Khoa học công nghệ điện - Số 1 - Năm 2019
Những người làm công tác khảo sát
thường rất ngại gặp những điều ngoài
dự kiến tại thực địa. Những bất ngờ gây
ra những thách thức cần phải giải quyết,
làm chậm tiến độ và nhiều khi làm tăng
chi phí.
Nhưng đôi khi lại có những bất ngờ thú
vị. Giống như khi Even Sellevoll, kỹ sư khảo
sát của Công ty Geomatikk Survey (Na Uy),
chỉnh định thiết bị tích hợp máy toàn đạc
(máy quang học điện tử đa năng được sử
dụng trong khảo sát và xây dựng công
trình) và máy quét để khảo sát đường
ĐIỀU CHỈNH
ĐỘ VÕNG ĐƯỜNG DÂY
theo thời gian thực
Chỉ riêng tiếp cận các đường dây điện ở
những vùng núi xa xôi hẻo lánh thôi có thể
đã là khó khăn rồi (Ảnh: st)
dây điện, và thiết bị này đã hé lộ một khả năng mà ông
không hề hay biết. Phát hiện bất ngờ đó đã thay đổi hoàn
toàn phương pháp thực hiện nhiệm vụ khảo sát được giao
của ông, theo chiều hướng tích cực.
Dự án yêu cầu Geomatikk Survey đo và điều chỉnh độ
võng của các đường dây điện cao thế mới trên một ngọn
núi ở Sognog Fjordane, một hạt ở miền Tây Na Uy (Hình 1).
Theo chiến lược ban đầu, Sellevoll và đồng nghiệp của ông
là Svein Ivar Vestbø, sẽ sử dụng máy toàn đạc quét Trimble
SX10 mà công ty mới mua để thực hiện các phép đo cần
thiết và xử lý dữ liệu để tính toán mức độ điều chỉnh cần
thiết của các đường dây. Tuy nhiên, như Sellevoll giải thích:
“Khi chúng tôi hướng máy SX10 vào đường dây điện đầu
tiên, thì cảm biến đã tự động khóa ngay vào đường dây
đó, mặc dù không có lăng kính. Điều này thật thú vị bởi
vì chúng tôi không hề biết rằng máy sẽ làm như vậy. Điều
đó có nghĩa là chúng tôi không những có thể khảo sát các
đường dây một cách dễ dàng hơn và chính xác hơn, mà
còn có thể điều chỉnh độ võng của các đường dây theo thời
gian thực, trực tiếp tại hiện trường.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khoa học công nghệ điện - Số 1 - Năm 2019
chiều đi qua các trang trại, khoảng cách dây-đất tối thiểu là 22m đối với các đường dây mạch đơn và 21m đối với các đường dây mạch kép. ii. Đối với các đoạn đường đây UHV xoay chiều cắt qua đường bộ, khoảng cách dây- đất tối thiểu là 27m đối với các đường dây mạch đơn và 25m đối với các đường dây mạch kép. iii. Tránh xây dựng các đường dây UHV xoay chiều gần nhà ở bằng cách chọn hợp BẢNG 1. KHE HỞ KHÔNG KHÍ TỐI THIỂU CỦA TRẠM BIẾN ÁP 1000KV Loại điện áp A1, mb A2, mc Đóng cắt A1’ = 6,8.A1’’ = 7,5 10,1 (vòng che chắn-vòng che chắn) 9,2 (đường dây phân pha 4-đường dây phân pha 4) 11,3 (thanh cái dạng ống-thanh cái dạng ống) Sét 5,0 5,5 Tần số công nghiệp 4,2 6,8 aChú thích: Các giá trị trong bảng có thể áp dụng cho các trạm biến áp 1000kV có độ cao <1000m. bA1 là khe hở không khí pha-đất tối thiểu, bao gồm khe hở A1’ giữa dây dẫn và kết cấu, và A1’’ là khe hở giữa thiết