Khảo sát sự tác động của đại dịch Covid-19 đến thị trường chứng khoán Việt Nam
Tưởng chừng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc năm 2019 dịu đi sẽ thúc đẩy nền
kinh tế ổn định trở lại thì đại dịch COVID-19 xuất hiện vào đầu năm 2020 đã giáng một đòn
nặng nề, không chỉ tác động đến sức khỏe của con người mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến
nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành tìm kiếm
số liệu, phân tích những thông tin và nhận thấy rằng, kinh tế Việt Nam 2020 đã có những biến
động khó lường không như dự báo năm trước đó. Thị trường chứng khoán tưởng chừng sẽ sụt
giảm nghiêm trọng theo nhịp điệu chung của thế giới nhưng một sự thật hoàn toàn ngược lại
đang diễn ra khi các chỉ số đều có dấu hiệu trái chiều không chỉ trong năm nay mà dự báo là
những năm kế tiếp. Đến thời điểm hiện tại, COVID-19 đã lan rộng ra toàn châu Á, châu Âu,
Bắc Mỹ và các châu lục khác. Tuy nhiên, với các số liệu vẫn tiếp tục tăng mạnh và chưa có dấu
hiệu dừng lại thì khó có thể có một dự đoán chính xác về xu hướng biến động của nền kinh tế
giữa đại dịch trong tương lai.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát sự tác động của đại dịch Covid-19 đến thị trường chứng khoán Việt Nam
ng khoán bởi thị trường này còn có động thái hưng phấn, điển hình là liên hoàn ngày lập đỉnh với chỉ số S&P 500. Đối lập với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, số ca nhiễm ngày càng tăng cao, nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề ở nhiều mặt thì biến động trên thị trường chứng khoán vẫn rất nhỏ và có những bước đi xa rời với nền kinh tế, thậm chí có thể gọi là “sống khỏe” khiến rủi ro càng gia tăng. Trên thực tế, các nhà đầu tư đang mang tâm lý lạc quan khi Quốc hội Mỹ thông qua gói hỗ trợ 2.000 tỷ USD. Các tập đoàn lớn niêm yết trên Sàn Giao dịch New York sẽ dễ dàng tiếp cận vốn vay trong gói kích thích của Fed. Các nhà đầu tư chứng khoán đang đặt cược rằng, Fed sẽ bảo lãnh cho họ khỏi mọi thiệt hại mà đại dịch COVID-19 có thể gây ra cho lợi nhuận của công ty và nền kinh tế thế giới. Bởi lẽ, nếu FED hạ lãi suất một hoặc hai lần thì thị trường chứng khoán lại tăng điểm, bất chấp các công ty có kinh doanh tại Trung Quốc hoặc các quốc gia bị ảnh hưởng khác phải ngừng sản xuất hoặc giảm doanh thu. Đây là câu chuyện hợp lý nhưng cũng đặt ra vấn đề về định giá trên thị trường tài chính. Khi cuộc chiến thương mại và các yếu tố toàn cầu khác dường như có nguy cơ khiến nền kinh tế Mỹ chậm lại thì Fed đã cắt giảm lãi suất cơ bản ba lần. Việc cắt giảm lãi suất đã tác động rõ đến thị trường tài chính, giúp cho thị trường hồi phục sau một số biến động mùa hè. Hiện nền kinh tế Mỹ vẫn đang đi lên. Do đó, các ông lớn có đủ lực để vượt qua cơn bão kinh tế, thậm chí sẽ chiếm thị phần lớn hơn, đạt lợi nhuận cao hơn sau dịch COVID-19. Những diễn biến vừa qua của thị trường phố Wall cho thấy các nhà đầu tư kỳ vọng nền kinh tế Mỹ sẽ phục hồi nhanh chóng sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát. Khi sự hưng phấn qua đi, các nhà đầu tư nhìn nhận cộng đồng doanh nghiệp nói chung đối mặt với những khó khăn kéo dài thì tâm lý đám đông có thể sẽ chuyển từ hưng phấn sang bi quan và làn sóng bán ra cổ phiếu có thể lặp lại. Bảng 6. Kết quả hồi quy tỷ suất sinh lợi