Khoa học công nghệ điện - Số 18 - Năm 2016

Cùng những bước tiến thần tốc của cuộc “ nổi dậy mùa xuân Tổng tiến công và

1975, giải phóng hoàn toàn

miền Nam”, với phương châm

chiến lược “Điện phải đi trước

một bước”, thực hiện chỉ thị của

Trung ương Đảng về nhiệm vụ

chuẩn bị tiếp quản cơ sở vật

chất ngay sau khi chính quyền

Sài Gòn bị tiêu diệt hoàn toàn,

từ những ngày tháng 4/1975,

Bộ Điện và Than đã cử các đoàn

cán bộ tiếp quản lên đường tiến

vào Sài Gòn.

8 giờ sáng ngày 1/5/1975,

Đội quân quản Điện lực của Tiểu

ban Quân quản công nghiệp

thuộc Ủy ban Quân quản thành

phố Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định

chính thức tiếp quản Công ty

Điện lực Việt Nam tại Văn phòng

Tổng nha (số 72 Hai Bà Trưng,

Sài Gòn, nay là trụ sở Tổng công

ty Điện lực miền Nam).

Lúc này, Tổng cục Điện lực

miền Nam ra đời, việc quản

lý được duy trì cho đến tháng

8/1976, mặc dù còn rất nhiều

khó khăn, đặc biệt là thiếu

nhiên liệu, thiết bị thay thế

(nguồn cung cấp phụ thuộc vào

nước ngoài), nhưng về căn bản

việc cung cấp điện tại vùng mới

giải phóng vẫn được duy trì.

Khoa học công nghệ điện - Số 18 - Năm 2016 trang 1

Trang 1

Khoa học công nghệ điện - Số 18 - Năm 2016 trang 2

Trang 2

Khoa học công nghệ điện - Số 18 - Năm 2016 trang 3

Trang 3

Khoa học công nghệ điện - Số 18 - Năm 2016 trang 4

Trang 4

Khoa học công nghệ điện - Số 18 - Năm 2016 trang 5

Trang 5

Khoa học công nghệ điện - Số 18 - Năm 2016 trang 6

Trang 6

Khoa học công nghệ điện - Số 18 - Năm 2016 trang 7

Trang 7

Khoa học công nghệ điện - Số 18 - Năm 2016 trang 8

Trang 8

Khoa học công nghệ điện - Số 18 - Năm 2016 trang 9

Trang 9

Khoa học công nghệ điện - Số 18 - Năm 2016 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 36 trang duykhanh 6500
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khoa học công nghệ điện - Số 18 - Năm 2016", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khoa học công nghệ điện - Số 18 - Năm 2016