bị điện và kết cấu. cA2 là khe hở không khí pha-pha. BẢNG 2. SỐ CÁCH ĐIỆN SỨ VÀ THỦY TINH DUNG CHO CÁC ĐƯỜNG DÂY UHV XOAY CHIỀU Cấp nhiễm bẩn AC Số cách điện (chiều dài đường dò của một bát cách điện là 635mm) b 38 c 41-44 d 51-55 e 60-62 Chú thích: Xét tới sự phát triển của nhiễm bẩn, số cách điện được xác định bắt đầu từ cấp b và số lượng cụ thể cần được điều chỉnh theo lượng mưa và tỉ số giữa lớp lắng đọng không hòa tan và muối ở một số vùng. Hình 4. Cuộn kháng song song UHV lắp đặt kiểu “Box-in” (Ảnh st) TRUYỀN TẢI ĐIỆN 31 KHCN Điện, số 1.2019 A. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1. Tình trạng kỹ thuật khi chưa áp dụng sáng kiến Từ khi chế độ điều tần Nhà máy Thủy điện Sơn La đưa vào vận hành, van tỷ lệ AA002E của hệ thống điều tốc thường xuyên phải hoạt động trong điều kiện môi trường khắc nghiệt làm giảm tuổi thọ và độ tin cậy, không có dấu hiệu báo trước mỗi khi van AA002E hư hỏng. Khi van hư hỏng sẽ gây sa thải một lượng lớn công suất, ảnh hưởng đến lưới và công tác vận hành. Bên cạnh đó việc thay thế van rất tốn kém và mất nhiều thời gian đặt hàng, việc tích hợp van vào hệ thống phụ thuộc vào chuyên gia của hãng sản xuất. 2. Nội dung giải pháp 2.1. Các điểm khác biệt giữa giải pháp mới so với giải pháp cũ Giải pháp mới có những khác biệt sau: - Gia nhiệt bằng cách bơm dòng điện trực tiếp vào cuộn dây trong khi quấn, giúp epoxy ngấm đều, và cuộn dây sẽ có độ bền cơ học cao hơn. - Kích thước của cuộn dây nhỏ hơn, giảm nguy cơ sát cốt khi cuộn dây hoạt động liên tục với cường độ lớn, trong thời gian dài. - Tích hợp cuộn dây vào hệ thống với thông số khác với thông số ban đầu. Thiết kế, chế tạo & tích hợp cuộn dây van tỷ lệ AA002E hệ thống điều tốc tổ máy 2.1. Mô tả bản chất của giải pháp: a. Tính toán các thông số của cuộn dây Các thông số đầu vào quan sát được như sau: - Đường kính trong của cuộn dây: D = 60mm - Điện trở cuộn dây: R = 25Ω - Chiều cao dây quấn: h = 22,5mm - Đường kính dây quấn: d = 0,25mm - Tổng chiều dày dây quấn và giấy: f=1,4mm Với các thông số quan sát được như trên, tính toán các thông số thiết kế của cuộn dây như sau: - Tổng chiều dài dây quấn: - Số lượt quấn: k = 4 - Số vòng dây/1 lượt quấn: Các thông số chọn trong quá trình quấn thử nghiệm: - Chiều dày giấy cách điện: dg = 0.,1 (mm) - Số lớp giấy cách điện: kg = 4 (lớp) - Tổng chiều dày giấy cách điện: fg = 0,45 (mm) - Chiều dày dây quấn: t = 1 (mm) - Hệ số điền đầy dây quấn: Các yêu cầu đối với dây quấn: - Độ dày dây quấn và cách điện: 1,4mm ± 0,05mm - Đường kính trong dây quấn: 60mm ± 0,05mm - Dây quấn được tẩm epoxy đồng đều, rắn chắc - Epoxy ngấm đều trong giấy và dây quấn để đảm bảo khả năng chịu lực b. Phương pháp quấn dây LTS: Ban biên tập ấn phẩm Khoa học Công nghệ Điện xin giới thiệu