Khả năng tự học của sinh viên và đề xuất phương pháp học tại nhà của trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh với tình hình dịch Corona

TÓM TẮT

Với tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều Trường Đại học trong đó có Trường Đại

học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đã đưa ra chỉ thị cho sinh viên tự học tại nhà và gửi tài liệu ôn tập.

Lúc này việc ý thức tự học của sinh viên là quan trọng nhất. Nhưng các bạn cần phải học như thế

nào? Liệu phương pháp tự học của các bạn bây giờ có giúp bạn theo kịp được bạn bè hay không?

Cuộc nghiên cứu này (ở đây chúng tôi đã khảo sát 200 sinh viên của Trường Đại học Công nghệ TP.

Hồ Chí Minh) nhằm để tìm ra phương pháp và cách học hợp lý, hiệu quả cũng như nâng cao chất

lượng điểm số và quá trình học tập.

Khả năng tự học của sinh viên và đề xuất phương pháp học tại nhà của trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh với tình hình dịch Corona trang 1

Trang 1

Khả năng tự học của sinh viên và đề xuất phương pháp học tại nhà của trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh với tình hình dịch Corona trang 2

Trang 2

Khả năng tự học của sinh viên và đề xuất phương pháp học tại nhà của trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh với tình hình dịch Corona trang 3

Trang 3

Khả năng tự học của sinh viên và đề xuất phương pháp học tại nhà của trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh với tình hình dịch Corona trang 4

Trang 4

Khả năng tự học của sinh viên và đề xuất phương pháp học tại nhà của trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh với tình hình dịch Corona trang 5

Trang 5

Khả năng tự học của sinh viên và đề xuất phương pháp học tại nhà của trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh với tình hình dịch Corona trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 6560
Bạn đang xem tài liệu "Khả năng tự học của sinh viên và đề xuất phương pháp học tại nhà của trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh với tình hình dịch Corona", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khả năng tự học của sinh viên và đề xuất phương pháp học tại nhà của trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh với tình hình dịch Corona

