Kết quả khảo sát hiện trạng sự phân bố, mật độ trai tai tượng Tridacna maxima ở vịnh Nha Trang, Khánh Hòa

Trai tai tượng lớn Tridacna maxima là loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ có

giá kinh tế về xuất khẩu mang lại nguồn thu nhập cao cho ngư dân, đồng thời chúng

là nguồn thực phẩm bổ dưỡng từ lâu đã được nhiều người ưa chuộng. Trai tai tượng

T.maxima phân bố trên vùng diện tích rộng lớn từ vùng biển phía Đông Nam Ấn Độ

Dương đến phía Tây và giữa Thái Bình Dương. Ở Việt Nam T.maxima phân bố từ

vùng biển miền Trung đến vùng biển phía Nam với mật độ khá cao, tại đảo Nam Yết

có 5,4 cá thể/500m2, vịnh Nha Trang 0,1 cá thể/500m2, Cù Lao Chàm 1,0 cá

thể/500m2, Lý Sơn 1,2 cá thể/500m2, Phú Quý 1,9 cá thể/500m2.

Cho đến nay, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về trai tai tượng,

cụ thể như nghiên cứu thành phần loài, sự phân bố, nguồn lợi, nghiên cứu sản xuất

giống, nuôi thương phẩm và phục hồi, tái tạo nguồn lợi tự nhiên. Ở Việt Nam cũng

đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến thành phần loài, đánh giá nguồn

lợi trai tai tượng, bước đầu nghiên cứu sản xuất giống và nuôi phục hồi nguồn lợi

trai tai tượng vảy T.squamosa. Ngoài tự nhiên, trai tai tượng có mật độ thấp, sinh sản

không thường xuyên và thời gian sinh trưởng kéo dài nên dễ bị tác động bởi môi

trường và sự khai thác [1, 2].

Việc khai thác và xuất khẩu trai tai tượng ở Việt Nam được phát triển từ

những năm 1998 đến năm 2004, trong đó trai tai tượng vảy T.squamosa, trai lớn

T.gigas và T.maxima được khai thác liên tục trong thời gian dài nên nguồn lợi đã bị

suy giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó những nghiên cứu về trai tai tượng ở Việt Nam

còn giới hạn nên chưa đưa ra được những biện pháp quản lý và khai thác chúng một

cách hợp lý. Năm 2004, IUCN đã xếp các loài trai tai tượng vào danh mục những

loài bị đe dọa ở mức nguy cấp (EN) cần được bảo vệ và phục hồi. Sách đỏ Việt

Nam, 2007 xếp các loài trai tai tượng ở mức độ sẽ nguy cấp (VU), nhưng thực trạng

nguồn lợi của chúng đang trong tình trạng báo động do sự khai thác quá mức và khai

thác cả những kích cỡ nhỏ hơn quy định [3, 4].

Kết quả khảo sát hiện trạng sự phân bố, mật độ trai tai tượng Tridacna maxima ở vịnh Nha Trang, Khánh Hòa trang 1

Trang 1

Kết quả khảo sát hiện trạng sự phân bố, mật độ trai tai tượng Tridacna maxima ở vịnh Nha Trang, Khánh Hòa trang 2

Trang 2

Kết quả khảo sát hiện trạng sự phân bố, mật độ trai tai tượng Tridacna maxima ở vịnh Nha Trang, Khánh Hòa trang 3

Trang 3

Kết quả khảo sát hiện trạng sự phân bố, mật độ trai tai tượng Tridacna maxima ở vịnh Nha Trang, Khánh Hòa trang 4

Trang 4

Kết quả khảo sát hiện trạng sự phân bố, mật độ trai tai tượng Tridacna maxima ở vịnh Nha Trang, Khánh Hòa trang 5

Trang 5

Kết quả khảo sát hiện trạng sự phân bố, mật độ trai tai tượng Tridacna maxima ở vịnh Nha Trang, Khánh Hòa trang 6

Trang 6

Kết quả khảo sát hiện trạng sự phân bố, mật độ trai tai tượng Tridacna maxima ở vịnh Nha Trang, Khánh Hòa trang 7

Trang 7

Kết quả khảo sát hiện trạng sự phân bố, mật độ trai tai tượng Tridacna maxima ở vịnh Nha Trang, Khánh Hòa trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 1560
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả khảo sát hiện trạng sự phân bố, mật độ trai tai tượng Tridacna maxima ở vịnh Nha Trang, Khánh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả khảo sát hiện trạng sự phân bố, mật độ trai tai tượng Tridacna maxima ở vịnh Nha Trang, Khánh Hòa