Khoa học công nghệ điện - Số 18 - Năm 2016
có tụ khử nhiễuH2a/ khi không có tụ khử nhiễu
BẢN TIN HỘI MIỀN NAM - THÁNG 4 / 2017 27 
Cách khắc phục: Dùng 
mạch lọc LC hoặc dùng riêng 
từng thành phần điện kháng L 
hoặc tụ điện C. Có trường hợp 
công tơ của khách hàng không 
truyền tín hiệu do nhiễu của 
tivi đời cũ gây ra, nhân viên 
Điện lực đã dùng điện kháng 
để chặn nhiễu thành công. Khi 
tải có công suất (dòng điện) 
lớn, việc chế tạo điện kháng L 
để chặn nhiễu khá tốn công và 
chi phí cao. 
Cách đơn giản hơn là dùng 
tụ điện C chặn hướng lan 
truyền của nhiễu từ tải khách 
hàng lan truyền qua công tơ 
đến đường dây. Nhiễu từ tải 
khách hàng khép mạch qua 
tụ điện C có dung kháng thấp 
zC=1/(ωC) làm suy giảm biên 
độ trước khi đến công tơ và 
không làm ảnh hưởng đến tín 
hiệu PLC của công tơ (cả chiều 
phát và chiều thu). Trên H2b/ 
mô tả biên độ nhiễu giảm 
mạnh khi khép mạch qua tụ C. 
4. KINH NGHIỆM XỬ LÝ 
NHIỄU BẰNG TỤ ĐIỆN
Khách hàng 3 pha có lò 
nướng bánh gây nhiễu làm 
không đọc được công tơ PLC 
trong phạm vi khá rộng (tỉ lệ 
đọc cả trạm chỉ ~ 50%), chúng 
tôi đã dùng 3 tụ điện 45uF đấu 
L-N của từng pha 220V ở vị trí 
sau công tơ đã làm giảm biên 
độ nhiễu này và kết quả tăng 
tỷ lệ đọc toàn trạm đến 98% 
(có một số công tơ không đọc 
được do nguyên nhân khác).
Công suất nguồn nhiễu 
càng lớn, giá trị tụ điện để 
khử nhiễu càng lớn. Bằng trực 
quan, có thể thử tác động khử 
nhiễu của tụ bằng cách quan 
sát tín hiệu nhiễu trên MHS. 
Khi có tụ, xung nhiễu phía sau 
tụ sẽ giảm biên độ. Tăng dần 
giá trị tụ để giảm dần nhiễu 
đến mức mong muốn (< 3V). 
Trên hình 3a/ minh họa tác 
động của tụ khử nhiễu.
5. ẢNH HƯỞNG CỦA TỤ BÙ CÔNG SUẤT
Khi có tụ điện bù mắc trên đường dây, để ít làm suy giảm tín 
hiệu PLC không được đấu trực tiếp tụ điện vào dây trung tính (N) 
mà phải đấu qua điện kháng có công suất (CS) ≥ 1% CS của tụ 
điện bù (thử nghiệm thực tế). Đối với giàn tụ 3 pha, nếu mắc tụ 
theo sơ đồ tam giác sẽ không làm suy giảm tín hiệu PLC (mặc dù 
không dùng điện kháng).
Tụ khử nhiễu mắc sau công tơ cũng làm giảm biên độ tín hiệu 
PLC hướng về phía tải, tuy nhiên tín hiệu này hiện nay không sử 
dụng. Hướng truyền từ công tơ về đến DCU không bị ảnh hưởng, 
do đó bảo đảm việc đọc dữ liệu truyền từ công tơ về DCU (và 
ngược lại).
Sau đây là hình minh họa ảnh hưởng của tụ điện đến biên độ 
sóng truyền tần số cao (tín hiệu PLC, tín hiệu nhiễu, xung sét). 
Để đơn giản, hình vẽ biểu diễn 01 xung vuông và đơn cực. Xung 
truyền cả 2 hướng của đường dây với tốc độ phụ thuộc vào các 
thông số/km của đường dây.
Tín hiệu PLC khi truyền trên đường dây bị suy giảm do có 
nhánh rẽ, điện trở và điện dẫn sẽ được các module PLC trên mỗi 
công tơ lặp lại để duy trì mức biên độ cần thiết. Khi tổng trở dây 
dẫn giảm (Z0~√(L/C): ví dụ dây dẫn là dây cáp hoặc dây dẫn đi 
âm tường làm C tăng, tín hiệu sẽ suy giảm nhanh vì dòng điện 
lan truyền lớn i=e/Z0=e.√(C/L). Khi 2 công tơ ở khoảng cách khá 
xa (~350m cho đường dây trên không, ~80m cho dây dẫn âm 
