Khám phá các yếu tố tinh thần hỗ trợ quá trình phục hồi của người bệnh từ thực tiễn Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lâm Đồng
Mục tiêu nghiên cứu: Quá trình phục hồi của người bệnh đòi hỏi một quá trình chăm sóc toàn diện từ
nhiều nguồn lực liên quan. Việt Nam đang phải đối mặt với những gánh nặng gây ra do bệnh tật như ung
thư, đái tháo đường, tai biến mạch máu não, tim mạch vv. Tai nạn giao thông và chấn thương cũng là
một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người trưởng thành, gây ảnh hưởng tiêu cực liên
quan đến gánh nặng về kinh tế, xã hội và chất lượng sống. Khi trải qua bệnh tật, người bệnh thường trải
nghiệm cảm giác mất kết nối với các nguồn lực hỗ trợ. Bài viết nhằm khám phá các yếu tố tinh thần hỗ
trợ quá trình phục hồi của người bệnh tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lâm Đồng.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, trong đó sử dụng phương pháp nghiên cứu định
tính thông qua 10 câu chuyện từ kinh nghiệm sống – phục hồi của người bệnh tại Bệnh viện Phục hồi
chức năng tỉnh Lâm Đồng, từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2019.
Kết quả: Những yếu tố tinh thần chính được phát hiện trong nghiên cứu này bao gồm: sự kiên trì và tinh
thần trách nhiệm; sự hy vọng, yếu tố tâm linh và sự nâng đỡ cảm xúc cho người bệnh.
Kết luận: Yếu tố tinh thần đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người bệnh tìm ra ý nghĩa của cuộc
sống. Khi đánh giá các yếu tố tinh thần trong thực hành công tác xã hội, nhân viên công tác xã hội cần
có năng lực cũng như sự nhạy cảm về văn hóa, đảm bảo đầy đủ việc thực hiện các nguyên tắc đạo đức
và tiêu chuẩn nghề nghiệp cũng như chú trọng đến yếu tố cá nhân hóa để có thể cung cấp các dịch vụ
phù hợp.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khám phá các yếu tố tinh thần hỗ trợ quá trình phục hồi của người bệnh từ thực tiễn Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lâm Đồng
à hoàn toàn tự nguyện. Người bệnh có thể từ chối trả lời những câu hỏi họ không muốn trả lời và có thể dừng cuộc phỏng vấn bất cứ lúc nào. Những thông tin thu thập được từ các cuộc phỏng vấn được mã hóa để không làm lộ danh tính của người bệnh. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Phần lớn những người trưởng thành đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lâm Đồng là người những người bệnh bị tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, những người bệnh sau phẫu thuật như đứt dây chằng chéo trước chéo sau, bị thoái hóa cột sống cổ, lưng, thoát vị đĩa đệm, những người bệnh bị hội chứng vai gáy, chấn thương như đứt gân, bị gãy bàn chân vv khó khăn chủ yếu về vận động. Với những người bị tai biến mạch máu não nhiều người có bệnh kèm theo như tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu vv Sau khi tham gia điều trị ở tuyến trên, bệnh viện phục hồi chức năng được xem là tuyến cuối để những người bệnh tại đây được điều trị, chăm sóc và phục hồi. Những người bệnh tham gia nghiên cứu trong độ tuổi từ 18 - 70, phần lớn trong số họ điều trị tại bệnh viện do tai biến mạch máu não, 6/10 người bệnh là người trung niên và cao tuổi (độ tuổi từ 55 - 70), số còn lại 4/6 người bệnh trong độ tuổi từ 18 - 35 được nghiên cứu bị tổn thương tủy sống nguyên nhân do tai nạn giao thông và tai nạn lao động và do bị té ngã. Đại đa số