Kết quả khảo sát hiện trạng sự phân bố, mật độ trai tai tượng Tridacna maxima ở vịnh Nha Trang, Khánh Hòa
òn giới hạn nên chưa đưa ra được những biện pháp quản lý và khai thác chúng một 
cách hợp lý. Năm 2004, IUCN đã xếp các loài trai tai tượng vào danh mục những 
loài bị đe dọa ở mức nguy cấp (EN) cần được bảo vệ và phục hồi. Sách đỏ Việt 
Nam, 2007 xếp các loài trai tai tượng ở mức độ sẽ nguy cấp (VU), nhưng thực trạng 
nguồn lợi của chúng đang trong tình trạng báo động do sự khai thác quá mức và khai 
thác cả những kích cỡ nhỏ hơn quy định [3, 4]. 
Đứng trước thực trạng đó, bước đầu chúng ta đã có những biện pháp bảo vệ 
trai tai tượng như nghiên cứu đánh giá hiện trạng nguồn lợi trên toàn vùng biển Việt 
Nam, đề ra hạn ngạch xuất khẩu, tiến hành khoanh vùng và di dời bảo tồn trai tai 
tượng ở Phú Quốc, Côn Đảo. Tại Chi nhánh Ven Biển, Trung tâm Nhiệt đới Việt - 
Nga từ năm 2002 đến nay đã có những nghiên cứu bảo tồn một số loài sinh vật biển 
quý hiếm như cá ngựa, bào ngư, nhum sọ, đồi mồi... Năm 2019 tiếp tục nghiên cứu 
bảo tồn loài trai tai tượng vảy T.squamosa ở Đầm Báy, vịnh Nha Trang, Khánh Hòa, 
kết quả nuôi trai tai tượng vảy trên nền rạn san hô cho sự tăng trưởng về chiều dài 
vỏ từ 0,1-0,31 cm/tháng, chiều rộng vỏ từ 0,03-0,13 cm/tháng và khối lượng tăng 
trung bình 2,01-13,0 g/tháng. Tỷ lệ sống khi nuôi ở độ sâu 3-5m đạt 92%, ở độ sâu 
1-2 m đạt 85,4%. Năm 2020, Chi nhánh Ven Biển tiếp tục lưu giữ bảo tồn loài trai 
tai tượng lớn Tridacna maxima ở vịnh Nha Trang. 
 Thông tin khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 104
Trong phạm vi bài thông tin khoa học này, chúng tôi đưa ra kết quả về hiện 
trạng phân bố và mật độ T.maxima ở vịnh Nha Trang tại 3 khu vực điển hình là Đầm 
Báy, Hòn Mun, Bích Đầm. Qua đó đánh giá được hiện trạng trai tai tượng lớn 
T.maxima cũng như các điều kiện sinh thái môi trường sống làm cơ sở để phục vụ 
công tác lưu giữ, bảo tồn trai tai tượng ở vịnh Nha Trang. 
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
- Trai tai tượng Tridacna maxima. 
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 07/2020 đến tháng 10/2020. 
- Địa điểm khảo sát: khu vực biển Hòn Mun, Đầm Báy và Bích Đầm thuộc 
vịnh Nha Trang. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
* Phương pháp Manta-tow khảo sát thực địa 
Tổng hợp từ các nguồn tài liệu cho thấy, sự phân bố của các loài trai tai tượng 
chủ yếu trên vùng rạn san hô. Vì vậy, phương pháp Manta-tow được sử dụng để 
khảo sát sơ bộ đánh giá nhanh hiện trạng, diện tích rạn san hô, xác định vị trí (trạm) 
khảo sát tại mỗi khu vực nghiên cứu làm cơ sở đánh giá hiện trạng trai tai tượng. 
Quá trình tiến hành, người quan sát sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng các thiết bị 
như bảng Manta, bút chì, giấy ghi dưới nước sẽ bơi trên mặt nước, đường bơi song 
song với đới gờ rạn, sườn dốc rạn (đường Manta-tow). Các thông số chủ yếu dùng 
để đánh giá nhanh hiện trạng một rạn san hô như độ phủ, thành phần san hô từ đó 