giải pháp “Thiết kế, chế tạo và tích hợp cuộn dây van tỷ lệ AA002E hệ thống điều tốc tổ máy” do tác giả Nguyễn Ngọc Duy của Công ty Thủy điện Sơn La thực hiện, giúp nâng cao độ ổn định, tin cậy cho hệ thống van điều tốc tổ máy, tiết kiệm chi phí và chủ động được vật tư khi hư hỏng. Bài và ảnh: Nguyễn Ngọc Duy, Công ty TĐ Sơn La 30 lý các tuyến đường dây. Trừ một vài trường hợp ngoại lệ, cường độ trường điện ở độ cao 1,5m so với mặt đất không được lớn hơn 4kV/m, và theo đó, việc tăng chiều cao cột điện hoặc phá bỏ nhà ở sẽ được quyết định theo cân nhắc kinh tế. 2.4.4 Kiểm soát tiếng ồn nghe thấy được trong trạm biến áp: Tiếng ồn của máy biến áp và cuộn kháng hoạt động là các nguồn tiếng ồn chính trong trạm biến áp UHV xoay chiều. Tiếng ồn lan ra ngoài trạm biến áp chủ yếu do các cuộn kháng song song bởi vì các cuộn kháng này nằm gần tường bao trạm biến áp hơn. Do vậy đối với các dự án UHV xoay chiều ở Trung Quốc, nỗ lực chính nhằm kiểm soát tiếng ồn từ các cuộn kháng song song. Công nghệ “trong hộp” (“Box-in”) có các cuộn kháng song song được bọc hoàn toàn trong vỏ bọc âm học là biện pháp chính nhằm giảm tiếng ồn của các cuộn kháng song song. Vỏ bọc âm học là một kết cấu composit nhiều lớp bằng vật liệu thép tấm chống rung, vật liệu sốp cách âm, và thép mạ kẽm có lỗ, có tính năng cách âm tốt. Các kết quả đo tiếng ồn bên trong và bên ngoài hệ thống lắp đặt “Box-in” cho thấy mức giảm âm có thể đạt 18,8dB(A) sau khi áp dụng công nghệ “Box-in”. Bằng cách áp dụng công nghệ “Box-in” cho các cuộn kháng song song, mức tiếng ồn gần đường biên trạm biến áp UHV nằm trong giới hạn thân thiện với môi trường. Biên dịch: Khắc Bình Theo “Theo “Ieeexplore” Công ty Mita-Teknik (Đan Mạch) ra mắt hộp công cụ tải trọng và điều khiển mới nhằm tối ưu hóa công tác thiết kế và tính toán tải trọng cho các tuabin gió thuộc mọi kích cỡ. Sử dụng hộp công cụ này có thể giảm tới 90% công tác thiết kế. Mita-Teknik, công ty cung cấp công nghệ tiên tiến cho thị trường năng lượng tái tạo, cho biết MiLaCtool là hệ thống tính toán tải trọng độc lập duy nhất cho phép khách hàng dễ dàng thực hiện các mô phỏng tiên tiến. MiLaCtool tối ưu hóa tất cả các thao tác thực hiện trong các lần lặp lại thiết kế tuabin gió, và cung cấp một cái nhìn tổng thể hoàn chỉnh về sự phụ thuộc và tác động của tất cả các tải trọng lên tuabin gió. Ngày nay người ta tập trung đáng kể vào chi phí năng lượng quy dẫn. MiLaCtool, kết hợp với các thuật toán điều khiển tiên tiến của Mita-Teknik, cho phép các đối tác tối ưu hóa hơn nữa quy trình thiết kế, giúp tiết kiệm chi phí đáng kể. Hộp công cụ mới này cho phép các kỹ sư thiết kế và đánh giá kết quả từ các tính toán tải trọng nhanh hơn trước đây, nhờ đó tối ưu hóa quy trình thiết kế và giảm thời gian từ hai tuần xuống chỉ còn một ngày. Hệ thống này cung cấp một cái nhìn hoàn chỉnh về tải trọng và các yếu tố phụ thuộc, đảm bảo thiết kế tuabin bền vững và tối ưu. Mita-Teknik có nhiều bằng sáng chế về các thuật toán điều khiển tiên tiến. Kết hợp các sáng chế này với MiLaCtool, Mita-Teknik đã tạo ra giải pháp điều khiển tiên tiến nhất, đảm bảo tính năng tối ưu và tối ưu hóa tải trọng lên các tuabin gió trên bờ cũng như ngoài khơi. Biên dịch: Chu Hải Yến Theo “T&D World”, số 12/2018 HỘP CÔNG CỤ TẢI TRỌNG VÀ ĐIỀU KHIỂN MỚI DÙNG CHO THIẾT KẾ TUABIN GIÓ Hộp công cụ và điều khiển cho công tác thiết kế và tính toán tải trọng các tuabin gió (Ảnh st) SÁNG KIẾN KỸ THUẬT 33 KHCN Điện, số 1.2019 SE_ERR với sự thay đổi của VA_OSP để điều chỉnh được chuẩn hơn. Khi điều chỉnh VA_OSP mà sự thay đổi của SE_ERR không nhiều thì phải tăng Kp lên. Thay đổi giá trị OR để đánh giá theo chiều giảm độ mở. Tiếp tục quá trình như trên cho đến khi SE_ERR thỏa mãn cả hai chiều thì chốt giá trị Kp và VA_OSP. Kp có giá trị lúc xuất xưởng là 33 nên chọn không quá xa giá trị này. Sau khi chọn lại được các thông số mới cho bộ điều chỉnh ứng với van mới, tiến hành thử đáp ứng của hệ thống từ 0 đến 100% độ mở cánh hướng theo cả chiều tăng và chiều giảm, kiểm tra lại thời gian đóng mở cánh hướng. Giá trị này phải đúng theo giá trị thiết kế và đường đặc tính đóng mở phải tuyến tính theo thời gian. B. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA GIẢI PHÁP 1. Lĩnh vực mà giải pháp có thể áp dụng Giải pháp này được sử dụng trong công tác sửa chữa các van tỷ lệ của hệ thống điều tốc do Alstom sản xuất. Ngoài ra có thể áp dụng phương pháp lựa chọn các thông số của bộ điều chỉnh để hiệu chỉnh khi thay thế hoặc sửa chữa các van trong mạch vòng điều chỉnh của hệ thống như các bộ điều khiển UPC, SPC, van AA001D. 2. Các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp Để áp dụng giải pháp này, người công nhân hoặc kỹ sư cần có trình độ, tay nghề tốt, kiến thức về lý thuyết điều khiển tự động và được thử nghiệm trên mô hình trước khi tiến hành. C. HIỆU QUẢ DỰ KIẾN VÀ GIÁ TRỊ LÀM LỢI KHI ÁP DỤNG GIẢI PHÁP 1. Hiệu quả dự kiến - Tiết kiệm chi phí mua van mới; - Tăng tuổi thọ và nâng cao độ tin cậy cho van; - Thời gian sửa chữa van khoảng 1 tuần, so với thời gian mua van mới khoảng 6 đến 12 tháng; - Không lệ thuộc vào hãng và chuyên gia của hãng. 2. Tính toán giá trị làm lợi Giá trị làm lợi khó có thể tính toán một cách chính xác. Có thể tạm tính như sau: - Chi phí mua van AA002E mới: 740.000.000đ - Chi phí sửa chữa van: Khoảng 10.000.000đ - Giá trị làm lợi cho một lần áp dụng: Khoảng 730.000.000đ Triển khai trạm di động điều khiển dòng công suất Smart Wires giúp công ty điện lực thực hiện các dự án quan trọng về cải tạo, xây dựng