những người bệnh lần đầu tham gia điều trị tại bệnh viện họ thường có tâm lý tự ti, mặc cảm, một số người bị căng thẳng, khủng hoảng về tâm lý, khủng hoảng về tình thần và trầm cảm. Với những người bệnh đã điều trị ở đây lâu rồi đã chấp nhận điều trị, và từng bước hòa nhập với cộng đồng vv Mỗi một cá nhân đều có những trải nghiệm và quá trình phục hồi khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh kinh tế, điều kiện gia đình, điều kiện chăm sóc và sự hỗ trợ từ chính sách xã hội. Gregory (6) nhấn mạnh rằng bản thân mỗi con người đều có khả năng tự tìm kiếm sự giúp đỡ, kiểm soát vận mệnh và vượt qua khó khăn của họ. Nguyễn Thị Minh Hiền 92 Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 01-2020) Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.01-2020) Khi tìm hiểu về những yếu tố tinh thần hỗ trợ quá trình phục hồi của người bệnh đang điều trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Lâm Đồng. Chúng tôi nhận ra những yếu tố tinh thần như sự kiên trì và tinh thần trách nhiệm, sự hy vọng, sự lạc quan, yếu tố tâm linh và sự nâng đỡ cảm xúc là những yếu tố chính hỗ trợ quá trình phục hồi. Ngoài những yếu tố trong Glover (4) như sự hy vọng, ý thức tích cực và trách nhiệm bản thân, nghiên cứu này nhấn mạnh thêm yếu tố sự kiên trì và sự nâng đỡ cảm xúc từ gia đình đóng góp cho quá trình hỗ trợ người bệnh phục hồi. Sự kiên trì và tinh thần trách nhiệm Sự kiên trì và tinh thần trách nhiệm là yếu tố quan trọng hỗ trợ người bệnh phục hồi. Chính bản thân người bệnh phải ý thức được họ cần gì? Chính họ biết họ phải trở thành người như thế nào và bản thân phải có trách nhiệm cũng như sự quyết tâm để luyện tập. Đi vấp ngã nhưng cũng cố gắng đứng lên, tôi thường thức dậy sớm để đi bộ. Tôi thường dậy lúc 6 giờ sáng, tôi đi trong nhà trước sau đó mới đi ra ngoài và tôi thường đi bộ khoảng 3h chiều. Ngày nào tôi cũng luyện tập. Tôi rất kiên trì, nếu không tập luyện sẽ bị dính cơ. Nhiều người không chịu nổi họ đành để tay bị cong. (Nam, 64 tuổi, cựu chiến binh). Gia đình, đội ngũ y bác sĩ cũng cho rằng sự kiên trì tập luyện, chiến thắng bản thân, không bỏ cuộc trước nghịch cảnh và hợp tác với bác sĩ sẽ giúp tiến trình hồi phục của người bệnh sẽ hiệu quả hơn. Sự quyết tâm và kiên trì của người bệnh. Người bệnh ở giai đoạn đầu sẽ cảm thấy sốc về mặt tình thần, khi bị bệnh không làm được gì. Có những người bệnh nghe, hiểu được không vận động không nói được sẽ cảm thấy căng thẳng, với những người không kiên trì, buông xuôi sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và phương pháp điều trị. Một trong những điều quan trọng là người bệnh phải tự tập luyện và hợp tác với thầy thuốc. Hiệu quả sẽ không đạt nếu họ buông xuôi, bỏ mặc. (Thảo luận nhóm, NVYT). Với những người bệnh có tinh thần trách nhiệm, họ luôn ý thức tự chăm sóc bản thân để có thể phục hồi một số chức năng của cơ thể một cách tốt nhất. Tôi là một người rất gương mẫu, tôi luôn luôn cố gắng tự làm mọi việc như tự vệ sinh cá nhân. Tôi hỗ trợ con trai trong việc đưa đón cháu đi học và hỗ trợ việc nhà như cắm cơm, quét nhà. Nhà có máy giặt nhưng tôi tự tay giặt đồ để vận động cơ tay. (Nam, 61 tuổi, cán bộ hưu trí). Sự hy vọng Sự hy vọng của người bệnh được xem như là yếu tố gắn liền với quá trình phục hồi. Người bệnh luôn hy vọng và lạc quan vào tương lai cũng như có những kế hoạch tương lai cho