Khoa học công nghệ điện - Số 2 - Năm 2018

TRẠM BIẾN ÁP CỦA MỸ ĐANG

ĐƯỢC CỦNG CỐ

Ở Mỹ có khoảng 300.000 dặm

(480.000km) đường dây truyền tải điện cao

áp và khoảng 2 triệu dặm (3,2 triệu kilômét)

đường dây phân phối điện áp thấp phục vụ

khoảng 300 triệu khách hàng. Đó là những

đường cấp điện cho hàng triệu khách hàng

điện ở Mỹ. Tuy nhiên, việc kiểm soát và bảo

vệ các hệ thống điện ngày càng phức tạp

trị giá 400 tỷ USD của quốc gia này lại nằm

trong chưa tới 80.000 trạm biến áp chính.

Trục trặc xảy ra trong bất kỳ trạm biến

áp nào, dù chỉ trong vài giây, cũng có thể

khiến khách hàng bị mất điện. Những sự cố

nghiêm trọng hơn có thể gây mất điện trên

diện rộng làm ảnh hưởng đến hàng ngàn,

có thể hàng triệu khách hàng và kéo dài

nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày.

Trong thập kỷ qua, ngành điện Mỹ đã

phải nghiêm túc xem xét những thiệt hại

tiềm ẩn do các hành động khủng bố gây ra.

Nỗi lo đó lại càng tăng sau một nghiên cứu

năm 2014 của Ủy ban Điều tiết Năng lượng

BẢO VỆ LƯỚI ĐIỆN

Liên bang của Mỹ (FERC) kết luận rằng một cuộc tấn công

phối hợp vào chín trạm biến áp chủ chốt có thể làm mất

điện cả nước Mỹ, một số khu vực có thể bị mất điện tới vài

tuần hoặc thậm chí vài tháng. Nghiên cứu này không chỉ

dựa vào giả thuyết, mà nó được thực hiện sau khi có cuộc

tấn công bắn tỉa thực tế vào trạm 500kV Metcalf của Công

ty Pacific Gas and Electric (Mỹ) vào tháng 4 năm 2013. Hơn

một trăm viên đạn cỡ 30 đã làm vô hiệu 17 máy biến áp.

Gần đây hơn, vào tháng 9 năm 2016, một tay súng đã bắn

hỏng một trạm biến áp ở bang Utah, khiến 13.000 khách

hàng bị mất điện trong một ngày. Công ty điện lực này

phải chờ vài tháng để sửa chữa hoặc thay thế máy biến áp

bị hỏng của trạm.

Khoa học công nghệ điện - Số 2 - Năm 2018 trang 1

Trang 1

Khoa học công nghệ điện - Số 2 - Năm 2018 trang 2

Trang 2

Khoa học công nghệ điện - Số 2 - Năm 2018 trang 3

Trang 3

Khoa học công nghệ điện - Số 2 - Năm 2018 trang 4

Trang 4

Khoa học công nghệ điện - Số 2 - Năm 2018 trang 5

Trang 5

Khoa học công nghệ điện - Số 2 - Năm 2018 trang 6

Trang 6

Khoa học công nghệ điện - Số 2 - Năm 2018 trang 7

Trang 7

Khoa học công nghệ điện - Số 2 - Năm 2018 trang 8

Trang 8

Khoa học công nghệ điện - Số 2 - Năm 2018 trang 9

Trang 9

Khoa học công nghệ điện - Số 2 - Năm 2018 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 19 trang duykhanh 4620
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khoa học công nghệ điện - Số 2 - Năm 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khoa học công nghệ điện - Số 2 - Năm 2018

