Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển đàn bò lai hướng thịt trên nền bò cái lai Zêbu tại các xã miền núi huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nghề nuôi bò ở huyện Sơn Tịnh nói chung, các xã miền núi huyện Sơn Tịnh nói riêng

chủ yếu theo hướng sản xuất con giống cung cấp cho các địa phương khác thay vì nuôi

hướng thịt. Vì thế, người chăn nuôi chưa quan tâm đến được việc nuôi bò hướng thịt cũng

như chú trọng đến các quy trình kỹ thuật giúp nâng cao khả năng cho thịt của bò.

Từ thực tế đó, nhằm ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, thức ăn,

chuồng trại, phòng trừ dịch bệnh. giúp cho người chăn nuôi thay đổi phương thức chăn

nuôi và hướng nông dân vào tư duy sản xuất hàng hóa trong chăn nuôi bò một cách hiệu quả,

UBND huyện Sơn Tịnh đăng ký thực hiện dự án KHCN “Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa

học công nghệ phát triển đàn bò lai hướng thịt trên nền bò cái lai Zêbu tại các xã miền núi

huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi”

Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển đàn bò lai hướng thịt trên nền bò cái lai Zêbu tại các xã miền núi huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi trang 1

Trang 1

Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển đàn bò lai hướng thịt trên nền bò cái lai Zêbu tại các xã miền núi huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi trang 2

Trang 2

Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển đàn bò lai hướng thịt trên nền bò cái lai Zêbu tại các xã miền núi huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi trang 3

Trang 3

Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển đàn bò lai hướng thịt trên nền bò cái lai Zêbu tại các xã miền núi huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi trang 4

Trang 4

Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển đàn bò lai hướng thịt trên nền bò cái lai Zêbu tại các xã miền núi huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 1700
Bạn đang xem tài liệu "Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển đàn bò lai hướng thịt trên nền bò cái lai Zêbu tại các xã miền núi huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển đàn bò lai hướng thịt trên nền bò cái lai Zêbu tại các xã miền núi huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi

Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển đàn bò lai hướng thịt trên nền bò cái lai Zêbu tại các xã miền núi huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi
132
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
HỖ TRỢ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
PHÁT TRIỂN ĐÀN BÒ LAI HƯỚNG THỊT TRÊN NỀN BÒ CÁI 
LAI ZÊBU TẠI CÁC XÃ MIỀN NÚI HUYỆN SƠN TỊNH, 
TỈNH QUẢNG NGÃI
Chủ nhiệm dự án: Ths. Phạm Hồng Sơn
Cơ quan chủ trì: UBND huyện Sơn Tịnh
Năm nghiệm thu: 2020
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghề nuôi bò ở huyện Sơn Tịnh nói chung, các xã miền núi huyện Sơn Tịnh nói riêng 
chủ yếu theo hướng sản xuất con giống cung cấp cho các địa phương khác thay vì nuôi 
hướng thịt. Vì thế, người chăn nuôi chưa quan tâm đến được việc nuôi bò hướng thịt cũng 
như chú trọng đến các quy trình kỹ thuật giúp nâng cao khả năng cho thịt của bò. 
Từ thực tế đó, nhằm ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, thức ăn, 
chuồng trại, phòng trừ dịch bệnh... giúp cho người chăn nuôi thay đổi phương thức chăn 
nuôi và hướng nông dân vào tư duy sản xuất hàng hóa trong chăn nuôi bò một cách hiệu quả, 
UBND huyện Sơn Tịnh đăng ký thực hiện dự án KHCN “Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa 
học công nghệ phát triển đàn bò lai hướng thịt trên nền bò cái lai Zêbu tại các xã miền núi 
huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi”.
II. MỤC TIÊU
Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phát trển chăn nuôi bò lai chuyên thịt, phát 
triển nguồn thức ăn, thực hiện tốt về nuôi dưỡng và phòng bệnh trong chăn nuôi bò sinh sản 
và bê để nâng cao năng suất, góp phần phát triển chăn nuôi bò thịt; Xây dựng vùng chăn 
nuôi bò thịt chất lượng cao để làm cơ sở xây dựng thương hiệu bò thịt Sơn Tịnh cả về chất 
lượng thịt và con giống.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Điều tra, đánh giá thực trạng đàn bò và tình hình chăn nuôi
Thực hiện điều tra 800 hộ/3 xã (Tịnh Giang: 290 hộ, Tịnh Đông: 238 hộ và Tịnh Hiệp: 
272 hộ) về chất lượng đàn bò và tình hình chăn nuôi nhằm chọn 600 hộ (Tịnh Giang: 199 
hộ, Tịnh Đông: 201 hộ và Tịnh Hiệp: 200 hộ) tham gia dự án với các nội dung điều tra như 
sau: Số lượng, cơ cấu đàn bò; chất lượng đàn cái hậu bị và sinh sản; phương thức chăn nuôi 
và nhu cầu phối giống; hiện trạng chuồng trại ở các hộ; tình hình trồng cỏ; sử dụng thức ăn 
trong nuôi bò; công tác phòng bệnh... 
Kết quả công tác điều tra cho thấy:
- Các hộ khảo sát có đủ nguồn lực như lao động, đất trồng cỏ để nuôi bò.
- Quy mô chăn nuôi bò mang tính nhỏ lẻ, trung bình mỗi hộ nuôi 3,55-4,70 con bò, tỷ 
lệ bò cái chiếm 43-49% trong tổng đàn. 63,3-93,3% số hộ khảo sát nuôi 1-5 con bò.
- Có gần 60% số bê/bò được bán trước 12 tháng tuổi.
- Giống bò, ngoại hình, thị trường là những yếu tố ảnh hướng lớn đến giá bán bò của 
133
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
nông hộ. 
- Hơn 60% các hộ nuôi bò theo phương thức nhốt và bổ sung thức ăn tinh, còn lại là 
chăn thả có bổ sung thức ăn tinh.
- Hầu hết các hộ đều tẩy giun, tắm cho bò, cho bò uống nước tại chuồng có hòa thêm 
muối. Các hộ đều biết theo dõi triệu chứng động dục và ghi chép thời gian phối giống. Tuy 
vậy vẫn còn ít hộ cai sữa sớm cho bê, bổ sung khoáng và vitamin.
- Thức ăn cho bò là rất đa dạng, nguồn thức ăn xơ thô chính cho bò là cỏ trồng và rơm 
lúa. Thức ăn tinh chính là cám gạo, bột ngô và bột sắn. Rất ít hộ sử dụng thức ăn giàu đạm 
để nuôi bò. Số hộ thiếu thức ăn cho bò là không nhiều (25-40%), thời điểm thiếu thức ăn 
thường xảy ra từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Khi thiếu thức ăn các hộ đã chủ động nhiều 
giải pháp để cung cấp thức ăn cho bò như tăng thời gian cắt cỏ tự nhiên, mua thêm thức ăn 
tinh cũng như phụ phẩm nông nghiệp.
- Năng suất sinh sản của đàn bò cái nền trong các hộ là khá tốt.
2. Kết quả về xây dựng các mô hình 
2.1. Xây dựng mô hình chăn nuôi bò cái lai Zê bu sinh sản 
2.1.1. Chọn hộ, chọn bò tham gia
 Theo các tiêu chí về điều kiện nông hộ (trong vùng dự án, tự nguyện tham gia, có đất 
trồng cỏ) và tình hình đàn bò (có ≥ 2 bò cái lai Zê bu từ 18 tháng tuổi trở lên, trọng lượng 
≥220 kg/con). Qua kết quả điều tra, chọn hộ tại 3 xã, trung bình mỗi hộ tại các xã khảo sát 
có 4 con bò, dao động 3,55 đến 4,7 con/hộ. Như vậy, số lượng hộ chọn tham gia dự án ở các 
xã đảm bảo theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra và số bò cái ở mỗi hộ bình quân là 04 con cao hơn 
so với kế hoạch đề ra (bình quân 02 con/hộ), có sự khác nhau giữa các vùng, cao nhất là xã 
Tịnh Hiệp và thấp nhất là ở xã Tịnh Đông.
 Đàn bò cái lai Zê bu chọn tham gia dự án có tỉ lệ lai Brahman khá cao (98,2%) (bảng 
6), bò cái có tầm vóc trọng lượng lớn (bình quân 346kg/con), đang trong độ tuổi sinh sản tốt 
(đã đẻ 2,2 lứa). Như vậy, chất lượng đàn cái nền tốt là rất thuận lợi trong việc sử dụng tinh 
các giống bò chuyên thịt để phối giống.
2.1.2. Tổ chức phối giống cho bò cái ở các hộ tham gia mô hình
- Hằng năm, BQL dự án hợp đồng với KTV 03 xã dự án tổ chức phối giống, số lượng 
KTV trực tiếp triển khai phối giống là 05 KTV. Tinh bò sử dụng 100% là tinh bò ngoại, gồm 
04 giống: Drouhtmaster, Charolais, Red Angus và BBB. Tinh giống bò sử dụng tùy thuộc 
vào nhu cầu hộ chăn nuôi, chất lượng bò cái sinh sản và điều kiện nuôi dưỡng của nông hộ, 
cụ thể:
+ Với những bò cái có tầm vóc nhỏ (từ 220 kg đến 250 kg) và hộ ít có khả năng đầu tư 
thì sử dụng tinh bò Drouhtmaster, Charolais, Red Angus.
+ Với những bò cái có tầm vóc lớn và hộ có khả năng đầu tư thì sử dụng tinh nhóm bò 
chuyên thịt BBB...
- Kết quả về phối giống (thực hiện từ tháng 11/2017 đến tháng 02/2020) cho thấy, số 
lượt bò cái được phối giống có chửa là 2.280 con, đạt 91,6% và vượt 16% so với kế hoạch 
đề ra (kế hoạch 1.875/2.500 lượt con); qua kết quả tỉ lệ phối giống có chửa khá cao và không 
134
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
có sự khác biệt lớn giữa các nhóm giống.
Mức độ hưởng ứng phối giống bằng tinh các giống bò chuyên thịt tăng nhanh ở tất cả 
các xã dự án (tỉ lệ phối giống ở thời gian đầu từ 2017-2018 chỉ là xấp xĩ 60%, năm 2019 tăng 
lên 65% và đạt 70% vào đầu năm 2020), song về số lượng bò phối và cơ cấu giống sử dụng 
có sự khác biệt giữa các xã. 
2.1.3. Bê lai sinh ra từ kết quả phối giống dự án
Số lượng bê lai sinh ra trong cả chu kỳ thực hiện dự án đạt so với thuyết minh đã phê 
duyệt (kế hoạch đề ra là trên 1.875 con). Giữa các địa bàn triển khai dự án, không những 
có sự khác biệt lớn về số lượng bê sinh ra, mà cơ cấu giống cũng không giống nhau. Với xã 
Tịnh Giang, mặc dù có lượng bê lai sinh ra là khá cao, song phần lớn là bê lai BBB (chiếm 
53,1% tổng số bê sinh ra), đặc biệt số bê lai Red Angus có mặt là quá ít so với các giống bê 
khác. Điều này cho biết, ngoại hình và màu sắc lông da ở con lai, thị hiếu của thị trường ưa 