của thị trường chứng khoán Mỹ (S&P 500) theo các biến giả ứng với sự kiện COVID-19 DailyRETURNS Estimate Std. Error P-value T-stats DATE21thJAN -0.208 0.52 0.69 -0.4 DATE3rdMAR 0.105 0.402 0.794 0.262 DATE12thMAR 0.402 0.39 0.303 1.032 DATE16hMAR 0.426 0.387 0.272 1.101 DATE23thMAR 0.803 0.378 0.035* 2.124 DATE18thMAY 0.335 0.384 0.384 0.873 *,**,***: có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5%, 1% KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 518 Trong đó: DATE21thJAN: Mỹ công bố ca nhiễm COVID-19 đầu tiên. DATE3rdMAR: DATE12thMAR: Mỹ xác nhận trường hợp tử vong đầu tiên do nhiễm COVID-19. DATE12hMAR: WHO tuyên bố đại dịch toàn cầu. DATE16thMAR: Tổng thống Mỹ kêu gọi giãn cách xã hội. DATE23thMAR: Tổng thống Donald Trump tuyên bố tình trạng thảm họa đối với bang California. DATE18thMAY: Công ty Dược phẩm Moderna tại Mỹ thông báo quá trình thử nghiệm giai đoạn 1 của vắc-xin COVID-19 do hãng này nghiên cứu cho kết quả “tích cực”. Trong bảng kết quả này, ngày 23/3/2020, tại Mỹ, số ca nhiễm COVID-19 được xác nhận là 31,573 ca. Trường hợp nhiễm bệnh được phát hiện trong ngày là 16,354 người, tăng 16,354 ca so với ngày trước đó, số người chết do nhiễm bệnh là 201 người. Thêm Maryland, Indiana, Michigan và Massachusetts, số bang tại Mỹ áp dụng hạn chế đi lại với người dân để kiểm soát dịch COVID-19 hiện là 13/50. Các thượng nghị sĩ Dân chủ và Cộng hòa cho rằng, họ sắp đạt được thỏa thuận về gói kích thích kinh tế 2.000 tỷ USD nhằm hỗ trợ tài chính cho người dân Mỹ mất việc và các ngành chịu áp lực. Tất cả những điều này đã tạo đà tăng điểm cho chứng khoán Mỹ. Như đã nói ở trên, chúng ta có thể thấy rõ những động thái từ phía Chính phủ đã làm cho các nhà đầu tư càng thêm tin tưởng rằng, hàng nghìn tỷ USD của Bộ Tài chính Mỹ và Fed sẽ bảo vệ thành công nền kinh tế trong thế trận diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 cùng với số ca nhiễm ngày một tăng cao. Việc so sánh mức độ tăng trưởng của hai thị trường ở hai đẳng cấp khác nhau đã mang tính tương đối. Một thị trường cận biên như Việt Nam không thể so kè với thị trường phát triển như Mỹ. Trong điều kiện bình thường, biến động trên thị trường Mỹ thường mang tính chỉ dẫn cho tất cả thị trường khác. Điều đặc biệt hơn, dịch COVID-19 đã tạo ra bối cảnh không giống nhau giữa các quốc gia, khi những chính sách kích thích kinh tế ở quy mô và cách thức khác nhau có tác động rất lớn đến thị trường tài sản nói chung, trong đó có thị trường chứng khoán. Nhưng có một điểm tương đồng rất rõ giữa thị trường chứng khoán Mỹ và Việt Nam là cả hai đều đang đi ngược với những con số thảm hại của nền kinh tế trong thời kỳ dịch bệnh diễn biến căng thẳng. Mặc cho cơn đại dịch đã tàn phá nền kinh tế ở mọi mặt thì các con số chứng khoán dù vẫn bị chi phối nhưng biến động không lớn. Xu thế tăng vừa qua dựa trên giả định cơ sở là dịch bệnh sẽ sớm được khống chế và mọi thứ trở lại quỹ đạo cũ trong thời gian ngắn. Tuy vậy, dù là những biến động trên thị trường Mỹ hay các sự kiện bùng nổ từ COVID-19 cũng không đặt áp lực nhiều lên thị trường chứng khoán trong nước, các nhà đầu tư hiện nay đã điềm tĩnh hơn rất nhiều, dòng tiền đầu tư cũng không bị yếu đi mà còn trở nên mạnh mẽ hơn, những tác động bên ngoài chỉ ở mức độ vừa phải hài hòa với thị trường Việt Nam. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển 519 4.2.2.2. So sánh với thị trường chứng khoán Trung Quốc Bảng 7. Kết quả hồi quy đơn tỷ suất sinh lợi của ShangHai Composite theo các biến của COVID-19 DAILY RETURNS Estimate Std. Error P-value T-stats TOTAL.INFECTEDCASES -1.60E-04 5.46E-05 0.00387** -2.929 DAILY.INFECTEDCASES -1.35E-04 8.69E-05 0.122 -1.556 TOTAL.DEATHS -0.0004646 0.0010385 0.6552 -0.447 DAILY.DEATHS 2.48E-05 9.55E-04 0.9794 0.026 TOTAL.RECOVEREDCASES -8.46E-05 1.18E-04 0.4754 -0.716 *,**,***: có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5%, 1% Bảng 7 cho thấy các tác động khác nhau của các chỉ số về dịch bệnh đến tỷ suất sinh lợi của thị trường Trung Quốc. Có thể thấy rằng, sự tác động của tổng số ca nhiễm lên tỷ suất sinh lợi có ý nghĩa thống kê với một mối tương quan nghịch. Điều này có nghĩa tỷ suất sinh lợi trên thị trường Thượng Hải rất nhạy cảm với sự gia tăng của tổng số người nhiễm COVID-19 trong nước. Cụ thể hơn, khi tổng số ca nhiễm tăng thêm 1.000 ca thì tỷ suất sinh lợi của ShangHai Composite giảm 0.16%, bỏ qua sự tác động của các biến khác. Mặt khác, các kết quả cho thấy, dường như không có mối liên hệ giữa các biến độc lập còn lại đến tỷ suất sinh lợi. Bảng 8. Kết quả hồi quy đơn biến tỷ suất sinh lợi của ShangHai Composite theo các sự kiện nổi bật trong giai đoạn bùng phát dịch COVID-19 DAILY RETURNS Estimate Std. Error P-value T-stats DATE21thJAN -0.1422 0.2906 0.6253 -0.489 DATE23thJAN -0.08477 0.28352 0.7653 -0.299 DATE3rdFEB 0.02508 0.28026 0.9288 0.089 DATE28thFEB 0.05002 0.24026 0.8353 0.208 DATE12thMAR 0.08521 0.23059 0.7122 0.37 Trong đó: DATE21thJAN: Một ngày sau khi Trung Quốc xác nhận có sự lây nhiễm virus giữa người với người. DATE23thJAN: Trung Quốc tuyên bố đóng cửa thành phố Vũ Hán. DATE3rdFEB: Chứng khoán bị bán tháo do mối lo ngại về tình hình dịch bệnh đang lan rộng tại Trung Quốc sau đợt di chuyển của người dân gia tăng trong kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán. DATE28thFEB: WHO nâng cao cảnh báo về nguy cơ lây nhiễm và ảnh hưởng của dịch lên mức rất cao ở mức độ toàn cầu. DATE12thMAR: Sau khi WHO tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu vào tối ngày 11/3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 520 Các kết quả ở Bảng 8 cho thấy tại Trung Quốc, ngày 21/01/2020 là thời điểm bắt đầu một chuỗi ngày bùng phát nhanh chóng các trường hợp nhiễm bệnh, cũng trong ngày này, Cơ quan y tế quốc gia Trung Quốc xác nhận có sự lây nhiễm virus giữa người với người. Cho đến ngày 23/01/2020, số ca nhiễm không ngừng gia tăng khiến cho chính quyền nước này lần đầu tiên tuyên bố đóng cửa thành phố Vũ Hán với hơn 11 triệu dân. Đến đầu tháng 2/2020, ngày 03/02/2020 thị trường chứng khoán Trung Quốc bị bán tháo do mối lo ngại về tình hình dịch bệnh đang lan rộng sau đợt di chuyển của người dân gia tăng trong kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán. Đến cuối tháng 2, hình tình diễn biến ngày một phức tạp, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nâng mức cảnh báo về nguy cơ lây nhiễm và ảnh hưởng của dịch lên mức rất cao ở cấp độ toàn cầu vào ngày 28, sau đó tuyên bố COVID-19 trở thành đại dịch toàn cầu vào ngày 11/03/2020. Tuy nhiên, dựa vào kết quả hồi quy ở Bảng 3, các sự