Khoa học công nghệ điện - Số 2 - Năm 2018
 được cấp phép, sử dụng 
thiết kế hệ thống hình sao. Kiểu hệ thống 
này có thể cung cấp kết nối điểm-đa điểm 
để truyền dữ liệu nhanh hơn mà không gặp 
phải các vấn đề về băng thông thường gây 
nhiễu cho các hệ thống mắt lưới công cộng.
AMI có thể đóng vai trò quan trọng 
trong việc áp dụng CVR, tạo ra một hệ 
thống sử dụng dữ liệu điện áp từ các công 
tơ điện làm việc cùng nhau như một vòng 
phản hồi các giá trị thực tế. Thông tin điện 
áp được đo theo hai cách:
1. Các công tơ trên lộ xuất tuyến có thể 
được lập trình để gửi dữ liệu điện áp vào 
phần mềm ở đầu cuối như là một phần của 
việc đọc số liệu lập hóa đơn thông thường.
2. Một số công tơ có thêm khả năng 
tính toán điện áp trung bình trong một 
phút, và thường xuyên báo cáo các giá trị 
chi tiết đó. Chúng hoạt động như các công 
tơ thử nghiệm, thường chiếm từ 1 đến 2% 
số các công tơ điện có trên hệ thống phân 
phối điện.
Phương pháp kết hợp cung cấp điện áp 
bổ sung thật chính xác để cải thiện độ chính 
xác. Công ty điện lực sử dụng dữ liệu điện 
áp để xác định lộ xuất tuyến nào đang hoạt 
động với điện áp thấp hơn hoặc cao hơn 
và sau đó có thể điều chỉnh chúng nếu cần 
thiết. Dữ liệu này cũng có thể chỉ ra những 
lộ xuất tuyến nào phù hợp nhất để giảm 
hơn nữa phụ tải CVR.
Cuối cùng, các công ty điện lực có thể 
sử dụng các ứng dụng phần mềm phân 
tích tiên tiến để nhận thông tin CVR từ các 
công tơ được lắp đặt trên hệ thống, sau đó 
họ có thể sử dụng chúng để xác định ở đâu 
có điện áp quá cao hoặc quá thấp. Các ứng 
dụng này cũng có thể giúp chỉ ra nơi nào 
cần sử dụng hệ thống SCADA để điều chỉnh 
các mức điện áp bằng cách tăng hoặc giảm 
điện áp để đạt được mức điện áp “tốt.
WAKE EMC: SỬ DỤNG CVR ĐỂ CÓ 
ĐƯỢC KẾT QUẢ KINH DOANH TỐT
Khi Don Bowman, giám đốc kỹ thuật của 
Công ty Wake EMC (Mỹ), và nhóm của ông 
triển khai một giải pháp AMI, gồm hơn 43.000 
công tơ và một mạng truyền thông hai chiều 
tiên tiến vào năm 2012, CVR ban đầu không 
phải là một trong những yếu tố thúc đẩy. Tuy 
nhiên, họ đã sớm phát hiện ra rằng CVR mang 
lại một số lợi ích lớn nhất của AMI.
Với một hệ thống đọc và truyền dữ liệu 
điện áp theo thời gian thực đã có sẵn, Wake 
EMC đã nhanh chóng nắm lấy cơ hội để 
giảm phụ tải đỉnh mà không ảnh hưởng 
đến việc cấp điện cho khách hàng.
Mặc dù điện áp cấp cho phụ tải thường 
là từ 120V đến 125V, nhưng Bowman và 
nhóm của ông đã biết rằng họ có thể giảm 
điện áp cấp cho phụ tải xuống còn 114V 
trong các sự kiện phụ tải đỉnh mà vẫn cung 
cấp đủ điện cho khách hàng. Bằng cách sử 
dụng các báo động tích hợp trong giải pháp 
AMI của họ, hệ thống này có thể cảnh báo 
cho họ khi điện áp hoạt động đang ở dưới 
mức an toàn.
Trong hơn ba năm kể từ khi bắt đầu 
cuộc hành trình của họ với CVR, Công ty 
Wake EMC đã tiết kiệm được chi phí vượt 
quá cả những gì mà Bowman ban đầu nghĩ 
rằng có thể thực hiện được.
Bowman cho biết: “Cứ giảm được 0,5% 
phụ tải thì chúng tôi tiết kiệm được mỗi 