tường), tín hiệu suy giảm nhiều, cần phải lắp thêm bộ lặp để bảo 
đảm dữ liệu thu thập đầy đủ. 
N
Line Vị trí công tơ
N
Line
Tụ bù Vị trí công tơ
đến tải KHđến DCU
Tín hiệu nhiễu
từ tải KH
Tín hiệu PLC
N
Tụ khử nhiễu
Kháng chặn tín hiệu PLC
Hình 3a: Tác động của tụ khử nhiễu
Tụ khử nhiễu
Hình 3b: Tác dộng của tụ bù và tụ khử nhiễu dến tín hiệu PLC
28 BẢN TIN HỘI MIỀN NAM - THÁNG 4 / 2017
I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
I.1 Tình hình sự cố các năm (2011 đến 2015) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
STT Nguyên nhân
Trước khi có giải pháp Có giải pháp
2011 2012 2013 2014 2015
vụ % vụ % vụ % vụ % vụ %
1 Đang tìm nguyên nhân 29 37 12 23 16 34.8 1 2,6 2 9,5
2 Do động vật 24 30 16 31 13 28.3 18 47,4 6 28,6
3 Phóng điện thiết bị 10 13 12 23 5 10.9 4 10,5 3 14,3
4 Sét đánh 9 11 2 4 1 2.2 6 15,8 7 33,3
5 Nguyên nhân khác 7 9 10 19 11 23.9 9 23,7 3 14,3
Tổng cộng 79 52 46 38 21
SÁNG KIẾN:
“DÙNG ỐNG SILICONE BỌC DÂY TRẦN TRUNG THẾ 
ĐỂ GIẢM SỰ CỐ DO ĐỘNG VẬT HOANG DÔ
KS. NGUYỄN PHƯỚC NĂNG VÀ NHÓM KỸ SƯ 
Công ty Điện lực Vĩnh Long
Qua số liệu tổng hợp từ năm 2011 đến năm 2014, số vụ sự cố có giảm tuy nhiên sự cố do động 
vật gây ra gần như không giảm, điều đó cho thấy các giải pháp chống sự cố động vật trước đây hầu 
như chưa mang lại hiệu quả. Từ đó nhóm tác giả nhận định để thực hiện tốt công tác giảm sự cố lưới 
trung thế thì cần có giải pháp chống sự cố động vật thiết thực và hiệu quả hơn. Kết quả sau khi áp 
dụng giải pháp, năm 2015 số vụ sự cố động vật giảm đáng kể so với các năm trước. 
I.2 Các giải pháp đã thực hiện các năm qua
1. Tổ chức phát quang:
Giải pháp này nhằm chống sự cố do cây qua 
vẹt vào đường dây và chống sự cố do động vật 
hoang dã chuyền từ cây xanh lên lưới điện.
Hạn chế: Không chống được rắn chui vào thân 
trụ; lên dây chằng, dây thông tin, dây nhánh 
khách hàng bò lên lưới điện.
2. Quấn tole đầu trụ kết hợp bít lỗ chân trụ và đầu trụ bằng mút xốp:
Giải pháp này có thể chống được rắn bò lên trụ 
điện rồi lên đường dây.
Hạn chế:
+ Vị trí trụ quấn tol tắc kè vẫn có thể bò qua 
được (ngày 26/5/2014, bật MC475 Bình Minh 
(kèm hình ảnh tắc kè)).
+ Mút xốp nhét vào lỗ trụ rất dễ bị rơi ra. Ngoài 
ra, khi leo trèo thực hiện công tác tại các trụ này, 
sau khi hoàn tất công tác phải thực hiện bịt lại lỗ 
trụ, rất bất tiện khi thực hiện công tác sửa chữa 
điện khách hàng tại các trụ có lưới trung hạ thế 
hỗn hợp. 
BẢN TIN HỘI MIỀN NAM - THÁNG 4 / 2017 29 
3. Thay máng che dây chằng bằng ống nhựa màu (HDPE hoặc uPVC):
Giải pháp này có thế chống được rắn bò từ dưới 
qua dây chằng lên lưới.
Hạn chế: Đối với các vị trí trụ đi qua khu vực 
vườn cây ăn trái không thể phát quang cây 
xanh triệt để hoặc lưới đi hỗn hợp với lưới hạ áp 
hoặc đi chung cáp viễn thông, rắn vẫn có thể bò 
từ cây xanh, lưới hạ thế, cáp viễn thông lên lưới 
trung thế gây sự cố.
4. Lắp các nắp chụp lên đầu sứ các thiết bị:
Giải pháp này có thể chống được sự cố do rắn 
bò qua thiết bị hoặc chim đậu lên thiết bị gây sự 