Khả năng tự học của sinh viên và đề xuất phương pháp học tại nhà của trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh với tình hình dịch Corona
981 
KHẢ NĂNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN VÀ ĐỀ XUẤT 
PHƯƠNG PHÁP HỌC TẠI NHÀ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC 
CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỚI TÌNH HÌNH 
DỊCH CORONA 
Nguyễn Bảo Đức, Vũ Thị Ngọc Huyền, Lê Nữ Hoàng Phương, 
Nguyễn Cao Đắc Vượng, Nguyễn Thị Ngọc Hân 
Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: TS. Phạm Hải Định 
TÓM TẮT 
Với tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều Trường Đại học trong đó có Trường Đại 
học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đã đưa ra chỉ thị cho sinh viên tự học tại nhà và gửi tài liệu ôn tập. 
Lúc này việc ý thức tự học của sinh viên là quan trọng nhất. Nhưng các bạn cần phải học như thế 
nào? Liệu phương pháp tự học của các bạn bây giờ có giúp bạn theo kịp được bạn bè hay không? 
Cuộc nghiên cứu này (ở đây chúng tôi đã khảo sát 200 sinh viên của Trường Đại học Công nghệ TP. 
Hồ Chí Minh) nhằm để tìm ra phương pháp và cách học hợp lý, hiệu quả cũng như nâng cao chất 
lượng điểm số và quá trình học tập. 
Từ khóa: Điểm số, nghiên cứu, phương pháp, quá trình, tự học. 
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 
 “Học, học nữa, học mãi” là câu nói hàm chứa ý nghĩa sâu sắc mà ông cha ta truyền lại cho thế hệ 
sau, câu nói như một minh chứng cho tình thần tự học quyết tâm cao. Để nắm rõ hơn về vấn đề tự 
học chúng ta cần hiểu rõ tự học là gì? Có rất nhiều khái niệm khác nhau về vấn đề tự học, nhưng 
dù khái niệm nào cũng thể hiện ý thức và tự giác cao của các bạn trẻ. 
Tự học có thể hiểu là hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri thức 
và kỹ năng do chính học sinh sinh viên tiến hành trên lớp, ở ngoài lớp theo hoặc không theo 
chương trình và sách giáo khoa đã quy định, tự học là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở đại 
học có tính độc lập cao và mang đậm nét sắc thái cá nhân. Ngoài ra, tự học còn là chìa khoá, là 
bàn đạp quan trọng giúp xây dựng các thói quen tốt, kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên và tuổi 
trẻ từ đó có thể giúp bản thân làm chủ được tương lai. 
2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 
Nhằm khảo sát thực trạng tự học của sinh viên Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, từ đó 
đề xuất những phương pháp học tập hữu ích cho các bạn sinh viên nhằm nâng cao khả năng tự 
học của sinh viên. 
982 
2.2 Đối tượng nghiên cứu 
Sinh viên Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. 
2.3 Phạm vi khảo sát và phương pháp nghiên cứu 
200 sinh viên đang theo học Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. 
Dựa trên khảo sát 200 sinh viên đến từ các năm học và các chuyên ngành khác nhau. Kết quả 
khảo sát cho thấy được những quan điểm về vấn đề tự học của các bạn sinh viên có sự khác nhau. 
Bài khảo sát dựa trên các mức độ đồng ý được chia ra như sau: 
– Hoàn toàn không đồng ý. 
– Không đồng ý. 
– Không ý kiến. 
– Đồng ý. 
– Hoàn toàn đồng ý. 
Đánh giá của các câu hỏi này cũng vô cùng đa dạng, đầy đủ và bám sát vào thực tế. Bên cạnh đó 
kết quả khảo sát giúp ta tìm ra những nguyên nhân đã gây khó khăn về vấn đề tự học của sinh viên 
thông qua những hoạt động thường nhật của họ. Phương pháp nghiên cứu này đóng vai trò quan 
trọng như là một căn cứ lý luận chắc chắn cho phần đề xuất ra các phương pháp giải quyết những 
khó khăn của cuộc khảo sát này. 
Đó có thể là những giải pháp ngắn hạn hoặc những giải pháp dài hạn giúp hỗ trợ các bạn sinh 
viên khắc phục những khó khăn và đồng thời tìm ra những phương pháp hỗ trợ hiệu quả cho việc 
tự học của các bạn sinh viên. 
2.4 Nội dung khảo sát 