năm tới 100.000 USD, và trong một số 
trường hợp chúng tôi đã giảm được tới 4%. 
Trung bình, chúng tôi tiết kiệm được từ 2 
đến 3%, tương ứng là được tới 600.000 USD 
mỗi năm. Chúng tôi vô cùng tự hào về hệ 
thống mà chúng tôi đã triển khai.”
KẾT LUẬN
CVR là một giải pháp hiệu quả mang lại 
những lợi ích kinh tế to lớn trong khi vẫn 
đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của công ty 
điện lực và khách hàng.
Với CVR, nhiều công ty điện lực như 
Wake Electric đã giảm đáng kể điện áp cũng 
như giảm tiêu thụ điện năng. Số lượng cụ 
thể tùy thuộc vào loại phụ tải trên một lộ 
xuất tuyến cụ thể, nhưng thường tiết kiệm 
điện năng tương ứng là từ 1 đến 2,5% trên 
các lộ xuất tuyến có CVR.
Tóm lại, các công ty điện lực sử dụng 
CVR có thể:
• Giảm nhu cầu phụ tải đỉnh của hệ thống;
• Nâng cao chất lượng dịch vụ;
• Tăng hiệu suất;
• Kéo dài tuổi thọ của thiết bị;
• Giảm chi phí vận hành;
• Cho phép bảo trì dự phòng;
• Giúp hiển thị điện áp và thông tin chi 
tiết trên toàn hệ thống;
• Cung cấp thông tin để đảm bảo sản 
xuất đủ điện;
• Cân bằng giữa cung và cầu điện năng. 
Điện năng tiết kiệm được trong các sự 
kiện phụ tải đỉnh trên toàn hệ thống có thể 
mang lại những khoản tiết kiệm chi phí 
đáng kể cho công ty điện lực, từ đó có thể 
tái đầu tư để cải tiến hơn nữa hoặc chuyển 
cho khách hàng. 
Biên dịch: Thanh Hải
Theo “ELP”, số 3/2018
Tất cả các công ty điện lực đều có nhu 
cầu đo được tốt hơn nhu cầu tiêu thụ điện 
năng trong thời gian phụ tải đỉnh. Nếu đo 
sai về phía quá cao thì mọi người phải trả 
nhiều tiền hơn, còn nếu sai về phía quá thấp 
thì bạn có nguy cơ bị quá tải và mất điện.
Giảm điện áp bảo toàn (CVR) đã nổi lên 
như là một giải pháp hấp dẫn đối với các 
công ty điện lực đang muốn đo được nhu 
cầu phụ tải đỉnh và tối ưu hóa lưới điện, 
giúp họ kiểm soát chi phí năng lượng trong 
khi vẫn cung cấp điện năng tối ưu cho các 
khách hàng.
NHẮC LẠI VỀ CÁC MỨC ĐIỆN ÁP
Điện áp danh nghĩa của hộ sinh hoạt ở 
Mỹ là 120 vôn (V) với độ sai lệch điện áp 
chấp nhận được là ±5% (±6V). Do đó khoảng 
từ 114-126V thường được coi là nguồn điện 
“tốt”, mặc dù nhiều công ty điện lực thường 
xuyên phải giữ điện áp vận hành ở khoảng 
120V để đảm bảo chất lượng nguồn điện.
Lộ xuất tuyến phân phối được cấp nguồn 
từ các trạm biến áp. Các bộ điều chỉnh đặt 
trong trạm biến áp hoặc trên lộ xuất tuyến 
sẽ giúp điều chỉnh điện áp. Chế độ đặt trở 
kháng trong bộ điều chỉnh giúp hiệu chỉnh 
điện áp trên lộ xuất tuyến. Phương pháp 
này thường làm điện áp ở đầu của lộ xuất 
tuyến cao hơn và điện áp dọc theo lộ xuất 
tuyến thấp hơn vì bị sụt áp dọc theo các 
đường dây phân phối.
Lộ xuất tuyến dài có thể gây khó khăn vì 
điện áp tại một số điểm có thể giảm xuống 
dưới 114V. Khi xảy ra tình trạng này, công 
ty điện lực sử dụng thiết bị tại hiện trường 
(dàn tụ điện, bộ điều chỉnh điện áp đường 
dây) để đưa điện áp trở lại mức “tốt”. Từ điểm 
điều chỉnh này, điện áp sẽ lại rơi dọc theo 
các đường dây của lộ xuất tuyến.