cố ngắn mạch. 
Hạn chế: Giải pháp này chỉ chống được sự cố 
do động vật gây ra tại các vị trí đấu nối thiết bị 
vào lưới. 
I.3 Giải pháp sử dụng ống silicone bọc dây trần trung thế
Các giải pháp nêu trên đã được thực hiện từ các năm qua, mặc dù tốn rất nhiều chi phí và nhân lực 
thực hiện, tuy nhiên hiệu quả mang lại không được như mong muốn. Riêng trên các đoạn đường dây 
trung thế sử dụng dây bọc không bị sự cố do động vật hoang dã (như rắn, sóc, chim) gây ra. 
Điều đó cho thấy duy nhất giải pháp thay dây trần bằng dây bọc cách điện nhằm tránh sự cố do 
động vật gây ra là hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, giải pháp này tốn nhiều chi phí, nhân lực và thời gian. 
Do đó, nhóm tác giả đã đề xuất giải pháp tiết kiệm chi phí, tiết kiệm nhân lực và thời gian thực hiện 
nhanh chóng hơn bằng cách sử dụng ống silicone bọc dây trần trung thế. 
1.Giới thiệu về chất silicone: 
Silicone một polymer tổng hợp làm từ silicon, oxygen, carbon và hydrogen. Silicone thường tồn tại 
dưới dạng chất lỏng hoặc chất dẻo tựa cao su; có một số ứng dụng hữu ích, nhờ độc tính thấp, nhiệt 
trở cao và cách điện tốt.
Trong lĩnh vực y khoa, silicone có mặt trong bộ phận giả cấy ghép, ống thông đường tiểu, kính sát 
tròng, vải băng vết thương và nhiều vật khác. 
Do nhiệt trở cao của nó, silicone có mặt nhiều trong vật dụng nhà bếp, như bao tay, kẹp gắp và cán 
chão; tính không bám dính của silicone khiến nó có ích cho lớp phủ chống dính trên dụng cụ đun nấu. 
Ngoài ra, nhiệt trở và tính trơn của silicone còn khiến nó là chất bôi trơn lý tưởng cho các bộ phận ô tô.
Trong những ngành công nghiệp khác, silicone thường được dùng làm chất bịt kín cho các bình 
đựng nước và ống hàn chì.
Giống như silicon, silicone cũng quan trọng trong điện tử học – nó được dùng làm lớp áo có thể 
che chắn các dụng cụ nhạy cảm trước sốc điện và những nguy hiểm khác.
2. Mô tả ống silicone bọc dây trần trung thế: 
Hình ảnh ống silicone bọc dây trần
+ Tiêu chuẩn áp dụng: IEC 60707, IEC 62217 hoặc tương đương.
+ Vật liệu chế tạo: silicone.
+ Kích thước: 
30 BẢN TIN HỘI MIỀN NAM - THÁNG 4 / 2017
● Dài 1,2 mét.
● Đường kính trong: 35mm.
● Bề dày: 3,5mm
+ Đặc tính kỹ thuật: 
Điện áp làm việc định mức: đến 36kV;
Khả năng chịu nhiệt: 135OC trong 4h; 180OC trong 10m; 250OC trong 5s. 
+ Điện áp đánh thủng: 36kV/1 phút.
+ Độ bền xé rách: ≤ 15,5kN/m.
+ Độ cứng: 50-55 Shore A. 
Thử nghiệm ống silicone: 
+ Thí nghiệm của Trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng khu vực .
Điện áp đánh thủng (theo ASTM D 149-97a): 62kV (thí nghiệm điển hình); 53kV (thí nghiệm nghiệm 
thu);
Thử cháy theo phương thẳng đứng (theo UL94-1998): đạt;
+ Thí nghiệm thực tế tại Phân xưởng cơ điện - Công ty Điện lực Vĩnh Long:w
● Đo dòng rò sứ cách điện trước và sau khi lắp ống bọc, kết quả: 
STT Hạng mục Chưa lắp ống bọc cách điện 
Sau khi lắp đặt ống 
silicone Ghi chú
1 Đo dòng rò sứ đứng trung áp (µA) 0,25 0,12
● Dùng dây đồng trần quấn lên đoạn dây đã được bọc ống cách điện, 01 đầu nối với trung tính máy 