giúp nhóm khảo sát lựa chọn địa điểm đặt những mặt cắt thích hợp mang tính đại 
diện cho tổng thể mỗi khu vực rạn để tiến hành khảo sát chi tiết [5]. 
Đường Manta-tow dọc theo vùng chân rạn để thu thập số liệu các điểm tọa độ 
chân rạn san hô bằng máy định vị GPS, đối với các vùng rạn sâu, sử dụng thiết bị 
lặn để xác định các vị trí chân rạn. Các điểm tọa độ được ghi nhận ngoài thực địa 
trên máy GPS sẽ được nhập vào bản đồ nền số hóa MapInfor tại các khu vực nghiên 
cứu. Sử dụng các trình tiện ích của phần mềm MapInfor 7.5 để ước tính diện tích rạn 
san hô. Các điểm tọa độ GPS được kiểm chứng đo đạc ngoài thực địa nhằm giảm 
thiểu sai số trong quá trình tính toán. 
Diện tích vùng rạn san hô được xác định bằng phương pháp Manta-tow theo 
quy trình hướng dẫn của English & Baker (1994), Kenchington (1984) [5, 6]. 
* Phương pháp lặn thực địa bằng SCUBA 
Khảo sát thực địa về sự phân bố và mật độ trai tai tượng lớn T.maxima ở vịnh 
Nha Trang ở khu vực Đầm Báy, Hòn Mun và Bích Đầm bằng phương pháp lặn quan 
sát theo mặt cắt với thiết bị lặn SCUBA và được thực hiện theo quy trình hướng dẫn 
của English & Baker (1994) [6]. 
 Thông tin khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 105 
Phạm vi khảo sát từ vùng triều đến độ sâu 20m, khảo sát tập trung ở các vùng 
có rạn san hô. Vị trí các mặt cắt điều tra, nghiên cứu sự phân bố, mật độ trai tai 
tượng tại các địa điểm nghiên cứu được thể hiện qua hình và bảng 1. 
Hình 1. Vị trí các điểm khảo sát trai tai tượng T.maxima 
Bảng 1. Tọa độ các điểm khảo sát T.maxima ở Đầm Báy, Hòn Mun và Bích Đầm 
TT 
Điểm 
khảo 
sát 
Kinh độ Vĩ độ TT 
Điểm 
khảo 
sát 
Kinh độ Vĩ độ 
1 DB 1 109°17'44,2" 12°11'00,0" 8 BD 3 109°19'32,3" 12°11'24,2" 
2 DB 2 109°17'24,2" 12°11'22,0" 9 HM 1 109°17'55,6" 12°10'18,5" 
3 DB 3 109°17'49,2" 12°11'34,9" 10 HM 2 109°18'17,0" 12°10'21,3" 
4 DB 4 109°17'31,7" 12°11'49,8" 11 HM 3 109°18'32,4" 12°10'11,9" 
5 DB 5 109°18'04,7" 12°12'22,3" 12 HM 4 109°17'54,3" 12°09'50,7" 
6 BD 1 109°19'00,4" 12°11'07,9" 13 HM 5 109°18'16,2" 12°09'50,7" 
7 BD 2 109°19'19,6" 12°11'04,3" 14 HM 6 109°18'31,8" 12°09'50,7" 
Mỗi khu vực sử dụng 3 - 6 vị trí để lặn nghiên cứu về phân bố, mật độ, sinh 
thái của loài trai tai tượng T.maxima. 
Nguồn thông tin, dữ liệu được ghi nhận trong quá trình lặn khảo sát SCUBA 
trên các mặt cắt đại diện 500m2 (theo dây mặt cắt dài 100m x rộng 5m) bao gồm: 
xác định sự phân bố, đếm số lượng cá thể (mật độ), đặc điểm sinh thái nơi phân bố 
của T.maxima. Căn cứ vào đặc điểm sinh học của các loài trai tai tượng và hiện trạng 
của rạn san hô có thể áp dụng các phương pháp dải mặt cắt như sau: 
 Thông tin khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 106
Đối với những điểm có rạn san hô lớn: Tiến hành rải dây mặt cắt song song 
với đường bờ, các nguồn dữ liệu thu thập sẽ đảm bảo cho các đới rạn san hô tại mỗi 
trạm nghiên cứu. Ngoài ra còn kết hợp nguồn dữ liệu thu thập được trên các mặt cắt 
(500m2) được rải dây vuông góc với bờ đảo để nghiên cứu sự phân bố nguồn lợi trai 
