Kết thúc bán hàng – Kỹ thuật kết thúc mắc xích

Chuẩn bị câu hỏi cẩn thận

Một nhóm chuyên gia tâm lý nghiên cứu về hành vi đã cùng thảo luận trong

sáu tuần và cùng soạn thảo bài giới thiệu cho từ điển bách khoa, họ đã lựa

chọn câu chữ rất kỹ càng. Họ đã chi hơn 250 nghìn đô la để nghiên cứu

thông tin cơ bản và dành toàn bộ công sức để hoàn thành một bài giới thiệu

hoàn hảo. Bài giới thiệu đó gồm có 42 câu hỏi, mỗi câu hỏi đều yêu cầu

mang lại câu trả lời “có”.

Chuỗi câu hỏi bắt đầu từ câu chung nhất cho đến câu cụ thể nhất. Mỗi câu

hỏi đều giúp bạn đánh giá sự quan tâm và khả năng mua hàng của khách

hàng tỉ mỉ, chi tiết hơn.

Ví dụ: người bán hàng đến gõ cửa một ngôi nhà, có hẹn trước hoặc không

hẹn trước và điều đầu tiên họ nói là: “Xin chào, anh/chị sống ở đây phải

không ạ?”

Đây có vẻ là câu hỏi đơn giản, song nó giúp người bán hàng xác định họ

được họ có nên tiếp tục thực hiện bài giới thiệu sản phẩm hay không. Nếu

người mở cửa là một vị khách đến chơi nhà, người bán hàng sẽ hỏi liệu họ

có thể nói chuyện với chủ ngôi nhà đó không.

Kết thúc bán hàng – Kỹ thuật kết thúc mắc xích trang 1

Trang 1

Kết thúc bán hàng – Kỹ thuật kết thúc mắc xích trang 2

Trang 2

Kết thúc bán hàng – Kỹ thuật kết thúc mắc xích trang 3

Trang 3

Kết thúc bán hàng – Kỹ thuật kết thúc mắc xích trang 4

Trang 4

Kết thúc bán hàng – Kỹ thuật kết thúc mắc xích trang 5

Trang 5

Kết thúc bán hàng – Kỹ thuật kết thúc mắc xích trang 6

Trang 6

Kết thúc bán hàng – Kỹ thuật kết thúc mắc xích trang 7

Trang 7

Kết thúc bán hàng – Kỹ thuật kết thúc mắc xích trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 3240
Bạn đang xem tài liệu "Kết thúc bán hàng – Kỹ thuật kết thúc mắc xích", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết thúc bán hàng – Kỹ thuật kết thúc mắc xích