chuộng đã ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn giống để phối.
- Về ngoại hình, thể chất: Bê sinh ra đã có sự khác biệt rõ ràng giữa các giống, ngoài 
màu sắc lông đặc trưng của từng phẩm giống, thì trọng lượng sơ sinh và hình dáng/kết cấu 
các bộ phận của bê ở các phẩm giống cũng có nhiều điểm khác biệt. 
+ Bê lai Brahman: Lông màu đỏ hoặc trắng ghi (tùy tinh đực giống dòng đỏ hoặc 
trắng), u vai cao và yếm rốn dài, tai to và cụp.
 + Bê lai Charolais: Lông màu trắng, tai nhỏ, mình dài, u vai và yếm rốn ít phát triển.
 + Bê lai Red Angus: Lông màu đỏ hoặc đỏ đậm xen vệt đen (càng lớn thì thể hiện 
càng rõ), tai nhỏ, u vai và yếm rốn ít phát triển.
 + Bê lai BBB: Lông có 3 dạng: đen, trắng hoặc loang đen trắng (tùy thuộc tinh đực 
giống sử dụng), tai nhỏ, hệ cơ phát triển lộ rõ, mông to, u vai và yếm rốn ít phát triển.
- Tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa (bê từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi): Theo dõi trên 2.282 bê lai 
(gồm: Drouhtmaster: 447 con, Charolais: 576 con, Red Angus : 171 con và BBB: 1.088 con) 
sinh ra từ dự án cho thấy, tỉ lệ bê nuôi sống đến cai sữa đạt 99,96% (bê nuôi sống là 2.281 
con, bê chết là 01 ở xã Tịnh Hiệp) trường hợp bê chết do mắc bệnh THT thể quá cấp tính.
2.2. Mô hình nuôi thâm canh bê lai hướng thịt
2.2.1. Qui mô, phân bổ: Xây dựng mô hình với tổng qui mô 90 con (30 con/xã), đối 
tượng nuôi là những bê lai thuộc 03 giống sử dụng trong dự án sinh ra trong năm 2018 
(Riêng giống BBB, trong tháng 8/2018 mới được điều chỉnh, bổ sung nên không đủ thời gian 
theo dõi đánh giá để thực hiện). Cụ thể về số lượng, phẩm giống bê nuôi ở các điểm trình 
diễn theo bảng sau:
Bảng 1: Số lượng, phẩm giống bê lai hướng thịt nuôi trình diễn.
TT Chỉ tiêu
Tịnh 
Giang
Tịnh 
Đông
Tịnh 
Hiệp
Tổng cộng
1 Số hộ thực hiện MH (hộ) 30 30 30 90
2 Số bê lai hướng thịt (con) 30 30 30 90
- Bê lai Drouhtmaster 10 10 10 30
135
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
+ Đực 5 6 5 16
+ Cái 5 4 5 14
- Bê lai Charolais 10 10 10 30
+ Đực 3 6 5 14
+ Cái 7 4 5 16
- Bê lai Red Angus 10 10 10 30
+ Đực 7 4 6 17
+ Cái 3 6 4 13
2.2.2. Nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng bệnh: Mô hình áp dụng phương thức nuôi thâm 
canh, ngoài thức ăn xanh, bổ sung thức ăn tinh hỗn hợp cho bê các giai đoạn nuôi như sau:
- Bê 4- 6 tháng tuổi (3 tháng): 0,5 kg/con/ngày
- Bê 7- 12 tháng tuổi (9 tháng): 1,2 kg/con/ngày
Sử dụng thức ăn hỗn hợp công nghiệp hoặc phối trộn từ các nguồn thức ăn sẵn có tại 
địa phương, riêng phần hỗ trợ dự án (50% tổng lượng thức ăn tinh) cấp đầu tư cho nông hộ 
bằng thức ăn hỗn hợp công nghiệp.
Bê giai đoạn sau cai sữa (bê 6-7 tháng tuổi) được nuôi ô riêng, có nước uống thường 
xuyên tại chuồng. 
Chuồng trại được vệ sinh hàng ngày, định kỳ bơm hóa chất sát trùng. Bê được tẩy giun, 
tẩy sán lá và tiêm phòng vác xin đảm bảo theo yêu cầu.
Nhìn chung, sinh trưởng phát triển của đàn bê nuôi ở mô hình trình diễn dự án là 
khá tốt, bê lai chuyên thịt phát triển tầm vóc, trọng lượng nhanh hơn nhiều so với bê lai 
Brahman; trong nhóm các con lai chuyên thịt thì bò lai Charolais có tốc độ tăng trưởng cao 
nhất, kế tiếp là bò lai Red Angus và thấp nhất là bò lai Drouhtmaster. 
Bảng 2: Theo dõi sinh trưởng bê lai hướng thịt sinh ra từ phối giống trong và ngoài 
dự án.
Đối tượng/Phẩm giống
Trọng lượng bê (kg)
3 
tháng
6 
tháng
9 
tháng
12 
tháng
15 
tháng
18 
tháng
90 bê lai 
được chọn 
thực hiện