tạo cao áp, đầu còn lại nối với đầu cao áp; nâng điện áp lên định mức, kết quả (đính kèm hình ảnh):
–Thử AC (máy tạo cao áp HVTS-70/50) điện áp 13.1kV: không phóng điện;
–Thử DC (máy tạo cao áp DC 475-10) điện áp 15.1kV: không phóng điện;
Theo số liệu thử nghiệm cho thấy, khi thực hiện bọc dây trần tại các vị trí các đầu sứ đứng trung thế, 
đảm bảo động vật hoang dã bò (hay đậu) lên đường dây sẽ không gây sự cố. 
4. Cách lắp đặt ống silicone bọc dây trần trung thế: 
Bước 1: Tháo dây buộc đầu sứ.
Bước 2: Nâng dây lên khỏi đầu sứ (đối với các vị trí khó như trụ 
góc, dùng kích chuyên dùng để nâng dây). 
Bước 3: Mở miệng đưa ống bọc đoạn dây trần phía trên đầu sứ 
sao cho điểm giữa ống nằm ngay trên tâm đầu sứ (để chia đều 
khoảng bọc cách điện hai bên đầu sứ đứng).
Bước 4: Điều chỉnh ống bọc để miệng ống (rãnh ống) hướng 
nghiêng xuống, nhằm hạn chế đọng nước bên trong ống.
Bước 5: Lắp đặt các chốt khóa miệng ống để ống bọc ôm chặt vào 
dây.
Bước 6: Buột dây đã được bọc ống silicone vào đầu sứ. 
5. Các hình ảnh sau khi lắp ống silicone bọc dây trần:
BẢN TIN HỘI MIỀN NAM - THÁNG 4 / 2017 31 
6. So sánh với các sản phẩm tương tự trên trường thị hiện nay: 
Chiều dài
Qua số liệu thống kê, chiều dài của các con rắn (rắn lục) bò lên đường dây điện gây sự cố có chiều 
dài trung bình 0,75 mét. Để tránh được sự cố do rắn gây ra, thì tổng chiều dài cách điện của sứ 
đứng (đã lắp lên đà) cộng với phần cách điện của ống silicone ở mỗi bên sứ phải lớn hơn chiều dài 
bản thân con rắn. 
Chiều dài sứ đứng cộng với phần cách điện mỗi 
bên = 0,3 + 0,65/2= 0,625 mét < chiều dài trung 
bình rắn lục, chống rắn không hiệu quả. 
Chiều dài sứ đứng cộng với phần cách điện mỗi 
bên = 0,3 + 1,2/2= 0,9 mét > chiều dài trung 
bình rắn lục, chống rắn hiệu quả. 
- Ứng dụng: Chụp đầu sứ - Ứng dụng: Bọc dây trần trên đầu sứ
Chỉ chống sự cố động vật, không chống được sự 
cố phóng sứ. Ngoài ra khi sứ bị phóng khó phát 
hiện do đầu sứ bị bịt kín. 
Ngoài chống sự cố động vật còn có tác dụng 
tăng cường cách điện giữa dây với sứ, giảm 
được sự cố phóng sứ đứng.
II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: 
Công ty Điện lực Vĩnh Long đã áp dụng lắp đặt trên tất cả các đường trục chính trong toàn Công 
ty từ tháng 15/8/2014. Giải pháp này, ngoài việc chống sự cố động vật còn tăng cường cách điện 
giữa dây với sứ do đó áp dụng được cho tất cả các đường dây trung thế trần đặc biệt là các vùng bị ô 
nhiễm (nhiễm khói bụi và nhiễm mặn). 
Nắp chụp sứ đứng đường dây
Ống silicone bọc dây trần
Nắp che đầu sứ đỡ dây
0,4 ÷ 0,65 mét 1,2 mét
32 BẢN TIN HỘI MIỀN NAM - THÁNG 4 / 2017
III. HIỆU QUẢ VÀ GIÁ TRỊ 
LÀM LỢI KHI ÁP DỤNG 
GIẢI PHÁP
1. Hiệu quả
Từ khi triển khai, 15/8/2014 
đến nay theo số liệu thống kê 
tại các vị trí đã thực hiện lắp 
đặt không còn sự cố do động 
vật hoang dã (rắn, chim, tắc kè, 
sóc) cũng như không có sự cố 
do phóng sứ xảy ra. Giúp nâng 
cao độ tin cậy cung cấp điện, 
nâng cao hình ảnh ngành điện 
với khách hàng và chính quyền 