bản thân sẽ giúp họ có động lực điều trị. Tính của em cũng lạc quan, em cũng cảm thấy bình thường. Em đã có thể tự lập, nếu không hồi phục hoàn toàn, gia đình cũng có ý định mở một tiệm tạp hóa hoặc tiệm cà phê để cho em làm và em tin mình sẽ làm được. (Nữ, 18 tuổi, người bệnh). Với người bệnh cần được nâng đỡ về tinh thần họ sẽ có thể tìm kiếm được các nguồn lực ý nghĩa như sự hy vọng, tình yêu, hòa bình, sự thoải mái, sức mạnh và sự kết nối. Tinh thần đóng một vai trò rất quan trọng. Bản thân bác sĩ luôn luôn tạo cho người bệnh tinh thần phấn chấn, mình phải luôn tạo cho Nguyễn Thị Minh Hiền 93 Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 01-2020) Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.01-2020) họ tâm lý vui vẻ. Điều trị kết hợp tâm lý rất quan trọng để họ có thể hồi phục bệnh. Ví dụ: Chú cần kiên trì luyện tập, chú cần phải có niềm tin và sự kiên trì thì chú sẽ khỏe và đi lại được. (Thảo luận nhóm, NVYT). Người bệnh dù có được điều trị đúng, kỹ thuật đúng nhưng suy nghĩ tiêu cực cũng ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh và phục hồi: Sự hồi phục của người bệnh do thầy thuốc và người bệnh. Về thầy thuốc phải điều trị đúng, kỹ thuật đúng. Người bệnh phải có tinh thần lạc quan. Cũng một bệnh như vậy nếu người bệnh suy nghĩ tích cực, sẽ hồi phục nhanh những người suy nghĩ tiêu cực sẽ phục hồi chậm. (Thảo luận nhóm, NVYT). Tâm linh Tâm linh đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe cũng như đời sống tinh thần của người bệnh. Việc sống thoải mái, có niềm tin vào điều tốt và suy nghĩ tích cực có được từ tôn giáo, thiền định và cầu nguyện có thể góp phần chữa bệnh và đem đến cảm giác hạnh phúc. Có những người bệnh tìm được ý nghĩa trong cuộc sống thông qua việc đọc sách và cầu nguyện để tìm ra ý nghĩa của cuộc sống: Thời gian rảnh tôi đọc sách cuốn “Quẳng gánh lo đi và vui sống”, điều này giúp tôi có thêm niềm tin và sẵn sàng đón nhận những điều có thể đến trong tương lai. (Nam, 22 tuổi, sinh viên). Họ cũng tìm đến tôn giáo và xem đó như một điểm tựa về tinh thần. Mỗi người bệnh sau khi biết bệnh tình của mình trong lòng khó chấp nhận. Bản thân họ phải biết chấp nhận thực tế đó là mỗi ngày được sống là mỗi ngày vui vẻ, hạnh phúc, không buồn phiền, không thất vọng. Tôi không lập gia đình vì phải nuôi mẹ già. Mẹ tôi mất rồi, bây giờ ở đây một mình lâu lâu em gái vào thăm. Ngày nào tôi cũng đọc kinh cầu nguyện. Cầu nguyện cho tôi sức mạnh về tinh thần để tôi chiến đấu với bệnh tật của mình. (Nữ, 70 tuổi, người bệnh). Yếu tố tâm linh giúp con người luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người bệnh tin vào các thế lực siêu nhiên sẽ giúp họ có thêm sức mạnh, cứu sống họ, bảo vệ họ và giúp họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống cũng như bệnh tật. Có niềm tin mạnh mẽ vào đấng tối cao sẽ tăng cường thêm niềm tin và động lực giúp người bệnh vượt qua được những ảnh hưởng tiêu cực do bệnh tật. Đối với tôi thế giới tâm linh luôn là “một liều thuốc tinh thần” hay “một phép mầu nhiệm”. Tôi luôn tin có Chúa sẽ luôn “che chở, phù hộ” khi tôi tuyệt vọng. Chính ngài là chỗ dựa tinh thần cho tôi. (Nữ, 70 tuổi, người bệnh). Sự nâng đỡ cảm xúc Sự nâng đỡ cảm xúc và hỗ trợ từ gia đình – xem người bệnh là trung tâm của quá trình điều trị – phục hồi. Sự khao khát được sống cùng người thân trong gia đình, sự