kiện trên đều cho giá trị cao hơn mức ý nghĩa. Điều này cho thấy, các sự kiện về lâu dài không thể hiện sự ảnh hưởng rõ nét lên tỷ suất sinh lợi của thị trường Thượng Hải. Có thể giải thích đây là do tâm lý của nhà đầu tư khi đã dần quen với tác động của COVID-19 đến hoạt động của các doanh nghiệp trong khoảng thời gian dài. Qua các kết quả hồi quy, tỷ suất sinh lợi ở thị trường Trung Quốc bị tác động bởi tổng số ca nhiễm trong nước, ngược lại, biến này không gây ra tác động nào đến thị trường Việt Nam. Thay vào đó, tỷ suất sinh lợi của VN-Index lại khá nhạy cảm với số ca nhiễm tăng lên hằng ngày và có một sự ảnh hưởng tích cực từ tổng số ca hồi phục trong nước. Điều này có thể giải thích bởi quy mô của số ca nhiễm bệnh và mức độ bùng phát dịch ở hai quốc gia, Việt Nam cho thấy một dấu hiệu kiểm soát dịch bệnh tốt hơn dẫn đến sự lạc quan trong tâm lý các nhà đầu tư. 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Chứng khoán thế giới trong thời kỳ COVID-19 chịu tác động bởi hai yếu tố: thứ nhất là sự bùng phát và tăng đột ngột về số ca nhiễm và số ca tử vong COVID-19 trong ngắn hạn, thứ hai là nền tảng phát triển vững chắc của kinh tế Mỹ trong dài hạn. Trước dịch COVID-19, chứng khoán Việt Nam là một thị trường ổn định, an toàn cho các nhà đầu tư. Ngay cả khi sau dịch, mặc dù có những giai đoạn biến động giá giảm gần như gấp đôi so với trước dịch nhưng điều này hoàn toàn không gây tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư. Bằng chứng là tỷ suất sinh lợi biến động cực kỳ thấp, chỉ giảm nhẹ... Điều này cho thấy, không thể đánh giá biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua ảnh hưởng COVID-19, một trong những nguyên nhân có thể là do công tác kiểm soát, phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả của Chính phủ Việt Nam. Bên cạnh đó, chứng khoán Trung Quốc cũng biến động bởi tổng số ca nhiễm trong ngày từ những ngày đầu nhưng về lâu về dài lại ngày càng cho thấy sự ổn định của tỷ suất sinh lợi và sự bình thản trong tâm lý nhà đầu tư. Ngược lại, mặc dù Mỹ là một nước được xếp vào nhóm có số ca nhiễm và số ca tử vong nằm trong top đầu nhưng thị trường chứng khoán ở đây lại phát triển vô cùng khả quan, đi ngược lại với những con số tăng lên không ngừng của COVID-19. Điều này cho thấy rằng, “ông lớn” Mỹ hoàn toàn có đủ sức để vượt qua sự tấn công của cơn bão COVID-19. Mỹ không chỉ làm chủ được thị trường của mình mà còn chi phối dường như toàn bộ thị trường thế giới. Vấn đề này vừa phụ thuộc vào nền tảng vượt trội của nền kinh tế Mỹ trong suốt nhiều thập kỷ qua, vừa chịu ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ kích thích hàng nghìn tỷ đô-la của FED khi có biến cố xảy ra. Nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề ở nhiều mặt thì cuối KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển 521 cùng biến động thị trường chứng khoán vẫn rất nhỏ, COVID-19 có thể xem như một cú sốc bình thường trong vô vàn cú sốc trước đây đã từng tác động lên thị trường chứng khoán thế giới. Nhằm thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển ổn định, bền vững, chúng ta cần vạch ra các hướng giải quyết, biện pháp điều hành thị trường chứng khoán trong thời gian tới. Đầu tiên là cần tập trung vào các mục tiêu chính như ổn định tâm lý của nhà đầu