CVR giúp công ty điện lực có thể xem 
dữ liệu điện áp và thực hiện các điều chỉnh 
theo thời gian thực được chính xác hơn. Do 
đó, bằng cách sử dụng lợi thế của CVR, công 
ty điện lực có thể giảm nhu cầu phụ tải hệ 
thống của họ trong các sự kiện phụ tải đỉnh.
BẮT ĐẦU HÀNH TRÌNH VỚI CVR: 
ĐIỂM BẮT ĐẦU
Điều quan trọng để nhận được giá trị 
cao nhất từ CVR là thu thập dữ liệu đúng 
để đưa ra những quyết định sáng suốt về 
cách quản lý tốt nhất và cung cấp đủ điện 
trong các sự kiện phụ tải đỉnh và có được 
hệ thống thích hợp để truyền các dữ liệu 
này giúp phân tích hiệu quả theo thời gian 
thực. Trong nhiều trường hợp, có thể đã có 
sẵn cơ sở hạ tầng này, đặc biệt là đối với các 
công ty điện lực đã triển khai giải pháp cơ 
sở hạ tầng đo đếm tiên tiến (AMI) để truyền 
và phân tích dữ liệu tiêu thụ điện.
Với công nghệ AMI phù hợp, công ty 
điện lực có thể sử dụng công tơ điện để thu 
thập và truyền dữ liệu sử dụng điện theo 
những khoảng thời gian đều đặn, rồi sau đó 
phân tích dữ liệu này để hiểu nhu cầu theo 
thời gian thực và thực hiện các điều chỉnh 
LÙI MỘT BƯỚC ĐỂ 
TIẾN BA BƯỚC
Giảm điện áp bảo toàn giúp 
công ty điện lực vượt qua 
những lúc phụ tải đỉnh
CUNG CẤP ĐIỆN
30 
33 KHCN Điện, số 2.2018
B. MÁY XÁC ĐỊNH CỰC TÍNH MÁY 
BIẾN ÁP
1/ Tình trạng kỹ thuật hiện tại
Tại Điện lực Mỹ Tho, cũng như tại các 
đơn vị Điện lực khác trong Tổng Công 
ty, việc thay máy biến áp, tăng công 
suất máy biến áp, đổi điện áp từ 1 pha 
thành 3 pha là chuyện thường ngày 
trong hoạt động sản xuất kinh doanh 
của đơn vị. Khi đấu máy biến áp một 
pha đơn lẻ thì cực tính của cuộn dây 
máy biến áp có thể chọn tùy ý, nhưng 
khi đấu ghép ba máy biến áp một pha 
thành tổ hợp 3 pha, nếu ba máy biến áp 
không cùng chủng loại (máy lai), khác 
hãng, hay máy quấn lại, v.v., thì khi đó 
công nhân sẽ gặp khó khăn khi chọn 
cực tính phía hạ áp của ba máy biến 
áp. Thông thường, để xác định được 
cực tính của các máy biến áp, phải thực 
hiện thí nghiệm trên các máy biến áp, 
phải có nguồn điện và phải có các máy 
đo đắt tiền. Đôi khi do điều kiện thực 
tế công việc không cho phép, nên anh 
em công nhân nhiều khi bỏ qua động 
tác này để rồi cực tính của máy biến áp 
thường được chọn theo kinh nghiệm 
như sau: Với các máy mới, máy biến áp 
của hãng THIBIDI sản xuất thì ngược 
cực tính với máy biến áp của hãng EMF 
sản xuất. Với các máy biến áp cũ quấn 
lại thì cực tính được chọn ngẫu nhiên.
Sau khi đóng điện, nếu kết quả 
điện áp hạ áp ra sai, có nghĩa là một 
máy biến áp bị đấu ngược. Khi đó công 
nhân phải đấu nối lại, đổi lại cực tính 
cho máy biến áp bị đấu ngược và các 
thủ tục công tác kèm theo. Đặc biệt khi 
thời tiết không thuận lợi, phải tốn thêm 
thời gian và công sức, tâm lý công nhân 
cũng hết sức nặng nề.
2/ Nội dung giải pháp
Anh Lê Chí Trung đã suy nghĩ nhiều 
và đưa ra thiết kế chế tạo “Máy xác định 
cực tính máy biến áp”, dựa trên phương 
pháp xác định cực tính máy biến áp bằng 
dòng điện một chiều. Máy có cấu tạo rất 