Kết thúc bán hàng – Kỹ thuật kết thúc mắc xích
Kết Thúc Bán Hàng – Kỹ Thuật 
 KẾT THÚC MẮC XÍCH 
Kết Thúc Bán Hàng – Kỹ Thuật KẾT THÚC MẮC XÍCH 
Một kỹ năng kết thúc tốt nhất bạn có thể học được là kết thúc mắt xích, hay còn gọi 
là kết thúc từng phần hay kết thúc tự động. Kỹ năng này gồm một chuỗi câu hỏi, 
câu trước dẫn theo câu sau và tất cả đều đòi hỏi câu trả lời “có”. 
Trước khi Internet ra đời, bài giới thiệu phương pháp bán hàng áp dụng trong việc 
bán từ điển bách khoa được coi là phương pháp kết thúc “mắt xích” hiệu quả nhất. 
Rất nhiều người khởi nghiệp từ nghề bán từ điển bách khoa đã rất thành công trong 
kinh doanh và ở cả những lĩnh vực khác nhờ vận dụng hiệu quả phương pháp kết 
thúc “mắt xích”. 
 Tháo gỡ mắc xích giữa khách hàng là điểm mấu chốt thương vụ bán hàng 
 thành công 
Chuẩn bị câu hỏi cẩn thận 
 Một nhóm chuyên gia tâm lý nghiên cứu về hành vi đã cùng thảo luận trong 
 sáu tuần và cùng soạn thảo bài giới thiệu cho từ điển bách khoa, họ đã lựa 
 chọn câu chữ rất kỹ càng. Họ đã chi hơn 250 nghìn đô la để nghiên cứu 
 thông tin cơ bản và dành toàn bộ công sức để hoàn thành một bài giới thiệu 
 hoàn hảo. Bài giới thiệu đó gồm có 42 câu hỏi, mỗi câu hỏi đều yêu cầu 
 mang lại câu trả lời “có”. 
 Chuỗi câu hỏi bắt đầu từ câu chung nhất cho đến câu cụ thể nhất. Mỗi câu 
 hỏi đều giúp bạn đánh giá sự quan tâm và khả năng mua hàng của khách 
 hàng tỉ mỉ, chi tiết hơn. 
 Ví dụ: người bán hàng đến gõ cửa một ngôi nhà, có hẹn trước hoặc không 
 hẹn trước và điều đầu tiên họ nói là: “Xin chào, anh/chị sống ở đây phải 
 không ạ?” 
 Đây có vẻ là câu hỏi đơn giản, song nó giúp người bán hàng xác định họ 
 được họ có nên tiếp tục thực hiện bài giới thiệu sản phẩm hay không. Nếu 
 người mở cửa là một vị khách đến chơi nhà, người bán hàng sẽ hỏi liệu họ 
 có thể nói chuyện với chủ ngôi nhà đó không. 
 Đặt câu hỏi dễ 
 Câu hỏi thứ hai là: “Chúng tôi đang tiến hành khảo sát cho một tổ chức giáo 
 dục quốc gia ở khu vực này. Tôi có thể hỏi anh/chị một vài câu hỏi được 
 không?” 
 Hầu như lúc nào khách hàng cũng trả lời “có”. Mọi người thích đưa ra ý 
kiến, nhận xét của mình. 
Sau đó, người bán hàng sẽ hỏi: “Anh/chị có tin vào vai trò quan trọng của 
giáo dục không?” khách hàng sẽ tiếp tục trả lời “có”. Đến đây, người bán 
hàng đã đặt ra ba câu hỏi mang lại câu trả lời “có”. “Anh/chị sống ở đây phải 
không? Anh/chị không phiền trả lời một vài câu hỏi cho cuộc khảo sát của 
chúng tôi chứ? Anh/chị có tin vào lợi ích của việc học đại học không?” 
“Tôi có thể vào nhà chứ?” Trả lời: “Có” 
“Tôi có thể ngồi xuống không?” Trả lời: “Có.” 
“Chúng tôi đang thực hiện một phần trong chương trình quan hệ công 
chúng, do đó, chúng tôi sẽ để lại một bộ sách bách khoa toàn thư miễn phí 
tại một số hộ gia đình được lựa chọn. Gia đình anh/chị có quan tâm đến việc 
này không?” 
Một lần nữa, khách hàng sẽ trả lời “có”. Mọi người đều thích nhận đồ miễn 