Giống bò Drouhtmaster 89 154 199 253 285 314
Giống bò Charolais 88 146 202 248 297 328
Giống bò Red Angus 91 139 199 246 280 318
Bình quân/3 giống 89 146 200 248 288 320
30 bê lai 
được chọn 
thực hiện 
đối chứng 
sinh từ phối 
giống dự án 
Giống bò Drouhtmaster 72 124 159 205 235 245
Giống bò Charolais 71 115 165 195 265 270
Giống bò Red Angus 84 110 155 198 250 275
Bình quân/3 giống 76 116 160 199 250 263
136
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
2.2.3. Hiệu quả kinh tế của mô hình
Cũng giống như các hộ nuôi bò sinh sản trong tỉnh, tại vùng dự án phần lớn bê sinh ra 
đều được các nông hộ xuất bán giống. Giá trị bê xuất bán tùy thuộc vào thị trường thời điểm, 
phẩm giống, tính biệt và tuổi bê. Kết quả điều tra từ các hộ mô hình dự án cho thấy:
- Có 20% số bê xuất bán ở độ tuổi từ 5 - 6 tháng tuổi, 65% số bê xuất bán ở độ tuổi từ 
7- 8 tháng tuổi và chỉ có 15% số bê xuất bán ở độ tuổi trên 9 tháng.
- Tại thời điểm, giá của các bê lai chuyên thịt luôn cao hơn nhiều so với bê lai nhóm 
Zê bu:
+ Bê lai 12 tháng tuổi, các hộ nuôi đối chứng, không đầu tư thâm canh bán trên thị 
trường có gia khoản 18 - 20 triệu đồng/con.
 - Bê lai 12 tháng tuổi, các giống bò chuyên thịt được nuôi thâm canh có giá từ 22-25 
triệu đồng. 
 So với các hộ không nuôi thâm canh thì lợi nhuận trong mô hình cao hơn là: 9.000.000 
triệu đồng/hộ, cả dự án là: 810.000.000 đồng. 
2.3. Di dời, sửa chữa chuồng trại:
Dự án đã hỗ trợ xây mới và sửa chữa chuồng trại đúng quy cách mẫu chuồng trại theo 
Quyết định số 301/QĐ-SNN&PTNT ngày 15/7/2013 của Sở Nông nghiệp và Phát triển 
nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, đảm bảo vệ sinh môi trường. Kết quả, đã hỗ trợ cho 100 hộ di 
dời chuồng trại sang vị trí mới, mức hỗ trợ là 3.082.000 đồng/chuồng, hỗ trợ 50 hộ để sửa 
chữa, nâng cấp chuồng, mức hỗ trợ 1.196.000 đồng/chuồng. 
2.4. Xây dựng mô hình trồng cỏ năng suất cao tại các hộ mô hình: 
Dự án đã triển khai xây dựng mô hình trồng các giống cỏ có năng suất cao tại 600 hộ 
chọn tham gia dự án. Mô hình sử dụng 02 giống cỏ mới đang được nhiều địa phương trong 
nước trồng đạt năng suất cao là VA06 (trồng hom) và Mulato (gieo hạt). Tổng diện tích mô 
hình thực hiện là 15 ha (gồm 11 ha cỏ VA06, 4 ha cỏ Mulato) - 300m2/mô hình. 
Năng suất cỏ trồng có sự khác biệt giữa các giống và phụ thuộc lớn vào điều kiện canh 
tác của nông hộ. Với phương thức trồng thâm canh bình quân năng suất cỏ mô hình đạt 350 
tấn/ha/năm, với phương thức trồng bán thâm canh bình quân năng suất cỏ mô hình chỉ đạt 
200 tấn/ha/năm; giống cỏ VA06 có năng suất vượt trội so với giống cỏ Mulato ở cả điều kiện 
trồng thâm canh và bán thâm canh.
2.4.3. Mô hình ủ chua thức ăn dự trữ thức ăn
Dự án đã tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật chế biến thức ăn lên men bằng phương pháp 
FTMR cho 210 hộ tham gia dự án, các hộ đã ủ chua 15.950kg từ các phụ phẩm nông nghiệp 
làm thức ăn cho bò. Trong đó đã ủ 5.200 kg thân lá cây sắn, 6.520 thân cây ngô và 4.230 kh 
cỏ voi. 
IV. KẾT LUẬN 
Từ kết quả thực hiện các hoạt động dự án, các mô hình đã triển khai và việc ứng dụng 
các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò; Dự án đã đạt được mục tiêu đề ra, giúp nông hộ tăng 
thu nhập với mức ≥ 25 triệu/hộ/năm, góp phần phát triển chăn nuôi bò thành nghề sản xuất 
chính trên địa bàn huyện huyện Sơn Tịnh 

File đính kèm:

  • pdfho_tro_ung_dung_tien_bo_khoa_hoc_cong_nghe_phat_trien_dan_bo.pdf