đội trưởng/Đội phó 
các Đội; Trưởng/phó phòng KHVT; Trưởng/phó 
phòng Kinh doanh các Điện lực trong đó có 200 
Hội viên của Chi hội Điện lực Sóc Trăng tham gia. 
Trong quá trình đào tạo, các thành viên 
tham dự đã được cập nhật nhiều kiến thức, kinh 
nghiệm thực tế, các quy trình, quy định mới nhất 
liên quan đến công tác kỹ thuật, kinh doanh, vận 
hànhđặc biệt Chi hội Điện lực Sóc Trăng đã 
phối hợp cùng Công ty Điện lực Sóc Trăng xây 
dựng 22 đoạn video clip về công tác thi công, 
hướng dẫn sử dụng các thiết bị 
Qua các buổi đào tạo đã góp phần nâng cao 
trình độ chuyên môn của các công nhân, cán bộ kỹ 
thuật góp phần hoàn thành các chỉ tiêu được giao. 
Hình ảnh của một buổi Hội thảo do Chi hội Điện lực chủ trì
Trao đổi, thảo luận tại Hội thảo
chuyện ngụ ngôn
CHÚ LỪA VÀ CÁI GIẾNG
C huyện kể rằng, vào một ngày nọ, con lừa của ông chủ trang trại bị sảy chân, rơi xuống giếng. Chú lừa tội nghiệp kêu la thảm thảm thiết nhiều giờ liền 
trong vô vọng. Bởi người chủ trang trại vẫn 
đang loay hoay không biết làm cách nào để cứu 
chú lừa lên. Cuối cùng, người chủ quyết định: 
Con lừa đã già còn cái giếng thì quá nguy hiểm 
nên cần được san lấp lại. Vì thế sẽ chẳng ích lợi 
gì khi cứu chú lừa ấy lên khỏi giếng cả.
Lập tức, người chủ liền nhờ vả một vài 
người hàng xóm giúp mình xúc đất, đổ vào 
giếng. Còn chú lừa, sau một hồi kêu la thảm 
thiết cũng hiểu ra vấn đề, nên nó im lặng ngay 
tức khắc. Lừa ta đã quyết định, mỗi khi một 
xẻng đất đổ xuống giếng, lừa lắc mình cho đất 
rơi khỏi người và bước chân lên trên. Cứ liên 
tục như vậy, chẳng mấy chốc, khi cát đầy tới 
miệng giếng, lừa ta đã đứng nhảy lóc cóc chạy 
ra ngoài. Điều này đã làm cho ông chủ trang 
trại cảm thấy vô cùng sửng sốt.
Bài học
Cuộc sống vốn rất phức tạp và nhiều thử 
thách, chông gai. Do đó, nếu bạn đầu hàng 
trước số phận thì sẽ mãi mãi không thể thoát ra 
được “cái giếng” của cuộc đời. Ngược lại, bằng 
tất cả ý chí và phấn đấu của mình, bạn sẽ giúp 
bản thân thoát khỏi những vấn đề khó khăn đó 
và đưa mình đến với thành công, đến với chiến 
thắng và hạnh phúc. Vì thế, đừng bao giờ chịu 
đầu hàng trước số phận vì nghĩ rằng: Ai đó sẽ 
cứu bạn?! Bởi vì, không ai cứu được bạn ngoài 
chính bạn đâu!
mn sưu tầm
BảN TiN HộI ĐIỆN LỰC MIềN NAM - THáNg 4 / 2018 33 

File đính kèm:

  • pdfkhoa_hoc_cong_nghe_dien_so_22_nam_2018.pdf