phí. 
Người bán hàng nói: “Chúng tôi không bán bộ sách này. Chúng tôi chỉ để 
sách lại trong phòng khách của gia đình để khi hàng xóm sang chơi nhà và 
nhìn thấy bộ sách, họ sẽ hỏi anh/chị mua bộ sách ở đâu, anh/chị sẽ nói với 
họ là nhận được bộ sách đó từ tổ chức của chúng tôi, như vậy chúng tôi có 
thể đến nhà họ và chỉ cho họ cách có được bộ sách tương tự. Anh/chị có sẵn 
lòng làm như vậy không?” Câu trả lời “có” lại được lặp lại. 
Đặt câu hỏi theo trình tự 
Bài giới thiệu với kết thúc mắt xích lần lượt đi qua 42 câu hỏi, mỗi câu hỏi 
đều đòi hỏi câu trả lời “có” để giúp người bán hàng có thể đi tiếp. Nếu khách 
hàng một lần nói “không”, cuộc nói chuyện sẽ chấm dứt. 
Khi kết thúc bài giới thiệu (mở đầu với lời đề nghị tặng miễn phí bộ sách 
bách khoa toàn thư như biểu hiện thiện chí thiết lập quan hệ công chúng), 
khách hàng sẽ mua bộ sách trị giá 3000 đô la, đăng ký mua sách trong mười 
năm, đồng thời nhận một quả địa cầu, giá sách hay bộ sách về thể thao của 
trẻ em miễn phí. Khách hàng sẽ viết một tấm séc trị giá 500 đô la để đặt cọc, 
ký vào biên bản cam kết thanh toán trong một năm, háo hức chờ đợi có tất 
cả sách về giáo dục trong nhà mình. 
Sức mạnh của câu trả lời “có” 
Bài giới thiệu với kết thúc “mắt xích” có hiệu quả cao là vì nó dựa trên sức 
mạnh gợi mở của câu trả lời khẳng định. 
“Nếu khi bắt đầu bài giới thiệu, bạn có thể đưa ra câu hỏi với câu trả lời 
“có”, rất khó để khách hàng có thể từ chối về sau.” 
Khi bạn đặt ra một chuỗi từ sáu câu hỏi trở lên mà khách hàng trả lời “có”, 
sau đó khách hàng sẽ gật đầu hoặc gần như đồng ý với tất cả những gì bạn 
nói. 
Nếu khi bắt đầu bài giới thiệu, bạn có thể đưa ra sáu câu hỏi mang lại câu trả 
lời “có”, khách hàng rất khó có thể từ chối về sau. Nếu bạn có thể đặt ra sáu 
câu hỏi mang lại câu trả lời “có” về lợi ích của sản phẩm hay dịch vụ bạn 
cung cấp, khách hàng sẽ hoàn toàn tin vào tính chất và giá trị của lời đề 
nghị. 
Đặt câu hỏi giống nhau 
Bạn có thể đặt nhiều câu hỏi giống nhau song sử dụng từ ngữ khác nhau một 
chút. Ví dụ: 
“Thưa quý khách, ông/bà có muốn tăng lợi nhuận không?” Trả lời: “Có.” 
“Quý khách có muốn điều hành kinh doanh hiệu quả hơn không?” Trả lời: 
“Có.” 
“Quý khách có muốn làm được nhiều việc hơn nhưng tốn ít thời gian hơn 
không?” Trả lời: “Có.” 
“Quý khách có quan tâm đến giải pháp mang lại lợi nhuận cao không?” Trả 
lời: “Có.” 
“Quý khách có muốn thử giải pháp này ngay không?” Trả lời: “Có.” 
Đưa ra lợi ích giống nhau 
Khi khách hàng nói “có” sáu lần liên tiếp, họ sẽ có xu hướng trả lời “có” với 
hầu hết những gì bạn nói, thậm chí ngay cả khi câu trả lời giống nhau, chỉ 
đơn giản được diễn đạt theo các cách khác nhau. 
“Mục tiêu của anh/chị là độc lập về tài chính đúng không?” 
“Anh/chị có muốn kiếm được khoản lãi cao nhất với nguy cơ rủi ro thấp 
nhất không?” 
“Anh/chị có muốn kiếm được lợi nhuận cao hơn so với tài khoản tiết kiệm 