tai tượng theo các dải độ sâu. 
Đối với những rạn nhỏ, hẹp: Tiến hành rải dây mặt cắt vuông góc với đường 
bờ đảo. 
Sử dụng máy quay phim, chụp ảnh dưới nước theo các mặt cắt để phân tích 
thêm trong phòng thí nghiệm. 
Hình 2. Rải dây mặt cắt và khảo sát trai tai tượng lớn T. Maxima 
Xác định một số yếu tố môi trường 
Nhiệt độ (toC), độ pH đo bằng thiết bị đo pH cầm tay, độ muối (S‰) đo bằng 
bộ test salike. 
NO3-, NH4+ xác định bằng test nhanh môi trường. NO3- có các thang đo 0,0; 
5,0; 10; 20; 40mg/l. NH4+ có các thang đo 0,0; 0,25; 0,5; 1,0; 2,0; 5,0; 10,0mg/l. 
Độ trong xác định bằng đĩa Secchi. 
Oxy hòa tan DO xác định bằng máy đo HANNA. 
Hình 3. Thiết bị đo các thông số môi trường nước 
Số liệu về mật độ được thống kê trên phần mềm Excel, các yếu tố môi trường 
được thống kê trên phần mềm Excel và và xử lý trên SPSS. 
 Thông tin khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 107 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Một số yếu tố môi trường nước tại Hòn Mun, Đầm Báy và Bích Đầm 
Một số yếu tố môi trường nước tại khu vực Hòn Mun, Đầm Báy và Bích Đầm 
trong năm 2020 được thể hiện qua bảng 2. 
Bảng 2. Một số yếu tố môi trường nước tại Hòn Mun, Đàm Báy, Bích Đầm 
Yếu tố môi trường 
Nhiệt độ 
(oC) 
Độ mặn 
(‰) 
pH 
DO 
(mg/l) 
Độ trong 
(m) 
NH4+ 
(mg/l) 
NO3- 
(mg/l) 
26,0-30,5* 
28,3±0,3** 
33,5-35* 
33,8±0,3** 
7,6-8.3* 
7,8±0,2** 
5,5-6,74* 
5,8±0,3** 7,5-15 < 0,25 < 20 
Ghi chú: * Khoảng dao động; ** Trung bình ± độ lệch chuẩn 
Các yếu tố môi trường nước ở Đầm Báy, Hòn Mun và Bích Đầm hoàn toàn 
phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của trai tai tượng. Ngưỡng oxy hòa tan từ 5,5- 
6,74 mg/l và độ trong từ 7,5-15m đáp ứng yêu cầu cho quá trình quang hợp của tảo 
cộng sinh với trai tai tượng, nhiệt độ qua các tháng theo dõi không vượt quá 31oC, 
thấp nhất là 26oC; độ mặn cao từ 33,5 - 35‰, pH dao động 7,6 - 8,3. 
Theo Isamu (2008), nhiệt độ nước tối ưu cho các loài trai tai tượng nói chung 
từ 23-31oC [7]. 
Độ mặn ở 3 khu vực có giá trị cao và ổn định trong khoảng 33,5-35‰ do đây 
là các điểm ít chịu ảnh hưởng của nguồn nước từ đất liền đổ ra, độ mặn thấp nhất đo 
được ở tầng mặt khu Đầm Báy vào dịp mưa lớn do đây là một eo nhỏ trũng của đảo 
Hòn Tre. Theo Sverdrup et al. (1954), trai tai tượng T.maxima có thể sống ở những 
vùng nước mà độ mặn giảm xuống đến 20‰ và nơi có độ mặn cao 37,5; 43‰ như 
khu vực đảo san hô vòng Tuamotus của Pháp, nhưng phù hợp nhất vẫn là 32-35‰ 
(Beckvar, 1981). T.maxima duy trì sự sống tốt ở khu vực rạn có độ muối trên 30‰ 
(Heslinga et al., 1984) [8, 9, 10]. 
Hàm lượng oxy hòa tan (DO) có sự dao động trung bình từ 5,5 - 6,74mg/l và 
không có sự khác biệt giữa 03 khu vực nghiên cứu. Sự biến động của hàm lượng oxy hòa 
tan chủ yếu do chế độ khí tượng (như sóng, gió) khác nhau giữa các tháng trong năm. 
Độ pH nước biển tại 03 khu vực từ 7,6-8,3 là hoàn toàn phù hợp và nằm trong 
giới hạn cho phép từ 6,5 - 8,5 theo QCVN 10-MT:2015/BTNMT [11]. 