khao khát được sống hạnh phúc cùng họ cũng giúp hỗ trợ quá trình phục hồi của người bệnh. Chính gia đình và người thân cho họ lòng thương yêu, tin tưởng vào cuộc sống. Người bệnh vì yêu gia đình, yêu thương con cái nên cố gắng ăn uống điều độ, uống thuốc đúng giờ hơn và vui vẻ hơn vì luôn tin tưởng có người thân hỗ trợ bên cạnh. Quá trình phục hồi của người bệnh cần rất nhiều sự hỗ trợ và động viên tinh thần từ người nhà người bệnh. Song song với việc hỗ trợ tài chính, chăm sóc với chế độ dinh dưỡng và kỹ thuật tập luyện phù hợp, chính gia đình người bệnh sẽ giúp họ trở nên Nguyễn Thị Minh Hiền 94 Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 01-2020) Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.01-2020) lạc quan, có động lực phục hồi, phá bỏ những rào cản tâm lý nơi người bệnh. Ngoài sự lạc quan, ý chí, nghị lực sống mạnh mẽ sẽ hỗ trợ quá trình phục hồi của người bệnh tôi cho rằng chính sự quan tâm, chăm sóc tận tình của người thân trong gia đình cũng là liều thuốc nâng đỡ tinh thần người bệnh. Nếu người thân thương yêu, chăm sóc tận tình cho người bệnh không xem người bệnh là gánh nặng thì người bệnh sẽ cảm thấy mọi người quan tâm đến mình nên mình phải cố gắng nhanh hồi phục. (Nam, 64 tuổi, cựu chiến binh). Việc tăng cường yếu tố tinh thần cho người bệnh cũng cần sự hỗ trợ xã hội nhằm giúp người bệnh “tự giúp” và cảm giác được thuộc về cũng như cảm thấy mình là người có giá trị. Người nhà có tâm lý làm thay người bệnh, thể hiện việc chăm sóc của con cái đối với cha mẹ, tạo tâm lý phụ thuộc. Khi một người liệt nửa người nằm một chỗ, nửa bên kia vẫn bình thường. Con cái và người nhà bắt người bệnh phải nằm im để người nhà phục vụ, điều này gây ra tính ỉ lại nơi người bệnh với quan niệm bố mẹ ốm, con cháu phải chăm sóc. Muốn điều trị hiệu quả, người bệnh phải tự luyện tập. Các phản xạ có điều kiện, khi nằm liệt một chỗ, phải vận động. Gia đình người bệnh không nên làm hết mọi việc giúp người bệnh là cần để họ tự làm những việc trong khả năng, tạo điều kiện, động viên họ để họ cảm thấy mình có giá trị. (Thảo luận nhóm, NVYT). BÀN LUẬN Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính được xem là phù hợp khi tìm hiểu về ý nghĩa cuộc sống và khám phá các yếu tố tinh thần hỗ trợ quá trình phục hồi của người bệnh. Khi khám phá các yếu tố tinh thần hỗ trợ người bệnh phục hồi, một số nghiên cứu chỉ ra rằng sự hy vọng chính là trung tâm của quá trình phục hồi. Tuy nhiên, đối với người bệnh tại Bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh Lâm Đồng thì yếu tố kiên trì và tinh thần trách nhiệm cũng như người bệnh nhận được đầy đủ sự hỗ trợ của gia đình mang ý nghĩa tinh thần quan trọng thúc đẩy quá trình phục hồi của họ vì ngoài trách nhiệm với bản thân thì chính sự nâng đỡ cảm xúc và yêu thương của gia đình sẽ tạo thêm cho họ động lực để họ kiên trì và quyết tâm luyện tập để chiến đấu với bệnh tật. Thêm vào đó, trong quá trình đánh giá vấn đề của người bệnh, nhằm giúp xây dựng chiến lược can thiệp toàn diện và hiệu quả cũng như cá thể hóa trong việc cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu và giải quyết các vấn đề của người bệnh, đánh giá các vấn đề của người bệnh cần đánh giá toàn diện dựa trên các khía cạnh sinh - tâm - xã hội. Khi sử dụng khung sinh - tâm - xã hội để đánh giá, nhân viên CTXH cần quan tâm đánh giá các yếu tố