địa phương. 
Cụ thể, trên 2 phát tuyến 473 
và 475 Bình Minh, có số vụ sự cố 
do động vật gây ra rất cao, qua 
thống kê từ tháng 1/2014 đến 
tháng 8/2014 trên hai tuyến 
trung thế này đã xảy ra 10 vụ 
sự cố do động vật (chim, tắc kè, 
rắn) gây ra. Nhưng từ sau khi áp 
dụng giải pháp, qua thống kê từ 
tháng 9/2014 đến nay, trên hai 
phát tuyến này không còn xảy 
ra bất kỳ sự cố do động vật. 
2. Mức làm lợi sáng kiến
Giải pháp sử dụng ống sil-
icone bọc dây trần mang lại 
hiệu quả chống sự cố động 
vật, chống sự cố phóng sứ từ 
đó nâng cao độ tin cậy cung 
cấp điện, đáp ứng nhu cầu sử 
dụng điện ổn định của khách 
hàng. Tuy nhiên, các số liệu 
thu thập chưa đủ để tính toán 
chính xác giá trị làm lợi của giải 
pháp này. Nhưng với với cùng 
khả năng chống sự cố động vật 
và chống phóng sứ đứng thì sử 
dụng ống silicone bọc dây trần 
sẽ tiết kiệm chi phí và nhân lực 
hơn nhiều so với giải pháp thay 
dây trần thành dây bọc.
“Dùng ống silicone bọc 
dây trần trung thế để giảm 
sự cố do động vật hoang 
dã” đã được Hội đồng EVN SPC 
xét và công nhận Sáng kiếng 
cấp Tổng công ty năm 2016. 
SUY NGẪM
Một hôm, cô giáo viết lên bảng: 
9 x 1 = 7 
9 x 2 = 18 
9 x 3 = 27 
9 x 4 = 36 
9 x 5 = 45 
9 x 6 = 54 
9 x 7 = 63 
9 x 8 = 72 
9 x 9 = 81 
9 x 10 = 90 
Khi viết xong, cô nhìn xuống đám học trò, tất cả đều 
đang cười cô vì công thức đầu tiên viết sai. 
Cô ôn tồn nói: 
“Cô đã cố ý viết sai hàng đầu tiên, vì cô muốn các em 
học một điều quan trọng hơn toán học: Đó là một thực 
tế phũ phàng của thế giới này. Các em có thể thấy rằng 
tôi viết đúng 9 lần, nhưng chẳng có ai khen ngợi tôi về 
điều đó cả. Nhưng chỉ cần tôi viết sai một lần, tôi sẽ bị 
cười cợt chỉ trích. Đó là bài học của hôm nay. 
Tôi muốn các em nhớ rằng thế giới có thể sẽ chẳng 
thèm khen ngợi hay trân trọng dù các em đã làm đúng 
hàng triệu lần, nhưng sẽ sẵn sàng tấn công các em 
ngay khi các em làm sai dù chỉ một lần. Nhưng đừng 
nản lòng, đừng thất vọng. HÃY MẶC KỆ NHỮNG CHỈ 
TRÍCH ĐÓ, VÀ TIẾP TỤC LÀM NHỮNG ĐIỀU CÁC EM 
CHO LÀ ĐÚNG.  
Và hãy nhớ khen tặng ai đó khi họ làm đúng, điều đó 
rất có ý nghĩa với họ đấy!”
- Sưu tầm -
Đính chính sai sót
Bài “ĐIỆN ÁP NGẮN MẠCH CỦA MÁY BIẾN ÁP 
VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG” của tác giả KS-Chuyên viên 
chính NGUYỄN THẾ BẢNG đã được đăng trên BẢN 
TIN Hội Điện lực miền Nam, số 17, tháng 12/2016. Do 
sai sót kỹ thuật trong quá trình in ấn, bài viết đã mắc 
phải hơn 10 lỗi chính tả và trình bày thuật ngữ chuyên 
môn. Vì số trang của BẢN TIN có hạn, Ban biên tập xin 
đăng lại toàn bộ bài viết nói trên tại Trang thông tin 
điện tử seea.vn của Hội Điện lực miền Nam như sự 
đính chính cho các sai sót nêu trên. Xin cáo lỗi cùng 
tác giả và bạn đọc. 
BẢN TIN HỘI MIỀN NAM - THÁNG 4 / 2017 33 
CHƯƠNG TRÌNH 
TIẾT 
KIỆM 
ĐIỆN
Tắt các thiết bị khi ra 
khỏi phòng
Sử dụng điện hợp lý
Sử dụng các thiết bị 
 tiết kiệm điện
ĐÈN COMPAC
T
QUỸ TIẾT KIỆ
M CỦA MỌI N
HÀ

File đính kèm:

  • pdfkhoa_hoc_cong_nghe_dien_so_18_nam_2016.pdf