đơn giản (Xem sơ đồ điện trên Hình 2). 
Chỉ với khoảng 200.000 đồng, anh đã 
chế tạo ra chiếc máy này. 
Nguyên lý hoạt động của máy: Xông 
một dòng điện nhỏ với điện áp thấp 
(1,5 V) vào cuộn hạ áp, khi đó điện áp 
cảm ứng trên cuộn cao áp sẽ làm sáng 
một trong hai đèn LED, tùy thuộc vào 
chiều của xung điện. Với các máy biến 
áp có tổ đấu dây giống nhau (cùng 
chiều) thì cách sáng đèn của chúng 
cũng giống nhau. 
Hình 2. Sơ đồ mạch điện xác định 
cực tính máy biến áp bằng dòng 
điện một chiều
3/ Hiệu quả khi áp dụng giải 
pháp
Sau một thời gian ngắn học 
cách sử dụng, chỉ cần vài phút là có 
thể xác định một cách an toàn và 
chính xác cực tính các máy. Giờ đây, 
với “Máy xác định cực tính máy biến 
áp”, công nhân trong đơn vị hết sức 
an tâm khi đấu nối máy biến áp, tạo 
tâm lý vững tin trong công tác, thời 
gian thi công nhanh hơn vì không 
tốn thời gian đấu đổi cực tính nếu 
lỡ đấu sai máy biến áp.
Bộ nghịch lưu mới giúp giảm chi phí vận hành cho các công trình lắp đặt năng lượng mặt trời 
Tập đoàn đa 
quốc gia ABB đã 
giới thiệu dòng 
các giải pháp 
nghịch lưu mới 
ba pha dạng 
chuỗi mới, được 
kết nối điện toán 
đám mây PVS-100/120 dùng cho các hệ 
thống điện mặt trời phân tán.
Các bộ nghịch lưu dạng chuỗi 
công suất cực lớn từ 1000VDC đến 
1500VDC, nền tảng ABB PVS-100/120 
sẽ giúp tối đa hóa lợi tức đầu tư và 
giảm chi phí vốn và chi phí vận hành 
cho các đơn vị lắp đặt và phát triển.
Các tính năng cũng bao gồm:
• Giảm được khoảng 50% chi phí 
lắp đặt và hậu cần để hoàn thiện khối 
điện tối ưu.
• Giúp dễ dàng lắp đặt, bằng cách 
sử dụng cấu trúc lắp đặt của mô đun 
hiện tại để lắp đặt bộ nghịch lưu và do 
đó tiết kiệm thời gian và chi phí cho 
việc vận chuyển, đào tạo và chuẩn bị 
hiện trường.
• Nắp có khóa bảo vệ an toàn, kết 
nối nhanh với pin mặt trời và cấu hình 
qua Wi-Fi để tránh nguy cơ nước lọt 
vào và giảm thời gian lắp đặt cáp khi 
đi cáp, kiểm tra cầu chảy và SPD.
• Kiểm soát và quản lý chủ động 
nhà máy năng lượng mặt trời thông 
qua ABB Ability™ với khả năng theo 
dõi từ xa, đặt các tham số và cập nhật 
chương trình cơ sở (FW) để tăng hiệu 
quả chi phí vận hành và giảm sự phức 
tạp của nhà máy.
• Kiểm soát nhiệt độ các thành 
phần, kết hợp với lắp theo chiều 
ngang và chiều dọc và điều chỉnh tốc 
độ quạt gió, để tăng tuổi thọ của các 
bộ nghịch lưu.
Biên dịch: Nguyễn Thị Dung
Theo “Technical Review Middle East”, 
số 2/2018
Bộ nghịch lưu 
PVS-100/120 (Ảnh: st )
32 
Sáng kiến “Lắp tời điện cho xe tải” và 
“Thiết kế chế tạo máy xác định cực 
tính máy biến áp” Bài và ảnh: Nguyễn Anh Khường
2/ Nội dung giải pháp
Tời điện được lắp sát dưới trần xe để tránh đọng nước, 
tránh va đập do vật tư chồng chất lên, dễ quan sát, dễ bảo 
dưỡng và dễ vận hành. Chân khung của tời được uốn bằng 
ống sắt Ø 49mm dày 3mm theo kích thước khung bạt xe. 
Khung được bắt cứng và chằng chắc chắn xuống sàn xe 
bằng hai thanh sắt tròn Ø 16. Động cơ của tời được cấp 
nguồn điện 12VDC của chính bình acquy xe. Dòng điện 