và bảo trì đúng thời gian và trong phạm vi ngân sách. Công cụ này cho phép và mở rộng các khoảng thời gian cắt điện và giảm số ngày không “can thiệp” và các lần tái huy động đội thợ sửa chữa. Như vậy có nghĩa là công ty điện lực có thể hoàn thành công việc của mình an toàn hơn, dễ dàng hơn và nhanh hơn. Cắt điện để thực hiện công việc trên một đường dây nhiều khi có thể gây ra rắc rối (ví dụ như quá tải) ở nơi khác trên lưới điện, do vậy các công ty điện lực không thể cắt điện trong thời gian đủ dài. Giải pháp trạm di động Smart Wires có thể được triển khai tạm thời trên các đường dây quá tải để tăng trở kháng mạch và đẩy công suất sang các đường dây ít được sử dụng hơn. Điều này giải quyết tình trạng quá tải và giúp công ty điện lực có nhiều thời gian hơn để thực hiện công việc. Trạm di động này phát huy lợi thế công nghệ điều khiển dòng công suất Smart Wires đã được chứng minh trong một trạm đã được tối ưu hóa, giúp lắp đặt và dễ dàng triển khai nhanh chóng trong vòng 8 giờ. Biên dịch: Nguyễn Thị Dung Theo “T&D World”, số 12/2018 GIẢI PHÁP DI ĐỘNG (Ảnh st) 32 SÁNG KIẾN KỸ THUẬT - Gia công cốt cuộn dây - Quấn giấy cách điện lên cốt và tẩm sơ bộ epoxy để định hình khung dây quấn. - Quấn dây theo các thông số tính toán. Trong quá trình quấn cần tẩm epoxy cho các lớp dây phía trong. Để hạn chế epoxy đông cứng sớm, cần gia nhiệt bằng cách kết hợp quạt sấy và đưa dòng 1A vào dây trong quá trình quấn để duy trì nhiệt độ khoảng 60oC, cuộn dây sẽ ngấm đều và chắc chắn hơn. - Cuộn dây sau khi quấn sẽ được tẩm epoxy lần cuối, duy trì và giảm nhiệt từ từ, tránh biến dạng. - Sau khi quấn hoàn chỉnh, cuộn dây phải đảm bảo hệ số lấp đầy dây quấn (tổng chiều dày nhỏ hơn 1,4mm. c. Thiết kế dây kết nối giữa cuộn dây và phần tĩnh - Do cuộn dây liên tục dịch chuyển nên cần dây nối mềm nối từ mạch cố định vào cuộn dây. Phần dây nối mềm này đã từng bị đứt tại điểm hàn nên cần được thiết kế lại bằng cách chuyển hướng của phần cố định theo hướng trục để giảm lực cắt lên dây nối của phần dây mềm và dây cứng. d. Thử nghiệm khả năng chịu đựng của van Sau khi quấn dây đạt yêu cầu, lắp cuộn dây vào van và thử nghiệm khả năng chịu tải của cuộn dây bằng cách sử dụng nguồn 24VDC và mạch đảo chiều với chu kỳ 2 giây, đặt vào van, duy trì liên tục trong 24h. Trong quá trình hoạt động, kiểm tra nhiệt độ van, nhiệt độ này không cao hơn 60oC. Khi kết thúc thử nghiệm, kiểm tra lại kết cấu của cuộn dây không bị xé khỏi khung giấy là đảm bảo yêu cầu. e. Tích hợp van sau khi thiết kế vào hệ thống Để van mới sau khi thiết kế làm việc ổn định, bám sát giá trị đặt của độ mở cánh hướng, độ quá điều chỉnh nhỏ, đặc tính đóng/mở của servomotor tuyến tính, cần điều chỉnh lại các thông số trong hàm truyền của hệ thống điều tốc. Các thông