tư trước sự trái chiều của thị trường chứng khoán Việt Nam so với thế giới. Theo dõi sát các biến động về dòng vốn của nhà đầu tư nước ngoài để có những giải pháp, chính sách kịp thời, phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng, tập trung triển khai các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ hạng Frontier market lên hạng Emerging market trên bảng xếp hạng MSCI và FTSE. Đẩy mạnh phát triển công nghệ số, công nghệ tài chính mới (Fintech), mở tài khoản trực tuyến (e-contract); xác thực khách hàng trực tuyến (EKYC)... và nghiên cứu triển khai số hóa đối với các tài sản tài chính trên thị trường chứng khoán. Điều này sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề bất cập, đặc biệt là trong mùa dịch COVID-19. Bên cạnh đó, cũng cần xem xét áp dụng các biện pháp nhằm tối đa hóa nhu cầu của khách hàng như: tính thanh khoản của thị trường, nới rộng danh mục margin, giao dịch trong ngày, các sản phẩm mới như chứng quyền bán, rút ngắn thời hạn xử lý thủ tục hành chính trong lĩnh vực chứng khoán để việc mua bán, giao dịch chứng khoán trở nên nhanh gọn và dễ dàng hơn bao giờ hết. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Al-Awadhi, A.M., Al-Saifi, K., Al-Awadhi, A., Alhamadi, S., (2020), Death and contagious infectious diseases: Impact of the COVID-19 virus on stock market returns, Journal of Behavioral and Experimental Finance, 27, 100326. 2. Ali, M., Alam, N., & Rizvi, S.A.R., (2020), Coronavirus (COVID-19) - An epidemic or pandemic for financial markets, Journal of Behavioral and Experimental Finance, 27, 10034. 3. Antonakakis, N., Chatziantoniou, I., Filis, G., (2013), Dynamic co-movements of stock market returns, implied volatility and policy uncertainty, Econom. Lett,120, 87 - 92. 4. Vũ Duy Bắc (2020), Những con số đáng chú ý của thị trường tài chính đầu năm 2020, truy cập lần cuối ngày 11 tháng 03 năm 2020, từ <https://tinnhanhchungkhoan.vn/quoc-te/nhung- con-so-dang-chu-y-cua-thi-truong-tai-chinh-dau-nam-2020-317795.html> 5. Chen, X., Chiang, T.C., (2020), Empirical investigation of changes in policy uncertainty on stock returns - Evidence from China’s market, Research in International Business and Finance, 53, 101183. 6. Susie Neilson and Aylin Woodward (2020), A comprehensive timeline of the coronavirus pandemic at 1 year, from China’s first case to the present, retrieved on Dec 25, 2020, from <https://www.businessinsider.com/coronavirus-pandemic-timeline-history-major- events-2020-3> 7. Hoàng Thế Thỏa (2020), Thị trường tài chính thế giới năm 2019 và kỳ vọng, truy cập lần cuối ngày 06 tháng 01 năm 2020, từ : <thi truong tai chinh the gioi nam 2019 va ky vong 06/01/2020> KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 522 8. TTXVN (2020), Kinh tế thế giới lao đao trước dịch COVID-19, truy cập lần cuối ngày 08 tháng 05 năm 2020, từ < te-the-gioi-lao-dao-truoc-dich-covid-19-86488.aspx> 9. Zhenghui, L., Junhao, Z., (2019), Impact of economic policy uncertainty shocks on China’s financial conditions, Finance Research Letters, 35, 101303. 10. https://ourworldindata.org/coronavirus/country/china?country=~CHN 11. https://vn.investing.com/indices/shanghai-composite-historical-data
File đính kèm:
- khao_sat_su_tac_dong_cua_dai_dich_covid_19_den_thi_truong_ch.pdf