Độ trong tại 03 khu vực khảo sát từ 7,5 - 15m đảm bảo nguồn ánh sáng cho 
quá trình quang hợp của tảo cộng sinh. Các loài trai tai tượng thường sống trong môi 
trường nước trong sạch, nơi có nhiều ánh sáng, Hardy & Hardy (1969) phát hiện 
thấy khu vực vịnh Belau ở Đức có vùng nước trong rộng lớn, độ sâu từ 10-20m rất 
phù hợp cho sự phát triển của trai tai tượng [12]. 
NH4+, NO3-: Hàm lượng NH4+, NO3- xác định được ở các mức NH4+ < 0,25 
mg/l, NO3- < 20 mg/l. 
 Thông tin khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 108
3.2. Kết quả khảo sát hiện trạng T.maxima ở vịnh Nha Trang 
3.2.1. Mật độ phân bố 
Qua khảo sát với tổng số 05 điểm đại diện cho khu vực Đầm Báy, 06 điểm ở 
Hòn Mun và 03 điểm ở Bích Đầm, mỗi điểm tiến hành ở 03 đới rạn, mỗi đới rạn 03 
mặt cắt. Kết quả cho thấy mật độ T.maxima trung bình bắt gặp tại Đầm Báy là 09 cá 
thể/45 mặt cắt, tại Hòn Mun là 17 cá thể/54 mặt cắt, tại Bích Đầm là 08 cá thể/27 
mặt cắt. 
Hình 4. Mật độ phân bố của loài T.maxima ở Đầm Báy, Hòn Mun và Bích Đầm 
Như vậy, mật độ trung bình của T.maxima tại Đầm Báy, Hòn Mun và Bích 
Đầm là 0,27 cá thể/500m2, mật độ này cao hơn so với nghiên cứu năm 2011 của 
Nguyễn Quang Hùng. Theo Nguyễn Quang Hùng (2011), mật độ của T.maxima ở 
vịnh Nha Trang là 0,1 cá thể/500m2, tại đảo Nam Yết là 5,4 cá thể/500m2. Sự sai 
khác về mật độ ở vịnh Nha Trang của nhiệm vụ so với nghiên cứu của Nguyễn 
Quang Hùng có thể do sự vào cuộc bảo vệ nguồn lợi của các cơ quan chức năng và 
sự gia tăng số lượng cá thể trai tai tượng ở khu vực bảo tồn biển Hòn Mun. 
3.2.2. Phân bố theo cấu trúc nền đáy và địa hình đới rạn san hô 
* Phân bố theo cấu trúc nền đáy: 
Kết quả khảo sát cho thấy loài T.maxima phân bố trong vùng rạn san hô, một 
số ít có trên nền đá nhưng cũng gần nơi có san hô sống, những vùng nền đáy mềm 
hầu như không phát hiện. Điều này phù hợp với đặc điểm sinh thái của trai tai tượng 
là sống bám trên nền đáy trong vùng rạn san hô [13]. 
Quan sát nơi cư trú của T.maxima cho thấy, chúng dùng chân tơ bám khá chắc 
chắn và cố định trên nền đáy vùng rạn hoặc trong các kẽ đá san hô, vùi mình xuống 
nền đáy đến khoảng 1/3 - 1/2 cơ thể. 
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
Đầm Báy Hòn Mun Bích Đầm 
M
ật
 đ
ộ 
cá
 th
ể/
50
0m
2 
Khu vực khảo sát 
 Thông tin khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 109 
Hình 5. Phân bố của T. maxima trên nền đáy ở Đầm Báy, Hòn Mun và Bích Đầm 
* Phân bố theo đới rạn: 
Đặc điểm rạn san hô ở Đầm Báy, Hòn Mun và Bích Đầm là kiểu rạn riềm ven 
bờ không điển hình được cấu tạo bởi 03 đới cấu trúc là đới mặt bằng rạn, đới sườn 
dốc và đới chân rạn. 
Qua khảo sát cho thấy trai tai tượng T.maxima phân bố ở cả 3 đới rạn nhưng 
chủ yếu ở mặt bằng rạn, mật độ trung bình tại vùng mặt bằng rạn chiếm 82,4%, 
vùng đới sườn dốc rạn chiếm khoảng 11,8% và vùng chân rạn chiếm khoảng 5,8%. 
Phạm vi phân bố chủ yếu trong khoảng độ sâu từ 1-13m nước, vùng mép nước đến 
13m ít bắt gặp. Kết quả này có sự sai khác với khảo sát của 