số cần điều chỉnh gồm: Điện áp điều chỉnh không tải, RTA, VA_KP, VA_OSP, KP, TI. Các bước tiến hành như sau: + Đưa toàn bộ hệ thống vào chế độ vận hành thử nghiệm, sử dụng máy tính có phần mềm Tsoft kết nối tới hệ thống TSLG của hệ thống điều tốc. + Vào View→ Oscilloscope. Chọn các điểm đo sau: (TSLGN0/SPC) SE_POS, SE_SETP, SE_ERR, VA_POS, VA_ SETP, VA_ERR, ACT_CTR + Phần giá trị, chọn các thông số: + Chỉnh điện áp điều chỉnh không tải: Đặt các thông số KP = 0, VA_KP = 1, RTA = 0, VA_OSP = 0,01, sau đó quan sát SE_POS. Khi SE_POS bắt đầu tăng (servomotor bắt đầu dịch chuyển), ghi lại giá trị VA_OSP, sau đó giảm từ từ giá trị này và quan sát khi SE_POS bắt đầu đảo chiều, cài giá trị VA_POS bằng giá trị trung bình của hai trường hợp này rồi tiến hành đo điện áp đầu ra của bộ SPC tới van AA002E. Nếu giá trị này nằm trong khoảng 2-3V là đạt yêu cầu. Trường hợp lớn hơn, điều chỉnh vít lục giác trên van AA002E theo hướng giảm lực căng của lò xo hãm, sau đó lặp lại bước chọn giá trị VA_OSP như trên cho đến khi điện áp ra của bộ SPC đạt yêu cầu. + Điều chỉnh VA_KP: Chọn KP = 0, VA_KP = 1, RTA = 0, VA_OSP = 0. Thay đổi giá trị VA_OSP từ 0 đến 0,3 và ngược lại. Quan sát trên đồ thị đường VA_POS, đường dịch chuyển của van phân phối chính. Nếu thấy đáp ứng của nó tương đối nhanh và bám theo sự thay đổi VA_OSP là được. Để tăng tốc độ đáp ứng của đường VA_POS, tăng giá trị VA_KP nhưng phải đảm bảo không xảy ra quá điều chỉnh. Sau đó xác nhận giá trị VA_KP. Các giá trị TD, KD của vòng phản hồi vị trí van MDV được tính tự động. + Điều chỉnh RTA: Chọn chế độ Local Manual/Enable/ SPC01 OR: On/ Đặt một giá trị bất kì (10 chẳng hạn). Đọc giá trị ACT_CTR trên bảng Test Points, lấy giá trị này cho RTA, tức là RTA = ACT_CTR. Thực tế giá trị này nằm trong khoảng 0,18 đến 0,25. + Điều chỉnh VA_OSP: Chọn giá trị bất kỳ cho Kp. Chọn chế độ Local Manual/Enable/SPC01 OR: On/Đặt một giá trị bất kì (10% chẳng hạn). Đọc giá trị VA_POS, lấy giá trị này cho VA_OSP, tức là VA_OSP = VA_POS. + Điều chỉnh Kp: Chọn chế độ Local Manual/Enable/ SPC01 OR: On/ Đặt một giá trị bất kì (10 chẳng hạn). Chọn Kp một giá trị bất kì, giả sử ta chọn bằng 10. Quan sát giá trị SE_ERR trên bảng TestPoints. Thay đổi giá trị OR lên 20 để đánh giá theo chiều tăng độ mở. Điều chỉnh giá trị tham số Kp và VA_OSP sao cho SE_ERR rất nhỏ là được (đạt được 10-4 hoặc nhỏ hơn) chú ý xu hướng thay đổi của System Board Mnemonic Value TSLGN0 SPC01 KP TSLGN0 SPC01 RTA TSLGN0 SPC01 VA_KP TSLGN0 SPC01 VA_OSP Địa chỉ: Tầng 15, tháp A, tòa nhà EVN, 11 Cửa Bắc, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: 04.66946700 / 04.66946733 - Fax: 04.37725192 Email: evneic@evn.com.vn / tapchidienluc@gmail.com
File đính kèm:
- khoa_hoc_cong_nghe_dien_so_1_nam_2019.pdf