Tập trung vào thời gian sinh viên dành cho việc tự học, ý thức tự học của họ và phương pháp học tập. 
3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 
3.1 Địa điểm tiến hành khảo sát 
Cuộc khảo sát đã được tiến hành tại Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh (HUTECH). Tại cơ sở 
1 thuộc địa chỉ 475A Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. 
3.2 Đối tượng khảo sát 
Là sinh viên của trường trong phạm vi từ sinh viên năm nhất đến năm tư. Là sinh viên của tất cả các 
ngành nghề đang theo học tại Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh (HUTECH). Khảo sát dựa trên kết 
quả của 200 sinh viên từ năm nhất đến năm tư và tỷ lệ của các đối tượng bao gồm sinh viên năm 
nhất chiếm 50%, sinh viên năm ba và năm tư chiếm 25% cho mọi đối tượng (Hình 1). 
983 
Hình 1 
Những đối tượng này mặc dù đến từ các ngành nghề khác nhau nên sẽ đảm bảo tính khách quan, 
chính xác và chân thực của kết quả nghiên cứu. Bên cạnh đó, các cá nhân đang nghiên cứu đề tài 
đánh giá cao những đóng góp của các bạn sinh viên vì đã giúp cho bài nghiên cứu khoa học có 
những tài liệu thực tế, thiết thực nhất. 
3.3 Môi trường tự học của sinh viên 
Dựa trên kết qua khảo sát tỷ lệ thì các bạn sinh viên thích học ở trường có đầy đủ tiện nghi, cơ sở vật 
chất chiếm đến 45,5%. Mặt khác, các bạn sinh viên không thích dành thời gian tự học tại nhà chiếm 
6,5%, mặc dù ở nhà có đầy đủ cơ sở vật chất và có không gian yên tĩnh, thoải mái và tự do hơn 
(Hình 2). 
Hình 2 
3.4 Ý thức tự học của sinh viên 
Theo kết quả nhận được, các bạn sinh viên phần lớn thường sẽ học theo lối khi học ít khi học nhiều 
chiếm 24% và thông qua 27,5% tỷ lệ các bạn sinh viên sẽ không dành trên 8 tiếng để ôn bài. Điều 
đó cho chúng ta thấy rằng, ý thức tự học của các bạn sinh viên chưa cao (Hình 3). 
Hình 3 
984 
3.5 Thời gian tự học sinh viên 
Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia thì khoảng thời gian học lý tưởng là vào 4 giờ 30 sáng đến 
10 giờ sáng. Nhưng các bạn sinh viên lại thích học vào khoảng thời gian từ 8 giờ tối đến 1 giờ sáng 
chiếm 31,5% (Hình 4). 
Hình 4 
3.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề tự học 
Dựa vào kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề tự học thì phần lớn các bạn sinh viên 
cảm thấy môn học của mình quá nhiều khiến cho các bạn mệt mỏi điều này được thể hiện qua con 
số 25.5% và yếu tố ít ảnh hưởng nhất đến việc tự học của các bạn chiếm 6% đó là thiếu phương 
tiện học tập (Hình 5). 
Hình 5 
3.7 Phương pháp tự học 
Về phương pháp tự học, thì các bạn sinh viên thích sưu tầm tài liệu học trên sách vở, internet chiếm 
41% và đồng thời phần trăm mà các bạn không đồng ý chiếm 4,5%, qua đó chúng ta có thể thấy 
được trong thời đại ngày nay công nghệ phát triển thì việc tìm kiếm tài liệu học tập qua internet trở 
nên dễ dàng tiếp cận hơn (Hình 6). 
985 
Hình 6 
3.8 Các bạn sinh viên đã gặt hái được kết quả gì qua quá trình tự học 
Một trong những bạn sinh viên tiêu biểu đó là bạn Lê Thị Kim Ngân năm 4 Viện Đào tạo Quốc tế, 
kết quả mà bạn đã đạt được qua quá trình tự học đó là giúp bạn có thêm nhiều kiến thức. Bạn ấy 
cảm thấy việc tự học rất thú vị, đã rèn luyện cho bạn thói quen lành mạnh giúp bạn rèn luyện tính 
tự giác và chủ động hơn trong học tập. 
Qua khảo sát cho thấy, bạn đã vận dụng tốt các phương pháp tự học như là: bạn thường xuyên 
sưu tầm tài liệu học trên sách, vở, internet, bạn có thói quen ôn lại kiến thức đã học sẽ giúp bạn 
nhớ lâu hơn, bên cạnh đó bạn cũng vạch ra kế hoạch trước mỗi kỳ, mỗi năm để xây dựng bản thân 
là người có lập trường. 
3.9 Giải pháp tự học 
Đối với sinh viên: 
Tự học là phương pháp tối ưu nhất để hoàn thiện bản thân, biến ước mơ thành hiện thực. Người có 
tinh thần tự học luôn chủ động trong cuộc sống. Chủ động lĩnh hội, chủ động sáng tạo, họ sẽ tạo 