hay quỹ thị trường tiền tệ không?” 
“Anh/chị có muốn nghiên cứu công cụ đầu tư yêu thích dành cho hàng nghìn 
nhà đầu tư sành sỏi giống anh/chị không?” 
“Nếu anh/chị tìm thấy một thứ có thể giúp anh/chị đạt được tất cả lợi ích 
trên, anh/chị có muốn thử ngay bây giờ không?” 
Mỗi lần bạn đặt câu hỏi, hứng thú của khách hàng sẽ tăng lên. Mỗi câu hỏi 
“có” lại kích thích lòng ham muốn có được sản phẩm. Mỗi lần bạn đưa ra 
câu hỏi với câu trả lời “có”, bạn đã gia tăng hưng phấn của khách hàng. 
 Lựa chon từ ngữ cẩn thận 
 Nhưng mỗi câu trả lời “không” sẽ làm giảm khao khát muốn mua hàng. Vì 
 thế cách bạn đặt câu hỏi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp bạn luôn 
 nhận được câu trả lời khẳng định từ khách hàng tiềm năng. Họ phải trả lời 
 “có” 
 Được thiết kế hợp lý và luyện tập cẩn thận, kỹ năng kết thúc “mắt xích” là 
 một phương thức bán hàng hiệu quả nhất từ trước đến nay. Phương pháp này 
 được áp dụng thành công trong việc bán bảo hiểm nhân thọ, dịch vụ nghề 
 nghiệp, sản phẩm giáo dục, phần mềm  và trong rất nhiều lĩnh vực khác. 
Khi bạn đã đưa ra đủ câu hỏi mang lại câu trả lời “có”, bắt đầu từ câu chung nhất 
đến những câu cụ thể, dẫn dắt từ điểm này đến điểm khác một cách logic, ham 
muốn mua hàng của khách hàng sẽ cứ thế tăng lên. Cuối cùng, đến thời điểm nhất 
định, họ sẽ thốt lên: “Tôi sẽ mua. Bao nhiêu tiền nhỉ? Bao giờ tôi nhận được hàng? 
Tôi phải ký vào đâu đây?” 
Hình thành ham muốn mua hàng 
Mỗi lần bạn miêu tả một lợi ích trong khi giới thiệu sản phẩm, ham muốn mua 
hàng của khách hàng sẽ tăng lên. Hãy tưởng tượng về cách một người mô tả cho 
bạn về một nhà hàng mới. 
“Tôi muốn kể cho anh nghe về nhà hàng tôi vừa đến. Đồ ăn không chê vào đâu 
được, đồ uống và rượu rất tuyệt, giá cũng rất phải chăng. Thiết kế nội thất đẹp mắt, 
ở phòng ăn chính có người chơi nhạc cổ điện. Dịch vụ ở đây cũng không chê vào 
đâu được. Người quản lý rất dễ chịu và mọi người kể cả phục vụ bàn tiếp đón bạn 
như thế bạn là chủ nhà hàng. Xung quanh nhà hàng có chỗ để xe miễn phí và nhà 
hàng cũng không đông lắm vì không có quá nhiều người biết đến.” 
Khi người bạn mô tả về những ưu điểm của nhà hàng, bạn khao khát được đến đó 
càng sớm càng tốt. Bạn không thể chờ đợi để gọi điện và đặt bàn. 
Mô tả lợi ích 
Khi bạn mô ta lợi ích của sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp cho khách hàng với thái 
độ chắc chắn, quả quyết, sôi nổi, cuối cùng sẽ đến thời điểm khách hàng hỏi: “Bao 
lâu thì tôi có được sản phẩm này?” 
Bài giới thiệu với kết thúc “mắt xích” càng lôgic và được chuẩn bị cẩn thận, bạn 
càng có nhiều cơ hội bán hàng nhanh chóng và dễ dàng hơn. Bạn phải đầu tư công 
sức để thiết kế và làm cho bài giới thiệu được hoàn hảo, và khi mọi thứ đã hoàn 
hảo, bài giới thiệu của bạn sẽ có sức hấp dẫn không thể cưỡng lại được. 

File đính kèm:

  • pdfket_thuc_ban_hang_ky_thuat_ket_thuc_mac_xich.pdf