tinh thần của người bệnh. Việc đánh giá các yếu tố tinh thần phải được thực hiện trên các nguyên tắc sau: • Đối với một số người bệnh, tinh thần và niềm tin tôn giáo là một khía cạnh riêng tư, thiêng liêng vì thế cần phải được sự đồng thuận từ họ. • Nhân viên CTXH phải có năng lực hiểu về văn hóa của người bệnh để có cung cấp các dịch vụ phù hợp dựa trên nhu cầu của từng cá nhân. • Chú ý những đặc điểm tinh thần nổi bật nhằm tạo sự cam kết cao, tham gia và hợp tác Nguyễn Thị Minh Hiền 95 Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 04, Số 01-2020) Journal of Health and Development Studies (Vol.04, No.01-2020) của người bệnh cũng như nguồn lực liên quan trong quá trình chăm sóc - điều trị - phục hồi. Ngoài ra, nhân viên CTXH cũng cần chú ý đến cách thức cá nhân tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống thông qua việc giúp họ nhận ra giá trị của niềm tin, hy vọng, sự yêu thương cũng như ý nghĩa của cuộc sống. Điều này sẽ góp phần gia tăng hiệu quả điều trị, hỗ trợ phục hồi và cải thiện chất lượng sống của người bệnh. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Tinh thần là một phần của cá nhân và có ý nghĩa duy nhất đặc biệt sau những kinh nghiệm bệnh tật và sự phục hồi. Sự hy vọng, niềm tin tôn giáo, sự kiên trì và sự nâng đỡ cảm xúc cho người bệnh chính là trung tâm của quá trình đó. Công tác xã hội là một nghề chuyên nghiệp nhằm trợ giúp những đối tượng có nhu cầu thông qua những kỹ năng và phương pháp đặc thù trong CTXH. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, dựa trên quan điểm thế mạnh, nhân viên CTXH giúp người bệnh nhận ra những giá trị riêng, giúp phát huy tiềm năng của họ, gia đình và cộng đồng trong việc giải quyết vấn đề. Với vai trò biện hộ, kết nối, nhân viên CTXH cũng có thể đại diện cho người bệnh nhằm đảm bảo họ tiếp cận được những chính sách trợ giúp xã hội, đảm bảo quyền trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế và dịch vụ xã hội một cách bình đẳng, tăng quyền cho người bệnh thông qua các chương trình tái hòa nhập cộng đồng. Chú trọng đến các yếu tố tinh thần và sự phục hồi toàn diện phải thông qua một quá trình can thiệp với sự tham gia đầy tình thương và trách nhiệm của những người liên quan trong việc chăm sóc người bệnh. Mọi người đều có quyền của mình, có giá trị và cần phải được tôn trọng và đối xử một cách công bằng như tác giả Robert Baland và cộng sự (4) chia sẻ “nơi nào có mối quan hệ chuyên nghiệp được đánh dấu bằng sự tôn trọng và lòng vị tha thì nơi đó sẽ có sự biến đổi”. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. World Health Organization (2006), Constitution of the World Health Organization – Basic Document. www.who.int. 2. Miley, K. (1992) Religion and Spirituality as Social Work Concerns. Paper presented at the Midwest Biennial Social Work Conference. 3. Sarah Gehlert, Teri Browne (2012), Handbook of Health Social Work, John Wiley &Sons, Inc., Hoboken, New Jersey. 4. Robert Bland, Noel Renouf, Ann Tullgren (2009), Social Work Practice in Mental Health, Australia. 5. Rolheiser, R. (1998), Seeking Spirituality, Hodder & Stoughton, New York. 6. Gregory L. Weiss, Lynne E. Lonnquist (2009), The Sociology of Health, Healing, and Illness, Pearson Prentice Hall. P.100. Nguyễn Thị Minh Hiền
File đính kèm:
- kham_pha_cac_yeu_to_tinh_than_ho_tro_qua_trinh_phuc_hoi_cua.pdf