làm việc của tời nhỏ, ít ảnh hưởng đến tuổi thọ acquy của 
xe. Toàn bộ khung và tời dễ dàng tháo ra, để thuận tiện 
cho việc đăng kiểm xe mỗi định kỳ.
Ứng dụng của sáng kiến thực hiện được việc: 
• Cẩu đà cản bê tông 1,2m, 1,5m; đầu trụ 7,5m, 8,5m hay 
12,5m lên xe;
• Cẩu máy biến áp nhỏ lên thùng xe;
• Kéo một cuộn dây rời lớn lên thùng xe hay cẩu lên treo 
tạm ở bên ngoài (để di chuyển gần);
• Tham gia căng dây lấy độ võng;
• Nếu kết hợp với puly chuyển hướng có thể kéo đà cản 
hay đầu trụ từ trong bãi ra ngoài rồi mới cẩu lên thùng xe.
3/ Hiệu quả khi áp dụng giải pháp
Từ khi ứng dụng vào thực tế, giải pháp này đã giảm bớt 
sức lực cho công nhân, đảm bảo an toàn cho người và thiết 
bị, tăng năng suất lao động, giúp tiết kiệm thời gian chung 
cho công tác thi công lưới điện. Trước kia chưa có tời điện thì 
công việc khiêng vác trụ điện cần ít nhất là 6 người. Từ khi 
có tời điện, chỉ cần 2 người và rút ngắn rất nhiều thời gian 
anh em công nhân phải thao tác trên hiện trường. Trong 
các trường hợp gặp sự cố bất kỳ, tời kéo xe 12V, trọng lượng 
1.363kg giúp xử lý nhanh, không tốn quá nhiều sức lực. Giải 
pháp “Lắp tời điện cho xe tải” mang lại lợi ích về nhiều mặt. 
Với thiết kế gọn nhẹ, tời điện giúp anh em công nhân Điện 
lực linh hoạt trong việc nâng, chuyển, kéo các vật tư thiết 
bị. Đặc biệt, tời điện còn có thể điều khiển từ xa. Ngoài ra, 
do tời điện được chế tạo từ nguyên liệu chắc chắn, an toàn 
với độ bền cao, chịu được tác động va đập mạnh, được gắn 
chắc chắn trên xe, nên tời có độ linh hoạt cao, đáp ứng các 
nhu cầu cẩu, kéo khác nhau của người sử dụng.
A. LẮP TỜI ĐIỆN CHO XE TẢI
1/ Tình trạng kỹ thuật hiện tại
Trước đây, để chuyển vật tư nặng lên, hoặc 
xuống xe tải, người công nhân phải khiêng vác 
vật tư lên thùng xe hoặc qua trung gian xe cần 
cẩu, vì dựa vào sức người là chính nên năng suất 
lao động không được cao. Từ thực tế công việc 
hàng ngày, anh Lê Chí Trung đã xây dựng giải 
pháp “Lắp tời điện cho xe tải”. 
Hình 1. Tời điện được lắp trên xe tải
LTS: Ban biên tập ấn phẩm Khoa học Công 
nghệ Điện xin giới thiệu hai sáng kiến của 
anh Lê Chí Trung, công nhân bậc 7/7 của Điện 
lực Mỹ Tho, Công ty Điện lực Tiền Giang, Tổng 
Công ty Điện lực miền Nam. Sáng kiến “Lắp 
tời điện cho xe tải” đã được áp dụng vào sản 
xuất, giúp giảm bớt sức lực cho công nhân, 
đảm bảo an toàn cho người và thiết bị, tăng 
năng suất lao động, giúp tiết kiệm thời gian 
chung cho công tác thi công lưới điện; và sáng 
kiến “Thiết kế chế tạo máy xác định cực tính 
máy biến áp” giúp đảm bảo an toàn khi đấu 
nối máy biến áp, rút ngắn thời gian thi công vì 
không tốn thời gian đấu đổi cực tính máy biến 
áp nếu lỡ đấu sai.
SÁNG KIẾN KỸ THUẬT
Địa chỉ: Tầng 15, tháp A, tòa nhà EVN, 11 Cửa Bắc, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 04.66946700 / 04.66946733 - Fax: 04.37725192
Email: evneic@evn.com.vn / tapchidienluc@gmail.com

File đính kèm:

  • pdfkhoa_hoc_cong_nghe_dien_so_2_nam_2018.pdf