Nguyễn Quang Hùng (2011) là đới mặt bằng rạn chiếm 50%, sườn dốc rạn 35% và 
chân rạn 15%. Sự sai khác này có thể do địa điểm, thời gian và khu vực khảo sát. 
Hình 6. Tỷ lệ (%) phân bố của T.maxima theo cấu trúc rạn san hô 
4. KẾT LUẬN 
- Một số yếu tố môi trường nước ở Đầm Báy, Hòn Mun và Bích Đầm phù hợp 
cho sinh trưởng và phát triển của trai tai tượng. Ngưỡng oxy hòa tan từ 5,5- 6,74 
mg/l, độ trong từ 7,5-15m, nhiệt độ các tháng không vượt quá 31oC, thấp nhất là 
26oC; độ mặn từ 33,5 - 35‰, pH dao động 7,6 - 8,3. 
- Mật độ trai tai tượng T.maxima ở Đầm Báy, Hòn Mun và Bích Đầm vịnh 
Nha Trang trung bình là 0,27 cá thể/500m2, độ sâu phân bố chủ yếu từ 1-13m nước. 
Tỷ lệ bắt gặp trên đới mặt bằng rạn chiếm 82,4%, đới sườn dốc rạn 11,8% và đới 
chân rạn chiếm 5,8%. 
Mặt bằng rạn; 
82,4 
Sườn dốc rạn; 
11,8 
Chân rạn; 
5,8 
 Thông tin khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đỗ Công Thung, M. Sarti, Bảo tồn đa dạng sinh học dải ven bờ Việt Nam, 
NXB Đại học Quốc gia Hà nội, 2004, tr. 36-82. 
2. Lucas J.S., The biology exploitation and mariculture of giant clams 
(Tridacnidae), Reviews in Fisheries Science, 1994, 2(3):181-223. 
3. Sách đỏ Việt Nam, Phần Động vật, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 
Hà Nội, 2007, tr. 379-382. 
4. IUCN, IUCN red list of threatened species, www.iucnredlist.org, Viewed 
February, 2006. 
5. Kenchington, R.A., Large area survey of coral reefs, Tn comparing coral reef 
survey method, 1984, 21:92-103. 
6. English S., Wilkenson C. and Baker V., Survey manual for tropical marine 
resources, Australia institute of marine science townsville Australia, 1994. 
7. Isamu T., Palau case study-Tridacnidae, Bureau of marine resources & marine 
resources scientific authority of Palau, 2008. 
8. Sverdrup H.U., Johnson M.W., Fleming R.H., The oceans, physics, chemistry 
and general biology, New York: Prentice-Hall, 1954. 
9. Beckvar N., Cultivation, spawning, and growth of the giant clams Tridacna 
gigas, T.derasa, and T.squamosa in Palau, Caroline Islands, Aquaculture, 
1984, 24:21-30, https://doi.org/10.1016/0044-8486 
10. Heslinga G.A., Perron F.E., Orak O., Mass culture of giant clams 
(Tridacnidae) in Palau, Aquaculture, 1984, 39:197-215. 
11. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10.2015/BTNMT “Quy chuẩn kỹ thuật 
quốc gia về chất lượng nước biển”; Bộ Tài nguyên và Môi trường. 
12. Hardy J.T., Hardy S.A., Ecology of Tridacna in Palau, Pac. Sci., 1969, 
23:467-472. 
13. Nguyễn Quang Đông, Nguyễn Quang Hùng, Một số đặc điểm sinh học trai tai 
tượng vẩy (Tridacna Squamosa Lamarck, 1819) tại 04 đảo khảo sát ở biển 
Việt Nam, Khoa học - Công nghệ Thủy sản, 2015, 1:91-97. 
Nhận bài ngày 14 tháng 12 năm 2020 
Phản biện xong ngày 24 tháng 01 năm 2021 
Hoàn thiện ngày 04 tháng 02 năm 2021 
(1) Chi nhánh Ven Biển, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga 

File đính kèm:

  • pdfket_qua_khao_sat_hien_trang_su_phan_bo_mat_do_trai_tai_tuong.pdf