lập cho mình tư duy nhạy bén linh hoạt ứng phó trước bất ngờ và tự tin thể hiện bản thân. Tự học là 
cả một quá trình, trước tiên, bạn phải xác định cho mình một mục tiêu rõ ràng, kiên trì và quyết tâm 
thực hiện nó. Rèn tính chủ động, tự giác trong mọi hoàn cảnh. Chủ động tìm kiếm tri thức, nghiên 
cứu và chiếm lĩnh nó mà không chờ đợi, phụ thuộc vào người khác. Nhưng không đồng nghĩa với 
việc tự tách biệt mình và từ chối mọi sự giúp đỡ của người khác. Cần lắng nghe và tiếp thu những 
điều mình chưa biết, chưa rõ để việc tự học đạt hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó sinh viên cần phải 
biết cách đọc tài liệu để phát hiện bản chất của vấn đề, biết cách tóm tắt và ghi chép, biết cách 
tổng kết như cho ví dụ minh họa và phản ví dụ giúp ghi nhớ và tái hiện, biết cách tự thắc mắc và 
đặt câu hỏi thắc mắc với bạn bè, thầy cô và những người am hiểu... Đồng thời, phải biết kết hợp 
học tập với hoạt động giải trí, thể thao để giảm bớt áp lực trong quá trình tự học. 
Đối với giảng viên: 
Muốn khả năng tự học của sinh viên được bồi dưỡng và phát triển, ngoài nhân tố nội lực của chính 
sinh viên, còn có một nhân tố quan trọng từ sự hướng dẫn của giảng viên. Để làm tốt điều này, 
giảng viên cần phải: giúp sinh viên tạo động cơ và mục đích học tập bằng cách tìm hiểu nắm được 
986 
đối tượng trò chuyện, đặt câu hỏi kích thích để sinh viên tìm hiểu cái hay của nghề nghiệp mình 
đang theo học, tạo cơ hội cho sinh viên tìm hiểu thực tế. Sử dụng nhiều hình thức hướng dẫn sinh 
viên tự học thông qua dạy trực tuyến trên facebook hoặc các trang mạng dạy trực tuyến khác. 
Không những vậy giảng viên cần phải có kế hoạch tham gia đánh giá quá trình tự học của sinh 
viên dưới nhiều hình thức: trao đổi, thảo luận, bài kiểm tra, tiểu luận, động cơ thái độ học tập. 
4 KẾT LUẬN 
Kho tàng tri thức của nhân loại là vô cùng vô tận, việc học tập ở trường chỉ cung cấp cho ta một 
lượng tri thức rất nhỏ trong kho tàng khổng lồ ấy. Chính vì vậy, muốn tiếp thu được nhiều hơn, 
chúng ta cần tự mình chiếm lĩnh. Tự học chính là phương pháp hữu ích nhất trong quá trình 
chiếm lĩnh tri thức. Tự học sẽ đem đến cho mỗi cá nhân rất nhiều lợi ích và hứng thú. Tự học giúp 
ta lĩnh hội tri thức một cách chủ động trong học tập nghiên cứu, quản lý thời gian cá nhân, đi sâu 
vào khai thác những vấn đề mà bản thân có khả năng hoặc cảm thấy tâm đắc. Giúp ta khám 
phá thêm những tri thức mới đồng thời làm phong phú thêm những kiến thức đã có, làm tăng vốn 
sống và khả năng hiểu biết. Từ đó phát triển khả năng độc lập trong tư duy, hành động. Người có 
phương pháp và chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức sẽ thích nghi cao, linh hoạt trong mọi tình 
huống, hoàn cảnh họ làm chủ được suy nghĩ và cuộc sống của chính mình. Không những thế, tự 
học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người 
khác. Người có ý thức tự học biết tự nhận thức ưu nhược điểm của mình, tự khắc phục và tự hoàn 
thiện bản thân. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Phan Đình Mãi (2020) (Link: https://www.kynang.edu.vn/ky-nang-mem/ky-nang-tu-hoc-
hieu-qua/15474-bi-quyet-tu-hoc-cua-sinh-vien.html) Trích 15h15 10/06/2020. 
[2] Mai nghiêm (2012), Tự học của sinh viên – yếu tố quan trọng để đổi mới phương pháp giảng 
dạy (Link: https://ajc.hcma.vn/Pages/nghien-cuu-khoa-hoc.aspx?CateID=679&ItemID=3122) 
[3] ThS. Nguyễn Thị Xuân Thuỷ, “Rèn luyện kỹ năng tự học tập cho sinh viên đáp ứng yêu cầu 
đào tạo theo học chế tín chỉ” Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt 3/2012. 
[4] Đặng Vũ Hoạt, Một số nét về thực trạng, phương pháp dạy học đại học, Tạp chí “Nghiên cứu 
Giáo dục”, số 1/1994. 

File đính kèm:

  • pdfkha_nang_tu_hoc_cua_sinh_vien_va_de_xuat_phuong_phap_hoc_tai.pdf